Có thể nói cam kết trong lĩnh vực dịch vụ phân phối về cơ bản giữ được như trong Hiệp định thương mại song phương Việt Nam – Hoa kỳ (BTA) và chặt so với các nước mới gia nhập. Trước hết thời điểm cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài là như BTA (1/1/2009). Thứ hai, tương tự như BTA, ta không mở cửa thị trường phân phối xăng dầu, dược phẩm, sách báo, tạp chí, băng hình, thuốc lá, gạo, đường và kim loại quý cho nước ngoài (Trung Quốc chỉ bảo lưu được thuốc lá và muối). Nhiều sản phẩm nhạy cảm như sắt thép, phân bón, xi măng… ta chỉ mở cửa thị trường sau 3 năm. Quan trọng nhất là trong lĩnh vực bán lẻ, ta hạn chế khả năng mở điểm bán lẻ của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (mở từ điểm bán lẻ thứ hai trở đi phải được ta cho phép theo từng trương hợp cụ thể). Trung Quốc không bảo lưu hạn chế này.
Mức cam kết trên có thể nói là thấp hơn hiện trạng của nước ta. Trên thực tế, chúng ta đã cho phép một số tập đoàn phân phối lớn thành lập siêu thị 100% vốn nước ngoài và mở hàng loạt các siêu thị tại các tỉnh, thành phố ở Việt Nam. Tuy nhiên, với việc giữ được hạn chế về mở điểm bán lẻ, biểu cam kết dịch vụ đã giữ được cho chúng ta một công cụ kiểm soát. Nước ta nên tận dụng công cụ này để hỗ trợ các nhà phân phối trong nước thông qua các công cụ của quản lý Nhà nước.
2.2.3 Tác động của cam kết đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
Trước hết thực hiện việc mở cửa thị trường phân phối theo cam kết gia nhập WTO sẽ hứa hẹn sự phát triển năng động và thịnh vượng của thị trường bán lẻ Việt Nam.
Thứ hai, môi trường kinh doanh của hệ thống phân phối bán lẻ sẽ ngày càng được minh bạch hơn do việc thực hiện các cam kết gia nhập WTO cùng với việc thực hiện chủ trương khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế phát triển sản xuất kinh doanh những mặt hàng, ngành nghề và lĩnh vực mà Nhà nước không cấm sẽ làm cho quá trình tự do hóa thương mại của Việt Nam diễn ra mạnh mẽ hơn, sâu sắc hơn.
Thứ ba, sự tăng cường tham gia của các công ty đa quốc gia vào hệ thống phân phối ở thị trường nội địa : Các công ty đa quốc gia (Multinational Corporation
- MNCs) đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Những năm tới, với việc sát nhập và hợp nhất, việc đầu tư và mở rộng thị trường thì khả năng chiếm lĩnh, khống chế và kiểm soát hệ thống phân phối toàn cầu của các MNC sẽ ngày càng tăng. Bên cạnh những tập đoàn phân phối lớn đã có mặt ở Việt Nam như Metro Cash & Carry, Bourbon Espace (Big C), Parkson, Dairy Farm,…, các tập đoàn kinh doanh bán lẻ hàng đầu thế giới như Wal- mart (Hoa Kỳ), Carrefour (Pháp), Tesco (Anh), Marko (Hà Lan)… đang mở rộng thị trường và thâm nhập ngày càng sâu, rộng vào thị trường bán lẻ hàng hóa trên thế giới, sẽ sớm có mặt ở thị trường mới nổi và có sức hấp dẫn lớn như Việt Nam.
