Ở cõi trần Thế Lữ lại càng buồn. Nỗi lòng của Thế Lữ là nỗi Nhớ rừng của con hổ bị giam cầm trong vườn bách thú :
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới
… Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu
Lưu Trọng Lư thì ngoảnh mặt lại với mọi sự đau khổ, hướng cái nhìn vào một thế giới mơ màng. Cái Tôi trong thơ Lưu Trọng Lư hầu như rất ít mối quan hệ với thực tại, mất khả năng nhận thức cuộc sống mà luôn luôn chìm đắm trong thế giới mộng tưởng. Trong thơ Lưu Trọng Lư tất cả các yếu tố màu sắc, đường nét, bóng dáng con người cho đến không gian, thời gian đều không được xác định mà bảng lảng trong màn sương của những giấc mộng. Bởi vậy cái nhìn mênh mang xa vắng của Thế Lữ đến Lưu Trọng Lư đã thấm thía ngọt ngào và có sức lan toả lớn :
Mưa chi mưa mãi! Buồn hết nửa đời xuân!
Mộng vàng không kịp hái Mưa mãi mưa hoài
(Mưa… mưa mãi)
Lưu Trọng Lư đi giữa cuộc đời và trong mơ mộng như “Con nai vàng ngơ ngác”. Nhưng cuộc đời với những sự thật phũ phàng khiến ông nhiều lúc “Giật mình ta thấy mồ hôi lạnh / Mộng đẹp bên chăn đã biến rồi”. Giật mình - tỉnh mộng nhưng vẫn không tìm được hướng đi để rồi sau phút giật mình ấy nhà thơ lại chìm vào nỗi sầu trong mộng tưởng .
Xuân Diệu được coi là người phát ngôn đầy đủ nhất cho tư tưởng cá nhân của phong trào Thơ mới. Đọc thơ ông ta thấy một cái Tôi trữ tình nặng trĩu nỗi buồn cho dù ông là con người khát khao sự sống nhất trong các nhà Thơ mới. Xuân Diệu buồn khi nhìn ra rặng liễu đứng đìu hiu, buồn khi chiều buông lưới,
Có thể bạn quan tâm!
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 1
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 2
- Cô Đơn, Buồn Nản, Chán Chường Bởi Mất Mát Trong Tình Yêu
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 5
- Phong cách nghệ thuật thơ Vũ Hoàng Chương - 6
Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.
buồn khi thu đến, xuân về…Ta bắt gặp trong thơ ông nỗi buồn chung của cả một thế hệ về nhân tình thế thái cùng những cám cảnh thương tâm của những phận thi sĩ nghèo và bức tranh toàn cảnh ngột ngạt tù đọng không lối thoát của xã hội đương thời :
Chúng ta nay trong cuộc sống ao tù Đốt điếu thuốc chiêu hồn sương quá khứ
(Mơ xưa)
Thi sĩ khư khư ôm trong mình nỗi “ sầu đơn vạn kiếp”, thu mình lại trong thế giới “ riêng tây”. Nhiều lúc nhà thơ tự gọi mình là “chàng sầu”, có lúc ông lại hoá thân vào con nai, con chim không tổ, núi non, hoặc người kỹ nữ. Cùng ngơ ngơ ngác ngác giữa đời nhưng “con nai vàng” của Lưu Trọng Lư còn bước đi để lại tiếng xào xạc còn “con nai chiều” của Xuân Diệu không thể cất nổi bước vì bị bủa vây trong “lưới chiều” :
Tôi là con nai bị chiều đánh lưới Không biết đi đâu, đứng sầu bóng tối
( Khi chiều giăng lưới)
Cùng ra đời với Thơ mới trong cảnh nước mất nhà tan, trong một xã hội có nhiều chuyện đau buồn nhưng cái Tôi trong thơ ca cách mạng là cái Tôi hoà hợp với cái Ta của quần chúng lao khổ. Nói như Tố Hữu :
Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
(Từ ấy)
Còn cái Tôi Thơ mới lại rơi vào tình trạng cô đơn, lạc lõng “hồn đơn chiếc như đảo rời dặm biển” ( Huy Cận ) hay”không có chi bè bạn nổi cùng ta” ( Xuân Diệu ). Thực ra không phải đến Thơ mới lãng mạn mới buồn mà cái buồn đã triền miên day dứt trở đi, trở lại trong nhiều thế hệ thi ca. Các nhà nho như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du, Lê Hữu Trác, Nguyễn Công
Trứ, Nguyễn Khuyến đều không tránh được tâm trạng đau buồn và cô đơn. Chỉ có điều tuy đau buồn cô độc nhưng họ không bao giờ dao động, hoang mang. Còn với Thơ mới đau buồn cô độc là tâm trạng của cái Tôi nhỏ bé, bơ vơ lạc lõng giữa cuộc đời. Tâm trạng ấy đã thấm sâu vào quan điểm thẩm mỹ của các nhà thơ. Huy Cận cho rằng “Cái đẹp bao giờ cũng hơi buồn”( Kinh cầu tự ). Chế Lan Viên thì hết lời ca ngợi cái đẹp của hạt lệ: “Hạt lệ ! Những ngôi tinh lạc rơi từ một vòm trời luôn luôn khuya khoắt là bầu mắt thẳm xuống trần gian mãi mãi gió sương, là lòng đau bát ngát của con người” ( Lời tựa chung cho Vàng sao và Gai lửa). Đau buồn và cô đơn đã trở thành thứ tâm bệnh chung của chủ nghĩa lãng mạn và là tình trạng phổ biến của cả một thế hệ thi nhân trong phong trào Thơ mới. Từ Thế Lữ đến Huy Cận, từ Xuân Diệu đến Vũ Hoàng Chương, từ Nguyễn Bính đến Hàn Mặc Tử… đã tích tụ tất cả những nỗi đau nhân tình thế thái để viết nên bản đại hoà tấu mà tất cả các cung bậc đều ngậm ngùi đau xót, ảo não, tái tê.
1.2. Nỗi cô đơn, buồn nản chán chường trong Thơ say và Mây
Vũ Hoàng Chương xuất hiện với một cái Tôi lồ lộ trong không gian bao la của bầu trời Thơ mới. Thơ say và Mây của ông chất chứa cả một khối sầu bởi nó xuất phát từ những nét thăng trầm, những mất mát trong chính cuộc đời của nhà thơ. Bởi thế cái buồn trong thơ ông mang một âm hưởng rất riêng, rất Vũ Hoàng Chương. Đó là nỗi buồn của một trái tim đa sầu đa cảm và tràn ngập yêu thương. Nỗi sầu ấy xuất phát từ những nguyên nhân sau.
1.2.1. Cô đơn , buồn nản, chán chường bởi cảm giác lạc loài
Như trên đã nói, cái Tôi Thơ mới ngay từ khi mới ra đời đã rơi vào tình trạng bơ vơ, lạc lõng không lối thoát. Mặc cảm lạc loài đã khiến các nhà thơ lo sợ, hốt hoảng trốn tránh cuộc đời, nhưng càng lẩn tránh càng tuyệt vọng, càng bế tắc. Bao trùm lên thơ Vũ Hoàng Chương là một khối sầu cao ngất. Và gắn liền với khối sầu ấy là cảm hứng cô đơn lạc loài của một cá nhân luôn muốn tự khẳng định mình. Sống giữa cuộc đời mà thi sĩ luôn cảm thấy vô nghĩa tầm thường, con người không thể hoà đồng với hiện tại. Thi sĩ đã tự biến
mình thành kẻ cô đơn xa lạ với hiện thực, đứng ngoài cuộc sống. Tâm trạng cô đơn của Vũ Hoàng Chương phản ánh sự thiếu vắng một ý thức cộng đồng, xa lạ và chủ quan trong nhận thức xã hội và thời đại :
Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ Một đôi người u uất nỗi chơ vơ
Đời kiêu bạt không dung hồn giản dị Thuyền ơi thuyền xin nghé bến hoang sơ
( Phương xa )
Cô đơn, lạc loài khiến cho nhà thơ cảm thấy xa lạ với đời, với chính mình, với cả quê hương giống nòi. Mặc cảm “bị quê hương ruồng bỏ giống nòi khinh” đã khiến nhà thơ nghi ngờ vào chính sự xuất thân của mình : “Lũ chúng ta lạc loài dăm bảy đứa”, “Lũ chúng ta đầu thai nhầm thế kỷ”. Không biết bấu víu vào đâu , như chiếc thuyền giữa biển khơi mịt mùng, thi sĩ chỉ còn biết buông xuôi phó mặc cuộc đời cho số phận. Nhà thơ đã tự tách mình ra khỏi cuộc đời, chạy trốn khỏi cộng đồng, tìm đến một phương xa vô định :
Nhổ neo rồi thuyền ơi! Xin mặc sóng Xô về đông hay dạt tới phương đoài Xa mặt đất giữa vô cùng cao rộng Lòng cô đơn cay đắng hoạ dần vơi
( Phương xa )
Đó là sự bất lực, buông xuôi hay là sự nổi loạn để khẳng định cái Tôi - cá nhân Vũ Hoàng Chương ? Ta thấy rằng Vũ Hoàng Chương là thi sĩ đầy tài năng và tâm huyết. Nhưng tài năng và tâm huyết của ông đã bị làn gió vô tình của cuộc đời cuốn mất khiến ông lâm vào tình trạng thất vọng, chán chường. Nhưng đó cũng là lúc khát vọng sống hoà nhập lại trỗi dậy hơn lúc nào hết. Nhà thơ đau đớn thốt lên :
Ta đã làm chi đời ta xưa? Ta đã dùng chi đời ta chưa?
( Đời tàn ngõ hẹp )
Trước Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Công Trứ , Cao Bá Quát cũng là những nhà nho có tài. Thời thanh niên có những hoài bão lớn lao, Nguyễn Công Trứ tự tin ở tài năng của mình đồng thời có ý thức về sự tồn tại, về địa vị, về sứ mệnh của cá nhân mình ở trời đất. Cao Bá Quát cũng ôm ấp hoài bão muốn đem tài kinh bang tế thế ra phò vua giúp nước. Nhưng tất cả đều vỡ mộng dẫn đến u uất, bế tắc lâm vào con đường hoặc ngông cuồng, phá phách, hoặc đề cao triết lý hưởng lạc thậm chí tới mức cực đoan “Nhân sinh bất hành lạc, thiên tuế diệc vi thương” ( Nguyễn Công Trứ ) hay “Nhân sinh quí thích” (Cao Bá Quát ). Không ngông cuồng, phá phách như Nguyễn Công Trứ và Cao Bá Quát, Vũ Hoàng Chương mang đến cho thơ mình một lời tự bạch, ẩn chứa bên trong là nỗi đau của một cá nhân có tài nhưng không được đem cái tài đó ra thi thố với đời. Ta bắt gặp trong thơ ông cái Tôi nơi Nguyễn Công Trứ hay Cao Bá Quát. Nhưng cái Tôi của Vũ Hoàng Chương lạc lõng hơn, bơ vơ hơn, vì thế khối sầu của ông u uất, chồng chất và sừng sững hơn giữa cuộc đời :
Cánh rượu thu gần vạn dậm khơi Nẻo say hư thực bóng muôn đời Ai đem xáo trộn sầu kim cổ?
Trăng nước Đà Giang mộng Liêu Trai
( Đà Giang )
Cùng với thơ của Thế Lữ, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Huy Cận, Hàn Mặc Tử, Vũ Hoàng Chương đóng góp những vần thơ thấm đẫm những giọt nước mắt cô đơn, sầu tủi :
Cha mẹ mất đi lạnh hương khói, Một chị một em sầu má hồng, Khuya sớm cô đơn giọt lệ tủi, Ấu thơ đã trêu gì hoá công?
( Đời còn chi )
Như chú chim non lạc mẹ Vũ Hoàng Chương kêu gào, cầu cứu trong sự tuyệt vọng. Nhưng không gian thì rộng quá, lòng người thì thờ ơ, lạnh nhạt biết
tìm đâu chốn dung thân, nhà thơ chỉ biết nương tựa vào chính mình. Nương tựa vào mình ư ? Điều đó là không thể bởi Vũ Hoàng Chương đang nghi ngờ về sự xuất thân, về sự tồn tại của mình thì làm sao mà vượt qua được. Sự giằng co giữa một bên là sự cô đơn lạc lõng, một bên là ước muốn hoà nhập với cuộc đời đã đẩy thi sĩ vào tâm trạng bế tắc không lối thoát. Tâm trạng này được thể hiện rõ nét trong Đời tàn ngõ hẹp và Tuý hậu cuồng ngâm.
Mở đầu bài thơ Đời tàn ngõ hẹp là nỗi buồn nản chán chường của nhân vật trữ tình sau một giấc mộng dài tỉnh dậy bỗng chợt nhận ra ngày đã ngả sang chiều và cuộc đời cũng theo đó mà khép lại:
Gối vải mộng phong hầu Vàng son mờ gác xép Bửng tỉnh mưa càng mau Chiều tàn trong ngõ hẹp
... Đời hiu hiu xế tà
Sự kết hợp hai mô típ quen thuộc “ bầu trời mưa”, “chiều hiu hiu” đã tạo một không gian tĩnh lặng, thời gian như đang ngừng trôi, đang vơi dần lắng nghe tiếng thở dài não ruột của thi sĩ. Mưa trong Đời tàn ngõ hẹp khiến ta nhớ đến bầu trời sũng nước làm não nề cả cõi lòng cô đơn trong khúc Ariét của Veclen : “Mưa rơi trong tim tôi, mưa rơi trên thành phố”. Mưa như nguồn ám chỉ cuộc đời đầy những giăng mắc, tù túng lạnh lẽo và cô đơn. Ta cũng gặp mưa như thế trong thơ của Huy Cận :
Đêm mưa nằm nhớ không gian
Lòng run thêm lạnh nỗi lòng bao la…
(Buồn đêm mưa)
Nguyễn Bính nghe mưa rơi mà khơi sâu nỗi sầu buồn cô quạnh :
Mưa mãi, mưa hoài, mưa bứt rứt Đêm dài dằng dặc, đêm bao la …
( Mưa trên đất khách )
Còn Vũ Hoàng Chương nghe mưa rơi mà buồn cả cuộc đời :
Chiều mưa rồi đêm mưa ; Đời tàn trong ngõ hẹp .
Những buổi chiều buồn là mô típ rất quen thuộc trong thơ ca truyền thống. Ta đã gặp một chiều tê tái trong ca dao :
Chiều chiều ra đứng ngõ sau
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều
hay một chiều buồn man mác trong thơ của Bà Huyện Thanh Quan :
Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen lá đá chen hoa Lom khom dưới núi tiều vài chú Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Các thi sĩ Thơ mới cũng viết nhiều về mô típ này. Đó là một chiều “ hiu hiu khẽ buồn” của Xuân Diệu hay một chiều cô tịch của Huy Cận :
Chiều lại xuống ở trên lầu cô tịch Chờ thi nhân đã chết tự ngàn xưa
Còn chiều trong Đời tàn ngõ hẹp là chiều tàn tạ bức bối trong một không gian chật hẹp bỗng chốc bị nứt vỡ trong tiếng than khắc khoải, chua chát, xót xa :
Ôi ! ta đã làm chi đời ta? Ai đã làm chi lòng ta
Cho đời tàn tạ lòng băng giá
Sương mong manh quạnh chớm thu già
Đây không phải là buổi chiều buồn duy nhất trong Thơ say và Mây mà những chiều như thế cứ trở đi trở lại trong ông như một nỗi ám ảnh :
Nhìn quanh : chiều xám với tha ma! Vắng tanh! Ôi chiều, nơi tha ma !
Nhưng đâu đây ai khóc gần hay xa Mà thảm thiết ? Hay thu vừa nức nở ?
( Bạc tình )
Trong cái không khí đang sợ ấy thi sĩ đã tạo nên một khúc nhạc buồn tê tái đáng thương:
Chập chờn kim ốc giai nhân… Gió lạnh đưa vèo
Khoa danh trên gối rụng tàn theo ! Nao nao đàn sáo phai dần
Hạnh phúc tàn theo
Nửa gối thê nhi lá rụng vèo !
Cùng với Đời tàn ngõ hẹp, Tuý hậu cuồng ngâm cũng nói về tâm trạng cô đơn lạc lõng, bế tắc của cái Tôi - cá nhân Vũ Hoàng Chương. Nhưng nếu Đời tàn ngõ hẹp là tâm trạng về số phận một cá nhân thì ở Tuý hậu cuồng ngâm tâm trạng ấy đã được nâng lên thành cảm xúc về con người nói chung. Thi sĩ đã đặt con người ở hai thế giới hư vô và thực tại để giải đáp cuộc đời:
Nhớ thủa xưa chưa có ta hề đường đi thênh thênh Kịp tới khi có ta hề chông gai mông mênh.
Cuồng vọng cả mà thôi, bốn phương hề vướng mắc. Ba mươi năm trên vai hề trống không bình sinh.
Thi sĩ muốn đi trên một con đường mà mộng và thực cùng chung một lối. Nhưng một phút tỉnh thi sĩ thấy đó là cuồng vọng. Hai con đường là hai thế giới khác biệt. Đường xưa “thênh thang” nay “ chông gai mông mênh”. Xưa nay mộng – thực có bao giờ chung một con đường. Mộng và thực luôn là nỗi dày vò suy tư, là nỗi chán chường cũng là niềm khao khát của Vũ Hoàng Chương. Thi sĩ muốn có sự hợp nhất giữa mộng và thực, muốn giải phóng, muốn tự do như những đám mây, những cánh chim trên bầu trời cao rộng nhưng đó chỉ là cuồng vọng bởi :
Niềm u uất dâng cao hề tháng ngày trôi xuôi? Há vì cơm áo chẳng no lành?
Há vì đời không ai mắt xanh?