TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI KHOA KINH TẾ - LUẬT
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM
NGÀNH ĐÀO TẠO: KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ
Sinh viên thực tập | |
- Họ và tên: ThS. Lê Như Quỳnh | - Họ và tên: Lê Thị Lam |
- Bộ môn: Quản lý kinh tế | - Lớp: K54F3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam - 2
- Bảng Xếp Hạng Các Doanh Nghiệp Thương Mại Điện Tử Hàng Đầu Tại Vn Q3/2021
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Bán Hàng Qua Các Sàn Giao Dịch Tmđt
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
HÀ NỘI, 2021
TÓM LƯỢC
Thương mại điện tử là một công cụ quan trọng trong công cuộc tái cơ cấu nền kinh tế nước ta nhằm chuyển từ một nền kinh tế thuần nông sang mô hình kinh tế thị trường bền vững gắn với phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó, Nhà nước cần phải phát triển thương mại điện tử để tránh tình trạng bị tụt hậu. Việc tìm kiếm các giải pháp nhằm khắc phục các hạn chế trong quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và tạo ra một môi trường thương mại điện tử lành mạnh trong giai đoạn hiện nay là hết sức cần thiết.
Trên thị trường hiện nay, thương mại điện tử ngày càng phổ biến đối với hoạt động kinh doanh và được tiến hành kinh doanh trực tuyến trên nền công nghệ thông tin để từ đó thực hiện giao dịch mua bán, trao đổi và thanh toán trực tuyến. Thực hiện quyền quản lý thương mại điện tử giúp tổ chức thực hiện môi trường thương mại công bằng hơn và dễ dàng giải quyết mâu thuẫn trong tranh chấp.
Việc giao lưu, mua bán, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ của con người từ trước đến nay thường phải gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với nhau. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, của cuộc cách mạng công nghệ hóa mà việc trao đổi, mua bán, đến tìm hiểu tất cả các thông tin của hàng hóa, dịch vụ rất dễ dàng bởi một cú “click chuột” thông qua các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử được tạo bởi những thương nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Cập nhật với xu thế phát triển trong việc kinh doanh, giao lưu, mua bán, cung ứng hàng hóa, dịch vụ thì hiện nay các doanh nghiệp cũng đã và đang thiết lập các website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử trong đó có Sàn giao dịch thương mại điện tử. Ở Việt Nam, có thể kể đến một số website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử nổi tiếng đó là: Shoppe, Lazada, Sendo, Hotdeal, Adayroi, Tiki…..Hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT ngày càng phát triển. Vì vậy, việc quản lý Nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử là hết sức cần thiết trong bối cảnh hiện nay.
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khoá luận này, lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự hướng dẫn tận tình, sự quan tâm, giúp đỡ của ThS. Lê Như Quỳnh, người đã trực tiếp hướng dẫn, góp ý và cung cấp những kiến thức bổ ích để em hoàn thành khoá luận tốt nghiệp của mình một cách tốt nhất.
Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn Thầy, Cô trong khoa Kinh tế- Luật trường Đại học Thương Mại đã tận tình truyền đạt kiến thức trong những năm em học tập. Vốn kiến thức đó là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khoá luận của em và còn là hành trang quý báu để em có thể bước vào cuộc sống một cách vững chắc và tự tin.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Bộ Công Thương, Cục Xúc tiến Thương Mại cũng như các doanh nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình điều tra, thu thập số liệu để thực hiện các nội dung của đề tài
Trong quá trình hoàn thành khóa luận, em đã cố gắng vận dụng kiến thức được học một cách tốt nhất, tuy nhiên sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, do đó em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý của các thầy cô để khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 11 năm 2021
Sinh viên Lê Thị Lam
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT vii
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ 5
1.1. Một số khái niệm cơ bản 5
1.1.1. Khái niệm thương mại điện tử 5
1.1.2. Sàn giao dịch TMĐT 6
1.1.3. Hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử 6
1.1.4. Khái niệm QLNN về bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử
7
1.2. Một số lý thuyết về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử 7
1.2.1. Một số đặc điểm của hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 7
1.2.2. Bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 9
1.3. Một số lý thuyết về quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử 10
1.3.1. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng bán hàng qua
các sàn giao dịch TMĐT 10
1.3.2. Công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng bán hàng qua
các sàn giao dịch TMĐT 11
1.3.3. Vai trò của quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 11
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 13
1.4. Nội dung và nguyên lý quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử 16
1.4.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 17
1.4.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 21
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT
NAM 23
2.1. Thực trạng phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2016 - 2021 23
2.1.1. Giai đoạn thương TMĐT hình thành và được pháp luật thừa nhận
chính thức 23
2.1.2. Hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT giai đoạn từ năm 2016 - 2021 24
2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 29
2.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 30
2.2.2. Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 31
2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 33
2.2.4. Kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử 36
2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 38
2.3.1. Thành công 38
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 40
CHƯƠNG 3: CÁC ĐỀ XUẤT NHẰM HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN
GIAO DỊCH TMĐT 45
3.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam và xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới 45
3.1.1. Triển vọng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam 45
3.1.2. Xu hướng phát triển thương mại điện tử trên thế giới 47
3.2. Quan điểm, định hướng hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 48
3.2.1. Sự phát triển thương mại điện tử cần tuân thủ cơ chế thị trường, kết hợp với sự tác động tích cực của Nhà nước. 48
3.2.2. Phát triển thương mại điện tử dựa trên sự mở rộng hợp tác quốc tế và
cần phù hợp với tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. 48
3.2.3. Chiến lược phát triển thương mại điện tử cần phù hợp và kết hợp chặt
chẽ với những nội dung của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. 49
3.3. Một số giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 50
3.3.1. Xây dựng chiến lược phát triển thương mại điện tử quốc gia 50
3.3.2. Hoàn thiện chính sách phát triển thương mại điện tử 51
3.3.3. Hoàn thiện các giải pháp về mặt pháp luật trong TMĐT 53
3.3.4. Các giải pháp về tổ chức, thực hiện kế hoạch phát triển thương mại điện tử ... 54
3.3.5. Hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra về thương mại điện tử 56
3.3.6. Hoàn thiện bộ máy QLNNvề các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT 57
3.4. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu 59
KẾT LUẬN 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1. 1: Bảng xếp hạng các doanh nghiệp thương mại điện tử hàng đầu tại VN Q3/2021
............................................................................................................................................ 10
Hình 1.2: Doanh số thương mại điện tử bán lẻ (2019-2024) 15
Hình 1. 3: Tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử trên toàn thế giới 2020 16
Hình 2.1 Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam (2016-2020) 25
Hình 2. 2: Vị thế của sản phẩm Việt Nam trên các sàn giao dịch TMĐT 27
Hình 2. 3: Thứ hạng 4 sàn TMĐT Việt Nam phổ biến trong Quý II/2021 29
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt | Nguyên nghĩa | |
1 | QLNN | Quản lý nhà nước |
2 | TMĐT | Thương mại điện tử |
3 | DN | Doang nghiệp |
4 | CNTT | Công nghệ thông tin |
5 | CNTT&TT | Công nghệ thông tin và truyền thông |
6 | VECOM | Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam |
7 | VOBF | Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam |
8 | GDP | Tổng sản phẩm quốc nội |
9 | CT-TTg | Chỉ thị của Thủ thướng |
10 | NĐ-CP | Nghị quyết Chính Phủ |
11 | TTHC | Thủ tục hành chính |
12 | TT-BCT | Thông tư Bộ Công thương |
13 | SXKD | Sản xuất kinh doanh |
14 | GTGT | Giá trị gia tăng |
15 | NSNN | Ngân sách Nhà nước |
16 | TNDN | Thu nhập doanh nghiệp |
17 | TNCN | Thu nhập cá nhân |
18 | VBPL | Văn bản pháp luật |
19 | CAGR | Tốc độ tăng trưởng kép hàng năm |
.....