Dự Báo Tình Hình Kinh Tế Vĩ Mô Trong Nước Và Xu Hướng Quốc Tế Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Nhà Nước Trên Địa Bàn Tỉnh

kinh doanh của doanh nghiệp và công tác quản lý DNNN trên địa bàn tỉnh nói riêng. Trong giai đoạn 2015 – 2020, nhiều chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chưa đạt so với mục tiêu đặt ra trong kế hoạch phát triển của tỉnh. Chẳng hạn, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt thấp, chỉ đạt 2.948 triệu USD, bằng 78,3% kế hoạch; một số mặt hàng chủ lực có kim ngạch xuất khẩu lớn gặp nhiều khó khăn về thị trường và khả năng cạnh tranh. Nguyên nhân mấu chốt là chất lượng một số mặt hàng chủ lực của tỉnh (chủ yếu là nông sản) chưa cao, chưa tạo ấn tượng và niềm tin cho nhà nhập khẩu, khả năng cạnh tranh thấp và dần dần sẽ mất thị phần, mất thị trường xuất khẩu. Về quy mô tái đầu tư phát triển kinh tế của tỉnh, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 tăng bình quân 24,42%/năm, không đạt mục tiêu đề ra. Điều này cho thấy một sự ngại ngùng, lúng túng trong việc tìm kiếm phương thức, lĩnh vực tái đầu tư phát triển của doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh.

- Về cơ sở hạ tầng của tỉnh còn nhiều bất cập, ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh của các DNNN. Hạ tầng giao thông của tỉnh vẫn là một trong những hạn chế lớn. Tỷ lệ nhựa hóa hoặc bê tông hóa đường tỉnh, huyện và xã chưa đạt kế hoạch đề ra (đường tỉnh đạt 96,01%, đường huyện đạt 91,57%, mặc dù 100% số xã có đường nhựa đến trung tâm nhưng đường xã mới đạt 64,96%); chất lượng của hệ thống đường giao thông của tỉnh từ xấu đến rất xấu, gây hỏng hóc xe cộ, tai nạn nguy hiểm, ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động kinh tế - xã hội cũng như sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra, hệ thống cầu cống trên các tỉnh lộ đến đường xã phần nhiều là đã xuống cấp; đường liên huyện còn rất hạn chế khiến các huyện giáp nhau, gần nhau về mặt địa lý nhưng đi đến trung tâm nhau thì phải đi đường vòng rất xa. Hạ tầng phải đi trước một bước, ưu tiên đầu tư hạ tầng, nhất là đường giao thông thì mới dẫn dắt, kích thích phát triển các lĩnh vực khác được.

- Tình trạng phá rừng ở Đắk Lắk nói riêng và Tây Nguyên nói chung đang là vấn đề nhức nhối hiện nay, tác động không nhỏ đến các DNNN trong lĩnh vực lâm nghiệp. Giai đoạn 2015 - 2020, độ che phủ rừng chỉ đạt 38,74%, giảm 0,5% so với năm 2015, diện tích rừng trồng không đạt kế hoạch. Tình trạng phá rừng

trái phép vẫn tiếp tục diễn ra; xử lý sai phạm trong việc để mất rừng, lấn chiếm đất rừng còn chậm. Trong khi đó, những năm 80, 90 của thế kỷ 20, tỷ lệ che phủ rừng tự nhiên của toàn Tây Nguyên và Đắk Lắk trên 50%, nay tính cả rừng trồng độ che phủ vẫn chưa đạt 40%..

b) Nguyên nhân chủ quan

- Trình độ hiểu biết, nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh còn thấp, ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn kém. Thời gian qua, mặc dù các sở, ban, ngành, địa phương đã có nhiều nỗ lực trong việc sắp xếp, đổi mới DNNN do tỉnh quản lý, tuy nhiên trong quá trình triển khai thực hiện vẫn còn gặp không ít khó khăn, một vướng mắc không nhỏ là một số công ty (chủ yếu là công ty lâm nghiệp) quản lý, sử dụng đất chưa chặt chẽ, đất của doanh nghiệp bị người dân xâm canh, lấn chiếm, tranh chấp. Toàn tỉnh có 15 công ty lâm nghiệp quản lý trên

195.193 ha rừng, đất lâm nghiệp, trung bình mỗi công ty quản lý khoảng 13.500 ha, mỗi nhân viên quản lý, bảo vệ khoảng 1.000 ha đất, trong khi đó việc sản xuất kinh doanh của các công ty gặp nhiều khó khăn, số lượng dân di cư ngoài kế hoạch đến Đắk Lắk lại lớn (khoảng hơn 59.700 hộ với 290.680 khẩu) đã trở thành một gánh nặng. Bên cạnh đó, các công ty nông, lâm nghiệp chưa thống nhất được diện tích đất giao về địa phương quản lý nên chậm phê duyệt phương án sử dụng đất, điển hình như Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Thuần Mẫn, do phương án sử dụng đất điều chỉnh nhiều lần chưa xong nên việc chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên đến nay vẫn chưa hoàn thành.


- Trình độ chuyên môn, kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ công chức trong các cơ quan chuyên môn của tỉnh chưa đồng đều, đặc biệt trong lĩnh vực cổ phần hóa, tái cơ cấu các DNNN. Chẳng hạn, trong quá trình xây dựng phương án cổ phần hóa ở Công ty TNHH MTV Cà phê - Ca cao Tháng 10 thì số lượng cổ phần tương ứng với giá trị thực tế phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp lại không đủ bán ưu đãi cho người lao động nên đã làm cho tiến độ cổ phần hóa kéo dài. Trong khi đó, 3 công ty thuộc diện giải thể đang chậm trễ do đối chiếu, thu hồi nợ chậm. Ngoài ra, áp lực về công nợ cũng khiến cho việc sắp xếp, đổi mới DNNN

gặp nhiều khó khăn. Dư nợ của 25 công ty nông – lâm nghiệp thuộc diện sắp xếp, đổi mới tại các ngân hàng thương mại là trên 452.901 triệu đồng, trong đó, dư nợ ngắn hạn là 224.354 triệu đồng, chiếm 49,54%; dư nợ trung và dài hạn là 228.547 triệu đồng, chiếm 50,46%.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

- Những hạn chế trong công tác thanh kiểm tra doanh nghiệp xuất phát từ những bất cập trong các quy định pháp lý hiện hành. Thứ nhất, Quy định của pháp luật hiện hành không phân biệt rõ hoạt động thanh tra chuyên ngành và hoạt động kiểm tra chuyên ngành. Nghị định số 07/2012/NĐ-CP ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy định về cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra chuyên ngành thực chất đã sử dụng thuật ngữ “thanh tra chuyên ngành” để đặt tên cho hoạt động kiểm tra chuyên ngành của các cơ quan quản lý Nhà nước. Quy định này đã làm cho việc phân biệt giữa hai hoạt động “thanh tra chuyên ngành” và “kiểm tra chuyên ngành” càng trở nên phức tạp hơn. Sau khi có Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, hàng loạt các nghị định về tổ chức hoạt động thanh tra của các ngành, lĩnh vực được ra đời, xuất hiện thêm nhiều cơ quan được giao chức năng thanh tra chuyên ngành không nằm trong quy định ban đầu của Nghị định 07. Hơn nữa, những quy định hiện hành về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tạo ra sự chồng chéo, trùng lặp về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra giữa các ngành, các cấp, đặc biệt là trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành”. Theo quy định pháp luật hiện hành, thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp được xác định trong các văn bản pháp luật về chức năng, nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước chịu trách nhiệm quản lý về ngành, lĩnh vực. Ngoài ra, thẩm quyền kiểm tra doanh nghiệp cũng được thể hiện trong các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến điều kiện hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tiêu chuẩn, kỹ thuật, chuyên môn về ngành, lĩnh vực cụ thể. Điển hình của tình trạng chồng chéo về thẩm quyền có thể kể đến là lĩnh vực quản lý về an toàn thực phẩm. Trong các lĩnh vực quản lý Nhà nước khác cũng xảy ra tình trạng chồng chéo về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra giữa cơ quan quản lý Nhà nước ở trung ương và cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương, hoặc giữa các cơ quan quản lý Nhà nước ở địa phương với nhau. Chồng chéo về thẩm quyền thanh tra, kiểm tra bắt nguồn từ

chính sự chồng chéo về thẩm quyền quản lý Nhà nước hiện nay. Chủ trương phân cấp quản lý đã được triển khai thực hiện ở nước ta, tuy nhiên, cho đến nay vẫn còn những điểm chưa hợp lý cần tiếp tục được tháo gỡ. Ngoài ra, những quy định về căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp còn chưa rõ ràng, chưa có cơ sở. Theo quy định tại Luật Thanh tra năm 2010, hoạt động thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên hoặc thanh tra đột xuất. Đối với hoạt động kiểm tra, mặc dù không có quy định chung, song thực tiễn cho thấy các cơ quan có thẩm quyền cũng tiến hành kiểm tra doanh nghiệp theo kế hoạch và đột xuất. Kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề được thực hiện căn cứ vào kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc ban hành và không quá một lần trong một năm về cùng nội dung đối với một đối tượng kiểm tra. Tuy nhiên, đây chỉ là những quy định chung mang tính chất định tính nhiều hơn là dựa trên những căn cứ rõ ràng, cụ thể có thể định lượng được. Trên thực tế, căn cứ để tiến hành thanh tra, kiểm tra phụ thuộc nhiều vào ý muốn chủ quan của cơ quan quản lý Nhà nước.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk - 12

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Trong những năm qua, số lượng DNNN trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk ngày một ngày một giảm đi là kết quả của công tác tái cơ cấu, cổ phần hóa DNNN. Các DNNN trên địa bàn tỉnh dưới sự lãnh đạo, quản lý của chính quyền tỉnh đã cố gắng bảo đảm vai trò của mình trong nền kinh tế của tỉnh, sự phát triển khu vực DNNN đã và đang góp phần quan trọng vào việc xây dựng và phát triển tỉnh Đắk Lắk trở thành trở thành trung tâm kinh tế chính trị của vùng Tây Nguyên. Chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã rất chú trọng đến công tác QLNN đối với DNNN trên địa bàn tỉnh, tập trung vào các nhiệm vụ: công tác hoạch định kế hoạch và tạo môi trường pháp lý; thực thi các quy định, các VBQPPL liên quan đến QLNN đối với DNNN; khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho DNNN ; kiểm tra, thanh tra, hậu kiểm và xử lý vi phạm. Có thể thấy, chính quyền tỉnh Đắk Lắk đã đạt được một số thành tựu đáng kể trong công tác QLNN đối với DNNN trên địa bàn tỉnh.

Chương 2 của luận văn đã nêu bật được thực trạng về vai trò của chính quyền tỉnh Đắk Lắk đối với hoạt động và phát triển của các DNNN ở tỉnh. Với các công tác định hướng, điều tiết, hỗ trợ, giám sát của các cơ quan QLNN ở tỉnh, DNNN trên địa bàn tỉnh đã khắc phục khó khăn, đi tiên phong trong các chương trình đầu tư vào các khu vực và lĩnh vực ít sinh lời, tạo sức lan tỏa và động lực phát triển để thu hút các thành phần kinh tế khác tham gia; đóng góp tích cực vào chương trình CNN, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Các DNNN của tỉnh đã đóng góp đáng kể vào việc ổn định đời sống của người dân trên địa bàn, không chỉ giúp người nghèo và đối tượng chính sách có cơ hội nâng cao chất lượng sống, mà còn đảm bảo những điều kiện thiết yếu cho người dân, như nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, giải quyết việc làm, cho vay phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi... Nếu không có đầu tư của DNNN, khó có thể cải thiện điều kiện sống của dân cư, khơi dậy và phát huy tiềm năng của vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng biên giới…

Chương 3:

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK


3.1. Dự báo tình hình kinh tế vĩ mô trong nước và xu hướng quốc tế ảnh hưởng đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đăk Lăk

Về dự báo tình hình thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục tiến triển nhưng đang bị thách thức bởi sự cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn và sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Luật pháp quốc tế và các thể chế đa phương toàn cầu đứng trước những thách thức lớn.

Kinh tế thế giới lâm vào khủng hoảng, suy thoái nghiêm trọng và có thể còn kéo dài do tác động của đại dịch Covid-19. Các quốc gia, nhất là các nước lớn điều chỉnh lại chiến lược phát triển, giảm bớt sự phụ thuộc vào bên ngoài, làm thay đổi các chuỗi cung ứng. Cạnh tranh kinh tế, chiến tranh thương mại, tranh giành thị trường, các nguồn tài nguyên, công nghệ, nhân lực chất lượng cao, thu hút đầu tư nước ngoài giữa các nước ngày càng quyết liệt, tác động mạnh đến chuỗi sản xuất và phân phối toàn cầu.

Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhất là công nghệ số phát triển mạnh mẽ, tạo đột phá trên nhiều lĩnh vực, tạo ra cả thời cơ và thách thức đối với mọi quốc gia, dân tộc.

Về tình hình trong nước, sau 35 năm đổi mới, thế và lực, sức mạnh tổng hợp quốc gia, uy tín quốc tế, niềm tin của nhân dân ngày càng được nâng cao, tạo ra những tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Năm năm tới, Việt Nam hội nhập quốc tế sâu, rộng hơn và sẽ phải thực hiện đầy đủ, hiệu quả các cam kết khi tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nền kinh tế phát triển chưa bền vững, còn nhiều hạn chế, yếu kém, đứng trước nhiều khó khăn, thách thức mới do tác động của đại dịch Covid-19 và khủng hoảng kinh tế toàn

cầu gây ra. Xu hướng già hóa dân số nhanh; tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa tăng mạnh; biến đổi khí hậu gay gắt, phức tạp... ngày càng tác động mạnh đến sự phát triển của đất nước.

3.2. Yêu cầu hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước trong giai đoạn tới

3.2.1. Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách để doanh nghiệp nhà nước thật sự vận hành theo cơ chế thị trường, thích ứng với xu hướng hội nhập

- Doanh nghiệp nhà nước phải đáp ứng các chuẩn mực quốc tế về quản trị doanh nghiệp; thật sự hoạt động theo cơ chế thị trường, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cạnh tranh bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác theo quy định của pháp luật, bảo đảm công khai, minh bạch. Tách bạch nhiệm vụ kinh doanh và nhiệm vụ chính trị, công ích của doanh nghiệp nhà nước. Doanh nghiệp nhà nước kinh doanh hoạt động hoàn toàn theo cơ chế thị trường. Việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, xã hội do Nhà nước giao được triển khai theo cơ chế Nhà nước đặt hàng, lựa chọn cạnh tranh, công khai; xác định rõ giá thành, chi phí thực hiện, trách nhiệm và quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp nhà nước.

- Xóa bỏ các chính sách can thiệp hành chính trực tiếp, bao cấp dành cho doanh nghiệp nhà nước, đối xử bất bình đẳng với doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác, nhất là trong tiếp cận các nguồn lực nhà nước, tín dụng, đất đai, tài nguyên, cơ hội đầu tư, kinh doanh, tài chính, thuế...

- Phát huy vai trò doanh nghiệp nhà nước là lực lượng nòng cốt của nền kinh tế; dẫn dắt, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác hình thành chuỗi sản xuất, cung ứng và chuỗi giá trị trong nước, khu vực và thế giới.

3.2.2. Đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước

- Xây dựng và áp dụng khung quản trị doanh nghiệp với các nguyên tắc phù hợp với chuẩn mực quốc tế tại các doanh nghiệp nhà nước; đi đôi với đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực quản trị, điều hành và phẩm chất đạo đức cán bộ, thiết lập các hệ thống quản trị, kiểm soát nội bộ có hiệu quả trong việc phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm pháp luật, rủi ro, xung đột lợi ích, “lợi ích

nhóm”, “sân sau”, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, tiêu cực, tham nhũng. Người đứng đầu doanh nghiệp nhà nước chịu trách nhiệm trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp.

- Ban kiểm soát, kiểm soát viên phải thực sự là công cụ giám sát hữu hiệu của chủ sở hữu, hoạt động độc lập và không chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo hoặc chi phối về lợi ích của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị và ban điều hành của doanh nghiệp. Thực hiện cơ chế tiền lương, tiền thưởng, thù lao của người lao động và người quản lý doanh nghiệp nhà nước phù hợp với cơ chế thị trường, có tính cạnh tranh cao dựa trên cơ sở kết quả sản xuất kinh doanh. Tách người quản lý doanh nghiệp nhà nước khỏi chế độ viên chức, công chức, sắp xếp, tinh gọn và nâng cao hiệu quả tổ chức bộ máy, biên chế của doanh nghiệp nhà nước; cơ cấu lại, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ; bảo đảm tính minh bạch, công khai và trách nhiệm giải trình của doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là về tài chính, đầu tư, mua sắm, sử dụng vốn của Nhà nước, công tác cán bộ, giao dịch với người có liên quan đến người quản lý.

3.2.3. Đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước phải tiến hành đồng bộ với cải cách cơ chế, phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Đổi mới phương thức và nâng cao hiệu quả lãnh đạo của tổ chức đảng; phát huy vai trò của nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp tại doanh nghiệp nhà nước

- Đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng tại doanh nghiệp nhà nước. Đảng lãnh đạo thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong doanh nghiệp nhà nước. Nâng cao hiệu quả và vai trò lãnh đạo toàn diện của tổ chức đảng tại doanh nghiệp nhà nước trong việc chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng và thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn của Nhà nước, công tác chính trị, tư tưởng, công tác cán bộ, công tác kiểm tra, giám sát; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; lãnh đạo các tổ chức chính trị - xã hội trong doanh nghiệp, phát huy dân chủ cơ sở. Quy định rõ trách nhiệm của Cấp ủy, người đứng đầu tổ

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/06/2023