Thứ tư, phương thức tổ chức và quản lý trong hệ thống phân phối bán lẻ sẽ phát triển theo hướng văn minh hiện đại. Cùng với làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài trong lĩnh vực phân phối, các mô hình bán lẻ truyền thống vẫn tồn tại song song với các mô hình hiện đại nhưng sẽ dần thu hẹp và suy yếu, các doanh nghiệp trong nước sẽ trưởng thành và học hỏi được nhiều kinh nghiệm tổ chức quản lý và hiện đại hóa hệ thống của các doanh nghiệp nước ngoài để tự củng cố hệ thống của mình. Trước mắt, các tập đoàn phân phối nước ngoài sẽ tập trung vào mở các siêu thị bán buôn và bán lẻ, nhưng dần dần họ sẽ mở rộng sang các hình thức bán lẻ không có cửa hàng, chuyên kinh doanh bán hàng qua cataloge, điện thoại, Internet, máy bán hàng và giao hàng tận nhà… mang đến diện mạo văn minh, hiện đại cho hệ thống phân phối Việt nam.
Thứ năm, phong cách tiêu dùng của người dân Việt Nam sẽ thay đổi theo hướng văn minh, hiện đại và hội nhập. Việc gia nhập WTO có ý nghĩa là Việt Nam đã tham gia hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu. Trước sự phát triển mạnh mẽ của làn sóng toàn cầu hóa với sự tự do lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ, vốn và con người trên phạm vi toàn cầu, sự phát triển của công nghệ thông tin và mạng Internet và sự lan truyền tri thức trên phạm vi toàn cầu, lối sống của người Việt Nam, đặc biệt là lớp trẻ hiện chiếm đa phần trong cơ cấu dân cư Việt Nam sẽ thay đổi để phù
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Của Doanh Nghiệp Bán Lẻ
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Quản Lý Nhà Nước Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Cho Việt Nam.
- Số Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ Theo Quy Mô Lao Động Đến 31/12 (2004-2006)
- Tiêu Thức Phân Hạng Siêu Thị, Trung Tâm Thương Mại
- Đề Án Phát Triển Đến 2010 Và Định Hướng Phát Triển Đến 2020
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 10
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
hợp với cuộc sống hiện đại hơn. Tất nhiên, sự thay đổi này chứa đựng cả yếu tố tích cực lẫn tiêu cực, cả cơ hội và nguy cơ. Nếu chúng ta biết cách khai thác tốt mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực và nguy cơ thì chúng ta đã góp sức không nhỏ vào nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Việt Nam và nâng cao trình độ dân trí nước nhà.
2.2.3.1. Những tác động tích cực và cơ hội mới
Việc Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO đã tác động tích cực và mang lại nhiều cơ hội cho lĩnh vực bán lẻ :
Thứ nhất, khuyến khích cạnh tranh lành mạnh, tạo động lực cho sự phát triển của thị trường bán lẻ Việt Nam. Sự xuất hiện của các « đại gia » bán lẻ quốc tế làm thay đổi diện mạo của thị trường bán lẻ Việt Nam và tạo nên một cuộc đua tranh quyết liệt trong việc kiểm soát kênh phân phối giữa các nhà phân phối trong và ngoài nước. Những siêu thị hiện đại không những làm cho thị trường bán lẻ Việt Nam thêm sôi động mà còn giúp người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với nhiều loại hình phân phối mới. Phân phối qua mạng hay thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ với vô số trang web tiếng Việt thực hiện các giao dịch trên mạng. Trong nước, cùng với sự hỗ trợ của Bộ Công Thương, các doanh nghiệp nội địa như Tổng công ty thương mại Sài Gòn, công ty xuất nhập khẩu Intimex đã đề ra chương trình phát triển như nâng cấp cơ sở hiện có, xây dựng mới các siêu thị, trung tâm thương mại, hệ thống cửa hàng tự chọn…chuẩn bị đương đầu với những nhà bán lẻ quốc tế.
Thứ hai, thúc đẩy hình thành hệ thống bán lẻ hiện đại, văn minh, phục vụ tốt cho sản xuất và đời sống dân cư, khắc phục các yếu điểm của hệ thống đang có : nhỏ lẻ, cục bộ, lạc hậu, chi phí cao, thiếu trung thực trong mua bán hàng. Trong tương lai, các đối tượng tiêu dùng dịch vụ nhất là các nhà đầu tư nước ngoài, khách du lịch sẽ tiếp tục tăng lên do các yếu tố như Việt Nam đã là thành viên WTO, có vị trí chiến lược, nền kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định kinh tế vĩ mô, các khu vực kinh doanh năng động, thị trường nội địa đang mở rộng…
Thứ ba, tạo thuận lợi và khuyến khích các nhà bán lẻ Việt Nam mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài thông qua liên doanh, liên kết với các tập đoàn phân
phối nước ngoài hoặc thông qua các trung tâm giới thiệu sản phẩm, trung tâm thương mại Việt Nam ở nước ngoài. Điều này sẽ dẫn tới hệ thống phân phối bán lẻ Việt Nam ngày càng thông suốt, sự liên kết giữa hệ thống phân phối trong nước và nước ngoài ngày càng phát triển.
Thứ tư, khuyến khích cải cách thể chế, cải cách hành chính, tạo lập môi trường kinh doanh phân phối thông thoáng, thân thiện thị trường, thúc đẩy cạnh tranh, nâng cao hiệu quả ngành phân phối, góp phần phát triển sản xuất, nâng cao đới sống và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người dân.
2.2.3.2 Những tác động tiêu cực và thách thức mới.
Thứ nhất, nguy cơ thị trường bán lẻ Việt Nam bị thao túng bởi các MNC: Thông qua các cam kết về mở cửa thị trường, Việt Nam bắt buộc phải mở cửa thị trường bán lẻ. Vào WTO, Việt Nam có thể hưởng lợi trong thu hút nguồn vốn FDI nhưng lại phải đối mặt với khả năng các tập đoàn bán lẻ nước ngoài vào thao túng thị trường nội địa, nếu xét đến tiềm lực của các nhà bán lẻ quốc tế : Vốn, phương thức quản lý tiên tiến và kinh nghiệm phát triển hàng trăm năm.
Sự hiện diện của các nhà bán lẻ chuyên nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra áp lực cạnh tranh rất lớn đối với các nhà bán lẻ nội địa, đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô nhỏ và với hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể. Trên thực tế, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam đều có quy mô nhỏ và rất nhỏ, mới được thành lập và yếu về khả năng cạnh tranh, đặc biệt là trong khâu quản lý chất lượng. Các công ty này thiếu các nguồn lực quan trọng cho phát triển, đặc biệt là nguồn nhân lực có kỹ thuật cao, vốn, công nghệ, kỹ năng quản lý, kỹ năng tiếp thị, khả năng ngoại ngữ, thông tin và tri thức thị trường. Những yếu kém này thực sự là thách thức khi họ cố gắng vượt qua tình trạng hiện tại để phát triển lên và đạt được các tiêu chí toàn cầu trong cạnh tranh quốc tế.
Thứ hai, tác động tiêu cực về mặt xã hội có thể đến từ việc phá sản, thất nghiệp của các doanh nghiệp bán lẻ nhỏ của Việt Nam do phải trực tiếp đối mặt với cuộc cạnh tranh không cân sức với các nhà phân phối lớn nước ngoài. Cạnh tranh cung cấp dịch vụ phân phối trên thị trường thế giới hiện nay rất khốc liệt. Một hệ
thống bán lẻ truyền thống với hàng trăm nghìn thương nhân nhỏ lẻ và hơn một triệu hộ kinh doanh cá thể của một nền sản xuất hàng hóa nhỏ, trình độ thấp nhưng đầy tiềm năng sẽ đối phó ra sao với các MNC hàng đầu thế giới như Wal–mart, Carrefour, Tesco… ? Câu hỏi này được đặt ra không chỉ với các nhà bán lẻ trong nước mà còn làm đau đầu cơ quan quản lý nhà nước đối với thị trường dịch vụ phân phối. Do còn nhiều yếu kém và khả năng cạnh tranh thấp, các nhà phân phối Việt Nam thực sự cần một môi trường kinh doanh thích hợp, hệ thống chính sách và pháp lý hỗ trợ và một chương trình phát triển thương mại dịch vụ cần được thực hiện sớm nhằm nâng cao sức cạnh tranh, đối phó với thách thức và nắm bắt kịp thời cơ hội. Thực tế về vấn đề này, bài học của Trung Quốc là rất đắt giá. Người ta tính rằng, trong bán kính 35 km trên đất Trung Quốc, nếu nhà bán lẻ số 2 thế giới Carrefour mở một siêu thị lớn thì đồng thời có 3 đại gia phân phối Trung Quốc phá sản. Nguy cơ này có thể lập lại với Việt Nam trong thời gian tới, nếu mở cửa thị trường phân phối mà các nhà bán lẻ nội địa chưa có đối sách hợp lý.
Trong cam kết gia nhập WTO về mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, Việt Nam đã giành được quyền kiểm soát đối với việc mở điểm bán lẻ thứ hai của doanh nghiệp thương mại có vốn đầu tư nước ngoài. Việt Nam cần cụ thể hóa quyền này trong một văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn doanh nghiệp FDI mở điểm bán lẻ thứ hai nhằm thực hiện mục đích cân bằng thương mại cho mọi nhà cung cấp dịch vụ phân phối.
2.3. Thực trạng quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam
2.3.1.Quản lý nhà nước bằng các quy phạm pháp luật :
2.3.1.1. Hệ thống pháp luật điều chỉnh việc thành lập và hoạt động doanh nghiệp
Phát triển hệ thống phân phối của Việt Nam đã được nhà nước, các Bộ, ngành và các địa phương đặc biệt quan tâm, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên mới của tổ chức Thương mại thế giới (WTO). Các
chủ trương chính sách lớn của Nhà nước về phát triển thương mại trong nước thời gian qua gồm :
- Luật doanh nghiệp 2005, có hiệu lực từ 01/07/2006, điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của các doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài như công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.
- Luật thương mại sửa đổi năm 2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2006 xác nhận địa vị pháp lý của các thương nhân nước ngoài tại Việt Nam dưới các hình thức : văn phòng đại diện, chi nhánh, công ty liên doanh và công ty 100% vốn nước ngoài
- Nghị định số 35/2006/NĐ-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại.
- Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/1/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài.
- Luật doanh nghiệp nhà nước (sửa đổi) năm 2003 điều chỉnh các việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước.
- Luật hợp tác xã (sửa đổi) năm 2003 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2004 điều chỉnh việc thành lập và hoạt động của kinh tế hợp tác và các hợp tác xã ở Việt Nam.
- Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
Đây là các nền tảng pháp lý để các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối bán lẻ thành lập và hoạt động ở Việt Nam, xây dựng các liên doanh, liên kết mạnh mẽ dưới hình thức thành lập công ty mẹ - con và các tập đoàn trong nước, tạo sức mạnh để phát triển trong môi trường tự do hóa và cạnh tranh ngày càng gay gắt.
2.3.1.2. Hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động trên thị trường
- Thực hện các cam kết quốc tế về mở cửa lĩnh vực phân phối, Việt Nam đã tiến hành việc điều chỉnh luật pháp của nước ta cho phù hợp. Các điều chỉnh cho phù hợp với luật pháp quốc tế tác động đến thị trường Việt Nam gồm có : Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc (MFN) và đối xử quốc gia (NT) năm 2002, Pháp lệnh về tự vệ trong
nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam năm 2002, pháp lệnh chống trợ cấp hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004, pháp lệnh chống bán phá giá hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam năm 2004 nhằm ngăn chặn những hành vi thương mại không công bằng xuất phát từ ngoài biên giới Việt Nam nhưng gây ảnh hưởng xấu đến sự cạnh tranh lành mạnh trên thị trường Việt Nam.
- Luật cạnh tranh năm 2004 có hiệu lực thi hành từ năm 2005 là đạo luật quan trọng để điều tiết thị trường. Với các quy định điều chỉnh các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh, tập trung kinh tế và cạnh tranh không lành mạnh… nhằm tạo môi trường cạnh tranh công bằng và bình đẳng, bảo vệ và khuyến khích cạnh tranh lành mạnh trong thị trường phân phối, ngăn chặn các hành vi gây hạn chế cạnh tranh và cạnh tranh không lành mạnh…
- Thông qua luật đầu tư chung 2005, Luật thương mại 2005, Chính phủ phân chia các lĩnh vực cấm, hạn chế, có điều kiện và tự do đầu tư kinh doanh.
- Chính phủ thông qua các luật thuế : thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế thu nhập doanh nghiệp… để điều tiết thu nhập, khuyến khích hay hạn chế đầu tư, kinh doanh phù hợp với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế qua các thời kỳ.
- Hệ thống luật pháp điều chỉnh trên thị trường còn có Bộ Luật dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ 2005, Luật giao dịch điện tử năm 2005, Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007, Pháp lệnh giá 2002 quy định cho phép Chính phủ bình ổn giá với đối với một số mặt hàng trọng yếu của nền kinh tế quốc dân như xăng dầu, khí hóa lỏng, xi măng, sắt thép, phân bón, lúa gạo, cà phê, bông hạt và bông xơ, mía, muối, một số thuốc phòng chữa bệnh cho người…
- Các văn bản pháp quy về điều hành thị trường có thể kể tới :
+ Quyết định 311/QĐ-TTG ngày 20/3/2003 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt đề án « Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010 » nhằm mục tiêu sắp xếp, mở rộng thị trường trong nước, bảo đảm lưu thông hàng hóa thông suốt…
+ Nghị định 02/2003/NĐ-CP về phát triển và quản lý chợ.
+ Chỉ thị số 13/2004/CT-TTg ngày 31/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ nhằm thực hiện một số giải pháp chủ yếu để phát triển mạnh thị trường nội địa.
+ Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ thương mại về việc ban hành quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại.
+ Việc Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2006/NĐ-CP về thương mại điện tử ngày 9/6/2006 đánh dấu một bước tiến lớn trong việc tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về thương mại điện tử. Nghị định này thừa nhận giá trị pháp lý của chứng từ điện tử trong các hoạt động liên quan đến thương mại. Đây là cơ sở để doanh nghiệp và người tiêu dùng yên tâm tiến hành giao dịch thương mại điện tử, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia, đồng thời cũng là căn cứ pháp lý để xét xử khi có tranh chấp liên quan đến hoạt động thương mại điện tử…
Việt Nam được đánh giá là quốc gia rất nhanh nhạy với mô hình kinh doanh trực tuyến. Tuy vậy hoạt động thương mại điện tử tại Việt Nam vẫn còn trong tình trạng sơ khai. Công ty Peacesoft, chủ nhân mạng chodientu.vn cho biết, theo tính toán của công ty này, tại Việt Nam hiện có trên 100 doanh nghiệp kinh doanh trực tuyến theo hình thức khách hàng tới khách hàng (C2C), còn theo dạng công ty với công ty (B2B) vẫn rất hạn chế. Các giao dịch chiếm đa số trên website là giữa công ty giữa khách hàng (B2C).
Hiện các doanh nghiệp buôn bán trên chợ điện tử đều đăng ký kinh doanh như các doanh nghiệp thông thường. Việc thanh toán bằng thẻ hầu như chưa được sử dụng và các khách hàng Việt Nam mua bán tại các chợ điện tử quốc tế thường bị chặn thẻ thanh toán vì lý do an ninh. Các mạng kinh doanh trực tuyến tại Việt Nam hiện vẫn đóng vai trò quảng bá sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp hơn là hoạt động như một loại hình kinh doanh hoàn chỉnh.
Sau đây người viết xin làm rõ một số quy định pháp luật liên quan trực tiếp tới thị trường dịch vụ bán lẻ, cụ thể là :
(1) Một số quy định trong Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại theo Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 (Xem thêm Phụ lục 2).