Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 10

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo thành phần kinh tế đến năm 2010: khu vực kinh tế trong nước (bao gồm khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế ngoài nhà nước) chiếm khoảng 93%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 7%. Tỷ trọng này đến năm 2020 tương ứng là 80% và 20%;

- Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hoá theo loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, mạng lưới cửa hàng tiện lợi...) đạt 20%, khoảng 160 nghìn tỷ đồng vào năm 2010, đến năm 2020 đạt 40%, khoảng 800 nghìn tỷ đồng;

(2) Hiện đại hoá kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị, trung tâm mua sắm, khu thương mại - dịch vụ, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng chuyên doanh, trung tâm logistics, tổng kho bán buôn, trung tâm hội chợ - triển lãm…) ở các đô thị, khu công nghiệp, khu kinh tế, khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu; hoàn thành về cơ bản chương trình phát triển các loại hình chợ (chợ dân sinh ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn);

Phát triển loại hình công ty thương mại bán lẻ hiện đại là một định hướng phát triển đã được chỉ rõ trong đề án này, nằm trong quy định tại điều 2 mục III: Phát triển đa dạng các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, kết hợp hài hoà giữa thương mại truyền thống với thương mại hiện đại, phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của thị trường trên từng địa bàn (khu vực, vùng, miền và cả nước).

Căn cứ vào đặc điểm thị trường trên từng địa bàn và gắn với từng không gian kinh tế, các loại hình kết cấu hạ tầng thương mại được phân bố, phát triển với các quy mô, tính chất và trình độ khác nhau theo các định hướng chủ yếu sau đây:

a) Các loại hình chợ truyền thống và các loại hình thương mại bán buôn nông sản hiện đại:

- Chợ nông thôn;

- Chợ thành thị;

- Chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu;

- Chợ đầu mối tổng hợp hoặc chợ chuyên doanh phát luồng bán buôn;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

- Sàn giao dịch, trung tâm đấu giá;

b) Các loại hình thương mại hiện đại:

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 10

- Trung tâm thương mại, siêu thị;

- Khu mua sắm, khu thương mại - dịch vụ tập trung;

- Trung tâm logistics, tổng kho bán buôn;

- Siêu thị ảo, chợ ảo, nhà mua bán trung gian trên mạng Internet.

Để đạt được mục tiêu trên, phải phát triển đa dạng các loại hình doanh nghiệp với nhiều quy mô khác nhau, tăng về số lượng, mới về phương thức hoạt động theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp, phù hợp với quy luật của lưu thông hàng hóa. Cụ thể, cần đổi mới mô hình tổ chức, công nghệ quản lý và phương thức kinh doanh theo hướng chuyên nghiệp hóa, hiện đại hóa để từng bước xây dựng các loại hình doanh nghiệp thương mại chủ yếu như: các tập đoàn, công ty mẹ-con, các công ty thương mại bán buôn, bán lẻ hiện đại, các công ty kinh doanh dịch vụ logistics, các công ty (hoặc hợp tác xã) quản lý và kinh doanh chợ, các công ty cổ phần sản xuất, chế biến, tiêu thụ hàng nông sản, thực phẩm, các hợp tác xã thương mại và dịch vụ nông thôn; và các hộ kinh doanh thương mại.

Hoàn thiện khung pháp lý, tạo môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh là một trong những giải pháp quan trọng trong Đề án. Các Bộ, ngành đang khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ ban hành các văn bản quy phạm pháp luật; rà soát để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật (tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường...) nhằm bảo vệ thị trường trong nước và lợi ích người tiêu dùng. Để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành thương mại, Bộ Tài chính được giao nhiệm vụ bố trí ngân sách hàng năm bảo đảm việc nâng cấp cơ sở vật chất-kỹ thuật, xây dựng đội ngũ giáo viên và nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng về lĩnh vực phân phối cho hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp và dạy nghề trực thuộc Bộ Thương mại (cũ).

Hiện nay, Bộ công thương đang liên tục tổ chức các cuộc họp với đại diện các bộ, ngành để lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Đề án phát triển và tăng cường quản lý nhà nước với các hệ thống phân phối trên thị trường bán lẻ. Với nhiều điểm mới, đề án này được coi là "bàn tay thép" nhằm tổ chức lại hệ thống phân phối, chống đầu cơ, tăng giá, khan hiếm hàng cục bộ, đặc biệt là các mặt hàng xăng dầu, thép, ximăng…


Theo bộ Công thương, số lượng các công ty, cửa hàng, đại lý, chợ… đều tăng lên rất nhanh. Hiện cả nước đã có trên 9.000 chợ, 400 siêu thị và trung tâm thương mại, hàng chục ngàn cửa hàng bán lẻ và 2,5 triệu hộ kinh doanh cá thể tham gia bán buôn, bán lẻ hàng hoá8. Trong những thời điểm giá cả thị trường liên tục biến động vừa qua, có thể thấy, hệ thống phân phối bán lẻ trong nước thực sự có những rối loạn. Những cơn sốt về giá gạo, giá xi măng, thép… dù không kéo dài nhưng cũng đã cho thấy, hệ thống phân phối hàng hoá của khối doanh nghiệp nhà nước hoạt động kém hiệu quả. Nhiều năm qua, khi hầu hết các công ty thương mại nhà nước, cửa hàng quốc doanh bị giải thể thì về cơ bản, chưa có một hệ thống phân phối hàng hoá nào hiệu quả hơn thay thế. Theo đánh giá của Bộ Công thương, hiện nay quá nhiều loại hình tổ chức mua bán, kinh doanh hàng hoá hoạt động tự do, ngoài vòng kiểm soát khiến thị trường manh mún, lộn xộn và rối loạn. Trong khi, Nhà nước lại thiếu các doanh nghiệp và hệ thống phân phối nòng cốt để kiểm soát

và chi phối, nhất là trong những thời điểm thị trường căng thẳng, gay gắt.


Đánh giá về thực trạng thì luôn dễ dàng và đúng, nhưng làm cách nào để thay đổi nó một cách căn bản không hề dễ dàng. Theo dự thảo đề án, bộ này dự tính các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón, lương thực thì các doanh nghiệp phải tổ chức các kênh phân phối và trả thù lao cho các đại lý thông qua “hoa hồng”, thống nhất giá đầu và cuối nguồn với hy vọng giá cả hàng hoá khi đến tay người tiêu dùng sẽ đúng với giá doanh nghiệp mong muốn.



8 http://www.sgtt.com.vn/detail23.aspx?newsid=39105&fld=HTMG/2008/0817/39105

Để phát triển hệ thống bán lẻ, đề án khuyến khích các doanh nghiệp phân phối lớn hiện nay như Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Liên hiệp Hợp tác xã Sài Gòn (Saigon Co.op), Công ty cổ phần Tập đoàn Phú Thái… phát triển thêm hệ thống chân rết, cải biến các cửa hàng bán lẻ truyền thống thành các cửa hàng tiện ích làm cơ sở cho hệ thống bán lẻ hiện đại, chuyên nghiệp. Tại địa bàn nông thôn, sẽ khuyến khích phát triển mô hình hợp tác xã đa năng đấu thầu quản lý và kinh doanh chợ nhằm từng bước xóa bỏ tình trạng manh mún, nhỏ lẻ trong hệ thống phân phối, bán lẻ. Các ban quản lý chợ hiện nay sẽ từng bước được chuyển sang mô hình doanh nghiệp.


Vấn đề là làm sao có thể xây dựng được một cơ chế, một hệ thống các chính sách thế nào để các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh có thể tham gia cạnh tranh trong việc tổ chức cung ứng hàng hoá; để hàng hoá, dịch vụ đến tay người tiêu dùng luôn ở mức giá hợp lý nhất.


Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải khi chủ trì cuộc họp với các Bộ, ngành hữu quan, xem xét, thảo luận bản Dự thảo này ngày 2/4/2009 đã nêu rõ thực trạng và xu hướng trên đòi hỏi những đổi mới cơ bản và kịp thời đối với hệ thống phân phối, từ hàng hóa, mạng lưới, phương thức hoạt động và công nghệ kinh doanh đến cơ cấu tổ chức và thể chế quản lý Nhà nước tương thích. “Tuy nhiên, đây là vấn đề vừa cấp bách, vừa có ý nghĩa chiến lược nếu xét trong tầm trung và dài hạn. Vì vậy, để Chính phủ phê duyệt, Đề án cần xử lý đồng bộ 2 mục tiêu cấp bách và dài hạn đó. Trong điều kiện hiện nay, những giải pháp quản lý hệ thống phân phối nhằm đảm bảo mục tiêu là ổn định và phát triển những thị trường thiết yếu này trong mọi tình huống, nhất là khi thị trường thế giới biến động, cần được ưu tiên xây dựng, triển khai trước”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.


2.3.2. Đánh giá chung


2.3.2.1. Những thành tựu đạt được

Qua nghiên cứu hệ thống công cụ quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối bán lẻ hiện nay ở Việt Nam, về cơ bản hệ thống pháp luật điều chỉnh dịch vụ này ở Việt Nam hiện nay là đầy đủ và phù hợp với những cam kết quốc tế của Việt Nam. Các quy định của các Bộ luật liên quan : Luật Thương mại, Bộ luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh tranh, Luật Giao dịch điện tử… và các văn bản dưới luật đã bao trùm toàn bộ lĩnh vực phân phối bán lẻ từ hệ thống pháp luật điều chỉnh sự gia nhập thị trường, hoạt động trên thị trường và hệ thống kiểm tra, kiểm soát thị trường…


Ngoài ra, trong thời gian qua, hoạt động quản lý nhà nước đã đạt được một số thành tựu đánh dấu sự phát triển hệ thống phân phối nói chung và hệ thống bán lẻ nói riêng như sau :

- Từng bước thực hiện hóa và phát huy tác dụng của chủ trương « kết hợp hoạt động của các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ với việc hình thành và phát triển các tập đoàn, tổng công ty, hãng, công ty mẹ » hoạt động đa ngành nghề hoặc chuyên doanh theo mặt hàng, nhóm hàng trong lĩnh vực thương mại… theo Quyết định số 311/QĐ-TTg ban hành ngày 30/3/2003 và Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 nhằm thực hiện một số giải pháp chủ yếu để phát triển mạnh thị trường nội địa.

- Chính sách phát triển và quản lý chợ được các địa phương tiếp tục quan tâm, cả về cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư, lẫn bồi dưỡng, nâng cao trình độ cán bộ của các Ban quản lý chợ. Ngoài vốn hỗ trợ từ ngân sách Trung ương rất hạn chế (240 tỷ cho 4 năm, từ 2003-2006, hỗ trợ đầu tư 53 chợ của 40 tỉnh), nhiều tỉnh đã ban hành một số cơ chế, chính sách nhằm huy động nguồn lực của địa phương, nhất là nguồn lực của các chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc các thành phần kinh tế để đầu tư, xây dựng, khai thác và quản lý chợ…

- Quá trình xây dựng và tham vấn ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án « Phát triển thương mại trong nước đến 2010 và định hướng đến 2020 » tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ đã nâng cao nhận thức cho xã hội về cơ hội và thách thức khi Việt

Nam vào WTO, thực hiện cam kết mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ phân phối. Nhờ đó đã có tác động lớn đến cộng đồng doanh nghiệp, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc tăng tốc đầu tư, tăng cường quá trình liên doanh, liên kết để phát triển hệ thống phân phối, cải tiến phương thức kinh doanh theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp.

- Nghị định 39/2007/NĐ – CP ngày 16/3/2007 của Chính phủ về cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh đã cụ thể hóa các đối tượng kinh doanh bán lẻ không phải đăng ký kinh doanh nhưng phải tuân thủ các quy định về thuế, giá, phí, và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh của pháp luật và chịu sự quản lý trực tiếp của UBND cấp phường, xã trên địa bàn hoạt động kinh doanh… một mặt tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của những người bán buôn nhỏ, mặt khác tạo cơ sở pháp lý để quản lý các hoạt động này, đảm bảo an ninh trật tự và văn minh thương mại.

2.3.2.2. Những tồn tại, hạn chế :

Hệ thống định chế pháp lý về phân phối là tương đối đầy đủ và đồng bộ. Tuy nhiên do hệ thống pháp luật của nước ra hiện đang trong quá trình hoàn thiện nên trên thực tế chưa theo kịp với sự phát triển của nền kinh tế và của quá trình hội nhập. Điều này đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của các thương nhân và sự phát triển của thị trường. Những hạn chế của hệ thống hiện nay là :

- Các quy định của các Bộ luật còn chung chung, nhiều quy định của Luật còn mơ hồ, chưa đủ cụ thể để có thể đảm bảo hiệu lực thực thi trong đời sống. Hầu hết các bộ luật đều đòi hỏi có những văn bản dưới luật hướng dẫn mới có thể đi vào thực tiễn cuộc sống

- Chúng ta chưa có các đạo luật riêng về phân phối để điều chỉnh thị trường phân phối nói chung, thị trường bán lẻ nói riêng hiện đang sôi động và có sức hấp dẫn lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Đối với hầu hết các nước mà hệ thống phân phối truyền thống chiếm tỷ trọng lớn, thị trường dịch vụ phân phối được coi là « nhạy cảm » cần có sự điều tiết từ phía nhà nước

- Việt Nam chưa ban hành các văn bản pháp luật hướng dẫn thực hiện cam kết mở cửa thị trường phân phối Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài.

Có một câu chuyện về sự lúng túng trong việc thực thi cam kết về phân phối, đó là : tập đoàn Bosch của Đức hơn 10 năm nay mở văn phòng đại diện tại Việt Nam, bán hàng thông qua hệ thống các nhà phân phối nội địa. Mới đây, Nghị định 23/2007/NĐ-CP và Thông tư 09/2007/TT-BTM ban hành quy định doanh nghiệp FDI chỉ được phép có một nhà phân phối trong nước. Bosch gần như "chết đứng" do tập đoàn đang bán 3 chủng loại hàng vào Việt Nam, mỗi loại đã xây dựng được 5-8 nhà phân phối cấp 1 trong nước. Với quy định trên, họ không biết bỏ ai, chọn ai làm nhà phân phối chính thức ở Việt Nam, chưa kể công sức xây dựng mạng lưới hơn thập kỷ bị bỏ phí. Bức xúc của Bosch không phải cá biệt mà hiện rất phổ biến trong khối doanh nghiệp FDI. Tương tự doanh nghiệp này, Công ty Nestle Việt Nam cũng có nhiều nhà phân phối nội địa nên không biết chọn đối tác nào để bán lẻ chính cho mình.


Theo thông tư 09/2007/TT-BTM, đối với doanh nghiệp FDI được cấp phép kinh doanh phân phối, có quyền thực hiện bán buôn, bán lẻ, nhượng quyền thương mại, đại lý mua bán hàng hóa sản xuất nội địa và nhập khẩu tại Việt Nam. Song, không được bán lẻ ngoài các cơ sở đã được cấp phép. Nếu muốn lập các điểm bán lẻ tiếp theo phải được cơ quan chức năng xem xét tùy trường hợp cụ thể, căn cứ vào số lượng hệ thống phân phối, sự ổn định của thị trường, mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi muốn đặt địa điểm. Các địa phương cũng có quyền cấp phép hoặc từ chối đối với các dự án đầu tư phân phối của doanh nghiệp FDI tùy theo điều kiện, phù hợp quy hoạch của tỉnh, thành phố đó. Đây là những nội dung của thông tư 09 khiến giới đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đau đầu. Nhiều công ty có vốn nước ngoài mong chờ được có quyền nhập khẩu trọn vẹn để bán hàng trực tiếp thì thất vọng vì không được phân phối trong nước. Còn doanh nghiệp đã thiết lập được mạng lưới bán lẻ nội địa thì phải "làm mất lòng" nhau khi buộc chọn lọc chỉ còn một nhà phân phối trực tiếp.

Một trong những băn khoăn lớn nhất được cộng đồng các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài nêu ra tại Hội nghị liên quan đến quyền kinh doanh, quyền hoạt động xuất nhập khẩu là : Quyền tham gia vào hệ thống phân phối trong nước được hiểu như thế nào? Doanh nghiệp sau khi nhập khẩu hàng hoá vào trong nước có quyền bán lại cho doanh nghiệp có quyền phân phối tại Việt Nam sẽ phải thoả mãn những điều kiện như thế nào?


Quy định về nhập khẩu ở đây là nhà nhập khẩu được nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam và bán cho những đối tượng có quyền phân phối ở Việt Nam. Nhà nhập khẩu không được tổ chức mạng lưới phân phối có nghĩa là nhà nhập khẩu khi nhập khẩu hàng hoá vào Việt Nam không được làm đại lý, không được thực hiện các hoạt động phân phối theo như quy định của pháp luật Việt Nam mà phải bán cho các đối tượng có quyền phân phối.


Điều 2 khoản 15 Dự thảo Nghị định quy định chi tiết thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO có quy định rất rõ khái niệm thế nào là quyền kinh doanh bao gồm quyền hoạt động xuất nhập khẩu của thương nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, kể cả quyền bán sản phẩm nhập khẩu cho các doanh nghiệp hay cá nhân có quyền phân phối các sản phẩm đó ở Việt Nam. Điều đó có thể hiểu rằng quyền xuất nhập khẩu đó bao gồm cả quyền khi doanh nghiệp xuất hay nhập được bán sản phẩm đó cho những người có quyền phân phối tại Việt Nam. Quyền này tách bạch hẳn với quyền phân phối trực tiếp sản phẩm tại Việt Nam.


Một diễn giả tại hội nghị này đã đề cập đến việc trong quá trình đàm phán, Việt Nam nhận được rất nhiều chất vấn rằng Việt Nam cho doanh nghiệp quyền xuất nhập khẩu nhưng không cho quyền phân phối thì doanh nghiệp nhập khẩu vào để làm gì ; diễn giả thừa nhận việc tách bạch quyền xuất nhập khẩu và quyền phân phối là vô lí nhưng cho rằng vẫn phải thực hiện theo vì đó là vấn đề lịch sử để lại.

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí