Xây Dựng Và Hoàn Thiện Hệ Thống Pháp Luật Liên Quan Đến Fdi

Giai đoạn từ 1989 đến 1993 (trước khi ban hành Nghị định 39/CP)


Mặc dù được thành lập tháng 3/1989 nhưng trên thực tế UBNN về hợp tác và đầu tư bắt đầu hoạt động đầy đủ với chức năng cơ quan quản lý đầu tư trực tiếp từ tháng 6/1989. Với mục tiêu tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính để các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam được rõ ràng, yên tâm hơn, trong thời gian này, UBNN về hợp tác và đầu tư đã cùng với các bộ, ngành chú trọng nâng cao công tác thẩm định cấp giấy phép đầu tư, tiếp tục nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp lý liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng cường công tác vận động và xúc tiến đầu tư.

Giai đoạn từ 1993 đến 1995


Ngày 9/6/1993, Chính phủ đã ban hành Nghị định 39/NĐ-CP5, quy định rõ hơn chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của UBNN về hợp tác và đầu tư hoạt động độc lập và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài. Công việc quan trọng hàng đầu trong thời gian này là vận động, xúc tiến đầu tư, tăng cường quản lý việc triển khai thực hiện dự án và quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư. Đặc biệt, do thấy rõ được tầm quan trọng của QLNN đối với các dự án sau khi được cấp phép đầu tư, Chính phủ đã thành lập một Vụ chức năng trực thuộc là Vụ Quản lý dự án đầu tư nước ngoài với các chức năng chính sau:

- Hướng dẫn triển khai thực hiện các dự án sau khi được cấp giấy phép đầu tư.

- Theo dõi tình hình các chủ đầu tư thực hiện các quy định tại giấy phép đầu tư, các quy định của pháp luật, kiến nghị các vấn đề nghiên cứu về chính sách và pháp luật đầu tư.

- Phối hợp với các đơn vị, cơ quan liên quan kiến nghị việc điều chỉnh giấy phép đầu tư, cho phép chuyển nhượng vốn, kết thúc quá trình hoạt động, rút giấy phép và giải thể trước thời hạn các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

5 http://laws.dongnai.gov.vn/1991_to_2000/1993/199306/199306090001/lawdocument_view

- Làm đầu mối với các bộ, địa phương liên quan giải quyết những vấn đề phát sinh tại các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 7

- Làm đầu mối tổ chức kiểm tra hoạt động của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Bộ, theo dõi công tác kiểm tra của các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương về các mặt hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thời kỳ từ 1/11/1995 đến 1997


Nguồn vốn ĐTTT nước ngoài là một bộ phận cấu thành của các nguồn vốn đầu tư toàn xã hội, các nguồn vốn này cần phải được sắp xếp theo một quy hoạch thống nhất, phù hợp với cơ cấu kinh tế của đất nước theo giai đoạn mới. Do đó, tại kỳ họp thứ 8, khóa IX, Quốc hội đã thông qua việc hợp nhất UBNN về hợp tác và đầu tư với Ủy ban Kế hoạch Nhà nước lập nên Bộ Kế hoạch và Đầu tư. Việc hợp nhất này làm cho cơ quan QLNN về đầu tư thêm mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giảm thiểu các thủ tục đầu tư không cần thiết cũng như kết hợp các nguồn vốn đầu tư phát triển.

Thời kỳ từ năm 1997 đến nay


Do tốc độ phát triển của việc hợp tác đầu tư với nước ngoài gia tăng một cách nhanh chóng và việc quản lý ngày càng khó khăn, phức tạp đòi hỏi Chính phủ phải có một hệ thống tổ chức quản lý chuyên trách đủ mạnh đáp ứng yêu cầu thực tế đặt ra. Hơn nữa, việc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế xuất ngày càng gia tăng mạnh mẽ, số dự án đầu tư nước ngoài ở các địa phương ngày càng nhiều nên yêu cầu phải có sự phân cấp trong quản lý. Do đó, cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động FDI ở Việt Nam được tổ chức như sau:

Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về đầu tư nước ngoài tại Việt Nam


Chính phủ quy định việc cấp giấy phép của Bộ kế hoạch và Đầu tư: Căn cứ vào quy định, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực, quy mô, tính chất của dự án đầu tư; quyết định việc phân cấp giấy phép đầu tư cho UBND tỉnh, thành phố

trực thuộc trung ương có đủ điều kiện, quy đinh việc cấp giấy phép đầu tư đối với dự án đầu tư vào khu chế xuất, khu công nghiệp

Bộ Kế hoạch và Đầu tư


Là cơ quan QLNN về đầu tư nước ngoài, giúp Chính phủ quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bộ Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước ngoài, soạn thảo các dự án pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài, phối hợp với các bộ, các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc QLNN về đầu tư nước ngoài, hướng dẫn UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện pháp luật, chính sách về đầu tư nước ngoài.

- Xây dựng tổng hợp danh mục đầu tư, hướng dẫn về thủ tục đầu tư, QLNN đối với các hoạt động xúc tiến và hướng dẫn đầu tư

- Tiếp nhận dự án đầu tư và chủ trì, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền.

- Làm đầu mối giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hình thành, triển khai và thực hiện dự án đầu tư nước ngoài.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội của hoạt động đầu tư nước ngoài.

- Kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các hoạt động đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo quy định của pháp luật.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ: thực hiện việc QLNN về đầu tư nước ngoài theo chức năng và thẩm quyền:

- Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc xây dựng pháp luật, chính sách, quy hoạch liên quan đến đầu tư nước ngoài

- Xây dựng kế hoạch, danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ngành, tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư.

- Hướng dẫn giải quyết các thủ tục liên quan đến triển khai thực hiện dự án đầu tư.

- Kiểm tra, thanh tra các hoạt động của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh thuộc lĩnh vực phụ trách.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Thực hiện việc QLNN về đầu tư nước ngoài trên địa bàn, lãnh thổ theo chức năng và thẩm quyền.

- Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được phê duyệt lập và công bố danh mục dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại địa phương tổ chức vận động, xúc tiến đầu tư.

- Tham gia thẩm định các dự án đầu tư nước ngoài tại địa phương.

- Tiếp nhận dự án đầu tư, thẩm định, cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đầu tư nước ngoài tại Việt Nam theo phân cấp của Thủ tướng Chính phủ

- Giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến hình thành, triển khai thực hiện dự án theo thẩm quyền.

- QLNN trên địa bàn lãnh thổ đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

- Kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các bên tham gia hợp đồng hợp tác kinh doanh.

Ban quản lý KCN, KCX


Ban quản lý KCN, KCX là đầu mối hướng dẫn các nhà đầu tư vào KCN, KCX theo hồ sơ dự án của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và được ủy quyền tiếp nhận hồ sơ của các dự án đầu tư vào KCN, KCX và thẩm định cấp giấy phép đầu tư cho các dự án đáp ứng đủ các yêu cầu quy định; quản lý hoạt động của các dự án sau khi cấp giấy phép.

Việc thay đổi cơ cấu tổ chức quản lý hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài trong thời gian qua đã phản ánh cách nhìn nhận của Nhà nước về tầm quan trọng của FDI trong từng giai đoạn, đáp ứng yêu cầu đặt ra của thực tế và phù hợp với xu thế phát triển của FDI.

2. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến FDI

2.1. Quá trình hình thành hệ thống văn bản pháp luật về FDI


Ngày 18/04/1977, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành điều lệ Đầu tư nước ngoài, văn bản quy định các nguyên tắc cơ bản điều chỉnh bằng pháp luật các quan hệ FDI tại Việt Nam. Giữa bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước thời điểm đó, để khôi phục và phát triển kinh tế, Đảng ta đã có chủ trương mở cửa nền kinh tế, thực hiện công cuộc “Đổi Mới” toàn diện, trong đó có việc hoàn thiện, nâng Điều lệ Đầu tư năm 1977 thành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987. Sự ra đời của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 đã tạo môi trường pháp lý cao hơn để thu hút vốn ĐTNN vào Việt Nam. Luật này đã bổ sung và chi tiết hóa các lĩnh vực cần khuyến khích kêu gọi đầu tư cho phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây là một trong những đạo luật đầu tiên của thời kỳ đổi mới. Việc ban hành Luật ĐTNN tại Việt Nam đã thể chế hóa đường lối của Đảng, mở đầu cho việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ĐTNN, theo phương châm đa dạng hóa, đa phương hóa các quan hệ kinh tế đối ngoại, góp phần thực hiện chủ trương phát huy nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế.

Thời kỳ đẩy mạnh CNN-HĐH đất nước, việc thu hút FDI vào Việt Nam càng có ý nghĩa quan trọng. Hoạt động hợp tác đầu tư với nước ngoài đứng trước những cơ hội và thách thức mới. Luật đầu tư nước ngoài tiếp tục được hoàn thiện và được quốc hội khóa IX thông qua ngày 12/11/1996. Cùng với quá trình hoàn thiện luật đầu tư nước ngoài, Nhà nước Việt Nam đã ban hành các văn bản luật như: luật dầu khí, luật dân sự, luật ngân sách, luật bảo vệ môi trường, luật thương mại, pháp luật về quyền và nghĩa vụ của cá nhân tổ chức nước ngoài thuê đất tại Việt Nam,… đồng thời ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành pháp luật như các

Nghị định quy định chi tiết thi hành luật đầu tư nước ngoài, các Thông tư hướng dẫn của Bộ, ngành.

Đặc biệt trong những năm từ 1997-2000, trước tình hình FDI vào Việt Nam liên tục suy giảm, Nhà nước tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho việc thu hút và triển khai FDI. Chính phủ đã ban hành Nghị định 12/CP ngày 18/2/1997 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Nghị định 10/CP/1998 ngày 23/11/1998 về một số biện pháp khuyến khích và đảm bảo hoạt động FDI tại Việt Nam kèm theo danh mục các lĩnh vực, địa bàn khuyến khích và đặc biệt khuyến khích đầu tư, Nghị định 62/1998/NĐ-CP ngày 15/8/1998 về đầu tư theo hợp đồng BOT – BTO – BT áp dụng với hoạt động FDI.

Nhằm cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, môi trường pháp lý, tạo sự thống nhất trong hệ thống luật pháp về đầu tư và tạo một sân chơi bình đẳng, không phân biệt đối xử giữa các nhà đầu tư, đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, tạo điều kiện thuận lợi để thu hút và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động đầu tư năm 2005, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư có hiệu lực từ ngày 01/07/2006, thay thế cả Luật Đầu tư nước ngoài và luật khuyến khích đầu tư trong nước. Sự thay đổi này thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với thành phần kinh tế có vốn ĐTNN, một bộ phận quan trọng của nền kinh tế. Mặt khác, đó cũng là yêu cầu phù hợp với quy định chung, nhằm đáp ứng kịp thời sự biến đổi khách quan của tình hình phát triển kinh tế trong nước cũng như quốc tế trong từng thời kỳ, để tiến tới một đạo luật ngày càng phù hợp với xu thế hội nhập, nâng cao khả năng thu hút và sử dụng hiệu quả vốn ĐTNN.

Từ thực tiễn thu hút ĐTNN hơn 20 năm qua cho thấy việc tạo dựng môi trường pháp lý cho ĐTNN trong thời gian qua là rất cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt thu hút vốn ĐTNN ở khu vực và trên thế giới.

2.2. Tình hình thực hiện


Cùng với các hoạt động tạo lập môi trường chính trị, kinh tế vĩ mô ổn định, xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, các hoạt động điều hành trực tiếp (như quy hoạch thu hút FDI, xúc tiến đầu tư, thẩm định cấp giấy phép đầu tư và tạo điều kiện để triển khai thực hiện dự án đầu tư), quá trình xây dựng và phát triển hệ thống pháp luật Việt Nam đã tạo ra khung pháp lý đảm bảo và khuyến khích cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam theo mục tiêu và định hướng của Nhà nước.

Các kết quả đạt được về số dự án được cấp phép đầu tư, tổng số vốn đầu tư, địa bàn đầu tư, các đối tác nước ngoài đầu tư vào Việt Nam là khả quan. Đặc biệt từ năm 2007, với sự kiện Việt Nam gia nhập WTO, làn sóng FDI vào Việt Nam một cách mạnh mẽ đã cho thấy phần nào môi trường pháp lý tại Việt Nam đã thông thoáng hơn, các rào cản gia nhập thị trường đã từng bước được gỡ bỏ, hoặc cải thiện để phù hợp với môi trường kinh doanh quốc tế. Việc điều chỉnh thể chế kinh tế, hoàn thiện từng bước khung pháp lý, xóa bỏ các rào cản và nâng cao tính minh bạch trong các chính sách kinh tế, thương mại, cải thiện môi trường kinh doanh đã làm tăng hiệu quả và thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững hơn, gia tăng luồng vốn FDI vào Việt Nam.

Có thể thấy rõ những thay đổi về chính sách, về các quy định của pháp luật ảnh hưởng lên đầu tư trực tiếp nước ngoài khi Việt Nam gia nhập WTO. Trước hết là việc cắt giảm thuế quan nhập khẩu. Theo cam kết, VN đã cắt giảm 22% thuế nhập khẩu so với mức hiện hành, thực hiện chủ yếu trong vòng 5 năm kể từ khi gia nhập WTO. Trong số 10.600 dòng thuế nhập khẩu sẽ có 36% phải cắt giảm; lộ trình cắt giảm kéo dài bình quân từ 5 - 7 năm. Mức cắt giảm nói trên tập trung vào thuế đối với ngành công nghiệp (23,9%), nông nghiệp (10,6%). Một điều đáng lưu ý là tác động này diễn ra chủ yếu đối với hàng hóa nhập khẩu đầu vào cho sản xuất hàng tiêu dùng trong nước, cũng như để phục vụ tiêu dùng tư nhân và chính phủ. Mức thuế nhập khẩu nói chung thấp đi sẽ làm giảm chi phí sản xuất và mặt bằng giá cả

nói chúng, làm tăng mức hấp dẫn của Việt Nam như là một cứ điểm cho các doanh nghiệp FDI sản xuất định hướng xuất khẩu.

Thứ hai, Việt Nam khi gia nhập WTO đa cam kết tự do hóa thị trường dịch vụ. Nhiều ngành dịch vụ bị đóng cửa hoặc hạn chế chặt chẽ từ trước tới nay với đầu tư nước ngoài nay đã được mở rộng, sẽ là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà đầu tư nước ngoài khai thác. Bên cạnh đó, tự do hóa ngành dịch vụ còn làm tăng tính cạnh tranh, tăng năng suất trong các ngành này, góp phần nâng cao năng suất của cả nền kinh tế, cải thiết chất lượng môi trường đầu tư, giảm chi phí và thời gian sản xuất tại Việt Nam. Điều này cũng tác động tích cực tới việc thu hút FDI hướng xuất khẩu.

Trong những năm gần đây có hiện tượng nhiều doanh nghiệp liên doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài, cùng với sự tăng lên của hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài cũng phần nào phản ánh môi trường kinh doanh ở nước ta khá thuận lợi. Bởi vì, thông thường khi môi trường kinh doanh khó khăn phức tạp về thủ tục hành chính, độ rủi ro cao, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức liên doanh để phía đối tác nước chủ nhà đứng ra giải quyết các thủ tục hành chính và chia sẻ rủi ro. Còn khi môi trường kinh doanh thuận lợi hơn, đảm bảo kinh doanh có lãi, nhà đầu tư nước ngoài thường lựa chọn hình thức kinh doanh 100% vốn nước ngoài để có thể chủ động trong kinh doanh.

3. Xây dựng và quản lý thực hiện các cơ chế, chính sách đối với FDI

3.1. Chính sách về thuế và ưu đãi tài chính


Mục tiêu của chính sách thuế và các ưu đãi về tài chính là tạo ra môi trường đầu tư hấp dẫn thông qua việc áp dụng tỷ lệ thuế thấp; thời gian, mức độ miễn giảm thuế đảm bảo được cho việc tăng tỷ lệ lợi nhuận cho các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Theo luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987, các nhà đầu tư nước ngoài phải nộp thuế lợi tức từ 15% đến 25%. Nếu đầu tư vào miền núi, vùng sâu vùng xa thì mức thuế lợi tức có thể thấp hơn nữa. Ngoài ra, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư, quy mô vốn đầu tư, khối lượng hàng xuất khẩu, tính chất và thời gian hoạt

Xem tất cả 108 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí