Phương Án 3: Mô Hình Hỗn Hợp (Vừa Tập Trung, Vừa Phân Tán): Mô Hình Ủy Ban Quản Lý Vốn Nhà Nước Tại Doanh Nghiệp (Tập Trung) Và Mô Hình Chủ Sở


vực nhà nước không cần nắm giữ, mang tính chất thương mại vì mục tiêu lợi nhuận và những ngành lĩnh vực mang lại lợi ích quốc gia, quản lý tài sản công mang mục đích thương mại và tối ưu hóa tài sản công. Hầu hết các doanh nghiệp thuộc quỹ được cổ phần hóa, nắm giữ cổ phần không chi phối hoặc bán hết vốn đối với những ngành và lĩnh vực doanh nghiệp ngoài nước làm được, niêm yết trên sàn giao dịch, nâng cao hiệu quả đầu tư và quản trị doanh nghiệp theo chuẩn mực quốc tế.

Ưu điểm của mô hình này: như mô hình Ủy ban và khắc phục được các hạn chế của mô hình Ủy ban. Nhược điểm của mô hình này đòi hỏi các tập đoàn, tổng công ty đa số phải được niêm yết, có chiến lược và hoạt động ổn định, công khai minh bạch, ít có sự can thiệp của Nhà nước.

Phạm vi quản lý: 19 tập đoàn, tổng công ty, Tập đoàn quản lý vốn nhà nước và đầu tư chiến lược quốc gia: gồm 11 tập đoàn, tổng công ty (như Quỹ đầu tư chiến lược quốc gia - Phương án 1 nêu trên). Tập đoàn quản lý vốn, tài sản nhà nước và đầu tư tài chính quốc gia: gồm 8 tập đoàn, tổng công ty (như Quỹ đầu tư tài chính quốc gia - Phương án 1 nêu trên).

Về cơ bản Phương án 2 (Tập đoàn Đầu tư quốc gia) mô hình hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán, mô hình này hoạt động, phương thức thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước giống phương án 1 (Quỹ Đầu tư quốc gia), chỉ khác nhau là Tập đoàn Đầu tư quốc gia hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, còn Quỹ Đầu tư/Công ty quản lý quỹ hoạt động theo Luật chứng khoán.

Điều kiện áp dụng mô hình phương án 1 và 2: các Tập đoàn, tổng công ty đã áp dụng quản trị hiện đại, đa sở hữu, hầu hết là công ty cổ phần, hoạt động công khai minh bạch, mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược phát triển ổn định, hầu hết doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (như Temasek – Xing-ga-po).

Hình 4.2: Sơ đồ Mô hình Tập đoàn Đầu tư quốc gia


4 4 1 3 Phương án 3 Mô hình hỗn hợp vừa tập trung vừa phân tán Mô hình 1

4.4.1.3. Phương án 3: Mô hình hỗn hợp (vừa tập trung, vừa phân tán): Mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp (tập trung) và mô hình chủ sở hữu nhà nước ở các bộ ngành và địa phương (phân tán).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 191 trang tài liệu này.

Phần tập trung: 70% vốn nhà nước trong tổng số vốn nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty nhà nước được giao cho một cơ quan chuyên trách (Ủy ban) thực hiện quyền và trách nhiệm của chủ sở hữu tại các tập đoàn, tổng công ty, bao gồm cả (SCIC) (không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính). Mặt khác quy mô vốn của 19 tập đoàn, tổng công ty chiếm khoảng 70% vốn, tài sản nhà nước tại DNCVNN, chiếm hơn 70% trong tỷ lệ đóng góp vào NSNN của khối DNCVNN) (không bao gồm các ngân hàng thương mại và tổ chức tài chính, các doanh nghiệp thực hiện chức năng cơ cấu lại doanh nghiệp như DATC và VAMC, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng, cấc doanh nghiệp của 2 thành phố lớn Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh).

Phần phân tán: 30% vốn nhà nước trong tổng số vốn nhà nước được giao cho các bộ, ngành địa phương: Các bộ, ngành, địa phương đại diện chủ sở hữu


các doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích chuyên ngành, các đơn vị sự nghiệp công hoạt động theo mô hình doanh nghiệp; Bộ quốc phòng, Bộ Công an quản lý các doanh nghiệp lưỡng dụng, phục vụ công nghiệp quốc phòng - an ninh.

