Tiếp Tục Hoàn Thiện Cơ Chế Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Dự Án Fdi

của nước ta. Thực tiễn cho thấy Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987, dù có được sửa đổi nhiều lần, nhưng cũng không thể điều chỉnh hết các vấn đề đặt ra. Chính vì vậy, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về ĐTNN trong thời gian tới cần gắn chặt với việc thực hiện Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam, Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, các nỗ lực cải cách hành chính, hội nhập kinh tế quốc tế, lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế liên quan tới đầu tư... Cụ thể hơn, các nhà lập pháp khi xem xét sửa đổi, hoàn thiện pháp luật ĐTNN tại Việt Nam, phải luôn luôn xác định nó trong mối liên hệ với các đạo luật khác, với cả hệ thống pháp luật, không chỉ những cái hiện hành, mà phải tính đến những dự báo hoàn thiện trong thời gian tới.


Việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về ĐTNN không thể tách khỏi việc quan tâm và làm tốt hơn công tác thực thi pháp luật về ĐTNN. Mặc dù nhiều quy định pháp luật về ĐTNN của Việt Nam được đánh giá là thông thoáng, thuận lợi cho nhà ĐTNN, nhưng nếu nhìn vào những thông tin đánh giá về độ tin cậy hay mức độ thực thi các quy định pháp luật này trên thực tế thì chúng ta phải nhận ra “khoảng cách” giữa văn bản pháp luật và thực tiễn thi hành. Cơ chế giải quyết các tranh chấp, kể cả cơ chế toà án và trọng tài liên quan tới nhà ĐTNN trong quan hệ với cơ quan Nhà nước và đối tác kinh doanh, chưa thực sự nhận được sự chấp nhận rộng rãi trong các nhà ĐTNN. Một trong những văn bản quan trọng đặc trưng của nền kinh tế thị trường là Luật Phá sản, theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, là chưa đủ đi vào cuộc sống. Công việc nâng cao năng lực, hiệu quả áp dụng và thực thi pháp luật là công việc phức tạp, đòi hỏi thời gian công sức, kể cả việc phải làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng pháp luật, đào tạo nghề nâng cao nhận thức và hiểu biết pháp luật của mọi người, nhất là cán bộ, công chức, thực thi có hiệu quả pháp luật về phòng chống tham nhũng (tức yếu tố con người), tới các vấn đề về tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, đây là công việc nước ta có thể làm được và phải làm tốt khi tất cả chúng ta cùng quyết tâm và chia sẻ công việc này.


Tiếp tục nghiên cứu và sớm cho sửa đổi một số chính sách nhằm tạo thêm điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Chẳng hạn, sửa đổi bổ sung một số chính sách có liên quan tới quyền sử dụng đất, về giải phóng mặt bằng, … Phát triển mạnh và đồng bộ hệ thống thị trường vốn nhằm tạo ra các điều kiện để hầu hết các doanh nghiệp có thể huy động vốn cho đầu tư một cách thuận lợi, cũng như có thể tham gia đầu vào mọi lĩnh vực mà Nhà nước không cấm.


Việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế liên quan tới ĐTNN trong 20 năm qua cũng cho nước ta không ít bài học kinh nghiệm. Chẳng hạn, đối với không ít quy định pháp luật trong nước về ĐTNN có khi là mới và phức tạp đối với chúng ta, nhưng đó lại là những quy định thường thấy trong pháp luật về đầu tư của các nước hay trong các điều ước quốc tế hiện đại về đầu tư trên thế giới. Do đó, việc thường xuyên nghiên cứu, đánh giá, tổng kết về việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế của Việt Nam về đầu tư, cũng như việc tìm hiểu, lựa chọn những quy định thích hợp của pháp luật quốc tế và nước ngoài để tham khảo trong quá trình xây dựng và hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về đầu tư là điều quan trọng trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Việc tiếp tục nghiên cứu để chuẩn bị đàm phán, ký kết hoặc tham gia các điều ước quốc tế, kể cả Công ước Washington năm 1965 về giải quyết tranh chấp đầu tư giữa Nhà nước và công dân của Nhà nước khác, tham gia tích cực và chủ động vào việc đàm phán các nội dung của Vòng đàm phán Doha (hiện đang đi vào giai đoạn cuối cùng) trong khuôn khổ WTO và một số điều ước về đầu tư khác...cần có sự quan tâm thích đáng. Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra trong Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng năm 2020.


Pháp luật về ĐTNN của Việt Nam tuy vẫn còn một số vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, nhưng là một bộ phận quan trọng của pháp luật Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước. Chính sách tiếp tục thu hút mạnh ĐTNN của Đảng và Nhà nước ta theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Đảng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, khi mà hầu hết các nước đều đã mở cửa đón nhận và cạnh tranh để có được

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 108 trang tài liệu này.

ĐTNN, đang đặt ra những yêu cầu mới cho việc hoàn thiện khuôn khổ pháp luật về ĐTNN tại Việt Nam.


Quản lý nhà nước đối với hoạt động FDI tại Việt Nam- Thực trạng và giải pháp - 11

1.2. Đơn giản hóa thủ tục hành chính


QLNN đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài có một vai trò và ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Xét trên nhiều khía cạnh, QLNN về kinh tế nói chung và về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng thuộc về môi trường đầu tư theo nghĩa rộng. Tuy nhiên, lĩnh vực này cũng có vai trò riêng của nó.

Tác động của QLNN đối với hoạt động FDI được quy định bởi mức độ can thiệp của Nhà nước vào các hoạt động này. Mỗi quốc gia có đường lối và chiến lược phát triển kinh tế riêng, do đó có những quy chế quản lý riêng đối với hoạt động đầu tư nước ngoài. Song trong điều kiện khu vực hóa và toàn cầu hóa, các quy chế này phải tiến đến những chuẩn mực chung, và hơn nữa mang tính cạnh tranh so với các nước khác. Như vậy, quan điểm chỉ đạo trong việc đổi mới QLNN về hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là đơn giản hóa, thuận lợi hóa và tự do hóa. Các tài liệu hiện có và những quan sát thực tế cho thấy chúng ta còn có rất nhiều việc phải làm trong lĩnh vực này.

Trước hết, cần tiếp tục đơn giản hóa thủ tục đăng ký đầu tư, hạn chế và xóa bỏ những thủ tục rườm rà, phức tạp, khó hiểu và khó vận dụng trong thực tế. Bên cạnh việc đơn giản hóa thủ tục, cần phải rút ngắn thời gian giải quyết thủ tục, tránh những thủ tục trùng lặp. Cần phải thống nhất các quy định, thứ tự thực hiện các thủ tục hành chính trong tổng thế quy trình đăng ký đầu tư để có thể thực hiện đồng nhất ở các địa phương.

Phân định rõ và xóa bỏ những chồng chéo về QLNN đối với hoạt động của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, chủ yếu là giữa Bộ Kế hoạch

Đầu tư, chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Ban quản lý các KCN-KCX.

Tuy nhiên, việc đơn giản hóa thủ tục đầu tư không chỉ đơn thuần là “cắt xén” mà phải dựa trên các tiêu chí như: sự cần thiết, tính hợp lý và tính hợp pháp của thủ tục. Trong khi đó, không ít thủ tục trong lĩnh vực đầu tư, có nhiều quy định liên quan đến doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài nên nếu bãi bỏ, sửa đổi không khéo sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhưng nếu quy định quá chặt chẽ sẽ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp hoặc vi phạm các quy định tại các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia. Chính vì vậy, để đảm bảo việc đơn giản hóa thủ tục, cần phải huy động lực lượng chuyên gia có kinh nghiệm tham gia rà soát lại thủ tục. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường thu thập kiến nghị của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư nước ngoài về thủ tục hành chính, khảo sát thực tiễn những thủ tục hiện hành, so sánh với những quốc gia đang phát triển có điều kiện tương đối giống Việt Nam để từ đó xem xét đơn giản hóa lại thủ tục.

2. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý Nhà nước đối với các dự án FDI

Tiếp tục thực hiện phân cấp QLNN về ĐTNN cho các địa phương. Phân cấp QLNN về ĐTNN cho Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố và các Ban quản lý KCN phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất về quy hoạch, cơ cấu, chính sách, cơ chế quản lý; tăng cường sự hướng dẫn và kiểm tra, giám sát của các Bộ, Ngành trung ương; nâng cao kỷ luật thực hiện để vừa phát huy tính chủ động, sáng tạo của địa phương, vừa tránh phá vỡ quy hoạch, tránh mọi sơ hở. Việc phân cấp liên quan đến mọi khâu của QLNN đối với FDI, kể cả các khâu trước và sau khi cấp giấy phép đầu tư.

Cần hoàn thiện cơ chế giám sát đánh giá đầu tư, nâng cao tính minh bạch chính xác của các báo cáo giám sát đánh giá cũng như cụ thể hóa các chế tài xử lý vi phạm để nâng cao chỉ số lòng tin đối với những người quyết định đầu tư dự án.

Cần ban hành cơ chế pháp lý thống nhất để các cơ quan QLNN tổ chức giám sát, đánh giá toàn bộ hoạt động đầu tư theo đúng quy định.

Chú trọng vào công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật của các địa phương tránh tình trạng ban hành chính sách ưu đãi vượt khung; giảm dần sự tham gia trực tiếp của cơ quan quản lý trung ương vào xử lý các vấn đề cụ thể, trong đó nhiệm vụ giám định đầu tư và hậu kiểm được tăng cường; đào tạo và bồi dưỡng cán bộ quản lý từ trung ương đến địa phương thông qua tổ chức tập huấn, đào tạo ngắn hạn.

Thực hiện có hiệu quả cơ chế “một cửa” trong thủ tục hành chính và giải quyết kịp thời các vấn đề vướng mắc phát sinh giúp các doanh nghiệp triển khai dự án thuận lợi; khuyến khích họ đầu tư chiều sâu, mở rộng sản xuất để đạt hiệu quả kinh tế - xã hội cao hơn. (Đây là cách tốt nhất chứng minh có sức thuyết phục về môi trường ĐTNN ở Việt Nam đối với các nhà ĐTNN tiềm năng).

Không ngừng hoàn thiện bộ máy QLNN đối với các doanh nghiệp có vốn FDI, đảm bảo phân công, phân nhiệm rõ trách nhiệm, quyền hạn và thẩm quyền đối với các Bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương có liên quan trong quản lý và thẩm định cấp giấy phép đầu tư nước ngoài. Từng bước hoàn thiện quy trình quản lý kiểm tra, giám sát hoạt động của các doanh nghiệp sau khi được cấp giấy phép đầu tư cũng như tập trung tháo gỡ những khó khăn và vướng mắc trong việc triển khai thực hiện dự án, hỗ trợ các doanh nghiệp có vốn FDI hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Kiên quyết giải thể các dự án không có khả năng triển khai nhằm thu hồi đất cho các dự án mới, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án lớn, các dự án chuyển giao công nghệ, mở rộng sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở mục tiêu thu hút FDI cần đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược thu hút FDI và coi đó là một bộ phận trong tổng thể của nền kinh tế nói chung và chiến lược kinh tế đối ngoại nói riêng. Chiến lược thu hút FDI phải thống nhất với chiến lược kinh tế đối ngoại và phục vụ đắc lực cho chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Từng bước nâng cao chất lượng của công tác dự báo về xu hướng phát triển kinh tế quốc tế và tăng cường dự trữ quốc gia để chủ động đưa ra những giải pháp hữu hiệu nhằm đối phó với những biến động của thị trường quốc tế, giúp các doanh nghiệp giảm bớt rủi ro trong đầu tư và kinh doanh. Việc thực hiện chức năng dự báo và chịu trách nhiệm về chất lượng dự báo thuộc về các cơ quan quản lý vĩ mô của Chính phủ, gồm: Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các Bộ quản lý ngành và quản lý chức năng khác. Thay vì tập trung vào những công việc điều hành mang tính chất tác chiến, các cơ quan này cần tập trung vào việc dự báo ngắn hạn và trung hạn, từ đó tham mưu cho Chính phủ điều chỉnh các chính sách một cách kịp thời và có hiệu quả đối với những biến động bất lợi trên trường quốc tế.

Hỗ trợ, thúc đẩy các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư ra nước ngoài bằng cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi trong lập qũy, vay vốn đầu tư ; đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp phép, mở rộng chế độ đăng ký cấp phép. Tiến hành rà soát những lĩnh vực cấm đầu tư và lĩnh vực hạn chế đầu tư, kết hợp với những thoả thuận theo các hiệp định và điều ước song phương, đa phương mà Việt Nam đã ký kết để đưa ra một cơ chế cho phép rộng rãi hơn với đầu tư nước ngoài.

Giải quyết tốt mối quan hệ về lợi ích giữa Nhà nước và các nhà đầu tư nước ngoài trong phát triển các doanh nghiệp có vốn FDI. Mục đích của các nhà đầu tư là tối đa hoá lợi nhuận, còn mục đích của Nhà nước là hiệu quả kinh tế - xã hội mà các dự án đem lại. Vì thế cần phải xem xét đến nhu cầu, khả năng và lợi thế của mỗi bên, hợp tác đầu tư giữa Nhà nước và nhà đầu tư nước ngoài thực chất là tìm "điểm gặp nhau" về lợi ích trên nguyên tắc thoả thuận, tự nguyện, bình đẳng và cùng có lợi. Để xử lý thoả đáng mối quan hệ này cần phải xử lý đúng đắn mối quan hệ giữa quyền QLNN và quyền tự chủ của các doanh nghiệp có vốn FDI. Về phần vốn, tài sản hoặc tài nguyên của Nhà nước trong các doanh nghiệp, cần phải phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tài sản để từ đó xác định quyền hạn, trách nhiệm của những người thay mặt Nhà nước quản lý và sử dụng.

Bên cạnh đó, cần tiếp tục đẩy mạnh ban hành các cơ chế khuyến khích

FDI


Chính sách ưu đãi về đất đai


Thực hiện tốt chính sách về đất đai, giải phóng mặt bằng. Sớm chấm dứt cơ chế góp vốn đầu tư bằng giá trị quyền sử dụng đất, chuyển sang thực hiện chế độ Nhà nước cho thuê đất dài hạn (khoảng 50-70 năm), thu tiền một lần khi kí hợp đồng đất để bổ sung cho các quỹ phát triển của thành phố. Theo đó, các nhà đầu tư có toàn quyền định đoạt, sử dụng, cho thuê, thế chấp trong thời hạn thuê đất. Giảm mức tiền thuê đất và các chi phí dịch vụ khác. Điều chỉnh, sắp xếp lại danh mục các địa bàn quận-huyện khi xác định tiền cho thuê đất phù hợp với thực tế khả năng thu hút đầu tư từ nước ngoài.

Tiếp tục bổ sung quy đất cho phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và cho phép chuyển một phần đất nông, lâm nghiệp để hình thành các cụm công nghiệp theo quy hoạch. Xây dựng các chính sách ưu đãi về đất đai nhằm khuyến khích đầu tư trong và ngoài nước vào tỉnh.

Đối với các khu công nghiệp, khu chế xuất, cần có cơ chế riêng về cho thuê đất, theo nguyên tắc giảm tới mức tối thiểu tiền cho thuê; trong một số trường hợp đặc biệt, có thể không thu tiền thuế đất trong một thời hạn nhất định. Áp dụng thống nhất một chính sách đền bù khi Nhà nước thu hồi đất (không phân biệt đất dùng cho an ninh - quốc phòng hay đầu tư nước ngoài). Giá đất tính đền bù phải sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên thị trường tại thời điểm hiện hành. Đơn giản hoá các thủ tục giao đất, cho thuê đất. Tổ chức được giao đất, thuê đất có trách nhiệm chi trả tiền đền bù cho người có đất bị thu, nhưng phía Việt Nam phải chịu trách nhiệm giải toả mặt bằng và chỉ giao đất cho chủ dự án FDI khi đã giải quyết xong mặt bằng. Khẩn trương công bố và cắm mốc thực địa công khai các quy hoạch đất đai. Mặt khác, nới lỏng, tự do hoá việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất để kích thích đầu tư xây dựng từ mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, phát triển mạnh mẽ thị trường bất động sản trên địa bàn.

Chính sách ưu đãi về tài chính ngoại hối


Trong chính sách khuyến khích thu hút đầu tư nước ngoài của các nước, khuyến khích về tài chính luôn chiếm vị trí quan trọng và luôn được coi là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các khuyến khích về tài chính thường bao gồm các mức thuế, thời gian miễn giảm thuế, ưu đãi tín dụng, lệ phí và quy định thời gian khấu hao. Đây là những công cụ quan trọng không chỉ tạo nên sự hấp dẫn cho các nhà đầu tư nước ngoài mà còn hướng dẫn họ đầu tư theo định hướng phát triển của nước chủ nhà.

Mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc rất lớn vào việc quy định mức thuế đầu tư đối với họ. Nếu các mức thuế đầu tư thấp và hợp lý sẽ góp phần giảm được chi phí đầu tư, nhờ đó tăng cơ hội thu lợi nhuận cao. Mặt khác, cơ cấu thuế đầu tư còn ảnh hưởng đến việc lựa chọn đối tượng, định hướng, quy mô và hình thức đầu tư. Để khuyến khích đầu tư nước ngoài theo định hướng phát triển của nước chủ nhà, các lĩnh vực, định hướng, hình thức đầu tư ưu tiên thường được áp dụng mức thuế suất thấp. Vì vậy, cần tiếp tục duy trì các ưu đãi về thuế suất và miễn giảm thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế xuất nhập khẩu, thuế sử dụng đất… cho các doanh nghiệp FDI. Cần áp dụng luật thuế một các nhất quán, tránh thay đổi nhiều lần gây tâm lý lo lắng cho doanh nghiệp, làm ảnh hướng tới kế hoạch dài hạn của doanh nghiệp.

Giảm thuế thu nhập cá nhân cho các chuyên gia khoa học trong nước và nước ngoài thực hiện chuyển giao công nghệ. Tăng chi ngân sách Nhà nước và khuyến khích tư nhân đầu tư phát triển các dịch vụ đào tạo nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của đội ngũ công chức Nhà nước các cấp và lao động Việt Nam liên quan đến công tác quản lý hoặc trực tiếp làm việc trong các DN có vốn Đầu tư nước ngoài. Có quy định khuyến khích tài chính (giảm thuế) cụ thể đối với các dự án FDI về đào tạo công nghệ, tay nghề, huấn luyện kĩ thuật, đào tạo công nhân và người quản lý cho các dự án đầu tư trung và dài hạn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022