a. Khái niệm :
Khoản 1 và khoản 2 - Điều 2 Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại quy
định :
Siêu thị là loại hình cửa hàng hiện đại; kinh doanh tổng hợp hoặc chuyên
doanh; có cơ cấu chủng loại hàng hóa phong phú, đa dạng, bảo đảm chất lượng; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu mua sắm hàng hóa của khách hàng.
Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh thương mại hiện đại, đa chức năng, bao gồm tổ hợp các loại hình cửa hàng, cơ sở hoạt động dịch vụ; hội trường, phòng họp, văn phòng cho thuê... Được bố trí tập trung, liên hoàn trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề; đáp ứng các tiêu chuẩn về diện tích kinh doanh, trang bị kỹ thuật và trình độ quản lý, tổ chức kinh doanh; có các phương thức phục vụ văn minh, thuận tiện đáp ứng nhu cần phát triển hoạt động kinh doanh của thương nhân và thoả mãn nhu cầu về hàng hoá, dịch vụ của khách hàng.
b. Tiêu chuẩn siêu thị:
Theo điều 3 của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại, siêu thị được chia làm 3 hạng : hạng I, hạng II, hạng III. Đối với từng hạng lại quy định tiêu chuẩn riêng đối với 2 loại siêu thị : siêu thị kinh doanh tổng hợp và siêu thị chuyên doanh.
Tiêu chuẩn siêu thị được đưa ra tương đối cụ thể trong quy chế. Trước hết, cơ sở kinh doanh phải có địa điểm phù hơp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố. Các siêu thị được phân loại dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản về quy mô và trình độ tổ chức kinh doanh, bao gồm: diện tích kinh doanh, danh mục hàng hóa, cơ sở hạ tầng kiến trúc, các dịch vụ kèm theo…
Để được xếp vào siêu thị hạng I, siêu thị kinh doanh tổng hợp phải có diện tích kinh doanh tối thiểu là 5000 m2, có danh mục hàng hóa kinh doanh tối thiểu
20.000 tên hàng, siêu thị chuyên doanh cần các chỉ tiêu tương ứng là diện tích kinh doanh 1000 m2 trở lên và danh mục hàng hóa 2000 tên hàng trở lên.
Ngoài ra các tiêu chuẩn khác đối với siêu thị hạng I là :
+ Công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại, đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an toàn và thuận tiện cho mọi đối tượng khách hàng; có bố trí nơi trông giữ xe và khu vệ sinh cho khách hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của Siêu thị;
+ Có hệ thống kho và các thiết bị kỹ thuật bảo quản, sơ chế, đóng gói, bán hàng, thanh toán và quản lý kinh doanh tiên tiến, hiện đại;
+ Tổ chức, bố trí hàng hóa theo ngành hàng, nhóm hàng một cách văn minh, khoa học để phục vụ khách hàng lựa chọn, mua sắm, thanh tóan thuận tiện, nhanh chóng; có nơi bảo quản hành lý cá nhân; có các dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ người khuyết tật, phục vụ trẻ em, giao hàng tận nhà, bán hàng mạng, qua bưu điện, điện thoại.
Đối với siêu thị hạng II, siêu thị kinh doanh tổng hợp phải có diện tích kinh doanh từ 2000 m2 trở lên, có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 10.000 tên hàng trở lên; siêu thị chuyên doanh cần các chỉ tiêu tương ứng là 500 m2 trở lên và 1000 tên hàng trở lên.
Đối với siêu thị hạng III, siêu thị kinh doanh tổng hợp phải có diện tích kinh doanh từ 500 m2 trở lên, có danh mục hàng hóa kinh doanh từ 4000 tên hàng trở lên, siêu thị chuyên doanh có các chỉ tiêu tương ứng là diện tích kinh doanh tối thiểu 250m2 và danh mục hàng hóa tối thiểu 500 tên hàng.
Về các tiêu chuẩn khác như công trình kiến trúc, vệ sinh môi trường, hệ thống kho, tổ chức bố trí hàng hóa… của các loại siêu thị tương tự nhau nhưng mức độ thấp dần, cao nhất là siêu thị hạng I, thấp nhất là siêu thị hạng III. Công trình kiến trúc chỉ yêu cầu vững chắc, không yêu cầu có tính « thẩm mĩ » như đối với siêu thị hạng II hay « thẩm mĩ cao » như đối với siêu thị hạng I. Thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật không yêu cầu « hiện đại » như đối với các siêu thị hạng II hay đạt cả mức « tiên tiến » đối với siêu thị hạng I. Hình thức bán hàng không bắt buộc phải bao gồm cả dịch vụ ăn uống, giải trí, phục vụ trẻ em, bán hàng qua bưu điện, điện thoại như với siêu thị hạng II hay gồm cả bán hàng qua mạng như siêu thị hạng I.
c. Tiêu chuẩn trung tâm thương mại :
T h e o đ i ề u 4 của Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại về tiêu chuẩn Trung tâm thương mại :
Để được gọi là Trung tâm thương mại và phân hạng Trung tâm thương mại, cơ sở kinh doanh thương mại cần có địa điểm kinh doanh phù hợp với Quy hoạch phát triển mạng lưới thương mại của tỉnh, thành phố và có quy mô, trình độ tổ chức kinh doanh đáp ứng các tiêu chuẩn cơ bản của một trong ba hạng Trung tâm thương mại.
Điều 4 còn quy định Trung tâm thương mại hạng I phải có diện tích kinh doanh từ 50.000 m2 trở lên, hạng II từ 30.000 m2 trở lên, hạng III tối thiểu 10.00m2, các loại trung tâm thương mại đều có nơi trông giữ xe phù hợp với quy mô kinh doanh của trung tâm thương mại.
Ngoài ra các tiêu chuẩn khác của trung tâm thương mại hạng I được quy định như sau :
+ Các công trình kiến trúc được xây dựng vững chắc, có tính thẩm mỹ cao, có thiết kế và trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến, hiện đại đảm bảo các yêu cầu phòng cháy chữa cháy, vệ sinh môi trường, an ninh, an toàn, thuận tiện cho mọi đối tượng tham gia hoạt động kinh doanh trong khu vực.
+ Hoạt động đa chức năng cả về kinh doanh hàng hóa và kinh doanh các loại hình dịch vụ, bao gồm: khu vực để bố trí các cửa hàng bán buôn, bán lẻ hàng hóa; nhà hàng, khách sạn; khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm trưng bày giới thiệu hàng hóa; khu vực dành cho hoạt động vui chơi giải trí, cho thuê văn phòng làm việc, hội trường, phòng họp để tổ chức các hội nghị, hội thảo, giao dịch và ký kết các hợp đồng thương mại trong, ngoài nước; khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tin học, tư vấn, môi giới đầu tư, du lịch. Theo quy định tại điều 4, tiêu chuẩn về công trình kiến trúc đối với trung tâm thương mại hạng III tương tự như đối với hạng I và hạng II nhưng yêu cầu ở mức độ thấp hơn. Công trình kiến trúc yêu cầu được xây dựng vững chắc, không yêu cầu có tính « thẩm mĩ » như trung tâm thương mại hạng II hay có tính « thẩm mĩ cao »
đối với trung tâm thương mại hạng I. Quy định về hoạt động đa chức năng của trung tâm thương mại hạng III cũng thấp hơn của hạng I và hạng II, không yêu cầu có nhà hàng, khách sạn đối với hạng I và II mà chỉ yêu cầu có khu vực dành cho hoạt động ăn uống, không yêu cầu khu vực dành cho các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn như đối với hạng II hay cao hơn nữa là khu vực để tổ chức hội chợ triển lãm và khu vực dành cho hoạt động tin học như đối với trung tâm thương mại hạng I.
Tóm lại người viết rút ra bảng tiêu thức phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại như sau :
Bảng 7 : Tiêu thức phân hạng siêu thị, trung tâm thương mại
Loại hình | Tiêu chuẩn tối thiểu | ||
Diện tích (m3) | Danh mục hàng hóa (mặt hàng) | ||
Hạng I | Siêu thị kinh doanh tổng hợp | 5000 | 20.000 |
Siêu thị chuyên doanh | 1000 | 2000 | |
Trung tâm thương mại | 50.000 | ||
Hạng II | Siêu thị kinh doanh tổng hợp | 2000 | 10.000 |
Siêu thị chuyên doanh | 500 | 1000 | |
Trung tâm thương mại | 30.000 | ||
Hạng III | Siêu thị kinh doanh tổng hợp | 500 | 4000 |
Siêu thị chuyên doanh | 250 | 500 | |
Trung tâm thương mại | 10.000 |
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Quản Lý Nhà Nước Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Cho Việt Nam.
- Số Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ Theo Quy Mô Lao Động Đến 31/12 (2004-2006)
- Tác Động Của Cam Kết Đối Với Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
- Đề Án Phát Triển Đến 2010 Và Định Hướng Phát Triển Đến 2020
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 10
- Dự Báo Xu Hướng Phát Triển Thị Trường Dịch Vụ Bán Lẻ Việt Nam
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Ngoài ra Quy chế này còn đưa ra quy định về tổ chức quản lý Nhà nước đối với hệ thống siêu thị, trung tâm thương mại khi quy định trách nhiệm của Sở thương mại các tỉnh trong sự phối hợp với các cơ quan hữu quan khác.
(2) Một số quy định trong Luật cạnh tranh số 27/2004/QH11
Từ tháng 7 năm 1995, trở thành thành viên chính thức của Asean, nước ta bắt đầu tham gia vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu, rộng hơn, đánh dấu bằng
việc tham gia Khu vực mậu dịch tự do AFTA (01/1996), tham gia Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình Dương APEC (11/1998), ký kết Hiệp định thương mại Việt Nam – Hoa kỳ (07/2000) và kể từ ngày 07/11/2006 được chính thức kết nạp vào WTO. Quá trình này đã làm thay đổi căn bản cơ cấu thị trường cũng như vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế nước ta.
Khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh trên thị trường sẽ không chỉ là các chủ thể kinh doanh trong nước mà còn bao gồm vô số các doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về tài chính và quyền lực thị trường từ nước ngoài. Đây là những chủ thể có bề dày kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường quốc tế và họ cần có một môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng để họ có thể phát huy năng lực cạnh tranh của họ. Đối xử bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài cũng là một trong những cam kết quan trọng trong WTO. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế mang đến cho các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều cơ hội cũng như thách thức trong kinh doanh. Một trong các thách thức lớn nhất đặt ra là sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng trở nên gay gắt. Doanh nghiệp phải cạnh tranh bằng chính tiềm lực của mình chứ không phải bằng sự bảo hộ của Nhà nước. Mặt khác, để tham gia sân chơi chung trên trường quốc tế, Việt nam phải tuân thủ luật chơi tức là phải có chính sách cạnh tranh phù hợp nhằm đảm bảo tự do cạnh tranh của mọi chủ thể kinh doanh nói chung cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Nắm rõ pháp luật nói chung và pháp luật cạnh tranh nói riêng là điều vô cùng cần thiết đối với doanh nghiệp Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp phân phối bán lẻ nói riêng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày nay. Trong khi các doanh nghiệp nước ngoài nắm rất vững luật pháp quốc tế cũng như Luật Việt Nam và tận dụng tốt thì các doanh nghiệp Việt Nam còn hiểu rất lơ mơ về chính Luật của nước mình. Đây chính là điểm yếu lớn làm suy giảm năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trước các nhà phân phối nước ngoài. Nắm rõ luật và tận dụng những điều luật không cấm để phát huy thế mạnh và ngăn chặn các đối thủ có hành vi vi phạm luật cạnh tranh mới mong đững vững được trước cuộc cạnh
tranh không cân sức với các doanh nghiệp phân phối nước ngoài hoạt động trên thị trường Việt Nam.
Nội dung Luật cạnh tranh 2004 điều chỉnh hành vi cạnh tranh giữa các chủ thể cạnh tranh trên thị trường và hoạt động tố tụng cạnh tranh. Các hành vi cạnh tranh trên thị trường được Luật cạnh tranh điều chỉnh bao gồm hai nhóm hành vi là nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh và nhóm hành vi cạnh tranh không lành mạnh
a. Hành vi hạn chế cạnh tranh :
Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp làm giảm, sai lệch, cản trở cạnh tranh trên thị trường, bao gồm hành vi thoả thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền và tập trung kinh tế (Điều 3 khoản 3).
Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh :
Điểu 8 Luật cạnh tranh 2004 quy định các hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh : Các thoả thuận hạn chế cạnh tranh bao gồm:
1. Thoả thuận ấn định giá hàng hoá, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
2. Thoả thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ;
3. Thoả thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hoá, dịch vụ;
4. Thoả thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư;
5. Thoả thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng;
6. Thoả thuận ngăn cản, kìm hãm, không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
7. Thoả thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thoả thuận;
8. Thông đồng để một hoặc các bên của thoả thuận thắng thầu trong việc cung cấp hàng hoá, cung ứng dịch vụ.
Điều 9 quy định các hành vi 6,7,8 tại điều 8 là thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm, trong khi các hành vi từ 1 đến 5 tại điều 8 chỉ bị cấm khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan từ 30% trở lên. Tuy nhiên, các hành vi bị cấm đối với nhóm hành vi từ 1 -5 được miễn trừ - là việc cơ quan có thẩm quyền xem xét miễn trừ cho những trường hợp ngoại lệ - có thời hạn nếu đáp ứng một trong các điều kiện nhằm hạ giá thành, có lợi cho người tiêu dùng được quy định trong Điều 10 của Luật này.
Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền :
Thực chất vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền hoặc độc quyền trong kinh doanh là mục tiêu của nhiều doanh nghiệp nhằm khai thác những lợi thế trên thị trường. Đây cũng là động lực, mục tiêu của cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên, sau khi giành được vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền, doanh nghiệp hay lạm dụng vị trí này để có những ưu thế cạnh tranh gây bất lợi cho các đối thủ cạnh tranh khác. Về mặt nguyên tắc, việc hình thành vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền không trái pháp luật mà chỉ khi nào doanh nghiệp lạm dụng vị trí đó để cạnh tranh mới là vi phạm pháp luật. Để ngoại trừ được những nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực trên thị trường, pháp luật chống hạn chế cạnh tranh không chỉ kiểm soát những doanh nghiệp có vị trí trên, mà còn kiểm soát cả con đường hình thành nên các vị trí đó.
Điều 11, 12 Luật cạnh tranh 2004 đưa ra khái niệm về doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường và có vị trí độc quyền.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan hoặc có khả năng gây hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể.
Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động nhằm gây hạn chế cạnh tranh và thuộc một trong các trường hợp sau đây:
+ Hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan;
+ Bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan.
Các doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường quy định tại điều 13 bao gồm : Bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ nhằm loại bỏ đối thủ cạnh tranh; áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây thiệt hại cho khách hàng; hạn chế sản xuất, phân phối hàng hoá, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây thiệt hại cho khách hàng; áp đặt điều kiện thương mại khác nhau trong giao dịch như nhau nhằm tạo bất bình đẳng trong cạnh tranh; áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác ký kết hợp đồng mua, bán hàng hoá, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng; ngăn cản việc tham gia thị trường của những đối thủ cạnh tranh mới.
Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.
Theo điều 14 của Luật cạnh tranh, các hành vi lạm dụng độc quyền bị cấm bao gồm cả 6 hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường ở trên, ngoài ra còn hai hành vi khác là : áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng ; lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
Tập trung kinh tế :
Tập trung kinh tế là hành vi của các doanh nghiệp bao gồm : sát nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp, liên doanh giữa các doanh nghiệp.
Các hình thức tập trung kinh tế là kết quả tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung tư bản. Mặc dù trong nền kinh tế thị trường việc tập trung kinh tế là hoạt động bình thường của các doanh nghiệp do nhu cầu tăng cường tiềm lực kinh tế, phát huy