Phạm vi quản lý: 19 tập đoàn, tổng công ty

Hình thức hoạt động của mô hình này: Cơ quan đặt biệt thuộc Chính phủ hoặc cơ quan ngang bộ thuộc Chính phủ, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp. Thực hiện 3 chức năng chính: (1) đại diện chủ sở hữu nhà nước, (2) đầu tư, (3) tập trung nguồn vốn cho đầu tư.

Ưu điểm của mô hình này: Cơ bản đã tách chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN, đã xóa bỏ phần lớn (70% phần vốn nhà nước) chức năng đại diện chủ sở hữu của các bộ, Ủy ban nhân dân đối với vốn, tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp. Tập trung một đầu mối quản lý tập trung phần lớn vốn nhà nước tại DNCVNN, thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu tập trung đối với phần lớn vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Nhược điểm của mô hình này: Phải thiết lập một tổ chức đặc biệt vừa thực hiện quản lý nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp, vừa thực hiện đầu tư như doanh nghiệp; mô hình này chưa có các văn bản pháp luật điều chỉnh; Tính hành chính của cơ quan này sẽ là một rào cản quả quá trình sản xuất kinh doanh, thiếu năng động, quyết định không kịp thời; đây cũng là những hạn chế căn bản làm cho mô hình Sasac của Trung Quốc chưa phát huy được hiệu quả cao nhất…; mô hình này không hợp nhất và tính toán tổng tài sản theo giá thị trường như các công ty quản lý quỹ; lẫn lộn trong mục tiêu quản lý, định hướng, tầm nhìn cho các doanh nghiệp thương mại và doanh nghiệp dịch vụ công thuộc Ủy ban. Một trong những nhược điểm lớn nhất của mô hình này đó là thiếu hiểu biết chuyên ngành chuyên sâu của các Bộ chuyên ngành, điều này sẽ dẫn đến hệ lụy trong các quyết định về chiến lược phát triển và đầu tư dự án và hoạt động sản xuất kinh doanh không bằng các Bộ quản lý chuyên ngành, nếu thiếu sự phối hợp của các Bộ chuyên ngành sẽ dẫn đến tình trạng trì trệ, phản ứng chậm trong kinh doanh hoặc không dám quyết định.


Về nguồn nhân lực: Do quy mô của “Ủy ban” thực hiện chức năng của chủ sở hữu nhà nước tại các tập đoàn, tổng công ty có quy mô lớn đóng góp khoảng 20% GDP của đất nước, nên nguồn nhân lực rất quan trọng đòi hỏi người có trình độ, kinh nghiệm và có tâm, có tầm tham gia hoạt động của Ủy ban. Nhất là cán bộ hiểu biết lĩnh vực chuyên ngành. Ngoài ra cần có đội ngũ tư vấn và các chuyên gia theo từng lĩnh vực và chuyên ngành đặc thù để giúp Ủy ban trong xây dựng chiến lược, quyết định đầu tư và hoạt động sản xuất kinh doanh, cung cấp nhân sự cao cấp.

Về cơ chế chính sách: Không hình sự hóa trong lĩnh vực kinh tế, có mục tiêu, kế hoạch và cơ chế giám sát, kiểm tra rõ ràng minh bạch, giao quyền đi đôi với kiểm soát quyền lực. Giao trách nhiệm cho các bộ ngành kinh tế kỹ thuật tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm đối với các vấn đề về kinh tế, kỹ thuật của ngành trong việc thẩm định các dự án đầu tư của DNCVNN hoặc cử người tham gia các Hội đồng, tổ tư vấn của Hội đồng đầu tư, Hội đồng nhân sự, Hội đồng chiến lược, Hội đồng đánh giá hoạt động và cán bộ chủ chốt của DNCVNN,…

Chức năng của Ủy ban (3 chức năng chính): là đầu mối giúp Chính phủ thực hiện các quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của Chủ sở hữu nhà nước đối các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; thực hiện đầu tư; tập trung nguồn vốn từ lợi nhuận và bán cổ phần cho đầu tư phát triển của đất nước.

Kiểm soát hoạt động “Ủy ban”: Giao chức năng này thành nhiệm vụ thường xuyên của Kiểm toán nhà nước (thay mặt Quốc Hội thực hiện quyền giám sát) và cơ quan thanh tra của Chính phủ và các bộ ngành, địa phương trong việc kiểm soát hoạt động của “cơ quan chuyên trách” và các doanh nghiệp, đơn vị thuộc “cơ quan chuyên trách”.

Điều kiện áp dụng mô hình Ủy ban: các Tập đoàn, tổng công ty có quản trị doanh nghiệp còn ở mức thấp, hầu hết chưa cổ phần hóa, doanh nghiệp vẫn chịu tác động từ mệnh lệnh hành chính lớn, chiến lược, mục tiêu phát triển chưa ổn định, hầu hết các doanh nghiệp chưa niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán (như Sasac – Trung Quốc giai đoạn mới thành lập).


Hiện nay, Việt Nam đã lựa chọn áp dụng mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để quản lý 19 tập đoàn, tổng công ty nhà nước, bao gồm cả SCIC.

Hình 4.3: Sơ đồ mô hình cơ quan quản lý nhà nước

(Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp) từ tháng 9/2018 đến nay


Tuy nhiên hoạt động của Ủy ban sau hơn 03 năm thành lập đã bộc lộ nhiều 2

Tuy nhiên, hoạt động của Ủy ban sau hơn 03 năm thành lập đã bộc lộ nhiều bất cập, khó khăn thách thức và rất nhiều hạn chế cả khách quan và chủ quan đã nêu trong luận án, do đó cần hoàn thiện mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước với những khuyến nghị nêu tại mục 4.4 sau đây.

4.4.2. Những giải pháp hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN (giai đoạn 1):

Thứ nhất, hoàn thiện mô hình Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp: về cơ chế đặc thù, cơ cấu tổ chức, nguồn nhân lực, cơ chế vận hành để thực hiện có hiệu quả quyền của chủ sở hữu nhà nước tại DNCVNN mà Ủy ban đang nắm giữ phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.


Về cơ chế đặc thù: để Ủy ban thực sự hoạt động hiệu lực, hiệu quả, Đề xuất một số cơ chế đặc thù:

Địa vị pháp lý của Ủy ban hiện nay là cơ quan thuộc Chính phủ chưa phải là cơ quan ngang Bộ. Để nâng cao vị thế của Ủy ban, qua một thời gian hoạt động cần đánh giá, sơ kết nếu phù hợp cần thiết nâng vị thế của Ủy ban là cơ quan ngang Bộ. Nếu thực hiện chủ trương này, theo Luật Tổ chức Chính phủ cần đưa vào trong chương trình nghị sự của nhiệm kỳ Quốc hội tới về cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ có Ủy ban là cơ quan ngang Bộ, thành viên của Chính phủ.

Quản lý nguồn vốn từ cổ phần hóa và thoái vốn DNCVNN, lợi nhuận để lại để có nguồn lực thực hiện được mục tiêu ghi trong Nghị quyết 12 đến 2030 “Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh khu vực và quốc tế trong một số ngành, lĩnh vực then chốt của nền kinh tế”; nguồn vốn này được giao cho Ủy ban thành lập Quỹ đầu tư quốc gia để thực hiện việc đầu tư vào các dự án trọng điểm quốc gia trên cơ sở cùng với các tập đoàn, tổng công ty đang hoạt động chuyên ngành trong lĩnh vực đó. Không dùng nguồn vốn này cho chi tiêu thường xuyên.

Lương và thu nhập của Ủy ban và các tập đoàn, tổng công ty phải gắn với hiệu quả hoạt động để tạo động lực. Ủy ban phối hợp với Bộ Lao động và thương binh xã hội, các bộ ngành có liên quan xây dựng cơ chế tiền lương gắn với hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của các doanh nghiệp do Ủy ban quản lý.

Cơ chế người đại diện quản lý vốn nhà nước cán bộ công chức không được đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp (quy định này Ủy ban sẽ khó tinh gọn được bộ máy, quá trình hoạt động sẽ nắm không sâu xát, khó nắm được thực chất hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty,…). Do tính chất đặc thù của Ủy ban, để tinh gọn bộ máy, cùng với lãnh đạo các tập đoàn, tổng công ty, cán bộ


của Ủy ban được kiêm nhiệm tham gia Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước do Ủy ban quản lý.

Về cơ cấu lại tổ chức bộ máy của Ủy ban: để khắc phục những bất cập hiện này của Ủy ban trong việc thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước về phê duyệt chiến lược, kế hoạch kinh doanh 5 năm và hàng năm, quyết định các dự án đầu tư, Ủy ban cần thành lập các Hội đồng đầu tư, Hội đồng nhân sự, Hội đồng chiến lược kinh doanh; Hội đồng độc lập đánh giá hiệu quả hoạt động và cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp; Hoạt động của các Hội đồng hoàn toàn độc lập, khách quan quyết định theo đa số; thành phần Hội đồng là Lãnh đạo Ủy ban, Lãnh đạo và chuyên viên các Vụ, đơn vị của Ủy ban, Lãnh đạo và chuyên gia các Bộ chuyên ngành kinh tế, kỹ thuật, các chuyên gia, nhà khoa học độc lập. Giúp việc cho Hội đồng có tổ giúp việc. Hội đồng có quy chế làm việc, với phân công quyền và trách nhiệm cụ thể cho các thành viên Hội đồng và tổ giúp việc cho Hội đồng. Khi xem xét quyết định liên quan đến kinh tế - kỹ thuật Hội đồng thuê đơn vị tư vấn độc lập, chuyên gia độc lập tư vấn, tham mưu cho Hội đồng.

Về nguồn nhân lực của Ủy ban: Kiện toàn và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng, có trình độ chuyên môn đáp ứng nhu cầu thực hiện nhiệm vụ của Ủy ban. Quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực Lãnh đạo chủ chốt các tập đoàn, tổng công ty. Xây dựng cơ chế tuyển dụng thuê quản lý điều hành các doanh nghiệp theo thông lệ quốc tế, công khai, minh bạch. Tăng cường sự phối hợp của các Bộ, ban, ngành, cơ sở nghiên cứu khoa học thông qua cơ chế hợp đồng thuê ngoài, hoặc thuê tư vấn chuyên nghiệp trong các lĩnh vực cần nghiên cứu chuyên sâu về kinh tế, kỹ thuật để đưa ra các quyết định đúng đắn, khách quan, hiệu quả. Đối với Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc các tập đoàn, tổng công ty thực hiện cơ chế Hợp đồng lao động thay cho cơ chế bổ nhiệm, miễn nhiệm như hiện nay, cơ chế hợp đồng được quy định quyền và trách nhiệm gắn với mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp hàng năm và trung dài hạn, các mục tiêu này được cụ thể hóa, định lượng được gắn


trách nhiệm và lợi ích rõ ràng, cơ chế thưởng, phạt, miễn nhiệm minh bạch, để thực sự tuyển chọn được người có năng lực, kinh nghiệm, tâm huyết phù hợp với công việc, dần hình thành thị trường “nghề giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước“.

Về cơ chế hoạt động của Ủy ban: Giao quyền và trách nhiệm cho Ủy ban trong việc thực hiện quyền của chủ sở hữu nhà nước, phân cấp rõ ràng giữa Chính phủ và Ủy ban, cơ chế phối hợp của các Bộ ngành, địa phương trong việc hoạch định chiến lược phát triển và đầu tư của các tập đoàn, tổng công ty của Ủy ban quản lý. Đồng thời gắn quyền và trách nhiệm của Ủy ban trong việc thực hiện quyền của đại diện chủ sở hữu; Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước thường xuyên kiểm tra, giám sát Ủy ban thực hiện quyền của chủ sở hữu được phân công phân cấp.

Chính phủ cần xác định rõ chiến lược, mục tiêu, kế hoạch cho Ủy ban và các tập đoàn, Tổng công ty. Chính phủ thành lập Hội đồng đánh giá hoạt động của Ủy ban (hội đồng này gồm các cơ quan của Chính phủ, Đảng, Quốc hội, mặt trận tổ quốc), Hội đồng này thường xuyên kiểm tra, theo dõi, đánh giá việc thực hiện mục tiêu và kế hoạch, có biện pháp thay thế người đứng đầu nếu không hoàn thành và thực hiện được mục tiêu, chiến lược, kế hoạch.

Kiểm toán nhà nước thực hiện kiểm toán hàng năm với cơ quan đại diện chủ sở hữu, kịp thời chỉ ra các tồn tại, chấn chỉnh những sai lầm trong hoạt động của cơ quan đại diện chủ sở hữu.

Thứ hai, hoàn thiện mô hình chủ sở hữu nhà nước tại các Bộ, ngành, địa phương: xây dựng Đề án thành lập Tổng công ty đầu tư tài chính Nhà nước Hà Nội thực hiện chức năng chủ sở hữu nhà nước DNCVNN thuộc UBND TP Hà Nội; xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn viễn thông và công nghiệp Quốc phòng để thực hiện chức năng quản lý nhà nước các DN thuộc Bộ Quốc phòng; xây dựng Đề án thành lập Tập đoàn công nghiệp an ninh quốc gia thực hiện chức năng Chủ sở hữu nhà nước DNCVNN thuộc Bộ Công an. Xây dựng Đề án thành lập Quỹ đầu tư Quốc gia để tập trung phần vốn cổ phần hóa và bán

Xem tất cả 191 trang.

Ngày đăng: 19/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí