Dự Báo Xu Hướng Phát Triển Thị Trường Dịch Vụ Bán Lẻ Việt Nam

Câu hỏi đặt ra tiếp theo là ai sẽ có quyền phân phối ở Việt Nam? Và câu trả lời là theo cam kết về quyền phân phối tại thời điểm gia nhập các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài chỉ được phân phối dưới hình thức liên doanh với mức sở hữu vốn tối đa 49% và đến năm 2008 mở ra trên 49%, đến 2009 được thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài làm dịch vụ phân phối.


Từ thực tế đó đặt ra yêu cầu cấp bách, đó là cần có văn bản hướng dẫn thực hiện cam kết gia nhập WTO. Thực tế Bộ Kế hoạch Đầu tư đã soạn thảo xong Nghị định hướng dẫn thi hành một số cam kết về đầu tư của Việt Nam với WTO từ tháng 4/2007 và đang lấy ý kiến đóng góp của các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Đến 14/4/2008 Bộ Công thương đã ban hành thông tư 05/2008/TT-BCT sửa đổi thông tư 09/2007/TT-BTM về một số nội dung liên quan đến quyền nhập khẩu, đăng ký thương nhân và điều chỉnh cơ sở bán lẻ ; đã đáp ứng được phần nào các điểm bất hợp lý trên.

- Các thể chế cạnh tranh còn khiếm khuyết : Cơ quan quản lý cạnh tranh chỉ mới được hình thành chưa có được sự ổn định về mặt tổ chức và nhân sự, năng lực và kinh nghiệm thực tiễn của cơ quan này còn hạn chế. Trong khi, chế tài xử phạt trong vi phạm pháp luật trong lĩnh vực phân phối còn quá nhẹ, thiếu tính răn đe.

- Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các nước, liên hệ đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay, chúng ta còn thiếu cơ sở pháp lý cho việc phân loại các loại hình cửa hàng bán lẻ. Đây là việc cần thiết phải làm để phục vụ cho mục tiêu thống kê, đánh giá chính xác về lĩnh vực này để có thể đưa ra các quyết định quản lý và điều hành vĩ mô phù hợp

- Công tác quy hoạch thương mại còn chưa được chú trọng đúng mức và tính thiết chế của quy hoạch thương mại chưa cao.

- Sự phát triển các hình thức kinh doanh thương mại hiện đại như TTTM, siêu thị, cửa hàng tiện lợi… còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch và định hướng phát triển ở quy mô quốc gia.

CHƯƠNG III : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC NHẰM PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BÁN LẺ VIỆT NAM‌

3.1. Dự báo xu hướng phát triển thị trường dịch vụ bán lẻ Việt Nam

Công ty tư vấn kiểm toán KPMG cho rằng, thị trường bán lẻ Việt Nam có nhiều cơ hội lớn cho các nhà đầu tư nước ngoài, vì người Việt giàu hơn so với những gì được biết.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Theo các chuyên gia của KPMG, so với ở Trung Quốc, doanh nghiệp tư nhân ở Việt Nam đóng một vai trò quan trọng cao hơn trong nền kinh tế. Mặt khác, trên thực tế, do có rất nhiều doanh nghiệp tư nhân không được thống kê, người dân Việt Nam có thể giàu hơn những con số thống kê đã biết. Sự “giàu ngầm” này có thể đẩy thu nhập bình quân đầu người ở Việt Nam lên thêm 30% và con số này thậm chí còn cao hơn ở những thành phố lớn.

Theo KPMG, GDP bình quân đầu người của Việt Nam hiện là 800 USD, nhưng nếu tính cả những thu nhập chưa được thống kê hết, con số này có thể đạt mức trên 1.000 USD. Tại các thành phố lớn như Hà Nội hay Tp.HCM, con số này thậm chí còn có thể cao gấp đôi. Đây chính là một phần lý do tại sao giá trị bán lẻ của Việt Nam ở mức 43,5% so với GDP, cao hơn so với của Trung Quốc (35%) và Thái Lan (33%), mặc dù Việt Nam mới chỉ có 27% dân số sống ở thành thị và là một trong những nước có tỷ lệ đô thị hóa thấp nhất ở châu Á. Mặt khác, hiện mỗi năm có khoảng 1,2 triệu người Việt Nam tham gia vào lực lượng lao động. Tỷ lệ người lệ thuộc đang giảm mạnh từ mức 4 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 1987 xuống mức 2,5 người phụ thuộc mỗi 5 người lao động vào năm 2007. Nhờ thế mà trong 10 năm qua, tỷ lệ thu nhập dành cho chi tiêu trong các gia đình Việt Nam đã tăng thêm được 83%. Các sản phẩm dinh dưỡng như sữa, nước hoa quả, đồ hộp, … đang là những sản phẩm có tốc độ nhu cầu tăng trưởng mạnh, là đầu tàu thúc đẩy doanh số bán lẻ. Ngoài thực phẩm, nhóm hàng có tốc độ tăng trưởng cao nhất là sản phẩm chăm sóc cá nhân và đồ gia dụng. Từ năm 2000 đến nay, doanh số các mặt hàng quần áo, giầy dép và mỹ phẩm tăng với tốc độ bình quân từ

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 11

11% đến 14%. Trong lĩnh vực hàng điện tử gia dụng, tốc độ tăng trưởng doanh số của các mặt hàng rất khác nhau, doanh số TV chỉ tăng có 6% mỗi năm, trong khi doanh số máy giặt lại tăng tới 11%/năm. Các sản phẩm dược phẩm cũng đạt tăng trưởng doanh thu bình quân hàng năm 13% kể từ năm 2000.

Theo đánh giá về sự phát triển thị phần bán lẻ toàn cầu của công ty tư vấn A.T.Kearney – Mĩ thì năm 2008 Việt Nam vươn lên xếp thứ nhất trong danh sách các quốc gia hấp dẫn đối với các nhà bán lẻ nước ngoài, tăng 3 bậc so với 2007, vượt lên trên Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Minh chứng là cùng với sự mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, sẽ ngày càng có sự tham gia mạnh mẽ của các tập đoàn xuyên quốc gia và đa quốc gia vào hệ thống bán lẻ Việt Nam, ngoài Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Big C - Pháp), Parkson (Malaysia), Dairy Farm (Hồng Kông), Lotte Mart (Hàn Quốc)… đã có mặt, nhiều khả năng sẽ có thêm các đại gia bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal – mart (Mỹ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh)… tạo nên bức tranh cạnh tranh đa dạng trong hệ thống bán lẻ.


Cuộc cạnh tranh cũng bắt đầu diễn ra sôi nổi khi các nhà kinh doanh bán lẻ trong nước vào cuộc và đang quyết tâm chiếm lĩnh thị trường sân nhà. Các nhà phân phối lớn Việt Nam đang nỗ lực tăng cường lực lượng như Phú Thái Group, Saigon Co.op Mart, Vinatex, Intimex,…Liên kết là tất yếu, để mạnh hơn, để đổi mới. Ngày 14/5/2007, Công ty Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Hệ thống Phân phối Việt Nam (VDA) đã chính thức ra mắt. VDA là sự liên kết chiến lược của 4 đại gia bán lẻ trong nước bao gồm Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro), Tổng công ty Thương mại Sài Gòn (Satra), Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại Sài Gòn (Saigon Co.op) và Công ty Cổ phần tập đoàn Phú Thái (Phu Thai Group). Sự ra đời của VDA là một mô hình mới, biểu tượng cho sự liên kết và hợp tác của các nhà phân phối lớn Việt Nam nhằm tạo nên một sức mạnh chung, làm đối trọng, cạnh tranh với các nhà phân phối nước ngoài. Với mong muốn trở thành tập đoàn kinh doanh hàng đầu của Việt Nam trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ và kho vận, VDA sẽ tập trung khai thác cảng biển cũng như phát triển hệ thống kho vận (logistics) để phát huy sức mạnh trong việc xuất nhập khẩu và vận tải nội địa, đẩy mạnh lưu

thông hàng hoá và tăng hiệu quả của hệ thống phân phối bán lẻ. Cũng trong năm 2007, một tin vui khác là ngày 16/10/2007, tại Hà Nội, Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam (AVR) đã chính thức ra mắt với gần 100 thành viên. Hiệp hội cũng đã tổ chức Hội nghị toàn thể lần thứ nhất ngay trong ngày thành lập. Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam là một tổ chức xã hội nghề nghiệp, quy tụ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ và các lĩnh vực liên quan đến bán lẻ. Các thành viên AVR tự nguyện tập hợp cùng nhau nhằm phát triển hệ thống bán lẻ Việt Nam để có thể cạnh tranh tốt trong thời kỳ hội nhập. Sau khi thành lập, Hiệp hội đã đề ra mục tiêu hoạt động đến 2010 là tập trung hỗ trợ và nâng cao năng lực cho các nhà bán lẻ Việt Nam, từng bước hình thành hệ thống bán lẻ Việt Nam với quy mô lớn và tính chuyên nghiệp cao. Hiệp hội cũng sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tham gia xây dựng cơ chế chính sách, quy hoạch phát triển loại hình kinh tế bán lẻ. Trước mắt, Hiệp hội đề xuất và soạn thảo Luật Bán lẻ trình Quốc hội phê duyệt.


Tuy mô hình bán lẻ truyền thống vẫn chiếm tỷ trọng áp đảo trong doanh số phân phối hàng tiêu dùng của Việt Nam, nhưng các mô hình hiện đại và tiên tiến cũng đã xuất hiện và ngày càng tăng tỷ trọng trong doanh số bán lẻ. Các phương thức quản lý kinh doanh hiện đại tiên tiến như phương thức vận doanh theo chuỗi, phương thức liên kết dọc tập đoàn của nhà phân phối, phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại và bán hàng không qua cửa hàng tuy mới xuất hiện ở Việt Nam nhưng đã sự phát triển nhanh chóng và trở thành động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành dịch vụ phân phối Việt Nam. Theo một nghiên cứu mới đây của Tập đoàn IBM, thách thức lớn nhất mà ngành bán lẻ Việt Nam đang phải đối mặt là sự xuất hiện của nhật kí điện tử (blog), diễn đàn trực tuyến và thế giới ảo…Cụ thể, ông Andrew Ma, Giám đốc phụ trách Giải pháp ngành bán lẻ của IBM Châu Á - Thái Bình Dương trong một hội thảo về ngành bán lẻ VN mới đây đã cho hay, với sự xuất hiện của blog, diễn đàn trực tuyến, internet… đã làm cho phạm vi và cách thức tiếp xúc khách hàng của doanh nghiệp bán lẻ trở nên đa dạng và rộng hơn. Hay nói cách khác, sự thuận tiện mọi lúc mọi nơi và công nghệ ảo hóa đã và đang tác động mạnh đến ngành bán lẻ VN, tương lai của ngành nằm ở khả năng

hợp nhất thực tế và môi trường ảo của doanh nghiệp để đáp ứng nhu cầu khách hàng. Đây là cơ hội đồng thời cũng là thách thức mới của doanh nghiệp, bởi đối thủ cạnh tranh bây giờ có thể là bất kỳ ai, ở bất cứ nơi đâu. Khách hàng ngày càng có nhiều thông tin, đòi hỏi cao hơn và có sức mạnh lớn hơn. Tại Việt Nam, theo khảo sát của IBM, các hệ thống bán lẻ lớn như Metro Cash&Cary, Big C, Parkson… đã vận hành các giải pháp công nghệ tiến tiến dành cho ngành bán lẻ, còn các doanh nghiệp Việt Nam hiện chỉ có một số tiến hành dùng thí điểm. Riêng đối với việc gia nhập kinh doanh trong thế giới ảo thì vẫn còn xa lạ tại thị trường Việt Nam. Đã đến lúc các doanh nghiệp bán lẻ VN đánh giá lại thị trường, xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để kịp thời chọn các giải pháp kinh doanh theo xu hướng bán lẻ hiện đại.


Cho dù hệ thống pháp luật và hành chính của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển và còn thiếu sự minh bạch nhưng các nhà đầu tư ngày càng bị Việt Nam thu hút do nền kinh tế phát triển mạnh và bền vững đã làm gia tăng nhu cầu về hàng hoá tiêu dùng và các hình thức kinh doanh bán lẻ hiện đại. Nhân tố chính củng cố sự lạc quan của các nhà kinh doanh bán lẻ là tình hình nhân khẩu học của Việt Nam. Hiện Việt Nam có khoảng 70% dân số trong độ tuổi dưới 35 và có 1 số lượng lớn những công dân thành thị trẻ tuổi có thu nhập tăng đều và thị hiếu ngày một sành điệu. Tại Việt Nam những ngôi chợ đang nhường chỗ cho các trung tâm thương mại, xe đạp thay bằng các loại xe tay ga sang trọng và trang phục thông thường bằng thời trang hàng hiệu. Tại khu vực thành thị số hộ gia đình có thu nhập hàng tháng nằm trong khoảng 600USD đến 1.000USD đang tăng lên nhanh chóng và cao hơn các thành phần dân số khác. Thu nhập tăng, văn hoá tiêu dùng đang dần dần xuất hiện đã thúc đẩy sức chi tiêu, hứa hẹn sự thay đổi về tỷ lệ người Việt lựa chọn kênh phân phối truyền thống - chiếm đến 85% dân số như hiện nay.


Do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu hiện nay, trong năm 2009 dự báo thị trường bán lẻ sẽ chưa có nhiều thay đổi so với năm 2008, nhưng là năm có tính chất quyết định các năm tiếp theo khi các doanh nghiệp chờ thị trường

hồi phục và tiếp tục chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng của mình. Đứng trước những khó khăn, thách thức nhưng cũng không ít cơ hội của việc mở cửa thị trường bán lẻ, điều quan trọng là phải tranh thủ thời gian tích lũy nội lực, cả ở phía công tác quản lý Nhà nước và phía các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Vì lý do đó, phần tiếp theo người viết xin đưa ra hai nhóm giải pháp: thứ nhất nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước và thứ hai, nâng cao hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ‌


3.2. Các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ

3.2.1. Giải pháp đổi mới và hoàn thiện các định chế pháp lý

Đổi mới và hoàn thiện các chế định pháp lý về phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng của Việt Nam thời gian tới theo hướng phù hợp với thể chế kinh tế thị trường hiện đại đang được xây dựng, đồng thời đảm bảo tôn trọng các cam kết quốc tế là vấn đề đặt ra cấp thiết. Hệ thống quy phạm pháp luật phải được xây dựng và đổi mới theo hướng tôn trọng khả năng tự điều tiết của cơ chế thị trường ngày càng được hoàn thiện trong khi đảm bảo sự can thiệp của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững kinh tế - xã hội và bảo vệ lợi ích của các nhóm xã hội dễ bị tổn thương nhất.

Hiện nay, Việt Nam đã có rất nhiều bộ luật liên quan đến dịch vụ phân phối bán lẻ nhưng cần phải có những hướng dẫn cụ thể để phát huy tác dụng của những luật này. Đồng thời cũng cần có bộ máy xây dựng luật một cách chuyên nghiệp để có thể giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn phân phối đặc thù của Việt Nam. Để giải quyết mâu thuẫn và bất cập về chế định pháp lý trong lĩnh vực phân phối, từ nghiên cứu kinh nghiệm các nước, người viết xin đưa ra những giải pháp sau:

Trước mắt, cần xây dựng các nghị định hướng dẫn cụ thể về việc thực thi pháp luật trong lĩnh vực phân phối nói chung và bán lẻ nói riêng, trong khi kế hoạch cho thời gian trung hạn tới nên xây dựng đạo luật riêng về bán lẻ. Kinh nghiệm của các nước cho thấy, để thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước đối với các dịch vụ phân phối bán lẻ nhằm đảm bảo khuôn khổ pháp lý cho tự chủ, tự do kinh doanh

theo cơ chế thị trường của các doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo sự quản lý, điều hành vĩ mô nhằm ổn định thị trường, phát triển sản xuất - kinh doanh và bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên tham gia thị trường cần có những đạo luật riêng về bán lẻ với những quy định đặc thù điều chỉnh hoạt động này. Trong khi chờ đợi xây dựng đạo luật này, cần ban hành các văn bản pháp quy sau:

3.2.1.1. Xây dựng Nghị định Chính phủ hướng dẫn thực hiện mở cửa thị trường trong lĩnh vực phân phối

Trong nghị định cần có các quy định pháp lý điều chỉnh thẩm quyền và các điều kiện, tiêu chuẩn cấp phép mở điểm kinh doanh phân phối thứ hai trở đi cho các nhà phân phối nước ngoài. Những điều kiện, tiêu chuẩn có thể tính tới là: thời gian cho phép mở cửa hàng thứ hai tính từ khi vận hành cửa hàng đầu tiên (có thể từ 3 – 5 năm), thành tích kinh doanh, báo cáo nghiên cứu khả thi của thương nhân, địa điểm, thời gian mở cửa hàng, diện tích kinh doanh, diện mặt hàng kinh doanh… Đồng thời nên quy định rõ quy hoạch phát triển trên địa bàn là căn cứ pháp lý quan trọng cho việc mở cửa hàng thứ hai, các quy định về trình tự thụ lý hồ sơ xin mở cửa hàng thứ hai,…với mục đích đảm bảo cân bằng thương mại, đảm bảo an sinh xã hội, vệ sinh an toàn thực phẩm, sức khỏe người tiêu dùng, môi trường sinh thái…

Trong nghị định cũng cần có các quy định hướng dẫn cụ thể về việc thực thi các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối đối với doanh nghiệp FDI trong việc thực hiện các dịch vụ phân phối, nhượng quyền thương mại và đại lý.

3.2.1.2. Xây dựng mới quy chế về tiêu chuẩn các loại hình cửa hàng bán lẻ tại Việt Nam thay thế cho Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM và công văn 509/TM-TTTN ngày 31/01/2005 của Bộ thương mại hướng dẫn thực hiện Quy chế siêu thị.

Quy chế này được coi là bước đột phá trong công tác quản lý Nhà nước với hoạt động kinh doanh siêu thị, nhưng cùng với sự phát triển ngày càng đa dạng của các loại hình phân phối hiện đại thì những hạn chế, bất cập của Quy chế này càng lộ rõ. Đó là có những loại hình cửa hàng mới thậm chí đã xuất hiện ở Việt Nam không thuộc phạm vi điều chỉnh của Quy chế, trong khi tên gọi siêu thị được đặt một cách

tùy tiện cho mọi dạng cửa hàng có yếu tố bán hàng tự chọn khiến cho cơ quan quản lý Nhà nước khó theo dõi và quản lý hiệu quả, còn người tiêu dùng thì lúng túng, hiểu sai lệch về siêu thị. Cũng do nhiều loại hình bán lẻ mới chưa được quy phạm dẫn đến sự thiếu định hướng trong đầu tư vào lĩnh vực bán lẻ và sự bất hợp lý trong cấu trúc và phân bố cửa hàng bán lẻ.

Trong quy chế mới cần quy định tiêu chuẩn cụ thể cho từng loại hình cửa hàng phân phối, đặc biệt là các loại hình cửa hàng mới và dự báo sẽ xuất hiện ở Việt Nam. Cụ thể định nghĩa về từng loại hình cửa hàng, phương thức hoạt động, sự lựa chọn địa điểm, diện tích mặt bằng bán hàng, giới hạn phạm vi kinh doanh, cấu trúc hàng hóa, khách hàng mục tiêu và chức năng dịch vụ…cần quy định rõ nhằm cung cấp cơ sở kỹ thuật cho các cơ quan ban hành lập kế hoạch và định hướng phát triển ngành bán lẻ, hướng dẫn thương nhân vị trí và hình thức kinh doanh giúp họ thực hiện đầu tư hợp lý.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm các nước và xu hướng phát triển của hệ thống phân phối trong nước, Việt Nam cần có định nghĩa rõ ràng và các quy định tiêu chuẩn cụ thể cho các dạng cửa hàng sau đây: Cửa hàng tạp hóa, cửa hàng thực phẩm truyền thống, cửa hàng tiện lợi, các phố, đường phố mua sắm, cửa hàng giảm giá, cửa hàng bách hóa lớn, cửa hàng chuyên doanh, siêu thị, đại siêu thị, trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, cửa hàng kho hàng (Warehouse), cửa hàng Category killers, các hình thức bán hàng không qua cửa hàng như bán hàng qua điện thoại, qua truyền hình, qua đường bưu điện, qua máy bán hàng tự động và qua mạng…

Để có thể đưa ra các tiêu chuẩn quy định cụ thể, nhất là tiêu chuẩn phân hạng có thể dựa trên tiêu chí sau: diện tích sàn kinh doanh, chủng loại hàng hóa, địa điểm cửa hàng và phương thức bán hàng, Bộ Công thương cần có sự khảo sát thực tế sâu sắc về các loại hình cửa hàng này ở những nước/ thành phố có điều kiện tương đồng với Việt Nam.

3.2.1.3. Bộ Công thương chủ trì phối hợp với Bộ, ngành hữu quan rà soát để bổ sung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật liên quan đến hàng rào kỹ thuật như: Tiêu

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí