Áp Dụng Công Nghệ Mới Vào Quản Lý Phân Phối, Lưu Chuyển Hàng Hóa, Thanh Toán…

năng thích ứng của người lao động khi cần có sự điều chỉnh lao động trong nội bộ doanh nghiệp dưới áp lực của khủng hoảng kinh tế và cạnh tranh khốc liệt trên thị trường. Bên cạnh đó doanh nghiệp cần có đội ngũ quản lý và marketing trình độ cao. Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ bán hàng bởi nhân viên bán hàng là người đại diện cho doanh nghiệp để giao tiếp với khách hàng. Trình độ của đội ngũ bán hàng ảnh hưởng trực tiếp tới đến thái độ mua hay không mua hàng của các khách hàng. Để có các nhân viên có trình độ nghiệp vụ cao, các doanh nghiệp thương mại phải tiếp tục đầu tư cho việc đào tạo không những đáp ứng yêu cầu chung về nghiệp vụ bán hàng mà còn phải đáp ứng yêu cầu cụ thể của ngành nghề kinh doanh. Nên đầu tư chi phí đào tạo hoặc cử ra nước ngoài đào tạo để có những cán bộ hiểu biết sâu sắc và có khả năng quản lý hoạt động phân phối bán lẻ hiện đại, đồng thời huấn luyện đội ngũ nhân viên lành nghề trong từng khâu: lưu thông, bán hàng, chăm sóc khách hàng, giải quyết khiếu nại…


3.3.3. Áp dụng công nghệ mới vào quản lý phân phối, lưu chuyển hàng hóa, thanh toán…

Sử dụng công nghệ mới nói chung và công nghệ thông tin nói riêng, các nhà bán lẻ có thể tổng hợp các số liệu, dữ kiện để đưa ra những dự báo tốt hơn về thị trường, kiểm soát hàng tồn kho, kiểm soát chi phí, đặt hàng tự động từ các nhà sản xuất…

Do lợi ích của thương mại điện tử ngày càng rõ rệt (Tăng năng suất do đạt hiệu quả cao hơn trong việc quản lý mua sắm và dự trữ, do cải thiện được hệ thống kênh phân phối, tiết kiệm chi phí, giảm bớt rào cản, quảng cáo trực tuyến với khách hàng tiềm năng trên toàn thế giới…), nên các doanh nghiệp rất chú trọng triển khai áp dụng và phát triển. Doanh nghiệp phân phối bán lẻ nước ta tuy quy mô còn nhỏ bé và hoạt động trên một thị trường hạn chế nhưng cũng cần chủ động áp dụng và phát triển nếu không sẽ bị cô lập với thế giới bên ngoài. Việc triển khai ứng dụng thương mại điện tử có thể tiến hành từng bước, từ thấp tới cao. Giai đoạn đầu có thể triển khai chủ yếu ở các khâu xúc tiến hoạt động kinh doanh, dưới hình thức mở trang web quảng cáo trên mạng, tìm kiếm thông tin về thị trường và bán hàng trên mạng,

tiến hành các giao dịch trước khi lý kết hợp đồng và sử dụng cho các mục đích bên trong doanh nghiệp. Khi có điều kiện cơ sở hạ tầng và cơ sở quản lý cho phép thì có thể tiến tới ký kết hợp đồng và thực hiện thanh toán trên mạng.

Để phát triển thương mại điện tử, các doanh nghiệp bán lẻ cần chủ động xây dựng và triển khai áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng quốc tế như ISO 9000, HACCP, ISO 14.000… vì kinh doanh trên mạng đòi hỏi rất cao về tiêu chuẩn hóa sản phẩm và chất lượng.

Ngoài ra các nhà bán lẻ cần phát triển hệ thống thanh toán bằng máy quét, theo dõi cửa hàng qua camera, trao đổi dữ liệu điện tử, cải thiện hệ thống xử lý bằng hàng hóa…Việc thanh toán tiến tới hạn chế dùng tiền mặt mà dùng các phương tiện thanh toán hiện đại để giảm thời gian thanh toán, quản lý tốt hơn doanh thu…


3.3.4. Xây đựng và phát triển thương hiệu doanh nghiệp

Không giống như những dịch vụ hay sản phẩm khác, bản thân điểm bán lẻ chính là nơi quảng bá thương hiệu bán lẻ hiện đại nhất. Việc đầu tư vào một hệ thống nhận dạng thương hiệu bán lẻ, bao gồm logo, màu sắc, cách thức và vật liệu trang trí) là rất quan trọng, vì không chỉ đóng vai trò như quảng cáo ngoài trời mà còn gắn liền ngay với hình ảnh siêu thị/cửa hàng. Hình ảnh này cũng gắn liền với cách trưng bày hàng hóa bên trong, vốn là công cụ quảng bá kinh điển cho siêu thị/ cửa hàng bán lẻ.

Thương hiệu bán lẻ còn được tạo ra từ chính sách giá, chính sách sản phẩm, dịch vụ, chính sách xúc tiến, các dịch vụ, hệ thống chăm sóc khách hàng của doanh nghiệp ban lẻ.

Doanh nghiệp phải coi thương hiệu là công cụ bảo vệ lợi ích của mình. Việc đăng ký sở hữu công nghiệp, đăng ký độc quyền sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nhằm bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của thương hiệu là rất cần thiết. Song song với việc đang lý bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa, doanh nghiệp nên mở rộng thị phần của mình. Để làm được điều này trước tiên doanh nghiệp phải mở rộng thương hiệu bằng cách sử dụng thương hiệu đã thành danh ở địa điểm này để tiếp tục chiếm lĩnh

địa điểm mới. Về lâu dài, các doanh nghiệp phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết để quản lý các tài sản trí tuệ của mình. Doanh nghiệp phải bố trí nhân lực có hiểu biết để phụ trách về sở hữu trí tuệ, và phải xây dựng chiến lược sở hữu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thông tin sở hữu trí tuệ.

Kết luận

Dịch vụ bán lẻ có tầm quan trọng ngày càng tăng trong nền kinh tế Việt Nam. Sự bùng nổ số lượng các doanh nghiệp bán lẻ trong thời gian qua đã phản ánh sức hấp dẫn ngày càng tăng của thị trường Việt Nam, nhưng cũng phản ánh mức độ cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực này. Nhất là trong bối cảnh hội nhập, với các cam kết mở cửa thị trường dịch vụ phân phối, sẽ có nhiều tập đoàn phân phối bán lẻ lớn nước ngoài tham gia thị trường bán lẻ Việt Nam, thị trường hấp dẫn nhất thế giới hiện nay. Điều đó đòi hỏi một cơ chế quản lý Nhà nước liên tục được đổi mới, hiệu quả hơn, linh hoạt hơn trước sự thay đổi sôi động của thị trường.

Trong khuôn khổ nghiên cứu bài khóa luận nhỏ này, người viết đã cố gắng làm sáng tỏ về mặt lý luận các khái niệm, vị trí, vai trò, đặc điểm của dịch vụ bán lẻ và doanh nghiệp bán lẻ trong nền kinh tế, của quản lý Nhà nước trong nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp bán lẻ nói riêng; giới thiệu kinh nghiệm phát triển dịch vụ bán lẻ của các nước Nhật Bản, Trung Quốc, Thái Lan; đồng thời cũng chỉ rõ sự cần thiết và tầm quan trọng của quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ.

Trên cơ sở đánh giá, phân tích thực trạng các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam, các công cụ quản lý Nhà nước đối với dịch vụ bán lẻ trong bối cảnh chịu sự tác động của các cam kết WTO về dịch vụ phân phối, người viết rút ra nhận xét về sự sự phát triển hệ thống bán lẻ nước ta cũng như sự đa dạng của hệ thống quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ, nhưng cũng thấy được nhiều điểm yếu cần khắc phục.

Từ những dự báo về bối cảnh mới của môi trường kinh doanh bán lẻ, yêu cầu về sự hội nhập kinh tế quốc tế, người viết đã đề xuất một số giải pháp phát triển hệ thống phân phối bán lẻ của Việt Nam trên cơ sở hoàn thiện quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ và nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam.

Người viết hi vọng những nghiên cứu nhỏ của mình đã được trình bày trong bài khóa luận này sẽ đóng góp một phần có ích cho sự phát triển của công tác quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam hiện nay.


Sách, tạp chí :

Danh mục tài liệu tham khảo

1. Bộ Công thương, Trung tâm thông tin công nghiệp và thương mại, (2008),

WTO và hệ thống phân phối Việt Nam.

2. Bộ Thương mại, Viện nghiên cứu Thương mại, (2004), Phát triển hệ thống phân phối hàng hóa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

3. PGS.TS Nguyễn Cúc, (2008), Tập bài giảng quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

4. GS, TS Nguyễn Thị Mơ, Lựa chọn bước đi và giải pháp để Việt Nam mở cửa về dịch vụ thương mại, Nhà xuất bản lý luận chính trị.

5. TS. Tăng Văn Nghĩa, (2008), Tài liệu học tập môn Pháp luật cạnh tranh và chống bán phá giá (Phần Luật Cạnh tranh), Trường Đại học Ngoại Thương, Khoa Quản trị kinh doanh.

6. Philip Kotler, (2006), Marketing căn bản, Nhà xuất bản Lao động – Xã hội.

7. GS.TS Đỗ Hoàng Toàn, PGS.TS Mai Văn Bưu, (2008), Giáo trình quản lý Nhà nước về kinh tế, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân.

8. Tổng cục thống kê, (2007), Niên giám thống kê, Nhà xuất bản thống kê.

9. Tổng cục thống kê, (2008), Thực trạng các doanh nghiệp qua kết quả điều tra 2005, 2006, 2007; Nhà xuất bản thống kê.

10. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, Viện thông tin khoa học xã hội, (2003), WTO Những quy tắc cơ bản, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.

Luật và văn bản dưới Luật :

11. Luật cạnh tranh tranh số 27/2004/QH11

12. Nghị định 23/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

13. Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 Phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

14. Quyết định số 1371/2004/QĐ-BTM ngày 24/9/2004 của Bộ thương mại về việc ban hành quy chế siêu thị, Trung tâm thương mại.

15. Thông tư số 09/2007/TT-BTM, ngày 17/7/2007 Hướng dẫn thi hành Nghị định 23/2007/NĐ – CP.

16. Thông tư 05/2008/TT – BCT ngày 14/4/2008 Sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT – BTM.

Trang web :

17. http://www.dantri.com.vn

18. http://www.tuoitre.com.vn

19. http://www.vietlaw.gov.vn

20. http://www.vietnamnet.vn

21. http://vi.wikipedia.org

22. http://www.vneconomy.com.vn

23. http://www.vnexpress.net

24. http://www.saga.vn/

25. http://www.tinkinhte.com/

Phụ lục 1 :

Cam kết WTO của Việt Nam về dịch vụ phân phối

Các biện pháp áp dụng cho toàn bộ các phân ngành trong dịch vụ phân phối : thuốc lá và xì gà, sách, báo, tạp chí, vật phẩm đã ghi hình, kim loại quý và đá quý, dược phẩm, thuốc nổ, dầu thô và dầu đã qua chế biến, gạo, đường mía và đường củ cải được loại trừ ra khỏi phạm vi cam kết.

Ngành và phân

ngành

Hạn chế tiếp cận thị trường

Hạn chế đối xử

quốc gia

Cam kết

bổ sung

A. Dịch vụ đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121)


B. Dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121)


C. Dịch vụ bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121)

(1) Chưa cam kết, ngoại trừ không hạn chế đối với:

- phân phối các sản phẩm phục vụ nhu cầu cá nhân;

- phân phối các chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc vì mục đích thương mại.

(2) Không hạn chế.

(3) Không hạn chế, ngoại trừ: Phải thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam và tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49%. Kể từ ngày 1/1/2008, hạn chế vốn góp 49% sẽ được bãi bỏ. Kể từ ngày 1/1/2009, không hạn chế. Kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ

được phép cung cấp dịch vụ

(1) Chưa cam kết, ngoại trừ các biện pháp đã nêu tại phương thức 1, cột tiếp cận thị trường.


(2) Không hạn chế.

(3) Không hạn chế.


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 13



đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và các sản phẩm nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam, ngoại trừ: xi măng và clinke; lốp (trừ lốp máy bay); giấy; máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy; sắt thép; thiết bị nghe nhìn; rượu; và phân bón.

Kể từ ngày 1/1/2009, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ máy kéo; phương tiện cơ giới; ôtô con và xe máy. Trong vòng 3 năm kể từ ngày gia nhập, công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được phép cung cấp dịch vụ đại lý hoa hồng, bán buôn và bán lẻ tất cả các sản phẩm sản xuất tại Việt Nam và nhập khẩu hợp pháp vào Việt Nam. Việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) sẽ được xem xét trên

cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế


(4) Chưa cam kết, trừ các cam kết chung


..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/09/2022