Nhận Xét Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Kiểm Toán Độc Lập Ở Việt Nam


ảnh hưởng trọng yếu đến QLNN, có mức độ đồng ý với mức điểm trung bình là 3,5605 và độ lệch chuẩn là 0,87220. Thể chế chính trị ảnh hưởng trọng yếu đến QLNN đối với KTĐL có mức độ đồng ý thấp hơn các yếu tố trên với mức điểm trung bình là 3,3567 và độ chệch chuẩn là 0,83982. Kết quả cho thấy, mức độ câu hỏi được đáp viên trả lời đồng nhất và dữ liệu thu thập có độ tin cậy cao .

3.3.2.2 Nhóm yếu tố chủ thể quản lý

Dựa vào số liệu (Phụ lục số 27), cho thấy, yếu tố phương thức quản lý của Nhà nước tác động hiệu quả đến QLNN đối với KTĐL ở mức độ rất cao với mức điểm trung bình là 4,3439 và độ chệch chuẩn là 0,79027. Yếu tố quan điểm của Nhà nước và năng lực đội ngũ cán bộ QLNN, được các đáp viên đồng ý ở mức độ trung dung với mức điểm trung bình là 3,1338 và 3,1720 và độ chệch chuẩn là 0,98772 và 0,92111. Kết cho thấy, đối tượng lựa chọn khảo sát phù hợp, dữ liệu thu thập có độ tin cậy cao và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

3.3.2.3 Nhóm yếu tố khách thể quản lý

Kết quả (Phụ lục số 28), cho thấy, các yếu tố thuộc khách thể quản lý ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL được các đáp viên đồng ý ở mức độ cao với điểm trung bình từ 3,4650 đến 4,1975. Trong đó, năng lực tổ chức quản lý, điều hành và nguồn lực của các DNKiT có mức độ đồng ý cao với mức điểm trung bình đạt đến 3,4650 và độ lệch chuẩn là 0,85131. Ý thức chấp hành pháp luật của DNKiT, KTV hành nghề và đơn vị được kiểm toán có điểm trung bình là 4,1975 và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,77161. Năng lực cạnh tranh của các DNKiT được các đáp viên đồng ý đánh giá tác động trực tiếp đến QLNN đối với KTĐL với điểm trung bình đều là 4,1720 và độ lệch chuẩn tương ứng là 0,75259.

Kết quả phân tích cho thấy, độ lệch chuẩn các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL đều thấp hơn nhiều so với giá trị trung bình. Điểm trung bình của tất cả các yếu tố ảnh hưởng đều được đánh giá từ mức đồng ý đến rất đồng ý. Kết quả cho thấy, các đáp viên tham gia khảo sát am hiểu QLNN đối với KTĐL và mức độ trả lời câu hỏi đồng nhất. Các giả thuyết đưa ra về các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL có mối tương quan chặt chẽ với nhau và phù hợp với kết quả kiểm định, dữ liệu thu thập về các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam có độ tin cậy cao, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.

3.4 Nhận xét về quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam

3.4.1 Những kết quả đạt được

Thứ nhất, hệ thống pháp lý từng bước tạo khuôn khổ pháp lý cho KTĐL phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hệ thống pháp lý đã từng bước hoàn thiện và gắn kết dần với các quy định khác của pháp luật cũng như các cam kết quốc tế, tạo khung pháp lý 3 tầng (Luật - Chuẩn mực - Chế độ, hướng dẫn) cho KTĐL phát triển. Quy trình xây dựng khung


Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 16

pháp lý đã dần thu hút được sự tham gia của các đối tượng có liên quan. Hệ thống chính sách và pháp luật về KTĐL ban hành đã từng bước gắn kết với các văn bản quy phạm pháp luật, bước đầu đã giải quyết được những khó khăn, vướng mắc nhất định phát sinh trong quá trình thực hiện.

Các nội dung về xây dựng, hoàn thiện văn bản pháp luật, thông tin về quản lý hành nghề đã được công bố một số phần trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và đăng lên Website của VACPA, tạo điều kiện cho việc tra cứu và sử dụng.

Thứ hai, tổ chức bộ máy QLNN đối với KTĐL dần được hoàn thiện nhằm tăng cường chức năng giám sát

Mô hình quản lý và giám sát theo luật định là phù hợp với định hướng phát triển thể chế, môi trường pháp lý ở Việt Nam. Bộ máy QLNN đối với KTĐL đã được củng cố theo hướng nâng cao vị thế và hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ thông qua việc bổ sung chức năng giám sát. Bộ máy hành chính và nhân sự của cơ quan QLNN chuyên trách đảm bảo chất lượng và mục tiêu kiến tạo, thúc đẩy KTĐL phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh của các DNKiT.

Việc xây dựng và cung cấp hệ thống thông tin thông qua Cổng điện tử của Bộ Tài chính để công bố thường xuyên và kịp thời danh sách các đơn vị đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ KTĐL và KTV đủ điều kiện, không đủ điều kiện hành nghề góp phần nâng cao chất lượng các dịch vụ công. Triển khai thủ tục hành chính 1 cửa đã rút ngắn thời gian xử lý cấp giấy chứng nhận đăng ký hành nghề và kinh doanh dịch vụ KTĐL của các DNKiT và KTV hành nghề.

Trong tổ chức triển khai thực hiện, Bộ Tài chính đã chủ động phối hợp với các Bộ, VACPA, tổ chức tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ, tuyên truyền phổ biến các văn bản pháp luật đến các DNKiT và KTV, các đơn vị được kiểm toán. Những quy định mới chưa phù hợp với thực tế hoạt động đã kịp thời tháo gỡ. Các điều kiện kinh doanh, các thủ tục hành chính đã được đơn giản hóa tạo thuận lợi cho DNKiT.

Thứ ba, quy trình kiểm tra, giám sát công khai, minh bạch phát huy hiệu quả trong QLNN đối với KTĐL

Việt Nam với đặc điểm là Nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, vì vậy việc kiểm tra, giám sát KTĐL có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp là phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả quản lý.

Hoạt động kiểm tra, giám sát được phân theo 2 nhóm DNKiT: Nhóm DNKiT thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và nhóm DNKiT thực hiện kiểm toán cho các DN, tổ chức khác, là phù hợp với thông lệ quốc tế và xu hướng chung của các nước trên thế giới.


3.4.2 Những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất, hệ thống pháp lý chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý và mở rộng, phát triển KTĐL

Chính sách đối với KTĐL chưa có tầm nhìn và chưa thích ứng với từng giai đoạn phát triển KTĐL và sự phát triển của nền kinh tế. Chưa ban hành được Luật kế toán viên hành nghề (Luật CPA) để tăng cường quản lý hoạt động hành nghề của kế toán hành nghề và KTV hành nghề nên còn hạn chế trong việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các nhà đầu tư. Chưa xây dựng được chiến lược riêng cho KTĐL.

Các chính sách để mở rộng và phát triển KTĐL hầu như chưa được quan tâm chú ý. Các văn bản quy phạm pháp luật về xử phạt vi phạm chất lượng dịch vụ kiểm toán và cạnh tranh không lành mạnh trong giảm giá phí dịch vụ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ kiểm toán chưa được ban hành để đáp ứng yêu cầu thực tiễn quản lý. Chưa có các quy định về mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp và trích lập dự phòng rủi ro trong kinh doanh dịch vụ kiểm toán.

Các văn bản quy phạm pháp luật về quy trình chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng không được dựa trên năng lực, nguồn lực của DNKiT và điều kiện về đảm bảo chất lượng dịch vụ kiểm toán mà hoàn toàn dựa trên những quy định quá chặt chẽ về điều kiện vốn, số lượng KTV, số năm hoạt động của DNKiT, số lượng khách hàng tối thiểu nên các DNKiT khó đáp ứng được trong thực tế triển khai dẫn đến phát sinh nhiều tiêu cực và cạnh tranh không lành mạnh giữa các DNKiT khi thực hiện quy chế lựa chọn DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng.

Chưa có một cơ chế thường xuyên để đảm bảo chuẩn mực kiểm toán Việt nam, chuẩn mực về KSCL dịch vụ kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp chưa được cập nhật phù hợp với sự thay đổi của các chuẩn mực quốc tế. Chưa có quy định về Bộ chỉ số đánh giá chất lượng kiểm toán chỉ các DNKiT thuộc nhóm Big 4 mới có Bộ chỉ số đánh giá chất lượng kiểm toán theo quy định của hãng kiểm toán toàn cầu.

Thứ hai, tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL còn nhiều hạn chế, bất cập

Mô hình QLNN đối với KTĐL ở Việt nam đề cao vai trò quản lý của Nhà nước, các hoạt động từ thiết lập chuẩn mực kiểm toán, giám sát và tổ chức thực hiện, KSCL kiểm toán, xử lý các sai phạm đều thực hiện thông qua vai trò của Bộ Tài Chính. Việc vừa đóng vai trò là cơ quan ban hành các cơ sở pháp lý vừa đóng vai trò là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát, đánh giá chất lượng kiểm toán cho thấy có sự chồng chéo, “kiêm nhiệm” trong chức năng, nhiệm vụ. Điều này dẫn đến


việc giám sát chất lượng kiểm toán chưa cao, không đáp ứng được kỳ vọng về tính độc lập, khách quan của công chúng. Bên cạnh đó, bộ máy quản lý và năng lực nhân sự chưa đảm bảo thực hiện tốt chức năng quản lý và giám sát đối với KTĐL. Tổ chức xắp xếp nhân sự trong bộ máy QLNN chưa khoa học hợp lý. Việc phân công nhân sự chỉ chuyên trách từng mảng không có sự thuyên chuyển giữa các bộ phận nên khả năng đáp ứng công việc, sự phối hợp giữa các bộ phận không hiệu quả, khó khăn khi áp dụng các phương thức quản lý, giám sát hiện đại. Đặc biệt đối với các cán bộ nòng cốt vì không luân chuyển nên khi xắp xếp vào các vị trí quản lý không phát huy hết hiệu quả trong hoạt động.

Cơ chế phối hợp, phân công, phân cấp nhằm thúc đẩy sự hợp tác giữa các cơ quan QLNN còn hạn chế, tính chủ động trong thực thi trách nhiệm được giao chưa cao dẫn đến vận hành của các cơ quan QLNN kém chất lượng, không hiệu quả, lúng túng trong phối hợp, không đảm bảo tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với KTĐL.

Thứ ba, hoạt động kiểm tra, xử lý vi phạm trong KTĐL chưa đạt hiệu quả cao

Hoạt động kiểm tra, xử phạt vi phạm của các DNKiT và KTV chưa đáp ứng yêu cầu quản lý. Lực lượng triển khai thực hiện kiểm tra vừa thiếu vừa chưa tinh nhuệ nên phát hiện và xử phạt chậm, chưa nghiêm minh. Công tác kiểm tra của cơ quan QLNN chưa đạt được yêu cầu về số lượng đơn vị được kiểm tra và thời gian kiểm tra. Các cuộc thanh tra, kiểm tra chưa thường xuyên, quy mô còn nhỏ hẹp, tần suất thấp (3 năm một lần đối với DNKiT, KTV hành nghề được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán, DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác ít nhất 4 năm một lần, các DNKiT còn lại ít nhất 5 năm một lần).

Cơ chế kiểm tra, giám sát và thực thi việc tuân thủ chuẩn mực kế toán chưa đầy đủ, do cơ quan nhà nước mới chỉ chú trọng hơn vào khâu nghiên cứu, ban hành chế độ kế toán, chưa có nhiều điều kiện thực hiện kiểm tra, giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm toán. Việc KSCL kiểm toán mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định về KTĐL mà chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng ý kiến của báo cáo kiểm toán do nhân sự cho kiểm tra còn mỏng thiếu kinh nghiệm thực tế để thực hiện kiểm tra. Trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra từ phía cơ quan nhà nước không thể bao trùm hết các đối tượng thì hoạt động kiểm tra chéo giữa các DNKiT vẫn chưa được thực hiện nên chưa đạt hiệu quả cao.

Việc kiểm tra, giám sát giao cho nhiều cơ quan QLNN thuộc các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành dẫn đến chồng chéo trong quản lý các DNKiT, làm tăng thủ tục hành chính, gây phiền hà. Các cơ quan QLNN thuộc các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành không


có điều kiện và khả năng đánh giá các DNKiT như cơ quan QLNN trực tiếp, nên không thể dựa vào năng lực và nguồn lực của DNKiT để xây dựng quy trình chấp thuận danh sách các DNKiT được kiểm toán để có thể thực hiện những cuộc kiểm toán chất lượng cao cho các đơn vị có lợi ích công chúng.

Nhà nước chưa thực hiện công khai thông tin về vi phạm của đơn vị được kiểm toán, DNKiT và KTV hành nghề. Bên cạnh đó, chế tài xử phạt đối với các vi phạm chưa đảm bảo sự nghiêm minh, công khai, minh bạch, không bao trùm hết các trường hợp và chưa thực sự đủ sức răn đe.

3.4.3 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Nguyên nhân từ phía cơ quan quản lý

Tính chủ động của cơ quan quản lý nhà nước chưa cao

Bộ Tài chính vừa thực hiện chức năng quản lý vừa thực hiện chức năng giám sát nên dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động giám sát. Hoạt động quản lý giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ đã được chú trọng nhưng chưa thực sự chủ động. Chất lượng công tác phân tích, dự báo để tạo điều kiện can thiệp kịp thời vào các diễn biến bất thường còn hạn chế dẫn đến việc quản lý nhiều khi trở thành việc phát hiện sai phạm chứ không phải là cảnh báo cho DNKiT.

Mô hình tổ chức QLNN chưa đủ khả năng bao quát thị trường KTĐL

DNKiT ngày càng có xu hướng mở rộng các chi nhánh ở các địa phương trong cả nước. Tuy nhiên cơ quan quản lý hiện nay xây dựng theo mô hình tổ chức tập trung chưa có cơ chế phân cấp, phối hợp với các cơ quan quản lý địa phương nên việc quản lý, giám sát còn nhiều hạn chế. Cơ quan được giao QLNN còn chưa theo kịp sự phát triển của KTĐL. Cơ cấu tổ chức và nhân sự của cơ quan quản lý trực tiếp có nhiều biến động, trong khi đó khối lượng công việc quá lớn, tính chất công việc chuyên ngành, phức tạp, các dự án hỗ trợ triển khai xây dựng văn bản, tổ chức pháp lý hầu như không đáng kể.

Chất lượng nguồn nhân lực quản lý thiếu và chưa có nhiều kinh nghiệm

Năng lực cán bộ quản lý trong hoạch định chính sách và quản lý giám sát, thực thi chính sách còn hạn chế. Phần lớn viên chức chưa có kinh nghiệm thực tiễn về kiểm toán và xây dựng giá phí dịch vụ kiểm toán để rà soát toàn bộ các vấn đề kỹ thuật liên quan đến cơ sở tính toán, phí dịch vụ, trích lập dự phòng rủi ro. Sự thiếu hụt đội ngũ cán bộ có trình độ cao và kinh nghiệm thực tiễn gây nhiều khó khăn trong việc ổn định tổ chức để nâng cao hiệu quả quản lý giám sát thị trường.


Hệ thống hạ tầng công nghệ thông tin và các dịch vụ công phục vụ QLNN đối với KTĐL chưa đảm bảo chất lượng

Mức độ đáp ứng hạ tầng công nghệ thông tin cho QLNN đối với KTĐL được đánh giá rất quan trọng trong khi mức độ ứng dụng công nghệ thông tin, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 còn rất hạn chế. Chưa có phần mềm phân tích lượng hóa, dự báo và đưa ra các chính sách để quản lý, giám sát KTĐL tại Bộ Tài chính. QLNN chưa được trang bị hệ thống phần mềm quản lý giám sát, hệ thống cảnh báo sớm các rủi ro cũng như chưa có hệ thống CNTT kết nối giữa cơ quan QLNN với các DNKiT, dẫn đến khó phát hiện và kiểm soát các hành vi vi phạm của DNKiT, KTV hành nghề và đơn vị được kiểm toán. Kênh giao tiếp thông tin hiện nay chủ yếu được thực hiện trên các văn bản giấy tờ dẫn đến mất nhiều thời gian và gây nhiều khó khăn trong quản lý, giám sát KTĐL.

Nguyên nhân từ phía DNKiT và KTV hành nghề

Ý thức về đạo đức nghề nghiệp và chấp hành chính sách pháp luật của các DNKiT và KTV hành nghề còn chưa cao

Đạo đức nghề nghiệp và ý thức chấp hành pháp luật của DNKiT, KTV hành nghề và đơn vị được kiểm toán là một yếu tố then chốt quyết định sự thành công của các chính sách, pháp luật đối với KTĐL. Thực tế hiện nay các DNKiT, KTV hành nghề và đơn vị được kiểm toán chưa nhận thức đầy đủ và ý thức chấp hành pháp luật chưa nghiêm túc. Nhiều DNKiT bất chấp rủi ro, cạnh tranh không lành mạnh bằng cách giảm giá phí dịch vụ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán.

Tổ chức bộ máy hoạt động và quy chế kiểm soát nội bộ của DNKiT chưa được chú trọng hoàn thiện

Chính sách về kiểm soát chất lượng kiểm toán còn thiếu những quy định chi tiết, nhất là các hướng dẫn kiểm toán để làm cơ sở cho việc tự kiểm soát của KTV, cũng như kiểm soát của các cấp trong DNKiT. Nhiều DNKiT chưa có quy chế KSCL kiểm toán, hoặc có xây dựng nhưng chưa thực hiện nên không điều chỉnh và định hướng được hoạt động KSCL kiểm toán.

Nguyên nhân khác từ môi trường quản lý

Nhận thức của xã hội về KTĐL chưa thật sự cơ bản và rộng khắp

Nhận thức của đơn vị được kiểm toán và các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán tuy đã có chuyển biến, song chưa thật cơ bản và rộng khắp. Cơ quan QLNN chưa chú trọng giám sát tuân thủ chuẩn mực và quy định đạo đức nghề nghiệp trên diện rộng, cùng với đó là năng lực đội ngũ kế toán viên của các đơn vị còn hạn chế


nên BCTC của các đơn vị được kiểm toán có chất lượng chưa cao và nhu cầu của hầu hết các cổ đông đối với các BCTC còn thấp. Trong khi đó, trên thị trường vốn, các nhà đầu tư hiện tại có ít nhu cầu về thông tin tài chính có chất lượng để rà soát toàn diện doanh nghiệp và bản cáo bạch khi ra quyết định đầu tư. Một lượng lớn cổ phiếu của các công ty niêm yết được nắm giữ bởi các nhà đầu tư nhỏ lẻ, những người mua bán cổ phiếu chủ yếu để kiếm lời trong ngắn hạn, tỷ lệ các nhà đầu tư dựa vào các BCTC đã được kiểm toán để ra quyết định đầu tư là chưa cao. Bên cạnh đó, các DNKiT và KTV hành nghề cũng đang trong quá trình hoàn thiện, nâng cao chất lượng chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp nên chưa cung cấp cho nền kinh tế một hệ thống thông tin kinh tế, tài chính tin cậy, công khai, minh bạch. Điều này dẫn đến chưa đáp ứng được kỳ vọng của các đối tượng trong nền kinh tế về chất lượng kiểm toán.

Có thể thấy, nhận thức của xã hội về KTĐL hạn chế là rào cản vô hình rất lớn làm hạn chế việc mở rộng đối tượng kiểm toán trong nền kinh tế dẫn đến kìm hãm sự phát triển của thị trường KTĐL.

Chuyển giao nội dung quản lý hành nghề cho hội nghề nghiệp còn hạn chế

Hiện nay, trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán đang có hai tổ chức nghề nghiệp hoạt động là VAA và VACPA, căn cứ vào năng lực thực tế của các tổ chức nghề nghiệp, căn cứ vào các quy định của pháp luật, Bộ Tài chính đã từng bước mở rộng, xem xét và chuyển giao một số các công việc thuộc chức năng quản lý của nhà nước cho các tổ chức nghề nghiệp. Do đặc thù KTĐL ở Việt Nam luôn nặng về tính điển luật hơn so với các xét đoán mang tính nghề nghiệp của cá nhân nên việc chuyển giao các nội dung quản lý cho tổ chức nghề nghiệp còn hạn chế. Khi vai trò của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán bị thu hẹp thì việc giám sát chất lượng dịch vụ kiểm toán và đạo đức của KTV sẽ mang nặng tính hình thức, thủ tục hành chính và khó phát huy được hiệu quả hoạt động của tổ chức nghề nghiệp.


TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Trong chương 3, luận án đã đi sâu nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của KTĐL ở Việt Nam theo 3 giai đoạn của quá trình quản lý: giai đoạn từ năm 1991 đến năm 1998; giai đoạn từ năm 1999 đến năm 2010; và giai đoạn từ năm 2011 đến nay. Từ đó, luận án đã đưa ra những đánh giá toàn diện về thực trạng KTĐL ở Việt Nam trên 6 nội dung: số lượng và cơ cấu khách hàng; số lượng và quy mô các DNKiT; số lượng và chất lượng nhân viên chuyên nghiệp, KTV hành nghề; cơ cấu dịch vụ KTĐL; chất lượng kiểm toán; và hội nhập quốc tế.

Nội dung cơ bản của chương 3 là nghiên cứu thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam và đánh giá QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam theo 4 tiêu chí: tính hiệu lực, tính hiệu quả, tính phù hợp và tính bền vững. Bằng việc phát phiếu khảo sát, luận án đã đánh giá mức độ quan trọng và mức độ thực hiện của từng tiêu chí dựa trên mô hình IPA, từ đó đưa ra các hàm ý chính sách. Trong 25 yếu tố được xây dựng để đánh giá, nghiên cứu chỉ ra có 11 yếu tố cần tập trung cải thiện, 5 yếu tố nên tiếp tục duy trì; 4 yếu tố không nên đầu tư nguồn lực quá mức và 5 yếu tố nên chú ý thấp .

Từ việc kiểm định các yếu tố ảnh hưởng và thực trạng QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam, luận án rút ra các kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra trong QLNN đối với KTĐL ở Việt nam. Đây sẽ là những cơ sở thực tiễn quan trong để luận án xây dựng các nhóm giải pháp hoàn thiện QLNN đối với KTĐL ở Việt Nam.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 02/04/2024