Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Một Số Quốc Gia Và Bài Học Cho Việt Nam


phát hiện kịp thời các sai phạm liên quan đến hoạt động tín dụng, từ đó ngăn ngừa rủi ro và giảm khó khăn cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Trình độ công nghệ của NHTM

Hệ thống công nghệ của NHTM góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả của công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Nhờ công nghệ hiện đại, các NHTM có thể khai thác một cách đột phá cả về số lượng và chất lượng các sản phẩm, dịch vụ, từ đó khẳng định được uy tín của ngân hàng. Đồng thời, công nghệ hỗ trợ hoạt động quản lý nội bộ trong ngân hàng, nâng cao tính ch t ch và hiệu quả; nhờ vậy công tác quản trị rủi ro của các ngân hàng tốt hơn. Kết quả là, nợ xấu giảm và áp lực đối với hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM c ng giảm theo. Ngược lại, công nghệ ngân hàng lỗi thời tất yếu s gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Nguồn nhân lực của NHTM

Theo đánh giá của Bhattarai (2016), chất lượng đội ng cán bộ có tác động trực tiếp đến tình hình nợ xấu của ngân hàng c ng như hiệu quả QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Đ c biệt, năng lực quản trị điều hành của ban lãnh đạo ngân hàng có ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM. Năng lực và trình độ của các nhà lãnh đạo ngân hàng yếu kém s dẫn đến việc đưa ra các quyết định cho vay sai lầm, từ đó làm suy giảm chất lượng tín dụng ngân hàng. Không những thế, lãnh đạo ngân hàng có quan hệ lợi ích với khách hàng c ng s gây ra các vấn đề liên quan đến rủi ro đạo đức. Nền tảng nhân lực giúp các ngân hàng kiểm soát tốt tình hình nợ xấu, tạo thuận lợi cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Quy mô ngân hàng

Quy mô ngân hàng có tác động đến nợ xấu theo cả chiều hướng tích cực (Rajan và Dhal, 2003) và tiêu cực (Salas và Saurina, 2002; Hu và các cộng sự, 2006), từ đó c ng có ảnh hưởng đến hoạt động QLNN về nợ xấu (Viswanadham và Nahid, 2015). Cole và các cộng sự (2004) ch ra r ng việc tiến hành các hoạt động bảo lãnh cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng nhỏ có tỷ lệ rủi ro cao hơn so với


các ngân hàng lớn, đồng thời các ngân hàng nhỏ thường xuyên phát hành tín dụng cho các công ty nhỏ khó khăn thiếu dữ liệu tài chính c ng phải đối m t với rủi ro cao hơn là khi cho các doanh nghiệp lớn vay. Rajan và Dhal (2003) c ng khẳng định quy mô của các ngân hàng đóng một vai tr đáng kể đối với sự xuất hiện của nợ xấu, từ đó tác động đến công tác QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Cơ cấu sở hữu của NHTM có sự tham gia của nhà nước

Ngoài ra, cơ cấu vốn chủ sở hữu trong NHTM c ng là yếu tố ảnh hưởng đến QLNN về nợ xấu của NHTM. Hu và các cộng sự (2006) đi sâu phân tích mối liên hệ giữa tình trạng nợ xấu với cơ cấu sở hữu trong ngân hàng, theo đó những ngân hàng có sở hữu nhà nước cao hơn được ghi nhận là có nợ xấu ít hơn các ngân hàng khác và giảm bớt áp lực lên hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 8

2.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại một số quốc gia và bài học cho Việt Nam

2.5.1. Kinh nghiệm quản lý của một số quốc gia

2.5.1.1. Kinh nghiệm Liên minh châu Âu

Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM

Liên minh châu Âu sử dụng pháp luật và các văn bản quy phạm pháp luật là khuôn khổ để quản lý hoạt động tín dụng của các NHTM. Văn bản có vai trò quan trọng hỗ trợ việc thiết lập một khuôn khổ chung trên các hệ thống ngân hàng EU để nhận biết, phân loại và đánh giá nợ xấu đó là dự thảo hướng dẫn của Cơ quan Ngân hàng Châu Âu (European Banking Authority) từ năm 2014 (European Banking Authority, 2014, 2016a, 2016b). Các tiêu chuẩn này cung cấp các tiêu chí hài h a để xác định các khoản nợ xấu, tăng cường tính minh bạch của rủi ro tín dụng được thực hiện bởi các ngân hàng châu Âu (Mazzu và Francesco, 2018).

Ngày 11/07/2017, Hội đồng châu Âu (European Council) đã đồng ý một kế hoạch hành động để giải quyết vấn đề nợ xấu trong lĩnh vực ngân hàng, dựa trên các khuyến nghị trong báo cáo của Ủy ban Dịch vụ Tài chính. Kế hoạch hành động bao gồm các giải pháp chính sách, pháp luật nh m giảm nợ xấu và ngăn ch n xuất hiện trong tương lai (Magnus và cộng sự, 2018; Mazzu và Francesco, 2018).


Ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM

Ngày 31/05/2017, Ủy ban châu Âu ch ra sự cần thiết phải có chiến lược xử lý nợ xấu, trong đó đ c biệt quan tâm đến việc ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM. Ủy ban châu Âu tập trung đề xuất các phương án để đưa ra mức dự phòng tối thiểu cho các khoản nợ xấu trong tương lai. Ngày 14/03/2018, Ủy ban châu Âu đã đưa ra các biện pháp để giải quyết tỷ lệ nợ xấu cao tại hệ thống các NHTM. Trong đó đ c biệt đề xuất quy định về dự phòng tổn thất tối thiểu đối với các khoản vay mới không hiệu quả. Sự hỗ trợ này bao gồm hai yếu tố chính: (i) yêu cầu các ngân hàng phải chi trả đến mức tối thiểu chung cho các khoản lỗ phát sinh và dự kiến đối với các khoản vay mới không hiệu quả (yêu cầu dự phòng tối thiểu) và (ii ) khi yêu cầu dự phòng tối thiểu không được đáp ứng, một khoản khấu trừ chênh lệch giữa dự phòng thực tế và dự phòng tối thiểu s được thực hiện.

Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM

Liên minh châu Âu chú trọng đến kiểm tra, giám sát và đánh giá việc thực thi cho vay tại các NHTM để tối thiểu hóa sự gia tăng của nợ xấu trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động như hiện nay. Trong đó, để hoạt động kiểm tra và giám sát đảm bảo minh bạch, Ủy ban châu Âu chú trọng cải thiện tính khả dụng và khả năng so sánh của dữ liệu liên quan đến nợ xấu của các NHTM (Magnus và cộng sự, 2018). Các cơ quan giám sát ngân hàng thiết lập Cơ chế giám sát đơn (Single Supervisory Mechanism - SSM) trên cơ sở các hoạt động của Trụ cột 2 (SREP). Điều này cho thấy việc nhận thức được tầm quan trọng của vđánh giá và kiểm soát chất lượng tài sản của khoản vay một cách công b ng. Bên cạnh đó, việc đánh giá toàn diện được thực hiện bởi NHTW châu Âu (ECB) và Cơ quan có thẩm quyền quốc gia (NCA), bao gồm một số hoạt động quan trọng, đ c biệt là đánh giá chất lượng tài sản (AQR). Hoạt động này tập trung vào việc đánh giá giá trị chính xác của TSĐB của các ngân hàng dựa trên một phương pháp thống nhất và hài hòa.

Trên cơ sở kết quả kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM, các chiến lược nợ xấu được đưa ra, về cơ bản, ECB xác định bốn thành phần cơ bản, đó là: (1) Đánh giá môi trường hoạt động, (2) phát triển chiến lược, (3) Thực hiện kế hoạch


hành động, và (4) Đưa chiến lược vào quy trình quản lý ở các cấp độ. Trong tương lai, Ủy ban châu Âu s cho phép những nhà giám sát ngân hàng nhiều quyền hạn hơn để họ có thể tích cực thúc đẩy các ngân hàng giải quyết vấn đề nợ xấu nhiều năm qua.

Xử lý các NHTM khi có với nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng Liên minh châu Âu trong những năm gần đây đã rất chú trọng đến việc xử lý

các NHTM khi có với nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Cụ thể, NHTW Châu Âu có thể buộc các ngân hàng tăng v ng đệm đối với các khoản nợ xấu hiện tại. Các ngân hàng c ng có thể buộc phải tự động trích thêm vốn cho các khoản vay mới khi thấy mức nợ xấu vượt quá mức chấp nhận được (Magnus và cộng sự, 2018; Mazzu và Francesco, 2018). Tuy nhiên, một cách khách quan, các biện pháp này có thể làm chi phí tăng quá mức, ảnh hưởng đến hiệu suất của các ngân hàng.

Nhìn chung, trong thời gian tới, các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu s triển khai mạnh m hàng loạt biện pháp xử lý mạnh tay đối với các NHTM có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Các biện pháp này được cho là cần thiết để có thể giải phóng hệ thống tài chính châu Âu, góp phần nâng cao tính linh hoạt và ngăn ngừa sự xuất hiện lại của các khoản nợ xấu trong tương lai.

2.5.1.2. Kinh nghiệm Trung Quốc

Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM

Hệ thống ngân hàng Trung Quốc đã từng rơi vào tình trạng báo động cao nhất, khiến nhiều ngân hàng của quốc gia này đã phải trả giá. Cụ thể, năm 2003, Trung Quốc có 04 NHTM quốc doanh lớn nhất với tổng tài sản chiếm khoảng 55% tổng tài sản của hệ thống tài chính (khoảng 15.200 tỷ nhân dân tệ). Trong những năm gần đây, vấn đề nợ xấu ngân hàng của Trung Quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong năm 2017, nợ xấu tại 4 ngân hàng lớn nhất của Trung Quốc lần đầu tiên giảm tính từ năm 2011. Một phần là nhờ vào việc chú trọng xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc từng bước cải cách khuôn khổ pháp lý


liên quan đến quản lý nợ xấu. Trung Quốc chú trọng thực hiện các cam kết gia nhập WTO và sửa đổi, ban hành nhiều luật và quy định mới, như: Luật Quản lý và Giám sát Ngân hàng, quy định về Quản lý các định chế tài chính có vốn nước ngoài và các văn bản hướng dẫn thi hành. Các khuôn khổ pháp lý này đã cung cấp cơ sở vững ch c để tiếp tục tiến trình mở cửa khu vực ngân hàng Trung Quốc. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc đã ban hành Quy chế mua cổ phần tại các định chế tài chính Trung Quốc của các định chế tài chính nước ngoài, Quy định các tiêu chuẩn về quy mô tài sản, mức vốn và khả năng sinh lời c ng như giới hạn tối đa được mua cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài.

Ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM

Để quản lý tốt nợ xấu trong thời kỳ mới, Chính phủ Trung Quốc yêu cầu ngành Ngân hàng của quốc gia này phải tuân thủ 4 nguyên t c sau: (i) Đáp ứng các yêu cầu quản lý nợ xấu trong khuôn khổ tối ưu hoá hiệu suất ngân hàng; (ii) Thúc đẩy cải cách ngân hàng, cạnh tranh thị trường công b ng và nâng cao khả năng cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Trung Quốc; (iii) Tuân thủ các cam kết WTO và tiếp tục mở cửa khu vực ngân hàng nội địa; (iv) Triển khai hoạt động cho vay phải thận trọng để có thể đảm bảo an ninh tài chính c ng như duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

Đồng thời, NHTW Trung Quốc thực hiện các nguyên t c cơ bản về thanh tra ngân hàng hiệu quả do Uỷ ban Basel về thanh tra ngân hàng đề ra để tăng cường tính hiệu quả và minh bạch của các khoản cho vay. Việc ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM Trung Quốc nh m mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh, xây dựng một hệ thống ngân hàng lành mạnh, phát triển bền vững, huy động được cả các nguồn vốn trong và ngoài nước để phát triển kinh tế.

Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM

Việc nâng cao năng lực kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM được đẩy mạnh tại Trung Quốc. Quốc gia này tích cực sử dụng các phương pháp kiểm tra, giám sát hệ thống để đảm bảo sự an toàn, lành mạnh của hệ thống ngân hàng. Các cơ quan giám sát ngân hàng và bảo hiểm của Trung Quốc đã được sáp nhập để có


thể giải quyết tốt hơn vấn đề nợ xấu c ng như nhiều thách thức trong hoạt động tín dụng. Trong năm 2017, các nhà quản lý ngành ngân hàng Trung Quốc đẩy cao áp lực dọn sạch bảng cân đối kế toán c ng như đẩy mạnh phát triển kinh tế. Trung Quốc c ng tăng cường công tác kiểm tra và giám sát trên cơ sở rủi ro. Uỷ ban Giám sát Ngân hàng đã tăng cường năng lực giám sát và phân tích từ xa, từ đó cải thiện hoạt động lập kế hoạch và giám sát nợ xấu tại chỗ. Nhờ đó, chất lượng kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM được tăng cường đáng kể, góp phần lành mạnh các hệ thống ngân hàng tại Trung Quốc.

Xử lý các NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng Chính phủ Trung Quốc tiến hành mua lại nợ xấu của các NHTM. Hoạt động

này góp phần tạo vốn cho các NHTM, đồng thời kích thích đầu tư để tái hoạt động nền kinh tế. Nhờ vậy, các NHTM yếu kém có thể kh c phục được các vấn đề thanh khoản tạm thời, mở ra cơ hội tái cấu trúc hệ thống.

Công tác QLNN về nợ xấu tại Trung Quốc chú trọng vào việc xử lý các NHTM khi có với nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Hoạt động này góp phần hạn chế sự xuất hiện của nợ xấu trong tương lai. Các công ty AMC của Trung Quốc là nhân tố quan trọng trong việc xử lý nợ xấu tại quốc gia này. Đây là các doanh nghiệp tài chính độc lập nhà nước do Bộ Tài chính bỏ vốn thành lập. Khác với các công ty AMC nước ngoài, AMC Trung Quốc có đ c điểm đa mục tiêu, vừa xử lý nợ xấu, vừa phải duy trì nền tài chính ổn định, và thúc đẩy cải cách hệ thống ngân hàng.

2.5.1.3. Kinh nghiệm Nhật Bản

Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM

Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM là giải pháp đầu tiên và quan trọng nhất nh m quản lý tốt nợ xấu tại Nhật Bản. Hệ thống chính sách liên quan đến quản lý nợ xấu tại quốc gia này được ban hành bởi NHTW Nhật Bản (Bank of Japan - BOJ). Cơ quan này thiết lập một Hội đồng chính sách với 9 thành viên và không cho ph p đại diện của chính phủ trong hội đồng này. Với quy trình ban hành chính sách như vậy, hệ thống pháp lý liên quan đến quản lý nợ xấu


của Nhật Bản đảm bảo được tính minh bạch và rõ ràng (Matsubayashi, 2015).

Nhìn chung, việc xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM Nhật Bản chú trọng vào xây dựng hệ thống pháp lý đồng bộ và kiện toàn. Nhiều giai đoạn của quá trình xử lý nợ xấu tại Nhật Bản vẫn còn một vài hạn chế nhất định; điều đáng chú ý, Chính phủ Nhật Bản đã kịp thời và nhanh chóng sửa đổi ho c ban hành Luật mới.

Ban hành chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM

Tại Nhật Bản, trong hoạt động tín dụng và quản lý nợ xấu, BOJ yêu cầu các NHTM phải áp dụng những tiêu chuẩn quy định quốc tế như Basel II, III. Các ngân hàng tại quốc gia này thường xuyên phân loại nợ một cách kh t khe và cẩn trọng. Bên cạnh đó, các ngân hàng của Nhật Bản c ng tích cực công khai số liệu nợ xấu thực tế và quyết liệt xử lý chúng để góp phần đảm bảo tính bền vững của thị trường tài chính trong nước (Matsubayashi, 2015).

Đáng chú ý, các chuẩn mực nợ xấu trong hoạt động tín dụng của NHTM của Nhật Bản được ban hành và tuyên truyền rộng rãi. Vì vậy, nhận thức xã hội về vai trò của xử lý nợ xấu tại Nhật Bản nhìn chung rất cao. Nhờ đó, người dân tuân thủ nghiêm các quy định pháp luật trong quá trình xử lý TSĐB.

Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM

NHTW Nhật Bản coi công tác kiểm tra, giám sát nợ xấu nh m giúp kịp thời phát hiện, ngăn ch n và chấn ch nh những sai sót trong quá trình cấp tín dụng và quản lý thu hồi nợ của các NHTM trong nước. Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ xấu còn nh m phát hiện và ngăn ch n những sai phạm về đạo đức, sự lạm dụng quyền lực và tư lợi cá nhân có thể xảy ra ở các cán bộ tín dụng của NHTM, từ đó ngăn ch n những thiệt hại có nguy cơ xảy ra đối với nền kinh tế và hệ thống ngân hàng (Trịnh Thị Thủy, 2015).

Về cơ bản, công tác kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM tại Nhật Bản chú trọng vào một số vấn đề chính như: việc thực hiện cấp tín dụng, quản lý tiền vay và chính sách dự phòng rủi ro; mức độ tuân thủ các chuẩn mực nợ xấu; phân loại nợ, trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng vào việc xử lý rủi ro tín dụng ...


Xử lý các NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng

Để xử lý các NHTM khi có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng, Nhật Bản thành lập Công ty chuyên thu hồi nợ (RCC) để mua nợ. Đồng thời, Cơ quan tái thiết công nghiệp Nhật Bản (IRCJ) c ng được thành lập để tái cơ cấu lại các doanh nghiệp quan trọng. Toàn bộ số tiền thành lập IRCJ là của các ngân hàng đóng góp chứ không phải từ Nhà nước (Trịnh Thị Thủy, 2015; Matsubayashi, 2015).

Đ c biệt, đối với các ngân hàng thực sự yếu kém và không quản lý tốt nợ xấu, Chính phủ Nhật Bản cho thực hiện việc phá sản. Đồng thời, Chính phủ quốc gia này tích cực triển khai các biện pháp đảm bảo thanh toán tiền gửi tiết kiệm và hỗ trợ thanh khoản tại các ngân hàng này. Ngoài ra, để giải quyết hiệu quả nợ khó đ i ở các ngân hàng lớn và thay đổi cơ chế hỗ trợ của ngân hàng, Nhật Bản đã tiến hành nhiều vụ hợp nhất và sáp nhập ngân hàng. Như vậy, chính những biện pháp xử lý quyết liệt của Chính phủ Nhật Bản với các ngân hàng có nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng đã góp phần quan trọng giúp tình hình nợ xấu của các ngân hàng tại quốc gia này bớt căng thẳng đi rất nhiều.

2.5.1.4. Kinh nghiệm Hoa Kỳ

Xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của NHTM

Hệ thống tài chính ngân hàng của Hoa Kỳ đã rơi vào tình trạng báo động khi xuất hiện tình trạng cho vay dưới chuẩn (cho vay với mức độ rủi ro cao) tại các ngân hàng ở quốc gia này trong giai đoạn trước khủng hoảng kinh tế tài chính 2008. Đối m t với nợ xấu tăng đột biến, có nguy cơ đánh đổ hệ thống ngân hàng, Hoa Kỳ đã triển khai nhiều biện pháp để giải cứu nền kinh tế, trước tiên là xác lập và cải thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM (Ghosh, 2017).

Hoa Kỳ đã sửa đổi các quy định hiện hành liên quan đến hoạt động tín dụng của NHTM để giảm thiểu nợ xấu và quản lý hiệu quả các khoản nợ xấu này, tránh những tác động tiêu cực đến hệ thống ngân hàng. Việc xác lập môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng của các NHTM tại Hoa Kỳ tập trung vào một số nội dung chính như các quy định về các hình thức cấp tín dụng (cho vay, chiết khấu và tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng ...); về dịch vụ thanh toán và ngân quỹ, về đảm

Ngày đăng: 24/11/2022