Quy Trình Tổ Chức Thực Hiện Chính Sách Và Pháp Luật


(1) Quốc hội ban hành Luật KTĐL, Luật Kế toán, Luật Chứng khoán và các luật có liên quan quy định về QLNN đối với KTĐL.

(2) Chính phủ ban hành các nghị định về KTĐL và chỉ đạo các Bộ ngành, UBND tỉnh, thành phố phối hợp Bộ Tài chính thực hiện đồng bộ các giải pháp để quản lý, giám sát và phát triển KTĐL. Quốc hội (Luật kiểm toán độc lập, 2011), chỉ rõ, “Chính phủ thống nhất thực hiện QLNN đối với KTĐL”.

(3) Bộ Tài chính, thực hiện ban hành các quyết định, thông tư hướng dẫn về KTĐL. Quốc hội (Luật kiểm toán độc lập, 2011), chỉ rõ, “Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện QLNN đối với KTĐL, có các nhiệm vụ, quyền hạn sau: (i) Xây dựng, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về KTĐL; (ii) Xây dựng, trình Chính phủ quyết định chiến lược và chính sách phát triển KTĐL; (iii) Quy định điều kiện dự thi, việc tổ chức thi để cấp chứng chỉ KTV; cấp, thu hồi và quản lý chứng chỉ KTV; (iv) Quy định mẫu Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán, cấp, cấp lại, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán; (v) Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán; (vi) Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về KTĐL; (vii) Thanh tra, kiểm tra KTĐL của tổ chức nghề nghiệp về kiểm toán; (viii) Quy định về cập nhật kiến thức cho KTV KTV hành nghề; (ix) Quy định về đăng ký và quản lý hành nghề kiểm toán; công khai danh sách DNKiT, chi nhánh DNKiT nước ngoài tại Việt Nam và KTV hành nghề; (x) Quy định về kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán; (xii) Tổng kết, đánh giá về hoạt động KTĐL và thực hiện các biện pháp hỗ trợ phát triển hoạt động KTĐL; (xiii) Hợp tác quốc tế về KTĐL”.

(4), (5) Bộ và các cơ quan ngang Bộ trong phạm vi quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện QLNN đối với KTĐL. Quốc hội (Luật kiểm toán độc lập, 2011), chỉ rõ, “Chính phủ thống nhất giao cho Bộ Tài chính chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan, tổ chức nghiên cứu, xây dựng trình cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật đối với KTĐL; Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với KTĐL; Kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán”.

(6), (7), (8) Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong phạm vi quyền hạn có trách nhiệm QLNN đối với KTĐL tại địa phương. Thực hiện trực tiếp chỉ đạo các sở ban ngành địa phương triển khai thực hiện các chính sách liên quan đến hoạt động của các DNKiT và KTV hành nghề trên địa bàn.

(9), (10) Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán là cơ quan QLNN trực thuộc Bộ Tài chính, có chức năng giúp việc cho Bộ Tài chính trong quản lý, giám sát hoạt động kế toán, kiểm toán và thực hiện kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định về kế toán,


kiểm toán của các DNKiT và KTV hành nghề. Tổ chức bộ máy quản lý của Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán được phân công theo lĩnh vực chuyên môn bao gồm 4 phòng quản lý chuyên trách: Phòng Quản lý, giám sát kiểm toán; Phòng Quản lý, giám sát kế toán doanh nghiệp; Phòng Quản lý, giám sát kế toán ngân hàng và các tổ chức tài chính; Phòng Quản lý, giám sát kế toán nhà nước. Việc phân công nhân sự chuyên trách từng mảng không có sự thuyên chuyển giữa các bộ phận nên khả năng đáp ứng công việc, sự phối hợp giữa các bộ phận không hiệu quả.

(11), (12) UBCKNN được Bộ Tài chính chuyển giao trách nhiệm thực hiện kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán do các DNKiT và KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán. Việc UBCKNN đánh giá năng lực các DNKiT để đưa vào danh sách được chấp thuận chỉ dựa trên điều kiện vốn và số lượng khách hành, không đánh giá năng lực và nguồn lực của DNKiT nên thực tế cho thấy khó có thể thực hiện được những cuộc kiểm toán chất lượng cao cho các đơn vị có lợi ích công chúng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Thực trạng phân cấp của Chính phủ cho thấy, Bộ Tài chính vừa quản lý hoạt động KTĐL vừa thực hiện kiểm tra, giám sát và xử lý các sai phạm về chất lượng kiểm toán cho thấy có sự chồng chéo, “kiêm nhiệm” trong chức năng, nhiệm vụ. Điều này dẫn đến nhiều hạn chế trong hoạt động giám sát cũng như tham mưu chính sách, chiến lược thích hợp cho Quốc hội, Chính phủ, đồng thời QLNN đối với KTĐL sẽ bị hạn chế so với kỳ vọng về tính độc lập và khách quan của nền kinh tế.

3.2.2.3 Quy trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật

Quản lý nhà nước đối với kiểm toán độc lập ở Việt Nam - 13

Quá trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật được thực hiện bởi nhiều cơ quan QLNN (Cục Quản lý giám sát kế toán, kiểm toán - Bộ Tài chính, UBCKNN); Hội Kiểm toán viên hành nghề Việt nam; DNKiT và KTV; Đơn vị được kiểm toán; Đối tượng sử dụng thông tin do KTĐL cung cấp. Các chính sách, pháp luật và thông tin về quản lý hành nghề đều được Bộ Tài chính công bố tại Chuyên mục Kế toán, kiểm toán trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính. Ngoài ra, các thông tin này cũng được đồng thời cung cấp cho VACPA để đăng tại website của Hội. Hoạt động truyền thông và tư vấn đã tạo thuận lợi cho các DNKiT, KTV hành nghề và các đối tượng quan tâm cập nhật thông tin, tra cứu và sử dụng.

Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách và pháp luật đối với KTĐL, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, lĩnh vực đặc thù có liên quan như ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, … đã chủ động triển khai và phối hợp nhằm giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên, những quy định liên quan đến nội dung ứng dụng CNTT trong QLNN đối với KTĐL chưa được triển khai hướng


dẫn và tổ chức thực hiện, chưa có sự phối kết hợp giữa các bên liên quan trong hệ thống quản lý, dẫn tới những khó khăn trong triển khai và tổ chức thực thi chính sách và pháp luật. Để chính sách và pháp luật đối với KTĐL có tính hiệu lực và quá trình tổ chức thực hiện đạt hiệu quả, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, lĩnh vực đặc thù phải chủ động hơn nữa trong truyền thông, tư vấn giải đáp các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện chính sách và pháp luật. Hội KTV hành nghề Việt Nam cần tăng cường tổ chức tập huấn, tuyên truyền phổ biến pháp luật rộng rãi thông qua các lớp cập nhật kiến thức pháp lý cho KTV, DNKiT và các đơn vị được kiểm toán để các đối tượng hiểu biết được quyền lợi và trách nhiệm của mình.

3.2.3 Kiểm tra, giám sát kiểm toán độc lập ở Việt nam

3.2.3.1 Cơ quan thực hiện kiểm tra, giám sát

Trong giai đoạn từ 1991 - 2005 việc kiểm tra, giám sát KTĐL do Bộ Tài chính thực hiện thông qua giám sát hoạt động của các DNKiT và KTV hành nghề.

Từ năm 2006 đến năm 2014, hoạt động kiểm tra, giám sát KTĐL do Bộ Tài chính thực hiện và giao cho VACPA kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán.

Từ năm 2015 đến nay, thực hiện thông tư 157/2014/TT-BTC, Bộ Tài chính không ủy quyền cho VACPA kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán mà phối hợp tham gia, Bộ Tài chính trực tiếp thực hiện kiểm tra, giám sát KTĐL.

Cơ chế phối hợp phân công thực hiện kiểm tra giám sát quy định: UBCKNN thực hiện kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán các DNKiT và KTV hành nghề thực hiện kiểm toán cho các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán; Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán (Bộ Tài chính) chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán các DNKiT còn lại.

Việt Nam với đặc điểm là Nhà nước can thiệp sâu vào nền kinh tế, vì vậy việc kiểm tra, giám sát KTĐL có sự kết hợp giữa cơ quan chức năng của Nhà nước và tổ chức nghề nghiệp là phù hợp với thực tiễn và phát huy hiệu quả quản lý. Việc KSCL kiểm toán được phân theo 2 nhóm DNKiT: Nhóm DNKiT cung cấp dịch vụ cho các khách hàng là các đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán và nhóm DNKiT cung cấp dịch vụ KTĐL cho các khách hàng là các doanh nghiệp, tổ chức khác là phù hợp với xu hướng chung của các nước trên thế giới.

Thực tế khảo sát cho thấy, việc kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán được giao cho nhiều cơ quan QLNN thuộc các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành dẫn đến chồng chéo trong quản lý, gia tăng các thủ tục hành chính và gây nhiều phiền hà cho các DNKiT. Thực tế cho thấy, khi một DNKiT có nhu cầu và thoả mãn đủ tiêu chuẩn, điều kiện để kiểm toán BCTC đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực


chứng khoán thì phải làm hồ sơ và được 2 cơ quan QLNN thuộc từng lĩnh vực chuyên ngành xem xét, chấp thuận. Bên cạnh đó, do các cơ quan QLNN thuộc các lĩnh vực đặc thù chuyên ngành không có điều kiện và khả năng đánh giá các DNKiT như cơ quan QLNN trực tiếp và VACPA, nên không thể dựa vào năng lực và nguồn lực của DNKiT để xây dựng quy trình chấp thuận danh sách các DNKiT được kiểm toán để có thể thực hiện các dịch vụ kiểm toán chất lượng cao cho các đơn vị có lợi ích công chúng.

Bên cạnh đó, UBCK khi đánh giá chất lượng dịch vụ kiểm toán chỉ chú trọng đến mức độ đảm bảo tính tuân thủ, minh bạch của các BCTC, không chú trọng đến việc đánh giá hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKiT và đánh giá chất lượng của các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành. Mặc dù VACPA vẫn cử cán bộ chuyên trách tham gia đoàn kiểm tra của Bộ Tài chính và UBCKNN, song sự phối hợp giữa các cơ quan kiểm soát chưa cao nên không những làm tăng các thủ tục hành chính mà còn không kiểm soát được một cách toàn diện thực trạng chất lượng dịch vụ kiểm toán. Việc thiếu đi một tổ chức giám sát độc lập và thiếu nhân sự có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế về hành nghề kiểm toán và lập BCTC theo từng lĩnh vực chuyên ngành sâu sắc, đã làm cho việc kiểm tra, giám KTĐL trở lên thiếu hiệu quả và ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ kiểm toán cung cấp cho nền kinh tế.

3.2.3.2 Nội dung và hình thức kiểm tra, giám sát

Nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL bao gồm:

Kiểm tra việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ của DNKiT (kiểm tra hệ thống).

Kiểm tra việc thực hiện các hợp đồng dịch vụ kiểm toán đã hoàn thành của DNKiT và KTV hành nghề (kiểm tra kỹ thuật).

Kiểm tra tính tuân thủ các quy định khác của pháp luật về KTĐL và pháp luật có liên quan, bao gồm: Việc đăng ký và duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của DNKiT; Việc đăng ký và duy trì điều kiện hành nghề kiểm toán của KTV hành nghề; Việc thực hiện KTĐL đối với đơn vị có lợi ích công chúng; Việc thực hiện các nghĩa vụ của DNKiT, KTV hành nghề và các nội dung khác có liên quan.

Giám sát chất lượng kiểm toán và tình hình tuân thủ quy định pháp luật về KTĐL, bao gồm: Đánh giá Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm do DNKiT gửi Bộ Tài chính và UBCKNN; Đánh giá chất lượng báo cáo kiểm toán của DNKiT thông qua BCTC của các đối tượng bắt buộc phải kiểm toán gửi cho Bộ Tài chính và UBCKNN; Đánh giá việc tuân thủ các quy định về đăng ký và duy trì điều kiện


hành nghề kiểm toán của KTV hành nghề và điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán của DNKiT; Giám sát thông qua các báo cáo DNKiT hàng năm gửi cho Bộ Tài chính và UBCKNN theo quy định và các thông tin khác thu thập được trong quá trình quản lý.

Từ thực tế cho thấy, nội dung kiểm tra, giám sát KTĐL mới chỉ dừng lại ở việc kiểm tra tính tuân thủ pháp luật. Nội dung kiểm tra chất lượng chuyên môn nghiệp vụ còn rất hạn hẹp, chưa đi sâu đánh giá chất lượng ý kiến của báo cáo kiểm toán do không đủ nguồn lực và kinh nghiệm thực tế để thực hiện kiểm tra. Theo báo cáo khảo sát và công bố của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (Báo cáo đánh giá sự tuân thủ các Chuẩn mực và Quy tắc lĩnh vực kế toán và kiểm toán 2016), “cơ chế giám sát và thực thi việc tuân thủ chuẩn mực chưa đầy đủ, do cơ quan QLNN chỉ chú trọng vào nghiên cứu, ban hành chuẩn mực, chưa có nhiều điều kiện thực hiện kiểm tra, giám sát tính tuân thủ các quy định của pháp luật”.

Kiểm tra được thực hiện theo hai hình thức là kiểm tra trực tiếp và kiểm tra gián tiếp bởi các cơ quan QLNN, chưa thực hiện kiểm tra chéo giữa các DNKiT.

Kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán:

Cơ quan có thẩm quyền (Bộ Tài chính, UBCKNN) thành lập Đoàn kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất tại các DNKiT; Kiểm tra dấu hiệu sai phạm về chất lượng dịch vụ kiểm toán đối với các DNKiT và KTV hành nghề; Kiểm tra xác minh đơn thư, khiếu nại, tố cáo liên quan đến hoạt động KTĐL. UBCKNN chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán của các DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng thuộc lĩnh vực chứng khoán ít nhất 3 năm một lần. Nội dung kiểm tra mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định về dịch vụ kiểm toán, chưa đi sâu vào đánh giá chất lượng ý kiến của báo cáo kiểm toán do nhân sự cho kiểm tra còn mỏng và thiếu kinh nghiệm thực tế. Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán chịu trách nhiệm kiểm tra trực tiếp chất lượng dịch vụ kiểm toán của các DNKiT được chấp thuận kiểm toán cho đơn vị có lợi ích công chúng khác ít nhất 4 năm một lần, các DNKiT còn lại ít nhất 5 năm một lần. Trường hợp kết quả kiểm tra trực tiếp có ý kiến kết luận xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu” hoặc “Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng” thì DNKiT đó sẽ được kiểm tra lại ngay từ 1 đến 2 năm sau đó. Ngoài ra, còn thực hiện kiểm tra trực tiếp đột xuất khi DNKiT có dấu hiệu sai phạm về kết quả dịch vụ kiểm toán hoặc cung cấp hợp đồng dịch vụ kiểm toán có khả năng dẫn đến rủi ro kiểm toán lớn, có tranh chấp lớn giữa các thành viên góp vốn, hoặc có thông tin phản ánh, tố giác về hành vi


cạnh tranh không lành mạnh để thu hút khách hàng hoặc làm tổn hại đến lợi ích của các DNKiT khác.

Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, trong quá trình kiểm tra, kiểm tra viên áp dụng phương pháp chọn mẫu các hợp đồng kiểm toán bằng cách chọn ngẫu nhiên và cho phép DNKiT tự chọn một số hợp đồng kiểm toán để được kiểm tra (thông thường kiểm tra viên chọn ngẫu nhiên 50% số hợp đồng, còn lại 50% cho phép các DNKiT tự chọn). Việc cho phép DNKiT tự chọn hợp đồng để được kiểm tra dẫn đến các DNKiT trước khi cung cấp đã lựa chọn hồ sơ. Việc kiểm tra được thực hiện thông qua đối chiếu dựa vào bảng câu hỏi được soạn sẵn có tham chiếu với các chuẩn mực kiểm toán. Phương pháp kiểm tra bằng cách chấm điểm từng thủ tục kiểm toán của các hợp đồng được lựa chọn.

Kết quả kiểm tra trực tiếp đoàn kiểm tra phải đưa ra các kết luận theo 3 phần:

Kết luận về kết quả kiểm tra hệ thống

Đánh giá theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét:

Loại 1: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt;

Loại 2: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu;

Loại 3: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu;

Loại 4: Hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng.

Kết luận về kết quả kiểm tra kỹ thuật

Đánh giá theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét: Loại 1: Chất lượng hồ sơ kiểm toán tốt;

Loại 2: Chất lượng hồ sơ kiểm toán đạt yêu cầu;

Loại 3: Chất lượng hồ sơ kiểm toán không đạt yêu cầu;

Loại 4: Chất lượng hồ sơ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng.

Kết luận chung về kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán của DNKiT

Căn cứ vào số điểm chấm, đoàn kiểm tra sẽ đánh giá chất lượng dịch vụ theo một trong 4 loại ý kiến nhận xét:

Loại 1: Chất lượng dịch vụ kiểm toán tốt: Điểm đạt từ 80 điểm trở lên (80/100).

Loại 2: Chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu: Điểm đạt từ 60 điểm trở lên (60/100).

Loại 3: Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu: Điểm đạt từ 40 điểm trở lên (40/100).

Loại 4: Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng: Điểm đạt dưới 40 điểm (40/100).


Kiểm tra gián tiếp:

Các DNKiT và KTV hành nghề phải tự KSCL dịch vụ kiểm toán do mình cung cấp và lập Báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm gửi cơ quan kiểm soát (Bộ Tài chính và UBCKNN) để KSCL dịch vụ kiểm toán và sự tuân thủ chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan. DNKiT được lựa chọn kiểm tra gián tiếp phải trả lời các câu hỏi theo mẫu của Thông tư số 157/2014/TT-BTC. Các câu hỏi dùng cho kiểm tra gián tiếp được xây dựng chung cho các DNKiT do đó có nhược điểm khó đi sâu vào đánh giá thực tế đối với thực tiễn hành nghề của từng DNKiT có quy mô và nguồn lực khác nhau. Bên cạnh đó, báo cáo kết quả tự kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán hàng năm do DNKiT tự thực hiện nên có độ tin cậy không cao và không đảm bảo tính độc lập, khách quan.

3.2.3.3 Kết quả kiểm tra và xử lý sai phạm

Kết quả kiểm tra, xử lý sai phạm của Cục quản lý, giám sát kế toán kiểm toán

Bộ Tài chính (Báo cáo kiểm tra xử lý sai phạm của Cục quản lý, giám sát kế toán kiểm toán, 2015), tổng kết, “Năm 2015, thực hiện kiểm tra 09 DNKiT, kết quả, có 02 DNKiT xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng”; 01 DNKiT xếp loại có “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu”; 06 DNKiT xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu”. Căn cứ vào bảng đánh giá hồ sơ về hợp đồng dịch vụ kiểm toán, trình Bộ Tài chính có công văn nhắc nhở 18 KTV ký báo cáo kiểm toán của các hồ sơ kiểm toán không đạt hoặc yếu kém. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian 03 tháng đối với Công ty TNHH Kiểm toán và Kế toán Biên Hòa và Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Hồng Hà do có kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng. Phê bình Công ty TNHH Kiểm toán U&I do có kết quả kiểm tra chất lượng dịch vụ không đạt yêu cầu. Gửi công văn phê bình 18 KTV hành nghề của 9 DNKiT” (Phụ lục số 15).

Bộ Tài chính (Báo cáo kiểm tra xử lý sai phạm của Cục quản lý, giám sát kế toán kiểm toán, 2016), tổng kết, “Năm 2016, thực hiện kiểm tra 15 DNKiT, kết quả kiểm tra có 12/15 DNKiT xếp loại Chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu, 03/15 DNKiT xếp loại Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu. Tổng số hồ sơ kiểm toán được lựa chọn để kiểm tra là 61 hồ sơ, trong đó: 07 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán tốt”. 40 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán đạt yêu cầu”. 11 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán không đạt yêu cầu”; 03 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng”. 03 DNKiT có kết quả kiểm tra xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu”: Công ty TNHH Kiểm


toán Tư vấn Thủ Đô, Công ty TNHH Kiểm toán Việt Mỹ và Công ty TNHH Kiểm toán Trường Thành. Do 03 DNKiT được kiểm tra lần đầu nên chưa bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán ngay mà có thời gian để khắc phục từ 1 - 2 năm, sẽ thực hiện kiểm tra lại nếu vẫn không đạt yêu cầu sẽ bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán; . công văn nhắc nhở 3 DNKiT và 20 kiểm toán viên (của 8 DNKiT), là các KTV ký báo cáo kiểm toán của các hồ sơ kiểm toán không đạt hoặc yếu kém” (Phụ lục số 15).

Bộ Tài chính (Báo cáo kiểm tra xử lý sai phạm của Cục quản lý, giám sát kế toán kiểm toán, 2017), tổng kết, “Năm 2017, thực hiện kiểm tra 22 DNKiT, có 15/22 DNKiT xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán đạt yêu cầu”, 05/22 DNKiT xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán không đạt yêu cầu”, 01/22 DNKiT xếp loại “Chất lượng dịch vụ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng”, 01/22 DNKiT không ký “Báo cáo kiểm tra chất lượng dịch vụ kiểm toán”. Kết quả kiểm tra hồ sơ kiểm toán, tổng số hồ sơ kiểm toán được lựa chọn để kiểm tra là 86 hồ sơ, trong đó: 03 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán tốt”; 56 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán đạt yêu cầu”; 20 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán không đạt yêu cầu”; 07 hồ sơ xếp loại “Chất lượng hồ sơ kiểm toán yếu kém, có sai sót nghiêm trọng”. Kết quả kiểm tra tính tuân thủ pháp luật vềKTĐL, 06 biên bản vi phạm hành chính đã được lập và chuyển Thanh tra Bộ xử lý theo đúng thẩm quyền. Bộ Tài chính (Biên bản vi phạm hành chính số 01/BB-VPHC; 02/BB-VPHC; 03/BB-VPHC; 04/BB-VPHC; 05/BB-VPHC; 06/BB-VPHC, 2017), nêu rõ: “01

DNKiT vì đã có hành vi vi phạm: Không thực hiện thông báo cho Bộ Tài chính khi có thay đổi về địa điểm trụ sở chi nhánh tại TP. Hồ Chí Minh; 01 DNKiT vì đã có hành vi vi phạm: Không xây dựng và tổ chức thực hiện hệ thống kiểm soát chất lượng dịch vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 52 Luật Kiểm toán độc lập; 01 DNKiT vì đã có hành vi vi phạm: Không làm thủ tục điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư số 203/2012/TT-BTC ngày 19/11/2012 của Bộ Tài chính về trình tự, thủ tục cấp, quản lý, sử dụng GCN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán và bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, an toàn, để hư hỏng, mất mát hồ sơ trong quá trình sử dụng và trong thời hạn lưu trữ; 01 DNKiT vì đã có hành vi vi phạm: Không trích lập quỹ dự phòng rủi ro nghề nghiệp; 01 DNKiT vì đã có hành vi vi phạm: Bảo quản, lưu trữ hồ sơ kiểm toán không đầy đủ, an toàn, để hư hỏng, mất mát hồ sơ trong quá trình sử dụng và trong thời hạn lưu trữ. Kết quả xử lý sai phạm qua kiểm tra: 01 DNKiT bị đình chỉ kinh doanh dịch vụ kiểm toán trong thời gian 03 tháng do có kết quả kiểm tra xếp loại yếu kém, có sai sót nghiêm trọng; 05 DNKiT có kết quả kiểm tra xếp loại không đạt yêu cầu được kiểm tra lần đầu theo

Xem tất cả 218 trang.

Ngày đăng: 02/04/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí