Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Nhà Nước Ở Tỉnh Đắk Lắk

Đơn vị: Phần trăm (%)


15%

27.13

69.3%

Thương mại-du lịch-dch vụ

Công nghiệp- xây dựng Nông lâm - thủy sản


Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk 2020


Mặc dù chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã có những chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư phát triển cho vùng nông thôn hay những địa bàn xa xôi, hẻo lánh khó khăn. Tuy vậy, sự phân bố DNNN trong giai đoạn 2016 - 2020 vẫn tập trung chủ yếu ở khu vực nội Tp. Buôn Ma Thuột và trung tâm của các huyện lỵ trong tỉnh – là những khu vực cón nhiều lợi thế cho phát triển kinh tế. Điều này phần nào chứng tỏ các DNNN của tỉnh chưa thể hiện được một vai trò hết sức quan trọng, đi đầu, tiên phong đầu tư vào các vùng khó khăn, xa xôi để kích thích tăng trưởng kinh tế toàn địa phương. Đồng thời, việc tích tụ, tập trung hiện nay của các DNNN vào một số khu vực thuận lợi đã nên gây không ít khó khăn cho việc bố trí lực lượng lao động cho DNNN trên địa bàn tỉnh.


Hình 2.4: Sự phân bố DNNN theo địa bàn ở tỉnh Đăk Lăk


69.39

30.6

Nội thành ( Có 13 Phường,Xã )

Thị xã, Huyện( Có 15 đơn vị hành chính )

74

Nguồn: Niên giám thống kê Đắk Lắk 2019

c) Quy mô lao động trong DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Như phần trên đã trình bày, Đắk Lắk là một tỉnh có dân số trẻ, lực lượng lao động dồi dào. Tính đến cuối năm 2020, dân số của tỉnh 1.954.322 người; lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 1.149.381 người (chiếm 61,32% so với tổng dân số); lực lượng lao động 15 tuổi trở lên đang làm việc trong nền kinh tế 1.129.725 người (chiếm 60,27% so với tổng dân số và chiếm 98,29% so với lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên); đây là một lợi thế lớn trong việc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Chính vì thế, một trong những nhiệm vụ của các doanh nghiệp nói chung và DNNN nói riêng ở tỉnh là phải giải quyết việc làm cho lực lượng lao động trên địa bàn. Bảng 2.3 cho thấy quy mô lao động trong các DNNN của tỉnh Đăk Lăk trong giai đoạn 2016-2020.

Bảng 2.3: Lao động trong các doanh nghiệp nhà nước ở tỉnh Đắk Lắk


DNNN

2016

2017

2018

2019

2020

DN100% vốn nhà nước (người)

-

16.614

18.033

17170

-

%

-

22,69

23,93

23,83

-

DN trên 50% vốn nhà nước (người)

-

1.721

491

2.834

-

%

-

2,35

0,65

3,93

-

Tổng (người)

-

18.335

18.524

20.004

-

%

-

25,04

24,58

27,76

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 10

Nguồn: Cục thống kê tỉnh Đắk Lắk, Niên giám thống kê 2020

Số liệu ở bảng 2.3 cho thấy các DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk đã thu hút được một lực lượng lao động rất lớn, giải quyết được số lượng lớn việc làm cho người dân địa phương. Nếu như xét về mặt số DNNN trên tổng số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn hiện tỷ lệ còn rất thấp, chiếm chưa tới 1%, song nếu xét về lao động thì các DNNN của tỉnh chiếm đến 25% trong tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tính trung bình, mỗi DNNN tạo việc làm cho khoảng 445 lao động của địa phương. Số liệu này

cho thấy quy mô lớn của các DNNN tỉnh Đăk Lăk, đồng thời thể hiện vai trò của DNNN trong việc giải quyết vấn đề lao động, việc làm, an sinh xã hội của địa phương.

2.2.2. Thực trạng ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quản lý nhà nước doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong giai đoạn 2016-2020, chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã ban hành một hệ thống các văn bản pháp lý vừa điểu chỉnh, vừa hỗ trợ kịp thời cho các doanh nghiệp thuộc các loại hình nói chung, và DNNN đóng chân trên địa bàn nói riêng. Đơn cử như một số văn bản có tác động trực tiếp hoạt động của hệ thống DNNN:

- Nghị quyết 05/2020/NQ-HĐND quy định về việc hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Nghị quyết 03/2020/NQ-HĐND ban hành Quy định mức thu các loại phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 03/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý Người đại diện phần vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp mà Nhà nước nắm giữ 50% vốn điều lệ trở lên;

- Quyết định 26/2020/QĐ-UBND quy định quản lý nhà nước về giá trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 04/2019/QĐ-UBND quy định mua sắm tài sản công theo phương thức tập trung trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 19/2019/QĐ-UBND quy định về sản xuất, cung cấp, sử dụng nước sạch trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 15/2018/QĐ-UBND về quy chế sử dụng nguồn vốn huy động khác thực hiện các chương trình mục tiêu quốc giai giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

………

Và một số các văn bản quản lý chuyên ngành về nông nghiệp, công nghiêp, xây dựng, thương mại, dịch vụ… trong từng lĩnh vực hoạt động của các DNNN trên địa bàn như:

- Nghị quyết 03/2019/NQ-HĐND quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;

- Quyết định 09/2019/QĐ-UBND về định mức Kinh tế kỹ thuật trong công tác quản lý khai thác công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk;…..

Có thể nói rằng các hệ thống văn bản pháp lý được tỉnh ban hành thời gian qua đã tương đối đầy đủ, kịp thời và phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của hệ thống doanh nghiệp nói chung, DNNN nói riêng trong bối cảnh thực tế. Các văn bản không thụ động chờ hướng dẫn của cơ quan nhà nước cấp trên mà được soạn thảo dự thảo, tổ chức lấy ý góp ý theo quy định và tham vấn ý kiến của các cơ quan liên quan. Đối với các nội dung không đề xuất văn bản quy định chi tiết, tỉnh cũng đã nghiên cứu kỹ cơ sở pháp lý, thực tiễn, yêu cầu theo các nhiệm vụ chuyên môn của từng ngành, lĩnh vực liên quan; đồng thời quán triệt quan điểm, yêu cầu về xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết Luật theo Luật Ban hành văn bản QPPL, đã khẩn trương rà soát, đề xuất văn bản quy định chi tiết các nội dung cần được giải thích chi tiết gắn với thực tiễn địa phương.

2.2.3. Thực trạng triển khai cơ chế, chính sách trong quản lý DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thời gian qua, tỉnh đã quán triệt một số chủ trương, chính sách lớn của Trung ương trong quản lý các DNNN trên địa bàn:

Một là, Chính quyền tỉnh từng bước tách bạch giữa nhiệm vụ kinh doanh với nhiệm vụ chính trị, công ích của DNNN, đặc biệt trong các lĩnh vực điện, nước, vệ sinh môi trường, nông sản... Hiện nay, các DNNN trên dịa bàn hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao được triển khai theo đúng tinh thần của Nghị định 32/2019/NĐ- CP thông qua cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

Tiếp nữa, cơ bản đã xóa bỏ các quyết định can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho DNNN, không còn có tình trạng ban hành các văn bản pháp lý

ưu đãi riêng cho DNNN, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế... Bên cạnh đó, chính quyền tỉnh Đăk Lăk không buông lỏng quản lý, vẫn có sự giám sát chặt chẽ, sâu sát nhằm phát huy vai trò DNNN là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế; dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới, đặc biệt trong những lĩnh vực là thế mạnh của tỉnh như cà phê, cao su…

Công tác quản trị DNNN đang ngày càng cải cách, hoàn thiện nhằm đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; hoạt động theo cơ chế cạnh tranh, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch.

Hiệu quả triển khai các cơ chế, chính sách về quản lý DNNN đã thể hiện rõ qua hiệu quả sản xuất kinh doanh của hệ thống các DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk.

a) Quy mô vốn trong các DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Vốn là nguồn lực quan trọng nhất trong hoạt động sản xuất – kinh doanh tại các doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sở hữu nguồn vốn lớn, dồi dào cho thấy năng lực kinh doanh và sức mạnh về tài chính. Các DNNN trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk có quy mô vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh như thống kê trong bảng sau:

Bảng 2.4: Vốn sản xuất kinh doanh trong các DNNN của tỉnh Đắk Lắk


2016

2017

2018

2019

2020

DN 100% vốn NN

5.345.070

9.384.304

8.721.262

7.685.662

-

DN vốn NN > 50%

4.967.465

2.300.979

1.848.399

3.999.897

-

Tổng vốn KD

10.321.535

11.685.283

10.569.661

11.685.559

-

ĐVT: Triệu đồng Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk., 2020


Bảng 2.4 cho thấy, sau 4 năm tổng quy mô vốn trong các DNNN có sự sụt giảm, tuy vậy nguyên nhân giảm là do số lượng DNNN giảm đã kéo theo sự giảm

về qui mô vốn. Tuy vậy, nếu xét cho từng doanh nghiệp thì quy mô vốn bình quân/doanh nghiệp tăng trong nhóm doanh nghiệp 100% vốn nhà nước và giảm trong nhóm doanh nghiệp có trên 50% vốn của Nhà nước. Cụ thể, DNNN 100% vốn của Nhà nước có quy mô vốn bình quân tăng từ 121 tỷ/doanh nghiệp lên 207 tỷ/doanh nghiệp; trong khi các doanh nghiệp có trên 50% vốn điều lệ của Nhà nước quy mô vốn bình quân giảm từ 620 tỷ/doanh nghiệp xuống còn 499 tỷ/doanh nghiệp. Điều này cho thấy với tư cách là người góp vốn duy nhất trong các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, các doanh nghiệp này ngày càng được đầu tư nhiều hơn từ nguồn vốn của Nhà nước. Trong khi đó, các doanh nghiệp mà Nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn điều lệ thì việc huy động bổ sung vốn cho hoạt động sản xuất – kinh doanh phải thông qua thị trường là chủ yếu, và do đó việc huy động vốn cho doanh nghiệp cũng khó khăn hơn.

b) Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

- Doanh thu: Cùng với sự giảm về số lượng DNNN và qui mô vốn đầu tư, nên doanh thu thuần của các DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk cũng có biến động mạnh mẽ. Năm 2019, tổng doanh thu thuần đạt 8.530.924 nghìn tỷ đồng,giảm gần 2 lần so với năm 2017.

Hình 2.5: Doanh thu thuần của các DNNN đang hoạt động trên địa bàn tỉnh

Đắk Lắk


79

ĐVT: Tỷ đồng/năm


18

16

14

12

10

8

6

4

2

0

2015

2016

2017

2018

2019


Nguồn: Niên giám thống kê Đăk Lắk, 2020

- Lợi nhuận trên vốn: Nhìn chung, biến động về tỷ suất lợi nhuận trên vốn qua các năm từ 2015 - 20119 có sự biến động lớn, năm 2016 là năm có tỷ suất lợi nhuận thấp nhất là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu, dẫn tới tỷ suất lợi nhuận giảm 25% so với năm 2015, chỉ đạt 2.84%. Tuy nhiên, năm 2017 nhờ các chính sách của Chính phủ nhằm hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khủng hoảng, tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp lại được phục hồi trở lại với mức tương đương năm 2017 là 3.65% đến năm 2018, 2019 chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận lại giảm sút cũng đã được các chuyên gia kinh tế phân tích, mà nguyên nhân trực tiếp là việc DNNN sử dụng vốn không hiệu quả, đầu tư sai mục đích, đồng thời một phần do các DNNN đến kỳ phải hoàn trả các khoản vay lãi suất kích cầu cho Chính phủ.

- Lợi nhuận trên doanh thu: Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DNNN. Nó cho thấy cứ mỗi một đồng doanh thu mang về sẽ đem lại được bao nhiêu đồng tiền lãi cho doanh nghiệp. Cũng như chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn, các DNNN dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu, đạt 8,6%, riêng năm 2017 đạt xấp xỉ 11%, vượt xa các khu vực kinh tế khác là do các doanh nghiệp này được hưởng nhiều ưu đãi trong gói kích cầu mà Chính phủ đưa ra mà phần lớn đều tập trung cho các DNNN. Với kết quả sản xuất, kinh doanh khá tốt trong giai đoạn 2015- 2019, các DNNN tỉnh Đắk Lắk ngày càng có những đóng góp quan trọng vào ngân sách Nhà nước nói chung và ngân sách tỉnh nói riêng. Đây là nguồn thu rất cơ bản và lâu bền vào ngân sách của tỉnh, thể hiện vai trò đặc biệt của DNNN trong sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Năm 2020, tổng thu nội địa của Đắk Lắk thực hiện là 11.670 tỷ đồng, trong đó, thu từ DNNN là 41,1%; thu từ khu vực Nông lâm, thủy sản, công thương nghiệp, dịch vụ.

2.2.4. Thực trạng đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Trong xu thế chung đẩy mạnh tái cơ cấu DNNN, tái cấu trúc khu vực kinh tế Nhà nước, chính quyền tỉnh Đăk Lăk đã thực hiện khá quyết liệt, có hiệu quả việc sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các DNNN trên địa bàn của tỉnh. Cụ thể, tỉnh đã triển khai việc cổ phần hóa, giải thể các Công ty TNHH MTV nông, lâm nghiệp và thủy sản bảo đảm quyền lợi của người đang nhận khoán đất đai, mặt nước, vườn cây lâu năm và rừng theo đúng các quy định của hiện hành của Nhà nước. Đồng thời, đẩy mạnh cổ phần hóa, thoái vốn đối với các doanh nghiệp có vốn nhà nước không cần nắm giữ, tham gia góp vốn; tập trung xử lý dứt điểm, thoái vốn đầu tư của các DNNN tại các dự án đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài. Kết quả thực hiện trong giai đoạn vừa qua như sau:

+ Hoàn thiện cổ phần hóa đối với 7 DNNN, gồm: Công ty TNHH một thành viên Đô thị và Môi trường Đắk Lắk, Công ty TNHH một thành viên cấp nước và Đầu tư xây dựng Đắk Lắk, Công ty TNHH một thành viên Cao su Đắk Lắk, các công ty THNN một thành viên cà phê: Thắng lợi, Phước An, Tháng 10, Ea Pốk.

+ Chuyển nhượng 100% vốn nhà nước đối với Công ty TNHH một thành viên Sản xuất kinh doanh tổng hợp Krông Ana. Chuyển Ban quản lý rừng phòng hộ sang hoạt động theo cơ chế đơn vị sự nghiệp công lập có thu đối với Công ty TNHH một thành viên Lâm nghiệp Lắk.

+ Phối hợp với nhà đầu tư hoàn thiện thủ tục thành lập Công ty TNHH hai thành viên trở lên đối với 03 công ty TNHH lâm nghiệp, nông nghiệp còn lại (gồm các công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp: Ea H'leo, Thuần Mẫn, Buôn Ja Wầm).

+ Giải thể 3 công ty TNHH cà phê - ca cao Krông Ana, Cà phê Buôn Ma Thuột, Cà phê Dray H’ling.

Trong quá trình này, chính quyền Tỉnh đã tập trung rà soát và giải quyết dứt điểm các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp, nhằm hoàn thành kế hoạch sắp xếp, chuyển đổi. Triển khai đồng bộ các giải pháp và có cơ chế chính sách phù hợp để lành mạnh hóa tình hình tài chính, xử lý dứt điểm tồn đọng tài chính, nợ không có khả năng thanh toán và các tài sản không sinh lời của doanh nghiệp

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí