Đánh Giá Về Thực Hiện Vai Trò Qlnn Đối Với Fdi

và cả sự hợp tác thống nhất giữa các tổ chức xúc tiến địa phương. Kinh phí tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư hiện còn rất hạn chế. Đa số các hoạt động xúc tiến đều tổ chức bằng tiền tài trợ, hoặc phối hợp với các hoạt động khác. Hệ thống tổ chức các cơ quan xúc tiến đầu tư từ Trung ương tới địa phương tuy đã được hình thành nhưng còn nhiều điểm hạn chế. Tổ chức mỗi nơi một khác khiến cho hoạt động của các trung tâm xúc tiến đầu tư chưa được tiến hành theo một kế hoạch thống nhất, thiếu sự phối hợp. Hậu quả là sự chồng chéo trong việc tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư. Các địa phương đua nhau đưa ra các chính sách riêng, cạnh tranh thu hút đầu tư đã gây ra nhiều thiệt hại về lợi ích tổng thể.

3.6. Các chính sách ưu đãi khác

Xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất để khuyến khích đầu tư

Nhận thức được sự cần thiết và vai trò quan trọng của hình thức đầu tư này, ngay từ những năm đầu mở cửa, Nhà nước đã chú trọng quan tâm hoàn thiện môi trường pháp lý, quy hoạch phát triển và tổ chức xây dựng các KCN, KCX.

Theo Bộ Kế hoạch Đầu tư, đến tháng 10/2009 chúng ta đã có 228 KCN, KCX7 được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Các KCN, KCX phân bố ở 54 tỉnh, thành phố trên cả nước, trong đó tập trung ở 3 Vùng kinh tế trọng điểm miền Nam, miền Trung và miền Bắc với tổng số 149 KCN với tổng diện tích đất tự nhiên trên 49.232 ha (chiếm trên 80,9% tổng diện tích các KCN cả nước).

Có thể nói, đến nay các KCN đã trở thành một bộ phận không thể thiếu trong cơ cấu kinh tế Việt Nam. Hoạt động của nó đã và đang đem lại những kết quả đáng khích lệ cả về kinh tế lẫn xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, sản xuất kinh doanh, là địa chỉ hấp



7 http://www.vinacorp.vn/news/khoi-day-tiem-nang-dau-tu-vao-kcn/ct-392501

dẫn đối với các nhà đầu tư trong và ngoài nước, từ đó thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Theo ước tính, có đến 30% vốn đầu tư nước ngoài đầu tư thẳng vào các khu công nghiệp. Ngoài ra, KCN và KCX còn tạo ra sự tác động qua lại với doanh nghiệp ngoài KCN và KCX. Quan hệ kinh tế giữa hai khu vực này là quan hệ cung ứng vật tư, nguyên vật liệu và hàng hóa tiêu dùng. Mối quan hệ này ngày càng phát triển.


Tuy nhiên, sự phát triển của KCN, KCX ở nước ta hiện nay còn nhiều hạn

chế:


- Việc đầu tư phát triển các khu công nghiệp không theo một quy hoạch thống nhất, hầu như địa phương nào cũng có các khu công nghiệp với chức năng tương tự nhau nên không tận dụng được những lợi thế so sánh, dẫn tới tình trạng cạnh tranh nhau gay gắt, chèn lấn để thu hút đầu tư.

- Thiếu sự phối hợp giữa các KCN, giữa các địa phương trong các vùng. Các KCN thường phát triển riêng rẽ, đầu tư tất cả các hạng mục công trình, kể cả xây dựng các cụm dân cư, đầu tư tốn kém, giảm hiệu quả hoạt động của các KCN.

- Tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp còn thấp. Hiệu quả kinh doanh của các nhà đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phụ thuộc rất lớn vào tỷ lệ lấp đầy KCN. Đến tháng 9/2008 tỷ lệ này ở khu vực Bắc Bộ là 40,9%, khu vực Nam Bộ là 53,3%, cao nhất là ở miền Trung với tỷ lệ 67,8%.8

- Quy hoạch phát triển KCN không gắn với quy hoạch đầu tư nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường, quy hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng cho các khu ngoài KCN phục vụ ăn ở, sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập… của người lao động. Vì vậy phát sinh các vấn đề như: thiếu lao động cung cấp cho KCN, KCX, gây ô nhiễm môi trường, gây các tác động tiêu cực nhiều mặt.

- Cơ chế quản lý KCN còn nhiều bất cập, chưa làm rõ cơ chế quản lý, mối quan hệ giữa các cơ quan liên quan vẫn chưa có sự phối hợp đồng bộ, chậm ban hành sửa đổi bổ sung quy chế KCN, KCX.



8 http://www.khucongnghiep.com.vn/news_detail.asp?ID=159&IDN=2134&lang=vn

Tăng tỷ trọng ngân sách cho xây dựng cơ sở hạ tầng


Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố căn bản khi khi đánh giá trình độ phát triển của một nước, cũng là một yếu tố hấp dẫn để thu hút đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy Nhà nước ta luôn chú trọng công tác xây dựng, hoàn thiện cơ sở hạ tầng nhằm tạo một nền tảng tốt cho phát triển kinh tế. Hàng năm, Ngân sách Nhà nước luôn dành một khoản đầu tư đáng kể cho xây dựng cơ bản.


Bảng 1.4 : Vốn đầu tư XDCB trong tổng NSNN




2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

2007

Vốn đầu tư cho XDCB (tỷ

VNĐ)


26211


36139


40740


54430


61746


72842


81078


107440

Tỷ trọng trong

NSNN (%)


24,06


27,85


27,49


30,04


28,83


27,73


26,32


26,9

Tốc độ tăng

(%)



137,9


112,7


133,6


113,4


118,0


111,3


132,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 9

Nguồn: Tổng cục thống kê,

http://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=389&idmid=3&ItemID=8654


Tuy nhiên, phần lớn vốn đầu tư của Nhà nước là dành cho khu vực đô thị và các khu công nghiệp, các công trình xây dựng cơ bản khác. Chính vì vậy các khu đô thị của nước ta có nhiều điệu kiện để phát triển. Trong khi đó nguồn vốn ngân sách dành cho khu vực nông thôn, tuy có tăng về mặt tuyệt đối nhưng tỷ trọng lại tăng không đáng kể. Tổng đầu tư từ ngân sách Nhà nước cho phát triển hạ tầng nông nghiệp và nông thôn trong những năm qua chỉ đạt khoảng 15-17%. Điều đó thể hiện đầu tư xã hội cho nông nghiệp và nông thôn còn quá thấp. Nhưng đáng nói hơn, hiệu suất đầu tư cũng bị kéo thấp hơn khi chất lượng và tính ổn định của quy hoạch, kế hoạch đầu tư phát triển hạ tầng cơ sở nông thôn còn nhiều yếu kém. Cơ cấu đầu

tư còn chưa hợp lý, phân bổ vốn trong các chương trình, mục tiêu còn dàn đều, bình quân,v.v... Trong khi đó, ta cũng chưa có nhiều cơ chế, chính sách hữu hiệu nhằm khuyến khích, thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách cho đầu tư hạ tầng nông nghiệp. Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu vực này chỉ chiếm 7,3% tổng vốn đầu tư FDI cả nước.

4. Đánh giá về thực hiện vai trò QLNN đối với FDI

4.1. Thành tựu


Từ thực tiễn QLNN đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong hơn 20 năm qua, có thể nói công tác QLNN với nguồn vốn này đã đạt được những thành tựu nhất định. Trước hết, Nhà nước ta đã lựa chọn đường lối đổi mới kinh tế đúng đắn, kiên định, phù hợp với xu thế khu vực hóa, toàn cầu hóa, cải thiện được môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống pháp luật về đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi thu hút FDI và triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án FDI. Tổ chức bộ máy QLNN với hoạt động FDI từng bước được kiện toàn, trên cơ sở đó chất lượng công tác quản lý ngày càng được nâng cao.

Hệ thống pháp luật đầu tư nước ngoài hiện hành đã đảm bảo thực hiện được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngoài đối, bảo vệ được chủ quyền và lợi ích của Nhà nước cũng như các doanh nghiệp Việt Nam. Lợi ích của các bên Việt Nam và Nhà nước Việt Nam được xem xét bảo vệ trong quá trình thẩm định cấp giấy phép đầu tư và quản lý dự án đầu tư nước ngoài.

Việc phân cấp cấp GCNĐT về UBND cấp tỉnh và Ban quản lý là một chủ trương thực hiện cải cách hành chính trong quản lý kinh tế và đã được tổng kết trong nhiều năm qua, đã tạo điều kiện thuận lợi để UBND cấp tỉnh và Ban quản lý thực hiện được trách nhiệm quản lý hoạt động đầu tư trong nước và ĐTNN trên địa bàn. Việc phân cấp đã tạo điều kiện cho các Bộ, ngành QLNN tập trung thực hiện chức năng hoạch định chính sách, dự báo, kiểm tra, giám sát. Cho tới nay, công tác quản lý hoạt động FDI ở địa phương, nhất là các địa phương có nhiều doanh nghiệp

FDI đã đi vào nề nếp, theo trình tự hợp lý, đã được đơn giản hóa,… được cộng đồng doanh nghiệp đánh giá có nhiều đổi mới, góp phần cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh của địa phương.

4.2. Hạn chế


Bên cạnh những thành tựu đạt được, công tác QLNN đối với hoạt động đầu tư nước ngoài cũng còn nhiều hạn chế cần được khắc phục.

Thứ nhất, công tác QLNN còn thiếu tính hệ thống và đồng bộ trong giải pháp ổn đinh kinh tế vĩ mô dài hạn. Hệ thống pháp luật về FDI đang trong quá trình hoàn thiện nên còn thiếu tính thống nhất, một số quy định chồng chéo nhau, có quy định thiếu tính chính xác, chưa phù hợp với thực tiễn trong nước và thông lệ quốc tế, gây khó khăn cho việc tìm hiểu, áp dụng, thi hành, đồng thời gây ra những khe hở cho doanh nghiệp lách luật còn các cơ quan QLNN có thể áp dụng tùy tiện từ đó gây tham nhũng, cửa quyền. Điều cơ bản là các văn bản pháp luật và các văn bản dưới luật ban hành chậm, phải sửa đổi nhiều lần nên không đảm bảo được tính rõ ràng và dự đoán trước gây khó khăn cho việc hoạch định chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp. Hệ thống chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiệp có vốn FDI chưa thực sự mang tính khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Mặt khác, có những khâu quản lý ban hành chậm, thậm chí còn chưa kịp ban hành dẫn đến những sơ hở gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

Thứ hai, công tác quy hoạch chưa tốt, trong thời gian dài chưa xây dựng được chiến lược, quy hoạch tổng thể để thu hút và sử dụng FDI phù hợp với yêu cầu của nền kinh tế mở. Trên thực tế hiện nay, do giữa các địa phương có sự cạnh tranh không lành mạnh, chạy theo số lượng nên đã phá vỡ quy hoạch tổng thế ngành sản phẩm và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất thừa công suất. Công tác xây dựng quy hoạch nói chung và các quy hoạch cụ thể liên quan đến hoạt động FDI còn chậm, chưa được thực hiện thống nhất từ Trung ương đến địa phương, chất

lượng chưa cao và thiếu tính cụ thể, khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài còn phải mất thời gian tìm hiểu khi mới đầu tư vào Việt Nam.

Thứ ba, công tác vận động xúc tiến đầu tư còn hạn chế, chưa thực thi đúng pháp luật, chính sách về FDI còn chưa nghiêm túc, phương thức xử lý các vấn đề liên quan đến FDI còn lúng túng, thiếu nhất quán. Công tác kiểm tra giám sát hoạt động FDI theo pháp luật còn lỏng lẻo, vấn đề xử lý các vi phạm pháp luật chưa được coi trọng. Các công cụ hỗ trợ để thi hành, kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật chưa được coi trọng và vận dụng tốt.

Thứ tư, việc đào tạo bồi dưỡng cán bộ, nhất là cán bộ quản lý kinh tế trong lĩnh vực FDI và cung ứng lao động cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không theo kịp tình hình phát triển của hoạt động FDI đã tạo ra sự hụt hẫng quá lớn, gây thiệt hại cho phía Việt Nam và cho đất nước.

Thứ năm, Chính sách phân cấp quản lý đầu tư cho các địa phương, bên cạnh mặt tích cực là nhằm tăng cường tính tự chủ, năng động của địa phương, nhưng mặt trái của nó cũng bộc lộ khá rõ. Điều đó được thể hiện rõ nét trong thời gian gần đây, ở nhiều địa phương đang diễn ra “làn sóng” rút giấy phép đầu tư hàng loạt dự án. Số liệu chưa đầy đủ cho thấy tỉnh Bắc Ninh có 46 dự án bị rút giấy phép, Tây Ninh có 22 dự án, Lâm Đồng 29 dự án, Ninh Thuận 12 dự án, 12 dự án ở Phú Quốc (Kiên Giang), 23 dự án ở Dung Quất (Quảng Ngãi)9... “Làn sóng” rút phép đầu tư hiện nay trái ngược hẳn với phong trào “trải thảm đỏ”, tranh thủ hấp dẫn, thu hút đầu tư bằng mọi giá trước đây. Ở hầu hết các địa phương, lý do đưa ra khi rút giấy phép các dự án là do các chủ đầu tư không đủ năng lực tài chính, các mục tiêu trong giấy phép đã cấp không được thực hiện, tiến độ bị ngưng trệ, kéo dài hoặc doanh nghiệp lập dự án với mục đích chiếm dụng đất, chuyển nhượng để hưởng lợi. Điều đó cho thấy khâu thẩm định cấp phép ở các địa phương còn tồn tại nhiều yếu kém. Hơn nữa, tình trạng tranh thủ thu hút đầu tư nước ngoài kéo theo phong trào “chèo kéo”, chào mời nhà đầu tư bằng mọi cách ở các địa phương, khiến cho giấy phép được



9 http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=612&ItemID=64522

cấp quá dễ dãi, mục tiêu ưu tiên hàng đầu là nhanh chóng “lấp đầy” các khu công nghiệp. Bên cạnh đó, việc quản lý đầu tư nước ngoài tại các địa phương còn khác nhau, không được xử lý một cách thống nhất, cạnh tranh trong thu hút đầu tư giữa các địa phương đã ảnh hưởng đến lợi ích chung.

Nguyên nhân


Nguyên nhân chủ quan

- Hoạt động QLNN với FDI là hoạt động mang tính tổng hợp phức tạp, liên quan đến hoạt động quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế. Hơn nữa hoạt động này không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà còn liên quan đến nhiều tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới. Đây là vấn đề hoàn toàn mới mẻ đối với đội ngũ các nhà hoạch định chính sách cũng như điều hành trực tiếp công tác quản lý. Vì vậy những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý là điều không thể tránh khỏi. Mặc dù phần lớn trong đội ngũ các nhà quản lý nước ta nói chung và quản lý FDI nói riêng từ trung ương tới địa phương đều tận tâm tận lực trong công việc của mình vì sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nước, mong muốn đóng góp trí tuệ để đưa đất nước sánh ngang với các cường quốc năm châu.

- Quan điểm của các cấp các ngành còn chưa thống nhất về vai trò của FDI trong phát triển kinh tế nước ta, còn có những quan điểm khác nhau về hiệu quả của FDI. Điều đó ảnh hưởng, chi phối không nhất quán tới việc hoạch định chính sách, xây dựng luật pháp cũng như công tác chỉ đạo điều hành thực tiễn đối với hoạt động này.

- Quá trình mở cửa thu hút FDI của nước ta được tiến hành chậm hơn so với các nước trong khu vực do chính sách cấm vận, bao vây, cô lập Việt Nam của các thế lực thù địch cho nên những kiến thức và kinh nghiệm thu hút, quản lý đối với các hoạt động này chưa nhiều. Đồng thời chiến tranh kéo dài đã để lại những hậu quả nặng nề cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, cơ chế kế hoạch hóa tập trung đã gây ra những tác hại nhiều mặt trong hoạt động quản lý đặc biệt việc để lại nếp tư duy quản lý lạc hậu, duy ý chí, trì trệ, quan liêu, mang nặng tính hành chính, không chú ý vận dụng các quy luật khách quan đang ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động QLNN.

Nhà nước còn lúng túng trong quá trình hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật và tổ chức bộ máy thực hiện hoạt động QLNN đối với FDI trong điều kiện phát triển một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN được xem là hiệu quả đương nhiên của các quá trình đó.

- Công tác cải cách thể chế hành chính tiến hành chậm chạp trong khi quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường đòi hỏi thượng tầng kiến trúc phải thích hợp với hạ tầng kiến trúc. Khi nhiệm vụ của các cơ quan quyền lực thay đổi nhất thiết phải có sự thay đổi về chức năng và phương pháp điều hành của bộ máy quản lý nhằm thực hiện, thích ứng và đảm bảo cho quá trình chuyển đổi từ thể chế kế hoạch hóa sang thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Để đảm đương được các chức năng và hoàn thành nhiệm vụ QLNN đối với nền kinh tế thị trường đòi hỏi phải có một chính quyền tài năng và hiệu quả. Trong khi đó, quá trình cải cách hành chính không theo kịp với sự nghiệp đổi mới của nền kinh tế. Bộ máy QLNN về kinh tế vẫn còn ở tình trạng cồng kềnh, chồng chéo, chức năng không rõ ràng, nhiều người không xứng đáng với chức danh, không chịu trách nhiệm, thiếu kiến thức. Đây chính là một trong những nguyên nhân làm cho hoạt động của các cơ quan QLNN kém hiệu quả, dẫn đến những thủ tục phức tạp, rườm rà, gây sách nhiễu đối với doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

- Sự khác biệt về điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội so vơi các nước khác trong khu vực như chế độ sở hữu, chế độ hoạt động của các loại hình doanh nghiệp trong hợp tác đầu tư nước ngoài. Ở Việt Nam tham gia liên doanh với nước ngoài chủ yếu là doanh nghiệp Nhà nước. Sự khác biệt này đòi hỏi phải có sự sáng tạo trong công tác quản lý nhưng năng lực và trình độ cán bộ quản lý còn hạn chế.

Nguyên nhân khách quan

- Tác động của quá trình cạnh tranh quốc tế trong thu hút FDI của các nước trong khu vực diễn ra gay gắt, đặc biệt là Trung Quốc và các nước ASEAN đã gây ra những tác động lớn trong lĩnh vực điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư của Việt Nam theo hướng tương thích với các nước trong khu vực. Điều này gây ra tình trạng các chính sách tuy mới ban hành ở Việt Nam nhưng lạc hậu so với khu vực và

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí