Fdi Phân Theo Hình Thức Đầu Tư Tính Đến Năm 2009

với WTO, Việt Nam đã bãi bỏ các quy định về ưu đãi đối với dự án có tỷ lệ xuất khẩu cao, không yêu cầu bắt buộc thực hiện tỷ lệ nội địa hoá và sử dụng nguyên liệu trong nước. Qua các thời kỳ, định hướng thu hút ĐTNN lĩnh vực công nghiệp- xây dựng tuy có thay đổi về lĩnh vực, sản phẩm cụ thể nhưng cơ bản vẫn theo định hướng khuyến khích sản xuất vật liệu mới, sản phẩm công nghệ cao, công nghệ thông tin, cơ khí chế tạo, thiết bị cơ khí chính xác, sản xuất sản phẩm và linh kiện điện tử... Đây cũng chính là các dự án có khả năng tạo giá trị gia tăng cao và Việt Nam có lợi thế so sánh khi thu hút ĐTNN. Nhờ vậy, cho đến nay các dự án ĐTNN thuộc các lĩnh vực nêu trên (thăm dò và khai thác dầu khí, sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, sản phẩm điện và điện tử, sản xuất sắt thép, sản xuất hàng dệt may...) vẫn giữ vai trò quan trọng đóng góp cho tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và tạo nhiều việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho hàng triệu lao động trực tiếp. Cơ cấu đầu tư có chuyển biến tích cực theo hướng gia tăng tỷ trọng đầu tư vào lĩnh vực công nghệ cao, lọc dầu và công nghệ thông tin.

Tính đến hết năm 2009, lĩnh vực công nghiệp – xây dựng có 7.333 dự án với mức tổng vốn đăng ký đạt trên 101 tỷ USD, chiếm 70% về số dự án và 57% về tổng mức vốn đăng ký.

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ


Bên cạnh việc thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp xây dựng, Nhà nước ta cũng khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư cho hoạt động kinh doanh dịch vụ. Nhờ vậy, khu vực dịch vụ đã có sự chuyển biến tích cực đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống nhân dân, góp phần đẩy nhanh tăng trưởng kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, vận tải hàng không, vận tải biển, du lịch, kinh doanh bất động sản tăng trưởng nhanh, thu hút nhiều lao động và thúc đẩy xuất khẩu. Cùng với việc thực hiện lộ trình cam kết thương mại dịch vụ trong WTO, Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh thu hút ĐTNN, phát triển các ngành dịch vụ trực tiếp phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Trong năm 2009 lĩnh vực dịch vụ đã chiếm ưu thế trong tổng vốn FDI. Trong đó, dịch vụ lưu trú và ăn uống là lĩnh vực thu hút sự quan tâm lớn nhất của các nhà đầu tư nước ngoài với 8,8 tỷ USD vốn cấp mới và tăng thêm. Kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với 7,6 tỷ USD. Trong đó có nhiều dự án quy mô lớn được cấp phép trong năm như Khu du lịch sinh thái bãi biển rồng tại Quảng Nam, dự án Công ty TNHH thành phố mới Nhơn Trạch Berjaya tại Đồng Nai và dự án Công ty TNHH một thành viên Galileo Investment Group Việt Nam có tổng vốn đầu tư lần lượt là 4,15 tỷ USD, 2 tỷ USD và 1,68 tỷ USD.

Đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực Nông – Lâm – Ngư

Dành ưu đãi cho các dự án đầu tư vào lĩnh vực Nông Lâm ngư nghiệp cũng được chú trọng ngay từ khi có luật đầu tư nước ngoài 1987. Tuy nhiên đến nay do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân rủi ro đầu tư cao trong lĩnh vực này, nên kết quả thu hút ĐTNN vào lĩnh vực Nông – Lâm ngư chưa được như mong muốn.

Đến hết năm 2008, lĩnh vực Nông- Lâm- Ngư nghiệp có 976 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký hơn 4,79 tỷ USD; chiếm 10 % về số dự án ; và chỉ chiếm 4,4% tổng vốn đăng ký. Trong đó, các dự án về chế biến nông sản, thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong tổng vốn đăng ký của ngành, trong đó, các dự án hoạt động có hiệu quả bao gồm chế biến mía đường, gạo, xay xát bột mì, sắn, rau.

Cho đến nay, đã có 50 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư trực tiếp vào ngành nông-lâm-ngư nghiệp nước ta, trong đó, các nước châu Á ( Đài Loan, Nhật Bản, Trung Quốc, Hồng Kông,..) chiếm 60% tổng vốn đăng ký vào ngành nông nghiệp (riêng Đài Loan là 28%). Các nước thuộc EU đầu tư vào Việt Nam đáng kể nhất gồm có Pháp (8%), quần đảo British Virgin Islands (11%). Một số nước có ngành nông nghiệp phát triển mạnh (Hoa Kỳ, Canada, Australi)a vẫn chưa thực sự đầu tư vào ngành nông nghiệp nước ta.

Các dự án ĐTNN trong ngành nông-lâm-ngư nghiệp tập trung chủ yếu ở phía Nam. Vùng Đông Nam Bộ chiếm 54% tổng vốn đăng ký của ngành, đồng bằng sông Cửu Long 13%, duyên hải Nam Trung Bộ 15%. Miền Bắc và khu vực miền

Trung, lượng vốn đầu tư còn rất thấp, ngay như vùng đồng bằng sông Hồng lượng vốn đăng ký cũng chỉ đạt 5% so với tổng vốn đăng ký của cả nước.

1.3.2. Đầu tư nước ngoài phân theo vùng lãnh thổ

Qua hơn 20 năm thu hút, ĐTNN đã trải rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, vốn FDI vẫn chủ yếu tập trung tại các địa bàn trọng điểm, có lợi thế, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương, làm cho các vùng này thực sự là vùng kinh tế động lực, lôi kéo phát triển kinh tế - xã hội chung và các vùng phụ cận.

Theo số liệu thống kê của Cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2009, vùng trọng điểm phía Bắc có 3.090 dự án còn hiệu lực với vốn đầu tư trên 34,8 tỷ USD, chiếm 28,2% về số dự án, 19,7% tổng vốn đăng ký cả nước; trong đó Hà Nội đứng đầu (1.964 dự án với tổng vốn đăng ký 19,47 tỷ USD) chiếm 53,2% vốn đăng ký và 46,9% vốn thực hiện cả vùng. Tiếp theo thứ tự là Hải Phòng (302 dự án với tổng vốn đăng ký 4,2 tỷ USD), Hải Dương (230 dự án với tổng vốn đăng ký 2,95 tỷ USD), Hưng Yên (159 dự án với tổng vốn đăng ký 798,2 triệu tỷ USD), Bắc Ninh (143 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD), Vĩnh Phúc (129 dự án với tổng vốn đăng ký 1,97 tỷ USD) và Quảng Ninh (107 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD).

Vùng trọng điểm phía Nam thu hút 6.827 dự án với tổng vốn đầu tư 87,8 tỷ USD, chiếm 49,6% tổng vốn đăng ký, trong đó, tp Hồ Chí Minh dẫn đầu cả nước (3.140 dự án với tổng vốn đăng ký 27,2 tỷ USD) chiếm 30,9% tổng vốn đăng ký của vùng. Tiếp theo thứ tự là Bình Dương (1.964 dự án với tổng vốn đăng ký 13,3 tỷ USD) chiếm 15,2% vốn đăng ký của Vùng, Đồng Nai (1.028 dự án với tổng vốn đăng ký 16,3 tỷ USD) chiếm 18,6% vốn đăng ký của vùng; Long An (280 dự án với tổng vốn đăng ký 2,9 tỷ USD) chiếm 3,4 vốn đăng ký của Vùng; Bà Rịa – Vũng Tàu (211 dự án với tổng vốn đăng ký 23,6 tỷ USD) chiếm 26,9% vốn đăng ký của vùng.

Ngoài một số địa phương vốn có ưu thế trong thu hút vốn ĐTNN (Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Hải Phòng, Quảng Ninh) một số địa phương khác (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Phú Yên, Hà Tây..) do yếu tố tích

cực của chính quyền địa phương nên việc thu hút vốn ĐTNN đã chuyển biến mạnh, tác động tới cơ cấu kinh tế trên địa bàn. Đối với Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cũng như hướng thu hút vốn ĐTNN vào các ngành công nghệ cao thông qua một số khu công nghệ cao (Quang Trung, Hòa Lạc).

Vùng trọng điểm miền Trung thu hút được 491 dự án với tổng vốn đăng ký 8,6 tỷ USD, chiếm 6% tổng vốn đăng ký của cả nước, trong đó: Phú Yên (39 dự án với tổng vốn đăng ký 1,9 tỷ USD) hiện đứng đầu các tỉnh miền Trung với dự án xây dựng nhà máy lọc dầu Vũng Rô có vốn đăng ký 1,7 tỷ USD. Tiếp theo là Đà Nẵng (113 dự án với tổng vốn đăng ký 1,8 tỷ USD), Quảng Nam (15 dự án với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD) đã có nhiều tiến bộ trong thu hút vốn ĐTNN, nhất là đầu tư vào xây dựng các khu du lịch, trung tâm nghỉ dưỡng, vui chơi đạt tiêu chuẩn quốc tế. Tây Nguyên cũng ở trạng thái thu hút vốn ĐTNN còn khiêm tốn như vùng Đông Bắc và Tây Bắc, trong đó, tuy Lâm Đồng (93 dự án với tổng vốn đăng ký 318,4 triệu USD) đứng đầu các tỉnh khu vực Tây Nguyên nhưng chỉ chiếm tỷ trọng 1% về số dự án. Đồng bằng sông Cửu Long thu hút vốn ĐTNN còn thấp so với các vùng khác, chiếm 3,6% về số dự án và 4,4% về vốn đăng ký và 3,2% vốn thực hiện của cả nước.

Tuy Nhà nước đã có chính sách ưu đãi đặc biệt cho những vùng có điều kiện địa lý-kinh tế khó khăn nhưng việc thu hút ĐTNN phục vụ phát triển kinh tế tại các địa bàn này còn rất thấp.

1.3.3. FDI phân theo hình thức đầu tư


Tính đến hết năm 2009, chủ yếu các doanh nghiệp ĐTNN thực hiện theo hình thức 100% vốn nước ngoài, có 8.521 dự án ĐTNN với tổng vốn đăng ký 110,8 tỷ USD, chiếm 77,8% về số dự án và 62,6% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức liên doanh có 2.021 dự án với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, chiếm 18,4% về số dự án và 30,9% tổng vốn đăng ký. Theo hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh có 222 dự án với tổng vốn đăng ký 4,9 tỷ USD chiếm 2% về số dự án và 2,8% tổng vốn đăng ký. Hình thức công ty cổ phần cũng ngày càng tăng khi có tới 186 dự án đầu

tư với tổng số vốn đăng ký là 4,7 tỷ USD, gần tương đương với hình thức hợp đồng hợp tắc kinh doanh. Số còn lại thuộc các hình thức khác như BOT, BT, BTO, công ty mẹ con.

Bảng 1.2 : FDI phân theo hình thức đầu tư tính đến năm 2009



TT


Hình thức đầu tư

Số dự án

Tổng vốn đầu

tư đăng ký (USD)

Vốn thực hiện (USD)


1


100% vốn nước ngoài


8.521


110.802.022.376


34.996.441.787


2


Liên doanh


2.021


54.767.095.420


15.769.544.770


3


Hợp đồng hợp tác KD


222


4.962.400.300


4.480.687.381


4


Công ty cổ phần


186


4.736.596.301


1.362.025.481


5


Hợp đồng BOT,BT,BTO


9


1.746.725.000


466.985.000


6


Công ty mẹ con


1


98.008.000


82.958.000


Tổng số

10.960


177.112.847.397


57.158.642.419

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 6

Nguồn: Số liệu tổng hợp của Cục Đầu tư nước ngoài.


1.4. Tình hình phát triển các KCN, KCX, KCNC, KKT

Hiện nay chúng ta đã có 228 KCN, KCX (bao gồm 225 KCN và 03 KCX) được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên 58.220 ha, trong đó diện tích đất công nghiệp có thể cho thuê là 38.075 ha, chiếm 65,5% tổng diện tích đất tự nhiên. Trong hơn 16 năm xây dựng và phát triển KCN, KCX và hơn 3 năm thành lập KKT cho thấy khu vực này có đóng góp ngày càng quan trọng trong việc thu hút vốn ĐTNN, đến cuối năm 2008 đã thu hút gần 6.303 dự án ĐTNN còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 87,7 tỷ USD, chiếm 64,3% về số dự án và 58,6% tổng vốn đăng ký

của cả nước. Các dự án đầu tư công nghiệp đang có xu hướng tăng nhanh tại các KCN-KCX. Các dự án đầu tư trong nước và nước ngoài trong KCN, KCX đa dạng về hình thức đầu tư.

2. Tình hình thực hiện các dự án FDI


Trong hơn 20 năm qua, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã góp phần đáng kể trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước bằng việc tạo ra tổng giá trị doanh thu đáng kể, trong đó có giá trị xuất khẩu, cũng như đóng góp tích cực vào ngân sách, tạo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đồng thời, tiếp tục khẳng định vai trò trong sự nghiệp phát triển kinh tế, khu vực đóng góp ngày càng lớn vào tổng sản phẩm quốc nội của đất nước, và thực sự trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế. Từ mức đóng góp trung bình 6,3% cuả GDP trong giai đoạn 1991 – 1995, khu vực FDI đã tăng lên 10,3% GDP trong 5 năm 1996-2000. Trong thời kỳ 2001-2005, tỷ trọng trên đạt trung bình là 14,6%. Từ năm 2006, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN luôn có đóng góp trên 17% vào GDP.

Vốn thực hiện có xu hướng tăng qua các năm nhưng với tốc độ chậm, trong khi vốn đăng ký và số lượng dự án cấp mới biến động mạnh. Nếu như cả giai đoạn 1991 – 1995, vốn thực hiện mới đạt trên 7,1 tỷ USD, chiếm 44% tổng vốn đăng ký mới (bao gồm cả phần vốn góp của bên Việt Nam trên 1 tỷ USD – chủ yếu là giá trị quyền sử dụng đất) thì trong thời kỳ 1996-2000, mặc dù chịu ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á, vốn thực hiện đã đạt 13,5 tỷ USD, tăng 89% so với 5 năm trước, chiếm 64,8% so với tổng vốn đăng ký. Trong 5 năm 2001-2005, vốn thực hiện đạt 14,3 tỷ USD, chiếm 70,8% tổng vốn đăng ký mới, tăng 6% so với 5 năm trước và 30% so với dự báo ban đầu. Hai năm 2006-2007, tổng vốn thực hiện đạt 8,7 tỷ USD, tuy chỉ bằng 27% tổng vốn đăng ký mới, nhưng vốn thực hiện năm 2007 tăng 12% so với năm 2006. Năm 2008, vốn giải ngân của các doanh nghiệp FDI tăng 43,2% so với năm 2007, đạt con số 11,5 tỷ USD. Tuy nhiên, năm 2009, con số này giảm nhẹ, chỉ đạt ở mức khoảng 10 tỷ USD.

Trong giai đoạn 1991-1995, tổng giá trị doanh thu của khu vực FDI đạt khoảng 4,1 tỷ USD (trong đó giá trị xuất khẩu không tính dầu thô đạt 1,2 tỷ USD, chiếm 30% tổng doanh thu). Sang giai đoạn 1996-2000, con số này đã tăng lên mức 27,09 tỷ USD, tăng gấp 6,5 lần so với 5 năm trước. Giai đoạn 2001-2005, tổng giá trị doanh thu đạt 77,4 tỷ USD, tăng 2,8 lần. Riêng trong 2 năm 2006-2007, tổng giá trị doanh thu đạt khoảng 69 tỷ USD, trong đó giá trị xuất khẩu trừ dầu thô đạt 28,6 tỷ USD, chiếm 41% tổng doanh thu. Tính đến năm 2008, tổng doanh thu của khu vực này đạt con số 50,55 tỷ USD, tăng 24,4% so với năm 2007.

Tính đến năm 2007, đã có 38 dự án kết thúc đúng thời hạn với tổng vốn đầu tư đăng ký là 658 triệu USD. Các dự án kết thúc đúng thời hạn chủ yếu là các dự án đầu tư trong những lĩnh vực đặc thù như trục vớt tàu đắm, thăm dò và khai thác dầu khí, nuôi trồng thủy sản… Đồng thời cũng có 1.359 dự án bị giải thể trước thời hạn với số vốn đăng ký giải thể khoảng 15,5 tỷ USD, trong đó lĩnh vực dịch vụ chiếm 50 %, lĩnh vực công nghiệp xây dựng chiếm 42,3%. Trong các dự án FDI bị giải thể, số dự án hoạt động theo hình thức liên doanh chiếm đa số (56% về số dự án và 67,2% về tổng vốn đăng ký), tiếp theo là hình thức 100% vốn nước ngoài (13,1% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký), hình thức hợp doanh (10,2% về số dự án và 15,5% về tổng vốn đăng ký). Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm 2008 đã có 34 dự án bị rút giấy phép. Các dự án này phần lớn đều kéo dài quá thời gian quy định, không có khả năng thực hiện. Trong các dự án bị giải thể có dự án vốn đầu tư lên đến hàng chục triệu USD, chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ.

II. Thực trạng về thực hiện vai trò quản lý Nhà nước đối với FDI tại Việt Nam

Trong thời gian qua, công tác QLNN về hoạt động FDI đặt trọng tâm vào việc xây dựng hành lang pháp lý liên quan đến hoạt động này, tạo môi trường thuận lợi để không ngừng thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài. Đồng thời tăng cường hiệu lực QLNN đối với các dự án sau khi được cấp phép, triển khai các dự án thuận lợi, nhanh chóng đưa các dự án vào hoạt động, giám sát quá trình hoạt động

sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp theo những nội dung đã đăng ký và cam kết, giải quyết những vấn đề phát sinh.

Sau đây chúng ta sẽ đi vào phân tích thực trạng của công tác QLNN đối với hoạt động FDI trong thời gian qua.

1. Xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý Nhà nước đối với FDI


Từ khi luật ĐTNN được Quốc hội thông qua ngày 29/12/1987 đến nay, nước ta đã hình thành được một hệ thống các cơ quan quản lý ĐTNN từ Trung ương tới địa phương. Sự phối hợp tương đối chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý này đã góp phần xử lý tương đối tốt các vấn đề QLNN đối với hoạt động đầu tư, đặc biệt đối với các dự án có vốn đầu tư lớn, sử dụng nhiều lao động và có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế Việt Nam. Công tác hoàn thiện hệ thống bộ máy QLNN đối với hoạt động FDI được chia thành các giai đoạn sau:

Thời kỳ đầu 1987-1989: Từ khi ban hành luật Đầu tư nước ngoài đến khi thành lập Ủy ban Nhà nước (UBNN) về đầu tư

Thời gian này, ĐTTT được coi là một trong những hoạt động kinh tế đối ngoại trực thuộc sự quản lý của Bộ Kinh tế đối ngoại (nay là Bộ Thương mại), với bộ phận giúp việc chuyên trách là Vụ quản lý Đầu tư. Đây là thời kỳ sơ khai của quản lý hoạt động đầu tư nước ngoài, vì ngoài Luật đầu tư nước ngoài và Nghị định 139/HĐBT (ngày 5-9-1988), Việt Nam chưa ban hành các văn bản dưới luật liên quan, chưa có kinh nghiệm và hiểu biết thông lệ quốc tế. Hơn nữa, thời gian này nước ta vừa mới chuyển từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước nên kết quả trong hoạt động FDI đạt được không đáng kể.

Thời kỳ 1989-1995: Từ khi thành lập UBNN về hợp tác Đầu tư đến khi thành lập Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Đây là thời kỳ hoạt động mạnh mẽ của đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Thời kỳ này được chia làm hai giai đoạn:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022