Phát Huy Vai Trò Của Các Tổ Chức Chính Trị ­ Xã Hội Tham Gia Xây Dựng Tổ Chức Cơ Sở Đảng Ở Xã, Phường, Thị Trấn


bầu cử đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2011 ­ 2016 và đại biểu Quốc hội

khóa XIII; công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội Đảng các cấp nhiệm kỳ

2015 ­ 2020,… các cấp ủy, tổ chức đảng đã tiến hành giám sát 8.282 lượt tổ chức đảng cấp dưới và 25.685 lượt đảng viên. Cấp ủy xã, phường, thị trấn giám sát 6.181 lượt tổ chức đảng và 11.728 lượt đảng viên, chi bộ giám sát

8. 797 lượt đảng viên” [167, tr. 4]. Qua giám sát, đã phát hiện 40 tổ chức

đảng và 206 đảng viên có dấu hiệu vi phạm, chuyển kiểm tra dấu hiệu vi phạm 18 tổ chức đảng và 156 đảng viên.

Quyết định số 196­QĐ/TU ngày 27/4/2011 của Tỉnh ủy Thanh Hóa Ban hành Chương trình phát trin KT ­ XH min núi Thanh Hóa đến năm 2015 nhấn mạnh: “Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước; đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí” [147, tr. 738]. Quyết định 196­QĐ/TU khẳng định phải phát huy vai trò công tác kiểm tra của cấp ủy ở xã, phường, thị trấn và vai trò giám sát của các tổ chức CT ­ XH trong công tác phòng chống tham nhũng, lãng phí. Theo đó, UBKT Tỉnh ủy Thanh Hóa và UBKT các cấp đã “kiểm tra tài chính đối với 240 cấp ủy và cơ quan tài chính cấp dưới, trong đó: UBKT cấp xã, phường, thị trấn kiểm tra 212 lượt” [167, tr. 5]. Qua kiểm tra phát hiện, xử lý 12 tổ chức đảng và 6 đảng viên vi phạm nguyên tắc, chế độ, chính sách tài chính của Đảng, thu hồi số tiền vi phạm là 248 triệu đồng. UBKT Tỉnh ủy và UBKT các cấp đã tiến hành kiểm tra 8.362 lượt tổ chức đảng về thu, nộp quản lý và sử dụng đảng phí. Qua kiểm tra đã phát hiện 42 tổ chức Đảng và Đảng viên có vi phạm, truy thu số tiền 271 triệu đồng.

Từ năm 2010 đến năm 2015, việc thi hành kỷ

luật của cấp

ủy, tổ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 281 trang tài liệu này.

chức đảng và UBKT

ở xã, phường, thị

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa lãnh đạo xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn từ năm 2005 đến năm 2015 - 18

trấn đối với tổ

chức đảng ở

xã,

phường, thị trấn và đảng viên vi phạm bảo đảm đúng phương hướng,


phương châm, nguyên tắc, quy trình, thủ tục. Theo đó, “đã thi hành kỷ luật

khiển trách và cảnh cáo 36 chi

ủy, chi bộ” [167, tr. 8]. Thi hành kỷ

luật

3.042 đảng viên, cấp ủy viên bị thi hành kỷ luật là 938, chiếm 30,8% so với tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật. Nội dung vi phạm chủ yếu: Thiếu

trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ

đạo, cố

ý làm trái, nguyên tắc tập

trung dân chủ, quy chế làm việc, đoàn kết nội bộ, lừa đảo, chiếm đoạt tài sản… Hình thức kỷ luật: “Khiển trách 1.707, cảnh cáo 891, cách chức 147,

khai trừ

297. Đảng viên vi phạm pháp luật, bị

tù, kể cả

án treo, cải tạo

không giam giữ 148” [167, tr. 8 ­ 9]. Các trường hợp vi phạm đã được tổ chức đảng có thẩm quyền xem xét, kết luận rõ về nội dung, tính chất, mức độ, tác hại và nguyên nhân vi phạm; xử lý nghiêm minh, thấu tình, đạt lý, đã có tác dụng giáo dục, cảnh báo, răn đe và ngăn ngừa vi phạm, giữ nguyên kỷ cương và tăng cường kỷ luật của Đảng, góp phần ngăn chặn và

đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống; tệ

quan liêu, tham nhũng, lãng phí của một bộ phận cán bộ, đảng viên ở xã, phường, thị trấn.

Bên cạnh kết quả đạt được, trong quá trình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng cấp ủy, tổ chức đảng, thì công tác lãnh đạo

UBKT của các TCCSĐ

ở xã, phường thị trấn vẫn còn bộc lộ

những hạn

chế khuyết điểm như: Một số cấp ủy, tổ chức đảng ở xã, phường, thị trấn chưa coi trọng việc tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng, các quy định hướng dẫn của Trung ương và của cấp ủy cấp trên về công tác kiểm tra, giám sát. Một số cuộc kiểm tra, giám sát chất lượng, hiệu quả chưa cao, tác dụng ngăn ngừa khuyết điểm, vi phạm còn hạn chế. Một số UBKT ở xã, phường, thị trấn “chưa chủ động thực hiện nhiệm vụ kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm” [167, tr. 11].


3.2.5.2. Phát huy vai trò của các tổ chức chính trị ­ xã hội tham gia xây dựng tổ chức cơ sở đảng ở xã, phường, thị trấn

Nhằm xây dựng TCCSĐ

ở xã, phường, thị

trấn trong sạch, vững

mạnh, Tỉnh ủy Thanh Hóa xác định phải phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức CT ­ XH tham gia công tác kiểm tra, giám sát các đảng bộ, chi bộ, các cấp ủy đảng, cán bộ, đảng viên ở địa phương. Trong những năm 2010 ­ 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tập trung chỉ đạo các đảng bộ ở xã, phường,

thị

trấn phát huy vai trò của các tổ

chức trong HTCT tham gia xây dựng

TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn trong sạch, vững mạnh bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức lấy ý kiến đóng góp vào chủ trương lãnh đạo của đảng ủy;

quán triệt, học tập chỉ

thị, nghị

quyết của Trung

ương, của tỉnh và nghị

quyết của đảng bộ

các cấp. Đóng góp ý kiến cho tổ

chức Đảng, chi bộ,

đảng viên trong công tác, xây dựng chỉnh đốn Đảng... Định kỳ tổ chức tiếp xúc, lấy ý kiến của cử tri, đối thoại trực tiếp với Nhân dân, lấy ý kiến thông qua các kỳ họp HĐND, các hội nghị của các đoàn thể CT ­ XH (như: MTTQ

ở địa phương, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh, Hội phụ nữ,...) tham gia xây dựng Đảng.

Thực hiện các quy định của Bộ Chính trị về giám sát, phản biện xã hội và đóng góp ý xây dựng Đảng, chính quyền của MTTQ, các tổ chức CT ­ XH. Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Chỉ thị số 14­CT/TU, ngày 11­3­2014 về việc lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện Quyết định số 217­QĐ/TW,

ngày 12/12/2013 của Bộ

Chính trị

về việc ban hành Quy chế

giám sát và

phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam và các tổ chức CT ­ XH; Quyết định số 218­QĐ/TW, ngày 12/12/2013 của Bộ Chính trị về việc ban hành quy định về việc MTTQ Việt Nam, các tổ chức CT ­ XH và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và Quyết định số 1102­QĐ/TU ngày


15/03/2014 của Tỉnh

ủy Thanh Hóa, quy định trách nhiệm các cấp

ủy, tổ

chức đảng, chính quyền tiếp thu góp ý của MTTQ, các tổ chức CT ­ XH và Nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn

đã phát huy vai trò của MTTQ, đoàn thể trong việc vận động Nhân dân

giám sát cán bộ, đảng viên, tổ chức tốt việc lấy phiếu tín nhiệm các chức

danh do HĐND cấp xã, phường, thị trấn bầu ra. TCCSĐ ở xã, phường, thị

trấn tăng cường sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân, phát huy trách nhiệm xây dựng Đảng của quần chúng. Cùng với đó, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn quan tâm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho đoàn viên, hội viên và Nhân dân; tiếp tục thực hiện tốt chức năng giám sát, phản biện xã hội và tham gia quản lý nhà nước. Rà soát, đánh giá lại hiệu quả thực hiện quy chế phối hợp giữa MTTQ và các tổ chức đoàn thể với UBND ở xã, phường, thị trấn, các ngành

trong công tác vận động quần chúng. Tỉnh

ủy Thanh Hóa chỉ

đạo các địa

phương tổ chức thành công đại hội nhiệm kỳ của Đoàn Thanh niên và Hội cựu chiến binh ở các địa phương, qua đó góp phần vào công tác xậy dựng các TCCSĐ ở các địa phương.

Chương trình hành động của MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2014 ­ 2019 nhấn mạnh vai trò của MTTQ vận động Nhân dân phát huy dân chủ tích cực tham gia xây dựng Đảng, xây dựng chính sách pháp luật của Nhà nước; thông qua việc đóng góp ý kiến, kiến nghị, giám sát và phản biện xã hội theo quy định của pháp luật. Chú trọng việc tham gia xây

dựng và thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, nhất là những

nội dung liên quan đến nhiệm vụ tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết

toàn dân, xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Cụ thể hóa Chương trình hành động MTTQ, các đoàn thể ở xã, phường, thị trấn trên


địa bàn tỉnh Thanh Hóa xây dựng, ban hành quy chế và kế hoạch tổ chức triển khai đến đoàn viên, hội viên để thực hiện. Việc triển khai thực hiện quy chế đảm bảo nghiêm túc, hiệu quả, MTTQ ở cơ sở đã phát huy tốt vai trò nòng cốt trong công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh.

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh Thanh Hóa đã đẩy

mạnh giáo dục chính trị tư tưởng, chăm lo bồi dưỡng, phát triển đoàn viên

và giáo dục đoàn viên, giới thiệu đoàn viên ưu tú đưa vào nguồn đối

tượng phát triển đảng. Từ năm 2010 đến năm 2015, có 23.692 đoàn viên ưu tú được học cảm tình Đảng. Hội Cựu chiến binh đẩy mạnh giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ, Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, đã vận động hội viên đẩy mạnh các phong trào sản xuất, kinh doanh giúp nhau xóa đói, giảm nghèo, xây dựng gia đình, làng văn hóa.

Từ năm 2010 đến năm 2015, MTTQ, các tổ

chức CT ­ XH

ở xã,

phường, thị trấn “đã thực hiện trên 300 cuộc giám sát và tổ chức phản biện xã hội” [171, tr. 5]. Trọng tâm là góp ý vào dự thảo báo cáo chính trị đại hội

Đảng các cấp; đề

án sửa đổi, bổ

sung các loại phí và lệ

phí thuộc thẩm

quyền ban hành của HĐND Tỉnh và tổng hợp ý kiến tham gia của các chuyên gia, hội đồng tư vấn gửi đến các cơ quan soạn thảo. Qua giám sát, phản biện xã hội đã phát hiện, kiến nghị điều chỉnh những sai sót, bất cập,

những nội dung chưa mang lại hiệu quả, lợi ích thiết thực cho Nhân dân.

Bên cạnh đó, “chất lượng, hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và

các đoàn thể

có mặt chưa cao; hoạt động của các đoàn thể ở

thôn, bản

nhiều nơi còn hình thức” [51, tr. 51], chưa thể hiện được vai trò tham gia giải quyết các vấn đề bức xúc, nổi cộm ở cơ sở, phản biện xã hội, đóng góp xây dựng cho TCCSĐ còn lúng túng.

So với giai đoạn 2005 ­ 2010, công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật Đảng tạo được bước chuyển tích cực về tư tưởng, nhận thức và hành


động trong các cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn; trước hết là trong các cấp ủy, đặc biệt là người đứng đầu cấp ủy, TCCSĐ, chính quyền và tổ chức CT ­ XH. Do đó, đảng viên vi phạm giảm 0,75%, giải quyết tố cáo đảng viên giảm 0,59% so với giai đoạn 2005 ­ 2010.


Kết luận Chương 3

Từ năm 2010 đến năm 2015, trước bối cảnh thế giới, khu vực và trong nước có nhiều diễn biến mới phức tạp, tác động của tình hình, nhiệm vụ KT

­ XH, cùng những hạn chế cần khắc phục trong công tác xây dựng TCCSĐ của nhiệm kỳ 2005 ­ 2010, đặt ra yêu cầu mới cao hơn trong lãnh đạo xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá. Trên cơ sở

phân tích, đánh giá tình hình liên quan và vận dụng chủ trương xây dựng

TCCSĐ của Đảng, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã đề ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn ngày càng hoàn thiện; phản ánh đúng yêu cầu khách quan trong hoàn cảnh lịch sử mới. Chủ trương của Đảng bộ Tỉnh tỉnh Thanh Hóa dựa trên thực tiễn lãnh đạo, có kế thừa, phát huy kết quả đạt được

trong lãnh đạo chủ

trương xây dựng TCCSĐ ở

xã, phường, thị

trấn, trong

những năm 2005 ­ 2010. Đồng thời, là kết quả của sự vận dụng đúng đắn chủ trương xây dựng, chỉnh đốn Đảng của Trung ương Đảng, nhất là quan điểm, mục tiêu, giải pháp xây dựng, củng cố TCCSĐ của Nghị quyết Đại hội XI và Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tư, khóa XI vào thực tiễn công tác xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa trong những năm 2010 ­ 2015.

Từ năm 2010 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã sâu sát cơ sở, phát huy tốt vai trò các cơ quan chuyên môn và hệ thống cấp ủy Đảng trong Đảng bộ, tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả công tác xây dựng TCCSĐ


ở xã, phường, thị trấn trên những khâu chính: Tăng cường công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; củng cố, kiện toàn TCCSĐ, xây dựng cấp ủy ở xã, phường, thị trấn; nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy, TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn; chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng, phát huy vai trò của các tổ chức CT ­XH tham gia xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn.

Tuy còn có những hạn chế, song với chủ trương tư duy mới và sự chỉ đạo tập trung thống nhất, hướng vào khắc phục những hạn chế, thiếu sót

ở thời gian trước, xây dựng TCCSĐ đáp ứng yêu cầu những năm 2010 ­

2015, Đảng bộ

tỉnh Thanh Hóa đã tạo được bước phát triển mới về

xây

dựng TCCSĐ, ở xã, phường, thị trấn trên nhiều mặt, là nhân tố hàng đầu quyết định giữ vững ổn định chính trị, thực hiện thắng lợi mục tiêu KT ­ XH ở các cơ sở cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn của Tỉnh.

Chương 4

NHẬN XÉT VÀ KINH NGHIỆM

4.1. Nhận xét Đảng bộ tỉnh Thanh Hoá lãnh đạo xây dựng tổ

chức cở đảng ở xã, phường, thị trấn (2005 ­ 2015)

4.1.1. Ưu điểm, nguyên nhân

4.1.1.1. Ưu điểm

Một là,

Đảng bộ

tỉnh Thanh Hoá đã quán triệt, vận dụng đúng chủ

trương của Đảng, kịp thời đề ra chủ trương xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn phù hợp với thực tiễn của địa phương.

Từ năm 2005 đến năm 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn nhận thức sâu sắc vị trí, vai trò quan trọng của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn; đã bám sát chủ trương của Đảng, tổ chức học tập, quán triệt sâu sắc chủ trương xây dựng Đảng, xây dựng TCCSĐ, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng để vận dụng vào thực tiễn Đảng bộ, đề ra chủ trương xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn sát đúng. Để quán triệt sâu sắc chủ trương của Đảng về xây dựng Đảng, trong những năm 2005 ­ 2015, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã nghiên


cứu, học tập, quán triệt sâu rộng trong toàn Đảng bộ từ BCH Đảng bộ Tỉnh đến cán bộ, đảng viên ở cơ sở về các Nghị quyết của Đại hội X (4/2006), Đại hội XI (01/2011) của Đảng, các nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Năm khóa X, Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Sáu/ khóa X, Ban Chấp hành Trung ương lần thứ Tư/ khóa XI về xây dựng Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của TCCSĐ và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên; các chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, như: Chỉ thị 06­CT/TW, ngày 7/11/2006, của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 03­CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh... Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn bám sát chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng, quán triệt và vận dụng vào thực tiễn Đảng bộ, đồng thời nhận thức sâu sắc, thực chất đặc tiểm tình hình liên quan để xác lập chủ trương xây dựng TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn kịp thời, phù hợp thực tiễn của Tỉnh.

Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa luôn coi trọng nhận thức đúng đắn về đặc điểm,

tình hình liên quan để

xác định trúng, đúng chủ

trương và chỉ

đạo xây dựng

TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn, như: Quán triệt đặc điểm TCCSĐ và chi bộ trong các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn của Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa chiếm tỷ lệ cao trong toàn Đảng bộ Tỉnh (chi bộ thuộc các TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn khoảng 61%), có số cán bộ, đảng viên chiếm đa số (khoảng 67,7%). Với vị trí là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở, vai trò của TCCSĐ ở xã, phường, thị trấn rất quan trọng: là “gốc rễ” của Đảng, nơi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, quản lý đảng viên; nơi chỉ đạo, tổ chức thực hiện quyền làm chủ của Nhân dân trên các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng. Phạm vi lãnh đạo rộng lớn, đối tượng lãnh đạo đa dạng, phức tạp cả ở đô thị, nông thôn, miền núi và vùng sâu, vùng xa; trình độ nhận thức của cán bộ, đảng viên, Nhân dân không đồng đều. Trong khi, kết quả thực hiện chủ trương của Đảng bộ Tỉnh ở xã,

Xem tất cả 281 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí