Nội:
- Về hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch Hà
Nếu xột qua doanh thu của ngành du lịch Hà Nội trong những năm gần đây
cú thể thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Hà Nội tương đối tốt. Doanh thu du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả như doanh thu từ phục vụ lưu trú, ăn uống, lữ hành, vận chuyển khách du lịch, bán hàng lưu niệm… Được đánh giá là một ngành kinh doanh khá hấp dẫn và đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao, những năm qua ngành du lịch Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ cả về quy mô lẫn chất lượng dịch vụ. Theo số liệu thống kê của Sở Du lịch Hà Nội, năm 2006 doanh thu từ du lịch đạt 9.600 tỷ đồng, tăng hơn hai lần so với năm 2003 (đạt 4.452 tỷ đồng). Con số trên cho thấy doanh thu hàng năm tăng trưởng tốt và không phụ thuộc vào một số thị trường lớn. Ví dụ, năm 2005 khách Trung Quốc vào Hà Nội giảm mạnh (21%) nhưng doanh thu từ du lịch vẫn tăng gần gấp đôi so với năm 2004. Đặc biệt, trong 6 tháng đầu năm 2007, doanh thu du lịch Hà Nội đã bằng 83% (8000 tỷ đồng) của cả năm 2006. Như vậy, có thể thấy du lịch là ngành có tốc độ tăng doanh thu cao so với các ngành kinh tế khác của Hà Nội.
Thu nhập từ du lịch Hà Nội năm 2005 đạt 10.211 tỷ đồng, năm 2006 tăng lên 13.950 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ khách sạn, nhà hàng đạt 5.870 tỷ đồng.
Biểu đồ 2.1: Doanh thu từ du lịch Hà Nội qua các năm
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch
- Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp Du Lịch
- Các Doanh Nghiệp Lữ Hành Trên Địa Bàn Hà Nội Theo Thành Phần Kinh Tế Tính Đến Tháng 3Năm 2007
- Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay:
- Thuận Lợi Và Khó Khăn Đối Với Ngành Du Lịch Việt Nam Và Hà Nội Trong Quá Trình Hội Nhập.
- Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 10
Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.
Doanh thu du lịch Hà Nội qua các năm
2006
2005
Doanh thu du lịch Hà Nội qua các năm
2004
2003
0
2,000 4,000 6,000 8,000 10,000 12,000
Nguồn: Sở Du lịch Hà Nội
Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội còn nhiều hạn chế do các nguyên nhân sau:
Do việc tổ chức các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội còn manh mún, lỏng lẻo, một số ít các công ty thực hiện việc kinh doanh ổn định, chuyên kinh doanh các dịch vụ du lịch, còn lại phần lớn các doanh nghiệp du lịch nhỏ đăng ký kinh doanh tổng hợp nhiều lĩnh vực dịch vụ. Sự liên doanh, liên kết của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội ở mức độ thấp. Quan hệ giữa các nhà cung cấp- như khách sạn, các cơ sở lưu trú, các doanh nghiệp vận chuyển- với các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành chưa chặt chẽ, chưa thực sự tôn trọng lợi ích của nhau, các hình thức quan hệ chủ yếu là tiêu thụ sản phẩm để hưởng hoa hồng mà không cùng chia sẻ rủi ro.
Đối với các công ty lữ hành, quy trình kinh doanh chương trình du lịch chưa được các doanh nghiệp thực sự coi trọng. Đặc biệt là ở khâu thiết kế, tổ chức bán và sau khi khách tiêu dùng du lịch. Các chương trình du lịch nghèo nàn, thiếu tính
sáng tạo, các công ty du lịch chủ yếu sao chép lại của nhau. Bộ phận marketing chưa được đặt đúng vai trò là chiếc cầu nối giữa khách hàng với doanh nghiệp du lịch.
Các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn lớn, từ đầu năm 2006 đến nay, xuất phát từ tình trạng thiếu phòng khách sạn cao cấp đã đẩy giá phòng lên cao, giá của nhiều khách sạn đã tăng lên 150% thậm chí 200% chỉ trong vòng một năm. Một số công ty lữ hành mặc dù đã ký hợp đồng từ đầu năm với khách sạn nhưng do giá thị trường tăng cao dẫn đến việc hai bên phải ký lại. Trước đây giá chương trình du lịch thấp là một lợi thế của du lịch Hà Nội thì nay lợi thế đó đang dần mất đi. Các dịch vụ về ăn uống, vui chơi giải trí, vận chuyển… phần lớn thay đổi không đáng kể mà chủ yếu là do giá khách sạn tăng đã đẩy giá tour trọn gói tăng lên. So sánh với một số thành phố trong khu vực như Côn Minh, Thẩm Quyến, Bangkok, Pattaya, Kuala Lumpur thì giá phòng của Hà Nội hiện cao hơn khoảng 20% ở các khách sạn từ 3 sao trở lên. Tình trạng giá phòng tăng nhanh khiến các công ty lữ hành gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh. Vì trước đây các khách sạn thường để 60% tổng số phòng cho công ty du lịch thì nay do cầu lớn nên các khách sạn chỉ để khoảng 30% hoặc ít hơn cho du lịch còn lại là bán lẻ để thu lợi nhuận cao.
- Về số lượng khách du lịch đến Hà Nội:
Lượng khách quốc tế đến Hà Nội không ngừng tăng lên, năm sau cao hơn năm trước, chiếm tỷ lệ từ 30 đến 35 % tổng số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam. Theo Sở Du lịch Hà Nội, năm 2006, Hà Nội đón 5,9 triệu du khách tăng 11% so với năm trước, trong đó khách quốc tế đạt 1,1 triệu lượt. Từ tháng 1 đến tháng 9 năm 2007, Hà Nội đón 926.400 lượt khách du lịch quốc tế. Trong đó thị trường khách Trung Quốc chiếm số lượng đông nhất 14% tổng số khách quốc tế đến thành phố. Khách từ thị trường Hàn Quốc là 9,7%, khách Nhật Bản chiếm hơn 9%. Du
khách đến từ các thị trường truyền thống khác cũng tăng mạnh như khách úc tăng hơn 40% và khách Pháp tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm trước. Ba tháng cuối năm, Hà Nội dự kiến đón thêm 354.600 lượt khách quốc tế, đạt mục tiêu thu hút 1,2 triệu khách quốc tế trong năm nay. Thành phố cũng đón được 4,3 triệu khách trong nước, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước. Thời gian tới, các thị trường khách chính của du lịch Hà Nội tiếp tục ổn định. Lượng khách Trung Quốc có khả năng sẽ tăng trở lại do có đông các đoàn khách đi bằng tàu biển đến nước ta.
Thành ủy Hà Nội giao nhiệm vụ cho ngành du lịch thành phố đến năm 2010 sẽ đón 2 triệu khách quốc tế (Nguồn Sở Du lịch Hà Nội, Chương trình “Phát triển một số ngành dịch vụ trình độ chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”).
Biểu đồ 2.2: Khách quốc tế đến Hà Nội qua các năm
Khách quốc tế đến Hà Nội
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
Khách quốc tế đến Hà Nội
400,000
200,000
0
2002
2003
2004
2005
2006
Với những cố gắng nỗ lực của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và các doanh nghiệp lữ hành, lượng khách du lịch nội địa tăng nhanh, các dịch vụ du lịch được mở rộng, có nhiều chương trình mới được mở thêm đáp ứng yêu cầu cao của du khách như open tour (tour du lịch mở), city tour (tour du lịch nội đô), thăm làng
ngề, làng cổ… nên doanh thu du lịch và nộp ngân sách cho nhà nước vẫn đạt mức tăng trưởng khá, vững chắc.
2.1.3. Thực trạng hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
2.1.3.1. Tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội
Việc quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội được thực hiện theo chức năng nhà nước quản lý thống nhất các hoạt động du lịch trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội của thành phố, trong quy hoạch phát triển du lịch của Hà Nội và cả nước.
- Đã xây dựng, ban hành các văn bản pháp luật về du lịch, kinh doanh du lịch nhằm chuẩn hoá hoạt động kinh doanh du lịch, chuẩn hoá đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp du lịch:
Quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội có những bước tiến bộ đáng kể, điều này được thể hiện thông qua việc triển khai, xây dựng, ban hành các văn bản liên quan đến hoạt động kinh doanh du lịch của Tổng cục Du lịch thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lich. Các văn bản quản lý này đã góp phần không nhỏ vào việc chuẩn hóa hoạt động kinh doanh du lịch, chuẩn hóa đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội.
Đối với các doanh nghiệp lữ hành: Chính phủ ban hành Nghị định số 27/2001/NĐ-CP ngày 05/06/2001 về kinh doanh lữ hành, hướng dẫn du lịch nhằm hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện kinh doanh lữ hành và hướng dẫn du lịch của các doanh nghiệp lữ hành. Việc quy định rõ các điều kiện được phép kinh doanh lữ hành quốc tế và kinh doanh lữ hành nội địa đã giúp cho việc thống nhất quản lý được các đầu mối kinh doanh lữ hành, tạo hành lang pháp lý cho các doanh nghiệp
lữ hành hoạt động và là cơ sở để kiểm tra, xử lý vi phạm. Theo khoản 3/Điều 46 Luật Du lịch thì người điều hành hoạt động lữ hành quốc tế phải có ít nhất 4 năm hoạt động trong lĩnh vực lữ hành và Khoản 3/Điều 46 thì mỗi công ty lữ hành quốc tế phải có ít nhất 3 hướng dẫn viên được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch quốc tế. Các điều khoản này nếu được thực thi nghiêm túc sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành trên địa bàn Hà Nội.
Đối với các cơ sở lưu trú du lịch: Chính phủ ban hành Nghị định số 39/2000/NĐ-CP ngày 24/08/2000 về cơ sở lưu trú du lịch nhằm hướng dẫn việc tổ chức, thực hiện kinh doanh lưu trú. Tổng cục Du lịch ban hành các văn bản quy định điều kiện về diện tích buồng ngủ và dịch vụ tối thiểu trong các cơ sở lưu trú du lịch, điều kiện về trang thiết bị, tiện nghi tối thiểu trong các cơ sở lưu trú du lịch, tiêu chuẩn xếp hạng khách sạn, biểu điểm xếp hạng khách sạn nhằm hoàn thiện tiêu chuẩn của các cơ sở lưu trú du lịch, đảm bảo phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế và hiện trạng các cơ sở lưu trú trong tình hình hiện nay.
Đối với các doanh nghiệp kinh doanh vận chuyển khách du lịch: Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành Quy định số 100/QĐ-UBND ngày 06/09/2007 về quản lý hoạt động xích lô du lịch trên địa bàn, Sở du lịch Hà Nội xác nhận xe ô tô vận chuyển khách du lịch chuyển Công an Thành phố Hà Nội cấp giấy phép vào phố cấm…
- Tổ chức thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh du lịch theo đúng quy định của pháp luật:
Chính sách của Chính phủ và Thành phố tạo điều kiện hình thành các doanh nghiệp du lịch mới trên địa bàn thành phố. Việc tổ chức thẩm định, cấp giấy phép kinh doanh du lịch, khu du lịch, điểm du lịch, khách sạn, lữ hành theo đúng quy định của pháp luật, trong đó các doanh nghiệp du lịch được hướng dẫn cụ thể và
đầy đủ. Thời gian giải quyết hồ sơ cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch là 15 ngày, thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh lữ hành quốc tế và điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa là 10 ngày. Sở Du lịch Hà Nội có bộ phận thường xuyên trả lời công dân (tổ một cửa) các vấn đề liên quan đến pháp luật du lịch, ngoài ra các thủ tục, quy định của pháp luật liên quan đến du lịch cũng được thông tin đầy đủ trên website của Sở Du lịch Hà Nội, trong các hội nghị chuyên đề phổ biến pháp luật du lịch.
- Thực hiện công tác thanh tra định kỳ và thanh tra, kiểm tra đột xuất đối với doanh nghiệp du lịch theo kế hoạch hàng năm, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật:
Công tác thanh tra của Sở Du lịch Hà Nội tập trung vào thanh tra việc thực hiện các quy định nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch của các đơn vị, tổ chức, cá nhân hoạt động và kinh doanh du lịch trên địa bàn và giải quyết các yêu cầu, kiến nghị của khách du lịch, đặc biệt là du khách nước ngoài liên quan đến các vấn đề cung cấp dịch vụ du lịch, chất lượng dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp dịch vụ du lịch. Công tác thanh tra được tiến hành theo định kỳ và kiểm tra đột xuất theo kế hoạch hàng năm.
Thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội cũng có nhiều công văn gửi các doanh nghiệp du lịch nhằm điều tiết hoạt động du lịch như: “Công văn gửi các tổ chức, cá nhân có kinh doanh vận chuyển khách du lịch về việc báo cáo số lượng xe vận chuyển khách du lịch”. Trong đó, ngành Công an Thành phố đã làm việc với Sở Du lịch điều tiết số lượng xe phục vụ du lịch được phép hoạt động vào ban ngày (trừ giờ cao điểm) không quá 15% tổng số xe. “Công văn gửi các doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn về việc chấn chỉnh hoạt động kinh doanh lữ hành”, do trong thời gian qua Sở Du lịch nhận được nhiều thông tin từ báo chí và các cơ quan truyền thông phản ánh tình trạng xuống cấp về chất lượng dịch vụ du lịch ở
một số doanh nghiệp lữ hành và điểm tham quan du lịch tại địa phương, đặc biệt một số công ty, đại lý lữ hành đã chào bán một số tour chất lượng kém cho khách mua tour lẻ, gây bất bình với khách du lịch và làm xấu hình ảnh của Việt Nam đối với bạn bè quốc tế, trong đó có một số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành của Hà Nội.
Trong quá trình thanh tra, kiểm tra, Sở Du lịch Hà Nội đã kiên quyết xử lý các doanh nghiệp vi phạm pháp luật về du lịch. Năm 2007, qua thanh tra việc thực hiện các quy định của nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch của 48 cơ sở lưu trú trên địa bàn, Sở Du lịch Hà Nội đã lập biên bản yêu cầu 18 cơ sở lưu trú du lịch không đủ điều kiện kinh doanh khách sạn chuyển sang kinh doanh nhà nghỉ hoặc mô hình kinh doanh khác. Nhiều doanh nghiệp hoạt động kinh doanh du lịch vi phạm hành chính cũng bị xử phạt theo đúng quy định của pháp luật, cụ thể đã xử phạt hành chính đối với 03 doanh nghiệp lữ hành với tổng mức phạt là 08 triệu đồng và 02 cơ sở lưu trú với tổng mức phạt là 04 triệu đồng.
- Sở du lịch Hà Nội thường xuyên phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng khác trong việc quản lý, hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển:
Việc quản lý trật tự, an ninh, an toàn cho khách du lịch trên địa bàn Hà Nội cũng được ngành du lịch và ngành công an phối hợp hoạt động tốt, công tác quản lý khai báo tạm trú, tạm vắng đối với khách du lịch trong các cơ sở lưu trú du lịch tại Hà Nội được làm rất tốt, triển khai xuống địa bàn các quận, huyện, phường, xã của Hà Nội, việc khai báo được thực hiện nhanh chóng bằng việc áp dụng công nghệ thông tin, truyền số liệu hàng ngày của các cơ sở lưu trú đến cơ quan công an phường, xã.
- Tổ chức nhiều hoạt động xúc tiến du lịch, bồi dưỡng, đào tạo nhân lực, tổ chức cho các doanh nghiệp du lịch khảo sát thị trường… nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp du lịch phát triển: