Công Tác Ban Hành Và Thực Thi Các Quy Định Pháp Luật Liên Quan Đến Quản Lý Nhà Nước Đối Với Doanh Nghiệp

Một, đổi mới kinh tế Nhà nước: Hà Nội là một trong những địa phương dẫn đầu cả nước về thực hiện chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Trong giai đoạn từ năm 1998 đến tháng 3-2004 đã cổ phần hoá 111 DNNN và thành lập 114 công ty cổ phần. Giai đoạn 2005 - 2008 trên cơ sở sắp xếp lại các DNNN địa phương, đã thành lập 4 Tổng công ty (Vận tải, Du lịch, Xây dựng, Thương mại), chuyển đổi Công ty Điện tử Hanel sang hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con [5, tr87].

Tuy nhiên, tiến trình cổ phần hóa DNNN trên địa bàn còn chậm, hiện đang bị chững lại. Năm 2012 công tác cổ phần hóa không đạt kế hoạch đề ra, kết quả trong năm chỉ triển khai sắp xếp, đổi mới được 2 DNNN; trong đó cổ phần hóa 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên 19/12 Hà Nội, sáp nhập 1 doanh nghiệp là Công ty TNHH một thành viên Đầu tư dịch vụ Tuổi trẻ Hà Nội vào Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội. Để tiếp tục đẩy mạnh cổ phần hóa DNNN thời gian tới, UBND Thành phố đã có Tờ trình số 28/TTr-UBND đề nghị Chính phủ phê duyệt kế hoạch sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội giai đoạn 2012 - 2015; thông qua Kế hoạch 47/KH-UBND ngày 18/3/2013 về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp 100% vốn Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội năm 2013. Theo đó, Hà Nội sẽ triển khai sắp xếp 30 DNNN và bộ phận DNNN (cổ phần hóa 16 doanh nghiệp và bộ phận doanh nghiệp, sắp xếp 14 doanh nghiệp).

Hai, phát triển kinh tế tập thể: Hà Nội đã ban hành một số cơ chế chính sách nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể, các hợp tác xã trên địa bàn, cụ thể như: Chỉ thị số 31-CT/TU ngày 9/5/2008 của Thành ủy Tăng cường lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 khóa IX về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn; Kế hoạch số 31/KH-UBND ngày 4/12/2008 của UBND Thành phố về mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế tập thể giai đoạn hiện nay.

UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt đề án “Đánh giá thực trạng và đề xuất các mục tiêu, giải pháp củng cố, phát triển hợp tác xã trên địa bàn thành phố Hà Nội đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020”; đề án “Kiện toàn tổ chức và nâng cao năng lực hoạt động của Liên minh HTX Thành phố” (2008). Thành phố chỉ đạo cụ thể hóa Luật Hợp tác xã năm 2003 vào Hà Nội, kết hợp với thực hiện các chính sách về phát triển nông thôn mới, phát triển nghề và làng nghề, đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ trong nông thôn; hỗ trợ các HTX nông nghiệp kiểu mới sau chuyển đổi thông qua triển khai các chương trình, dự án xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường ứng dụng KHCN vào sản xuất nông nghiệp, chú trọng bồi dưỡng trình độ quản lý chuyên môn cho cán bộ HTX.

Chính quyền cấp cơ sở đã có những cải tiến trong thực hiện quản lý nhà nước đối với HTX bằng hình thức vừa chỉ đạo vừa phân cấp cho HTX được chủ động và tự chủ một số nhiệm vụ và chức năng hoạt động,v.v… Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp thực hiện rà soát và xây dựng quy hoạch vùng nông nghiệp ổn định, hình thành vùng sản xuất tập trung rau quả, thực phẩm sạch và hoa phục vụ nhu cầu của Thành phố (2010), hỗ trợ cho sản xuất HTX trong nông nghiệp phát triển. Kinh tế tập thể trên địa bàn đã có điều kiện từng bước phát triển về quy mô và cải thiện chất lượng hoạt động, góp phần quan trọng vào sự phát triển CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn Thủ đô.

Tuy nhiên, việc ban hành văn bản cụ thể hóa các cơ chế, chính sách, cũng như thực hiện các chương trình hỗ trợ khu vực kinh tế HTX còn hạn chế. Các chính sách ưu đãi ban hành nhiều nhưng việc hướng dẫn thực hiện chậm, hoặc đã có văn bản hướng dẫn nhưng không rõ, nên thực thi ở địa phương khó áp dụng, ví dụ như việc thành lập Quỹ hỗ trợ phát triển HTX, hỗ trợ thành lập HTX, hỗ trợ về đất đai, về thuế thu nhập doanh nghiệp. Có chính sách chưa thực sự phù hợp và khả thi như chính sách vay vốn phải thế chấp

bằng quyền sử dụng đất, quy định về các điều kiện thành lập quỹ tín dụng nhân dân.

Ba, khuyến khích kinh tế tư nhân và các thành phần kinh tế phát triển: Thành phố đã ban hành nhiều văn bản, chính sách có liên quan tới chỉ đạo, quản lý phát triển kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) trên địa bàn. Với những nỗ lực, quyết tâm về lãnh đạo, chỉ đạo của Thành phố, trong thời kỳ đổi mới, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp và Nghị quyết Trung ương số 14-NQ/TW (khóa IX) “về tiếp tục đổ mới cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư nhân”.

2.3.2. Công tác ban hành và thực thi các quy định pháp luật liên quan đến quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp

Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản hướng dẫn thực hiện của Trung ương (Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng, Thông tư hướng dẫn của các Bộ, Ngành, ...) đã quy định rõ ràng, chi tiết về công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp. Đặc biệt, đối với lĩnh vực ĐKKD thì Luật nghiêm cấm việc UBND các cấp ban hành các quy định riêng cho địa phương mình. Do vậy, thành phố Hà Nội không ban hành riêng quy định về ĐKKD, mà triển khai áp dụng Luật Doanh nghiệp 2005 và các văn bản hướng dẫn trong điều kiện thực tế ở Thủ đô.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Trong quá trình triển khai thi hành Luật Doanh nghiệp 2005, UBND Thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 210/2006/QĐ-UB ngày 29 tháng 11 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án “Một cửa liên thông” trong việc thực hiện cải cách thủ tục hành chính thành lập doanh nghiệp: cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; thủ tục khắc dấu và cấp giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu dấu; cấp mã số thuế tại thành phố Hà Nội và Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 về việc ban hành “Quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con

dấu đối với doanh nghiệp thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đến tháng 7/2010, cơ quan đăng ký kinh doanh Hà Nội đã thay đổi quy trình cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định tại Nghị định 43/2010/NĐ-CP và Thông tư 14/2010/TT-BKH.

Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 8

Ngày 11/9/2009, UBND Thành phố đã ban hành Quyết định số 100/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội. Mục tiêu của Quy chế nhằm tăng cường công tác quản lý doanh nghiệp sau cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, tăng cường sự phối hợp của các sở, ngành cùng với UBND các quận, huyện quản lý doanh nghiệp sau khi cấp giấy chứng đăng ký kinh doanh.

Trong những năm qua, tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động lớn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi, cụ thể như Chính phủ đã ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP, Nghị định 102/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 139/2007/NĐ-CP.

Năm 2012, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 419/QĐ- TTg Phê duyệt “ Đề án đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập với mục tiêu nâng cao hiệu quả, hiệu lực của công tác quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau khi đăng ký thành lập; tăng cường việc tuân thủ pháp luật và giảm thiểu, ngăn chặn tình trạng vi phạm pháp luật của doanh nghiệp. Một trong những giải pháp được nhắc đến trong Đề án đổi mới đó là : “Ban hành quy chế phối hợp cụ thể giữa các cơ quan quản lý nhà nước từ Trung ương đến địa phương trong thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng ký thành lập theo hướng

nâng cao hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với quy định pháp luật và không chồng chéo, gây phiền hà cho doanh nghiệp” [1, tr35].

Xuất phát từ những lý do nêu trên, UBND Thành phố đã sửa đổi Quy chế quản lý doanh nghiệp để đáp ứng tốt hơn yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các quy định mới của pháp luật (Quyết định 29/2012/QĐ-UBND Về ban hành Quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn Thành phố Hà Nội và Quyết định 35/2013/QĐ- UBND Sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố ban hành theo Quyết định số 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND Thành phố Hà Nội).

Như vậy, hiện nay công tác quản lý nhà nước với doanh nghiệp trên địa bàn thành phố được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2005, các văn bản hướng dẫn thi hành và Quyết định 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012 của UBND thành phố Hà Nội ban hành “Quy chế Quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” và Quyết định 35/2013/QĐ-UBND ngày 04/9/2013 sửa đổi bổ sung “Quy chế Quản lý doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp và hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Hà Nội” theo Quyết định 29/2012/QĐ-UBND ngày 30/10/2012.

2.3.3. Công tác khuyến khích, hỗ trợ tạo môi trường hoạt động cho doanh nghiệp

Với sự ra đời của Luật Doanh nghiệp năm 2005 và các văn bản pháp luật có liên quan cùng với chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5, trong thời gian qua các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội luôn nhận được sự quan tâm, hỗ trợ tích cực của các cấp lãnh đạo từ trung ương đến địa phương về các cơ chế, chính sách, môi trường đầu tư nhằm trợ giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả.

2.3.3.1. Về cải cách hành chính

Thành phố đẩy mạnh triển khai cải cách hành chính và thủ tục hành chính, thực hiện nghiêm túc Đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính (TTHC) trên lĩnh vực quản lý nhà nước giai đoạn 2007 - 2010 (còn gọi Đề án 30); hoàn thành đúng tiến độ và vượt chỉ tiêu hai giai đoạn (thống kê và rà soát TTHC). Trong giai đoạn thống kê, Thành phố đã thống nhất ban hành, công bố 1.811 TTHC được thực hiện trên địa bàn. Từ đó, bổ sung và hoàn thành rà soát 1.816 TTHC; kiến nghị giữ nguyên 524 TTHC; hủy bỏ 146 TTHC; sửa đổi, bổ sung 1.101 TTHC; thay thế 45 TTHC, tỷ lệ đơn giản hóa đạt 71,2% (vượt hơn 2 lần chỉ tiêu đơn giản hóa tối thiểu 30% TTHC theo yêu cầu của Thủ tướng) [20, tr22]. Năm 2013 được Thành phố lấy là năm “Kỷ cương hành chính”. Thành phố rà soát hoàn thiện các văn bản, quy trình, đơn giản hóa thủ tục hành chính; bảo đảm tính công khai, minh bạch, thuận lợi cho tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp; giảm thiểu chi phí về thời gian và kinh phí của các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp trong việc tuân thủ các thủ tục hành chính; tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về kỷ luật, kỷ cương, ý thức, trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô, trước hết là cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý các cấp từ Thành phố đến cơ sở.

Đổi mới và cải tiến công tác ĐKKD luôn là một hoạt động trọng tâm trong chương trình cải cách hành chính của thành phố Hà Nội. Lĩnh vực ĐKKD cũng là lĩnh vực chiếm nhiều thủ tục hành chính nhất trong số các thủ tục hành chính mà Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện (107 thủ tục trên tổng số 167 thủ tục hành chính của Sở và lượng hồ sơ chiếm hơn 90% tổng lượng hồ sơ hành chính của Sở).

Ngay từ những năm đầu 2000, Hà Nội là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước trong việc áp dụng cơ chế “một cửa” trong việc tiếp nhận và trả kết quả các thủ tục đăng ký kinh doanh. Toàn bộ quy trình giải quyết

thủ tục đăng ký kinh doanh được công bố rõ ràng, công khai, minh bạch. Các mẫu hồ sơ đều được niêm yết tại bộ phận 1 cửa và trên website của Sở Kế hoạch và Đầu tư tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và nhà đầu tư truy cập và thực hiện các thủ tục ĐKKD. Theo quy chế 1 cửa, doanh nghiệp chỉ nộp hồ sơ và nhận kết quả tại bộ phận một cửa và không tiếp xúc với các cán bộ thụ lý hồ sơ. Quy trình như vậy đã tách biệt việc tiếp nhận và trả kết quả cho bộ phận chuyên trách trực thuộc Văn phòng Sở và bộ phận xử lý hồ sơ tại các phòng ĐKKD để tránh việc các cán bộ thụ lý hồ sơ có thể gây phiền nhiễu cho doanh nghiệp. Áp dụng quy chế 1 cửa cũng đảm bảo 100% hồ sơ được xử lý và kiểm soát theo quy trình.

Hà Nội cũng là địa phương đi đầu trong việc áp dụng công nghệ thông tin trong việc xử lý hồ sơ ĐKKD và quản lý thông tin doanh nghiệp. Ngay từ năm 2003, Hà Nội đã thí điểm xây dựng phần mềm BRS để xử lý hồ sơ ĐKKD. Toàn bộ thông tin doanh nghiệp đã được cập nhật lên phần mềm BRS để đáp ứng yêu cầu quản lý thông tin doanh nghiệp đồng thời cập nhật lên Website của Sở Kế hoạch và Đầu tư để phục vụ doanh nghiệp và công dân tra cứu thông tin.

Việc đẩy mạnh áp dụng công nghệ thông tin đã cho phép Hà Nội chủ động giảm thời gian theo luật định về việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD từ 10 ngày làm việc đối với hồ sơ mới và 7 ngày làm việc đối với hồ sơ thay đổi xuống còn 5 ngày làm việc kể từ 1/04/2008 theo tinh thần của Nghị quyết số 59/2007/NQ-CP về cải cách thủ tục hành chính đối với doanh nghiệp (thời điểm đó Hà Nội là địa phương duy nhất trên cả nước chủ động áp dụng giảm thời gian đối với thủ tục ĐKKD).

Từ năm 2007, toàn bộ thủ tục ĐKKD đã được chuẩn hóa theo đúng quy trình ISO 9001 – 2000 để kiểm soát chất lượng. Hàng năm Sở luôn tiến hành rà soát, cập nhật các thủ tục để đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tiễn và yêu cầu thay đổi của các văn bản pháp luật mới.

Bên cạnh đó Hà Nội cũng chủ động xây dựng quy chế phối hợp liên ngành trong việc cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký mã số thuế. Ngày 20/10/2009, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định số 112/2009/QĐ-UBND phê duyệt Quy chế phối hợp giữa các cơ quan giải quyết đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế và đăng ký con dấu đối với doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp trên địa bàn thành phố. Theo Quy chế 112 các cơ quan đã chủ động phối hợp liên thông để đảm bảo cấp giấy chứng nhận ĐKKD và đăng ký thuế cho doanh nghiệp trong vòng 5 ngày làm việc tiết kiệm cho doanh nghiệp 2/3 thời gian so với trước đây (10 ngày làm việc để làm thủ tục ĐKKD và 05 ngày làm việc để làm thủ tục đăng ký mã số thuế) và giảm thiểu số lần đi lại cho doanh nghiệp đến các cơ quan làm thủ tục.

Các kết quả tích cực của Hà Nội trong nỗ lực cải cách hành chính trong lĩnh vực ĐKKD là căn cứ thực tiễn quan trọng để Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng chương trình đổi mới công tác ĐKKD và trình Chính phủ ban hành Nghị định 43/2010/NĐ-CP thay thế Nghị định 88/2006/NĐ-CP về đăng ký kinh doanh. Nghị định mới đã chính thức luật hóa việc kết hợp hai thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế thành giấy chứng đăng ký doanh nghiệp và sử dụng thống nhất một mã số doanh nghiệp trên toàn quốc. Thời gian thực hiện cả thủ tục đăng ký kinh doanh và đăng ký mã số thuế cũng giảm xuống còn 05 ngày làm việc. Hiện nay, mặc dù đến tháng 7/2015, Luật Doanh nghiệp 2014 mới có hiệu lực, song thành phố Hà Nội đã tiên phong áp dụng trước 6 tháng, theo đó thời gian thủ tục đăng ký thành lập mới doanh nghiệp chỉ còn 03 ngày làm việc.

Tháng 11/2010, Hà Nội cũng chính thức thực hiện công tác cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trên Hệ thống thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia - NBRS. Hệ thống được áp dụng trên toàn quốc cho phép kết

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/11/2023