Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định - 2

MỞ ĐẦU


Nghề khai thác cá ngừ đại dương của Việt Nam còn rất non trẻ so với các nước phát triển khác trên thế giới, công nghệ đánh bắt và bảo quản thô sơ theo phương thức truyền thống là chủ yếu nên chất lượng sản phẩm khai thác chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu. Đa số tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương ở Bình Định được chuyển sang từ các tàu câu mực, câu tay nên có kích thước và công suất nhỏ. Vì thế khả năng vươn xa và khả năng tìm kiếm những ngư trường có mật độ cá ngừ đại dương cao, có kích thước loài cá ngừ đại dương lớn của đội tàu này còn rất hạn chế. Vì thế, trong nhiều năm qua, sản lượng đánh bắt của từng tàu còn rất thấp, chi phí sản xuất lại cao, trong khi đó chất lượng sản phẩm và thương hiệu chưa được xác định đã dẫn đến hiệu quả sản xuất của nghề còn ẩn chứa nhiều rủi ro. Những người làm quản lý, buôn bán và khai thác thời gian vừa qua đã có những hoạt động tích cực nhằm giải quyết vấn đề này nhưng vẫn chưa có hướng đi cụ thể.

Mặt khác, nghề cá nước ta là nghề cá nhân dân, từ đầu tư đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chủ yếu dựa vào tự lực của người dân là chính. Nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định cũng vậy, ngư dân thấy nghề này có hiệu quả là tập trung đầu tư sản xuất. Đến lúc nào đó thấy không có hiệu quả lại chuyển sang nghề khác. Nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Bình Định đã phát triển trong nhiều năm qua nhưng đến nay vẫn chưa có công trình nào nghiên cứu sâu về hiệu quả sản xuất của nghề này. Vì thế ngư dân Bình Định vẫn tiếp tục mò mẫm tự tìm kiếm ngư trường, tổ chức khai thác, bảo quản sản phẩm rồi dựa vào chủ nậu để tiêu thụ.

Mặt khác, các loài cá di cư đại dương trong đó có Cá ngừ đại dương là tài sản chung của nhân loại, cần được quản lý khai thác, vận chuyển đánh bắt và kinh doanh là đối tượng được cả thế giới quan tâm, rất nhiều các tổ chức quốc tế quản lý vấn đề khai thác và kinh doanh cá ngừ đại dương như: Uỷ ban Bảo tồn cá Ngừ đại dương Đại Tây Dương, Uỷ ban cá ngừ Ấn Độ Dương, Uỷ ban Bảo vệ cá Ngừ vây xanh Nam ấn Độ Dương, Uỷ ban Nghề cá Tây và Trung Thái Bình Dương, Uỷ ban Nghề cá Đông Thái Bình Dương… có nhiều rào cản thương mại được sinh ra tại các thị trường lớn và các quy định ngặt nghèo khác về chất lượng sản phẩm và nguồn gốc đánh bắt. Mới đây lại rộ lên vấn đề chứng chỉ MSC (Marine Stewardship Council) – Hội đồng quản lý


biển được tạm hiểu là 1 chứng chỉ khai thác, kinh doanh có tính bền vững. Nước nào, sản phẩm nào có chứng chỉ này thì giá bán cao hơn, không có thì giá bán thấp hơn.

Trước những vấn đề hệ lụy của nghề cá quy mô nhỏ trong nước và các yêu cầu của sự hội nhập thế giới, vấn đề quản lý và phát triển cải thiện đời sống cho bà con ngư dân theo hướng phát triển bền vững nghề khai thác cá ngừ đại dương là đề bài lớn cần lời giải cho cơ quan quản lý nhà nước từ trung ương đến địa phương.

Vì những lý do nêu trên thì việc nghiên cứu ”Đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu cá ngừ đại dương ở tỉnh Bình Định” là hết sức cần thiết và cấp bách. Trong phạm vi của luận văn thạc sĩ tôi sẽ trình bày các nội dung chủ yếu là:

Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu; Chương 2: Nội dung và phương pháp nghiên cứu; Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


1.1. Tổng quan nghề khai thác thuỷ sản tỉnh Bình Định

1.1.1. Điều kiện tự nhiên của Bình Định

Bình Định là tỉnh ven biển miền Trung có diện tích 6025 km2, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ngãi, phía Nam giáp tỉnh Phú Yên, phía Tây giáp tỉnh Gia Lai, phía Đông giáp Biển Đông. Toàn tỉnh có 10 huyện (An Nhơn, Hoài Nhơn, Tuy Phước Tây Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, An Lão, Hoài Ân, Vĩnh Thạnh, Vân Canh) và 01 thành phố (Quy Nhơn). Trong đó có 3 huyện miền núi, 4 huyện và 1 thành phố ven biển là TP Qui Nhơn, huyện Tuy Phước, huyện Phù Cát, huyện Phù Mỹ và huyện Hoài Nhơn. Theo kết quả điều tra năm 2005, dân số của tỉnh của tỉnh Bình Định khoảng 1,56 triệu người. Tỉnh Bình Định có tỷ lệ khoảng 1,8% về diện tích và 1,9% dân số so với cả nước; chiếm 18,2% diện tích và 22,1% dân số vùng Duyên hải Nam Trung Bộ.



Hình 1 1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định 1 1 2 Năng lực nghề khai thác thủy 1

Hình 1.1 Bản đồ hành chính tỉnh Bình Định


1.1.2. Năng lực nghề khai thác thủy sản Bình Định

Với chiều dài bờ biển trên 134 km cùng hệ thống đầm, vịnh, thủy vực phong phú và đa dạng, Bình Định có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế biển, trong đó có kinh tế thủy sản. Ngành thủy sản đã được tỉnh xác định là một ngành kinh tế quan trọng của tỉnh Bình Định.


Bình Định có 3 trung tâm nghề cá phát triển là Qui Nhơn, Đề Gi, Tam Quan;

trải dài ở 5 huyện, 26 xã phường ven biển.

Nghề cá của tỉnh phát triển không ngừng trong những năm qua, với 9218 tàu thuyền lớn nhỏ (năm 2009) các tàu cá của ngư dân Bình định hoạt động trên tất cả các vùng biển cả nước từ vịnh Bắc Bộ đến vùng biển Tây Nam Bộ.

Nước ta có ba tỉnh tham gia đánh bắt cá ngừ đại dương là Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa, nghề đánh bắt chủ yếu là nghề câu vàng, ngư trường đánh bắt ở ngư trường giữa biển Đông và khi khu vực quần đảo Trường Sa. Đối tượng cá ngừ đại dương là loài cá di cư đại dương nên công tác thống kê đánh giá trữ lượng còn nhiều khó khăn, phụ thuộc vào số liệu của các nước tham gia đánh bắt cá ngừ và số liệu nghiên cứu cả vùng đối tượng sinh sống.

Bảng 1- 1. Thống kê tàu thuyền, lao động theo địa phương




TT


Huyện Thành phố

Tổng Số Tàu (chiếc)

Tổng C.Suất

(cv)

Tổng Số LĐ (người)

1

HOÀI NHƠN

2511

309273

16332

2

PHÙ MỸ

1247

116309

9285

3

PHÙ CÁT

1259

83093

8399

4

TUY PHƯỚC

824

11281

1702

5

QUY NHƠN

2274

116887

10956


TỔNG CỘNG

8115

636843

46674

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 87 trang tài liệu này.

[Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]


1.1.3. Cơ cấu nghề đánh bắt hải sản của Bình Định

Bình Định là tỉnh có nghề cá phát triển theo hướng đa nghề, trong đó có 5 nghề lưới kéo đơn, nghề vây ánh sáng, nghề câu tay, nghề câu cá ngừ đại dương, nghề vó mành, còn lại là nghề khác. Kết quả thống kê số lượng tàu thuyền năm 2009 [4] theo nghề và nhóm công suất được trình bày ở bảng 1-2.


Bảng 1-2. Cơ cấu tàu thuyền của tỉnh Bình Định theo nghề và công suất năm 2009



TT

Nghề khai

thác

Số lượng tà thuyền theo nhóm công suất (chiếc)

Tổng

20<

20÷49

50÷89

90÷149

150÷250

≥400

1

Lưới kéo đơn

33

300

293

16

3

0

645

2

Vây ánh sáng

15

573

557

214

53

0

1412

3

Câu tay cá

563

1856

802

233

243

0

3697

4

Câu vàng CN

0

11

112

50

152

15

340

5

Vó mành

1011

495

27

0

0

0

1533

6

Nghề khác

983

217

46

4

3

0

1253


Tổng

2605

3452

1837

517

454

15

8880

Số lượng tàu (chiếc)

[ Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Bình Định]


2000

1800

1600

1400

1200

1000

800

600

400

200

0

Lưới kéo đơn Vây ánh sáng Câu tay cá Câu vàng CN Vó mành

Nghề khác

20< 20÷49 50÷89 90÷149 150÷250 ≥400

Nhóm công suất (cv)

Hình 1-2: Biểu đồ phân bố số lượng tàu thuyền của nghề theo nhóm công suất


Từ bảng 1-2 và hình 1-2 cho thấy, số tàu lắp máy công suất dưới 90 cv chiếm tỷ lệ lớn, chiếm 88,9% trong khi đó số lượng tàu lắp mấy từ 90cv trở lên chỉ có 11,1%. Đặc biệt là nhóm tàu lắp máy dưới 20cv chiếm tỷ lệ khá cao, 29,34%, ngược lại số tàu lắp máy trên 400cv chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (0,17%). Điều này cho thấy khả năng đánh bắt hải sản xa bờ của nghề cá Bình Định là khá hạn chế.



Nghề khác

14%

Lưới kéo đơn

7%

Vây ánh sáng 16%

Vó mành 17%

Câu vàng CN 4%

Câu tay cá 42%

Lưới kéo đơn Vây ánh sáng Câu tay cá Câu vàng CN Vó mành

Nghề khác


Hình 1-3: Biểu đồ phân bố số lượng tày thuyền của từng nghề theo tổng số tàu


Từ biểu đồ 1-3 cho thấy, Ở Bình Định nghề câu phát triển nhất (46%), đặc biệt là nghề câu tay chiếm tỷ lệ lớn (42%), còn nghề câu cá ngừ đại dương chỉ chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn (4%). Tiếp đến là nghề vó mành (17%) và nghề vây ánh sáng (16%), còn nghề lưới kéo chỉ chiếm 7%.

1.2. Tình hình nghiên cứu nghề khai thác cá ngừ đại dương ở nước ngoài

Hiện nay trên thế giới, nghề khai thác các đối tượng cá ngừ đã đạt được trình độ phát triển cao. Đã có nhiều công trình nghiên cứu nhằm xác định ngư trường, sự di cư của cá, đánh giá trữ lượng, tập tính sinh học của cá ngừ đại dương trên các vùng biển nghiên cứu. Các công nghệ mới khai thác cá ngừ đã phát triển rất mạnh ở nhiều nước. Các đội tàu khai thác cá ngừ có quy mô lớn và đã khai thác rất thành công ở các nghề lưới vây cá ngừ, câu vàng, câu cần ...

Những vấn đề đã và đang được các nước trên thế giới tập trung nghiên cứu được tổng hợp một số kết quả cụ thể như sau:

1.2.1. Xác định ngư trường và đặc tính di cư của cá

Các nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự phân bố của cá ngừ với điều kiện môi trường đã được tiến hành. Người ta phát hiện ra rằng sự phân bố của cá ngừ gắn kết chặt chẽ với nhiệt độ nước biển. Nhiệt độ thích hợp cho sự tập trung các đàn cá ngừ vào khoảng từ 15 ÷ 310C, phổ biến nhất ở khoảng nhiệt độ từ 18 ÷280C. Dựa vào đặc


tính này, kết hợp với kỹ thuật viễn thám sẽ giúp cho việc xác định sự di chuyển của các đàn cá ngừ. Các ảnh chụp từ vệ tinh sẽ cho bản đồ của cả một vùng biển rộng lớn với những vùng có màu sắc khác nhau, tương ứng với nhiệt độ. Dựa vào màu sắc của các bức ảnh, người ta sẽ suy ra sự thay đổi nhiệt độ các vùng trên mặt biển và biết được sự phân bố cá ngừ thay đổi như thế nào.

Ngoài ra ảnh hưởng của các dòng hải lưu cũng tác động đến sự phân bố và di cư của cá ngừ đại dương. Ở vùng biển phía tây Thái Bình Dương, cá ngừ thường tập trung theo dải vĩ độ 20N ÷ 20S và 30N ÷ 60N, tương ứng với ảnh hưởng của dòng hải lưu xích đạo (EC) và dòng hải lưu ngược xích đạo Bắc (NECC). Rò ràng, các dòng hải lưu đã ảnh hưởng đến sự di chuyển của các đàn cá ngừ .

Kết hợp các số liệu đánh bắt của nghề cá thương phẩm thông qua nhật ký đánh bắt và các số liệu thu được từ các bến cá đã giúp cho việc đánh giá và xác định ngư trường. Nhiều nước đã tiến hành các chương trình nghiên cứu sự di cư của cá ngừ thông qua việc đánh dấu, lắp các máy phát tín hiệu vô tuyến điện cực nhỏ vào thân cá

... nhờ vậy đã nắm được quá trình di cư của các đàn cá ngừ, giúp cho việc tổ chức khai

thác có hiệu quả và bảo vệ nguồn lợi được tốt hơn.

1.2.2. Nghiên cứu tập tính cá ngừ

Đề tài nghiên cứu tập tính cá ngừ tập trung quanh chà là một trong những hướng nghiên cứu được chú ý. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng cá ngừ thường tập trung quanh chà hoặc núp dưới các vật trôi nổi trên mặt biển, cá có xu hướng tập trung ở vị trí trên nước so với chà đa số các loài cá ngừ cỡ nhỏ như ngừ vằn, ngừ chù, ngừ ồ

... thường phân bố gần mặt nước. Cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to, v.v ... phân bố ở những tầng nước sâu hơn (khoảng 50 ÷100 m), nhưng độ sâu phân bố của cá quanh chà có bị thay đổi bởi các điều kiện ngoại cảnh khác như sóng, gió, nhiệt độ, dòng chảy hay không thì vẫn cần phải nghiên cứu thêm.

1.2.3. Nghiên cứu về mồi câu cá ngừ

Cá ngừ đại dương ưa thích mồi mực là rò ràng, nhiều tàu câu vàng của Nhật Bản, Đài Loan đã sử dụng mồi mực trong quá trình câu cá ngừ đại dương. Tuy nhiên cần nghiên cứu hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng mồi mực và mồi cá. Bên cạnh đó đã có nghiên cứu thử nghiệm sử dụng mồi giả, gắn thiết bị phát sáng trên thẻo câu.


1.2.4. Nghiên cứu về công nghệ khai thác cá ngừ

Để khai thác cá ngừ, có thể sử dụng các loại ngư cụ sau:

- Nghề lưới vây khai thác cá ngừ: Đối tượng khai thác chủ yếu của nghề lưới vây cá ngừ là các loại cá ngừ cỡ nhỏ ( ngừ vằn, ngừ chù, ngừ ồ ...). Các tàu khai thác cỡ lớn đã được sử dụng với công suất máy tàu từ 1000 cv đến 2500 cv và hơn nữa. Kích thước lưới vây được tăng cường, chiều dài vàng lưới (giềng phao) lên đến 1.500m và hơn nữa, chiều cao vàng lưới đạt đến 150m. Các vàng lưới vây nói trên còn được dùng để đánh bắt các đàn cá ngừ vây vàng, cá ngừ mắt to cung cấp giống cho nghề nuôi cá ngừ. Để khai thác được cá ngừ đại dương đã trưởng thành, chiều cao vàng lưới phải đạt 200 ÷ 220m và đòi hỏi kỹ thuật đánh bắt phức tạp hơn (các nước có nghề cá phát triển). Việc dò tìm cá được thực hiện bằng cách sử dụng ống nhòm, máy dò cá ngang (Sonar); máy bay; Rađa tìm chim ....

- Nghề câu vàng cá ngừ đại dương: Quy mô công nghiệp ở các nước và khu vực có nghề câu cá ngừ đại dương phát triển là Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ... Đội tàu của các nước này được cơ giới hoá cao trong công tác thu, thả vàng câu. Các nghiên cứu về ngư trường, tập tính cá, sự di cư của cá ... đã hỗ trợ cho việc khai thác đạt hiệu quả cao. Vàng câu được trang bị trên các tàu này thường có chiều dài tới 100 km, với số lượng lưỡi câu đạt đến 2200 chiếc. Tổng chiều dài dây nhánh thường là 20 ÷ 25 m; Khoảng cách giữa các dây nhánh từ 40 ÷ 50 m; khoảng cách giữa các phao ganh từ 300 ÷ 350 m. Các tàu câu vàng nói trên áp dụng kỹ thuật bảo quản và được trang bị hệ thống bảo quản tốt nên duy trì được chất lượng sản phẩm.

- Nghề câu tay cá ngừ đại dương quanh chà: Nghề câu tay câu cá ngừ vây vàng ở những vùng biển sâu đã được ngư dân Philippine sử dụng như là một nghề chính khai thác cá ngừ. Sản lượng đem lại từ nghề này khá cao. Lợi dụng đặc tính dựa chà của cá ngừ vây vàng, người ta dùng những cụm chà lớn và thả ở các ngư trường có cá ngừ vây vàng, có thể thả chà ở độ sâu tới 1000 m. Chà có cấu tạo gồm 1 phao nổi (phao nổi có thể làm bằng thép hình trụ dài 2m, đường kính 0,8 m hàn kín hoặc bè tre có kích thước 1m x 4m) thả nổi trên mặt nước. Một đầu phao được buộc với dây neo, đầu còn lại được buộc với 1 hệ thống dây chà làm bằng lá dừa hoặc lưới cũ. Sau một thời gian ngâm chà, cá ngừ vây vàng sẽ tập trung quanh chà để kiếm mồi và thường tập trung ở độ sâu từ 50 ÷ 200 m. Ngư dân thả câu ở những độ sâu khác nhau quanh chà để khai thác cá ngừ vây vàng vào ban ngày. Theo báo cáo của Sở Thủy sản tháng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 28/05/2022