Quan Điểm Và Phương Hướng Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Fdi

thế giới, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh kịp thời. Khi Việt Nam điều chỉnh luật đầu tư nước ngoài tăng thời gian liên doanh lên 70 năm thì Thái Lan đã chuyển sang cơ chế cho các nhà đầu tư thuê đất vĩnh viễn, Trung Quốc còn có quyết định cho phép các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh trong thời gian 99 năm.

- Các cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế trong khu vực cũng như trên thế giới diễn ra liên tiếp, đã ảnh hưởng không nhỏ tới công tác quản lý FDI, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính châu Á 1997 và cuộc suy thoái kinh tế giai đoạn gần đây. Các giải pháp để hạn chế tác động của khủng hoảng mà Việt Nam áp dụng như thắt chặt quản lý ngoại tệ đã gây tình trạng lung túng đối với các nhà đầu tư nước ngoài.


CHƯƠNG III:MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRONG THỜI GIAN TỚI TẠI VIỆT NAM‌‌


I. Quan điểm và phương hướng nâng cao năng lực quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI

1. Quan điểm


Dựa trên các mục tiêu tổng quát và hiệm vụ chủ yếu của kế hoạch phát triển KT-XH thời kỳ 2006-2010, các mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ của Việt Nam và Quốc tế cũng như đánh giá tình hình công tác quản lý Nhà nước đối với hoạt động FDI trong thời gian qua, cần quán triệt những nguyên tắc sau:

Để tạo sức hấp dẫn của môi trường đầu tư ở Việt Nam cần đáp ứng động lực của FDI là tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư cao. Bởi vậy, QLNN cần tạo ra môi trường thuận lợi như môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, môi trường luật pháp thông thoáng nhằm tạo thúc đẩy hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư. Động lực quan trọng nhất của FDI là sử dụng một cách có hiệu quả nhất nguồn vốn của mình, hiệu quả này được thể hiện ở tỷ suất lợi nhuận của vốn đầu tư. Vì vậy, muốn kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, nước chủ nhà cần tạo ra môi trường thuận lợi để kinh doanh có hiệu quả, có được tỷ suất lợi nhuận cao hơn hoặc bằng các nước trong khu vực. Trong xu thế tự do hóa thương mại, mặt bằng giá cả thế giới như nhau, muốn có lợi nhuận, nhà đầu tư phải giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí đầu vào. Sức cạnh tranh của môi trường đầu tư nước chủ nhà chính là sức cạnh tranh của các yếu tố đầu vào, là giá nhân công rẻ với trình độ cao, các dịch vụ hành chính với giá rẻ, nếu nguyên liệu là nhập khẩu thì thủ tục nhập khẩu phải thuận lợi, thuế nhập khẩu đầu vào thấp. Để khuyến khích hơn nữa, Nhà nước có thể bảo hộ thị trường, phải tính toán kỹ đến lợi ích của nhà đầu tư, lợi ích của các tầng lớp dân cư trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

QLNN phải tạo ra được cơ chế vừa phát huy sức mạnh của vốn đầu tư nước ngoài, vừa chuyển hóa các lợi thế này thành sức mạnh nội sinh của các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam. Trên con đường tìm kếm lợi nhuận, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ thực hiện chuyển giao các công nghệ dễ chuẩn hóa, phổ thông, lạc hậu. Vấn đề đặt ra với công tác QLNN và quản lý doanh nghiệp của Việt Nam là sự lựa chọn loại công nghệ nào? Đối với ngành sản xuất nào? Từ đối tượng đầu tư nào? Giá cả bao nhiêu trong điều kiện bất lợi là thiếu vốn phải phụ thuộc vào nhà đầu tư nước ngoài? Để thiệt hại về giá cả là ít nhất, để dẫn tới làm chủ công nghệ.

QLNN cần thiết kế được các thể chế kiểm soát và giảm khả năng độc quyền của nhà đầu tư nước ngoài. Với sức mạnh độc quyền về công nghệ, về thị trường nguyên liệu, thị trường tiêu thụ sản phẩm và khả năng thay thế các giao dịch thị trường bằng giao dịch nội bộ cho cả các sản phẩm đầu vào và đầu ra trong quá trình sản xuất. Thế mạnh này đem lại lợi ích rất lớn cho nhà đầu tư, giúp Việt Nam tiếp cận thị trường thế giới. nhưng chính lợi thế này cũng gây thiệt hại cho bên Việt Nam.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 10

Với độc quyền về công nghệ, khi góp vốn dưới hình thức chuyển giao công nghệ, nhà đầu tư có thể tính giá cao so với thị trường các thiết bị máy móc, vật tư, phí bản quyền, phí tư vấn thiết kế dẫn đến sự thiệt hại cho bên Việt Nam về tỷ lệ góp vốn, cùng với tỷ lệ phân chia lợi nhuận trong suốt quá trình kinh doanh và quyền tham gia quản lý.

Với thế mạnh thị trường, nhà đầu tư của công ty đa quốc gia có thể thực hiện chiến lược tài chính áp dụng cho các công ty con ở các quốc gia như hình thức chuyển giá: là việc thực hiện chính sách giá đối với hàng hóa, dịch vụ và tài sản được chuyển dịch giữa các thành viên trong tập đoàn qua biên giới không theo giá

thị trường nhằm tối thiểu hóa số thuế của các công ty đa quốc gia (Multi Nations Company) trên toàn cầu10. Vì vậy, việc định giá chuyển giao có thể nói là một nghệ thuật quản trị kinh doanh nhằm xác định một mức giá chuyển nhượng nôi bộ có thể

10 Andrew Lymer & Jonh Hasseldine, The Internatinal Taxation System, Kluwer Academic Pblishers, ISBN 1-4-2-7157-4, tr. 158. Xem thêm http://www.findarticles.com/p/articles/mi-qa3984/is- 200210/ai_n9132903

cao hoặc thấp hơn so với giá thị trường trong quan hệ mua bán “sòng phẳng” tùy theo mục đích khác nhau.

Để phát huy sức mạnh của FDI và hạn chế tác động tiêu cực của nó cần nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước. Nâng cao năng lực khu vực kinh tế trong nước xét dưới góc độ QLNN trước hết cần quán triệt quan điểm các doanh nghiệp Việt Nam chỉ có được sức mạnh cạnh tranh khi được phát triển trong một môi trường cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên thị trường nội địa và tiến tới trên thị trường quốc tế theo lịch trình mà Việt Nam đã cam kết tham gia trong khuôn khổ AFTA, trong hiệp định thương mại Việt Mỹ và các hiệp đinh khi gia nhập WTO. Chính quá trình cạnh tranh mới tạo ra động lực cho khu vực kinh tế trong nước nâng cao khả năng hợp tác đầu tư, khai thác thế mạnh của FDI về công nghệ, về quản lý và thị trường. trên cơ sở đó cùng với sự nâng đỡ có trọng điểm của Nhà nước để từng bước chuyển hóa thế mạnh FDI thành thế mạnh của các doanh nghiệp trong nước.

2. Phương hướng

2.1. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước với FDI một cách toàn diện


Ở tầm vĩ mô, QLNN được nâng cao thông qua khả năng vận dụng các công cụ điều hành kinh tế vĩ mô tạo môi trường đầu tư có hiệu quả cho hoạt động FDI. Đó là các công cụ quản lý như tỷ giá hối đoái, lãi suất, phát triển hệ thống ngân hàng, tạo sự lành mạnh cho thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa. Đây là những yếu tố liên quan mật thiết đến hoạt động có hiệu quả của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Ở tầm vi mô, tính toàn diện và đồng bộ của hoạt động QLNN được thể hiện ở khả năng hoàn thiện cơ chế quản lý và các thủ tục để điều hành công tác quản lý từ khâu vận động đầu tư hình thành dự án, thẩm định cấp giấy phép, triển khai dự án và quản lý khi dự án đi vào hoạt động trên tinh thần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động đầu tư và kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài, bên cạnh đó cũng

nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo, thế mạnh của FDI và hạn chế tới mức thấp nhất những tác động tiêu cực của nó.

2.2. Thường xuyên quán triệt nguyên tắc hai bên cùng có lợi, xử lý thỏa đáng mối quan hệ lợi ích giữa hai bên nước ngoài và Việt Nam

QLNN đối với hoạt đồng FDI vừa phải đảm bảo thực hiện được mục tiêu kinh tế xã hội đặt ra, vừa đảm bảo lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền dân tộc và pháp luật Việt Nam.

Lợi ích của nhà đầu tư nước ngoài được đảm bảo trên cơ sở hoạt động kinh doanh có lãi, còn lợi ích của Việt Nam được thể hiện thông qua hiệu quả kinh tế xã hội khi sử dụng vốn đầu tư nước ngoài. Hiệu quả sử dụng vốn nước ngoài đối với một quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư không chỉ được đánh giá thông qua tốc độ tăng trưởng kinh tế mà còn thể hiện hiệu quả của việc chuyển giao công nghệ, đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Bên cạnh đó cũng cần chú ý tới hiệu quả về mặt xã hội như tác động tới môi trường, ảnh hưởng tới văn hóa xã hội.

2.3. Nâng cao vai trò quản lý Nhà nước được thể hiện thông qua đổi mới phương pháp hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật theo nguyên tắc đảm bảo tính thống nhất, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi hơn, định hướng lâu dài và ngày càng phù hợp với luật pháp và thông lệ quốc tế

Việc hoạch định chính sách pháp luật áp dụng với đầu tư nói chung và FDI nói riêng là khâu quan trọng trong việc hoạt động QLNN đối với khu vực này. Các chính sách và quy định của pháp luật là cơ sở hình thành nề nếp làm ăn và phương thức kinh doanh của nhà đầu tư bởi hoạt động đầu tư là hoạt động mang tính dài hạn. Đây là nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả của hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, chính sách và pháp luật điều chỉnh hoạt động kinh doanh cũng phải đảm bảo tính thống nhất, ổn định và đảm bảo tính lâu dài, nếu không sẽ phá vỡ toàn bộ kế hoạch sản xuất kinh doanh của nhà đầu tư. Mặt khác, hoạch định chính sách pháp luật đối với đầu tư nước ngoài cần tuân theo những thông lệ và tiêu chuẩn của luật pháp

quốc tế, nhất là những yêu cần về hội nhập khu vực và toàn cầu, làm định hướng lâu dài cho công tác hoạch định chính sách pháp luật. Như thế, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ e ngại khi đầu tư vào một môi trường kinh doanh mới.

2.4. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính


Việc cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản hóa là điều kiện tiên quyết cho việc nâng cao hiệu quả QLNN đối với FDI. Chính các thủ tục hành chính phiền hà, phức tạp rắc rối trong thời gian qua đã gây nhiều ách tắc, cản trở đối với hoạt động đầu tư kinh doanh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Phương hướng cải cách thủ tục hành chính thể hiện ở việc đơn giản hóa các bộ phận trong bộ máy quản lý theo hướng tinh gọn, thực hiện chế độ hành chính theo cơ chế “một cửa”, xóa bỏ các đầu mối trung gian, đảm bảo phối hợp thống nhất giữa các cơ quan QLNN từ Trung Ương tới địa phương và các cơ quan quản lý ngành, quản lý các hoạt động kinh doanh trong và ngoài nước của các doanh nghiệp. Nâng cao trách nhiệm của đội ngũ cán bộ quản lý, tránh tình trạng gây sách nhiễu đối với các nhà đầu tư nước ngoài khi giải quyết các thủ tục hành chính.

2.5. Đổi mới công tác kiểm tra giám sát


Công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đóng một vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước. Hoạt động kiểm tra, giám sát phải gắn với mục đích hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả theo quy định của pháp luật. Do đó, hoạt động kiểm tra, thanh tra và giám sát phải được đổi mới phương thức hoạt động theo hướng gắn với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, chuyển từ hình thức kiểm tra trực tiếp sang hình thức giám sát thông qua thiết lập hệ thống thông tin và tăng cường phối hợp giữa các cơ quan QLNN, nâng cao năng lực của bộ máy quản lý. Hoạt động kiểm tra, thanh tra tránh tình trạng tùy tiện làm giảm uy tín và hiệu lực của hoạt động kinh tế, của bộ máy Nhà nước và gây tâm lý e ngại từ phía các nhà đầu tư nước ngoài.


2.6. Tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

Hoạt động QLNN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài gắn liền với việc mở rộng phạm vi hoạt động của các doanh nghiệp không chỉ trong nước mà còn cả ở nước ngoài. Do đó, việc chính phủ mở rộng quan hệ quốc tế trên cơ sở tôn trọng việc phê chuẩn các hiệp định quốc tế về đầu tư, thương mại và dịch vụ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bảo hộ đầu tư trong khu vực và toàn cầu, ký kết các hiệp định song phương, đa phương, phát triển các hoạt động xúc tiến đầu tư và thương mại có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong việc khai thác có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài phục vụ cho sự phát triển của doanh nghiệp. Đây là một trong những điều kiện quan trọng phục vụ cho việc mở rộng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo phạm vi hoạt động rộng hơn cho doanh nghiệp và phát huy một cách hiệu quả tác động của các công cụ QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.‌

II. Giải pháp nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với FDI

1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật và cải cách thủ tục hành chính về đầu tư nước ngoài

1.1. Hoàn thiện hệ thống pháp luật


Xây dựng hệ thống luật pháp và các chính sách có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam một cách đồng bộ, đảm bảo tính rõ ràng, nhất quán, dễ hiểu, dễ thực hiện đối với tất cả các nhà đầu tư.


Từ thực tiễn phát triển với một đạo luật chuyên ngành về ĐTNN tại Việt Nam hơn 20 năm trước đây tới nay nước ta đã có cả khuôn khổ pháp luật về đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng khá đồ sộ, với hàng chục đạo luật liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới hoạt động ĐTNN tại Việt Nam. Nếu cộng thêm cả các văn bản dưới luật, tức là các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính

phủ, Bộ, ngành và địa phương thì số lượng các văn bản mà nhà ĐTNN cần tuân thủ khi đầu tư tại Việt Nam là rất đồ sộ. Điều này đem lại hệ quả là nhà ĐTNN có thể đang bị rơi vào một “rừng luật”, dễ bị lạc hướng, vấp ngã. Thêm vào đó, với thực tiễn và năng lực xây dựng và pháp luật hiện nay của nước ta thì khả năng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật khác nhau là có, thậm chí là rất nhiều. Chính vì vậy, một điều quan trọng là Cơ quan QLNN về ĐTNN cần sớm tiến hành rà soát toàn bộ các quy định pháp luật hiện hành điều chỉnh đầu tư nói chung và ĐTNN nói riêng để có thể hệ thống hoá, phận loại, pháp điển hoá, loại bỏ những quy định không còn hiệu lực hay mâu thuẫn, chồng chéo, giúp cho khuôn khổ pháp luật về ĐTNN được đơn giản và thuận lợi hơn cho việc chấp hành, tuân thủ và thực hiện; cũng là để cho dễ áp dụng hơn đối với các thiết chế giải quyết tranh chấp khi xảy ra.


Tính ổn định của luật pháp, chính sách của ta chưa cao. Trong nhiều trường hợp, sự thay đổi đột ngột của luật pháp và chính sách đã làm đảo lộn phương án kinh doanh của các nhà đầu tư. Hoặc có nơi, việc vận dụng luật pháp, chính sách thiếu thống nhất, tùy tiện, có khi phụ thuộc vào ý chí của người thi hành công vụ… Tiến hành cải cách, sửa chữa những thiếu sót này, tức là chúng ta đã góp phần đáng kể vào việc làm thay đổi, chuyển biến theo hướng tích cực của môi trường đầu tư. Và tốc độ khắc phục những tồn tại, thiếu sót và xây dựng đồng bộ hệ thống luật pháp khoa học, phù hợp với đặc điểm, tình hình thực tiễn là một trong những yếu tố quyết định tốc độ rút ngắn khoảng cách về độ hấp dẫn của môi trường đầu tư giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới.


Không thể xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh tất cả các vấn đề của một lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, mà cần xây dựng một cách đồng bộ cả hệ thống pháp luật như một chỉnh thể thống nhất. Điều này không đồng nghĩa với việc phải xây dựng cùng một lúc tất cả các đạo luật mà việc xây dựng luật cần được xác định dựa trên cơ sở những chương trình xây dựng pháp luật được soạn thảo một cách khoa học, công phu, được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, có tính khả thi cao, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh và năng lực lập pháp và thực thi pháp luật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022