thoát nước mưa, nước thải, XLNT chưa được duy tu, bảo dưỡng định kỳ, nhiều doanh nghiệp chưa có công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường theo quy định của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP và Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT. Một số doanh nghiệp dù đã xây dựng hệ thống XLNT tập trung, nhưng lượng nước thải thu gom quá ít, không đủ để vận hành thường xuyên, công tác dự báo phát sinh nước thải, xây dựng hệ thống XLNT chưa sát với tình hình thực tế, gây lãng phí nguồn lực đầu tư. Một số doanh nghiệp với lượng nước thải lớn và nồng độ nước thải quá cao luôn là những mối đe doa tiềm tàng đến các nguồn tiếp nhận là các dòng suối và dòng sông. Một số doanh nghiệp nhằm giảm chi phí vận hành xử lý nước thải thì sẽ nghĩ ra nhiều cách đối phó như, đợi khi trời mưa thì sẽ xả nước thải chưa qua xử lý vào hệ thống nước mưa, xả nước thải chưa qua xử lý vào các giếng cạn, xả nước thải chảy tràn trên mặt đất hoặc bơm nước thải vào các bồn hoa cây cảnh. Những hoạt động xả trộm nước thải này thường diễn ra vào ban đêm, khi trời mưa nên rất khó kiểm tra, kiểm soát, rất khó phát hiện gây ô nhiễm nguồn nước mặt, nước ngầm, ô nhiễm về mùi.
Trong KCN Hòa Phú gồm 56 doanh nghiệp đăng ký đầu tư, nhưng theo thống kê thực tế thì chỉ có 38 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất, trong đó chỉ có 18 doanh nghiệp làm công tác đấu nối nước thải, các doanh nghiệp thường lưu trữ thu gom nước thải vào bể chứa và xả vào hệ thống thu gom của KCN vào những ngày cuối tháng. Nhiều doanh nghiệp xả vào hệ thống thu gom của KCN một lúc với nồng độ chất ô nhiễm cao, gấp rất nhiều lần so với nồng độ cho phép tiếp nhận vào hệ thống thu gom nước thải của KCN, như nồng độ nước thải của các doanh nghiêp công ty TNHH MTV chỉ thun cao su ĐắkLắk, công ty CP tập đoàn Quốc tế Mỹ Việt, công ty TNHH MTV XNK 2/9 Đắk Lắk với lưu lượng lớn sẽ dẫn đến quá tải nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú, làm cho quá trình xử lý tại đây bị ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc gây ra các sự cố môi trường.
2.3.2. Thực trạng tổ chức, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp
Thời gian qua, công tác BVMT trong KCN đã từng bước được các cấp, ngành, doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng KCN quan tâm, chú trọng. Các KCN đã góp phần hạn chế việc phân tán cơ sở sản xuất công nghiệp, di dời cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường từ nội thành vào KCN. Do đó, công tác
BVMT được kiểm soát chặt chẽ, đặc biệt đối với việc XLNT.
Hệ thống pháp luật Việt Nam liên quan đến công tác BVMT nói chung và BVMT trong các KCN từng bước được hoàn thiện, đồng bộ và thống nhất, trong đó có một số văn bản quan trọng: Luật BVMT năm 2014 là cơ sở, nền tảng pháp lý về BVMT trong mọi hoạt động KT – XH và các Nghị định như Nghị định số 82/2018/NĐ-CP ngày 22/5/2018 của Chính phủ về quản lý KCN, khu kinh tế (KKT), Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về quy hoạch BVMT, đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC), đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và kế hoạch BVMT, Nghị định số 38/2015/NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải và phế liệu, Nghị định số 80/2014/NĐ-CP ngày 6/8/2014 của Chính phủ về thoát nước và XLNT, Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT, Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ trưởng Bộ TN&MT về BVMT KKT, KCN, khu chế xuất, khu công nghệ cao, Thông tư số 25/2019/TT-BTNMT ngày 31/12/2019 của Bộ trưởng Bộ TN&MT quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 40/2019/NĐ-CP ngày 13/5/2019 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường.
Việc thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong công tác BVMT đã thực hiện theo hướng đồng bộ và toàn diện. Với mỗi VBQPPL mới được ban hành có liên quan đến nội dung BVMT đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN thì chính quyền các cấp đã quan tâm đến công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT, triển khai kịp thời các văn bản mới cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, cụ thể:
Ban Quản lý các KCN tỉnh ĐắkLắk phối hợp với Sở TN & MT tổ chức tập huấn cho các đối tượng là lãnh đạo và người phụ trách môi trường của các doanh nghiệp trong KCN. Ngoài ra, định kỳ hàng năm Ban Quản lý các KCN đều phối hợp với Sở TN & MT tập huấn lại các VBQPPL có liên quan về BVMT đối với nước thải của các doanh nghiệp trong KCN.
Tuy nhiên, với mỗi lần tập huấn số lượng các doanh nghiệp tham gia không quá 50%, trong đó hầu hết các doanh nghiệp chỉ cử cán bộ phụ trách về môi trường tham gia học tập. Bản thân lãnh đạo các doanh nghiệp không tham
gia hoặc nếu có tham gia thì không trọn vẹn tất cả nội dung được tập huấn. Các cán bộ phụ trách về môi trường thường xuyên bị luân chuyển công việc hoặc thay đổi chỗ làm. Số lần tổ chức tập huấn, tuyên truyền do Ban quản lý các KCN phối hợp với Sở TN& MT diễn ra còn ít và chưa thường xuyên, vì vậy, các quy định về BVMT đối với nước thải KCN chưa được quan tâm và chú trọng, chưa thực sự hiệu quả.
Nhờ các hoạt động phổ biến các VBQPPL này thì việc chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp trong công tác BVMT trong KCN đã có nhiều chuyển biến tích cực. Đa số các doanh nghiệp đã thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), có kế hoạch bảo vệ môi trường và quyết định phê duyệt ĐTM, đề án bảo vệ môi trường, phương án phục hồi môi trường thực hiện tốt hơn, cơ bản các doanh nghiệp đã có đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải.
Ngoài ra còn có các chương trình tập huấn dành cho các cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại các đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN. Qua đó, góp phần phổ biến kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành trong lĩnh vực BVMT, nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác QLNN về BVMT để chỉ đạo và thực hiện tốt hơn công tác BVMT tại đơn vị.
Tuy nhiên, tổ chức thực hiện VBQPPL về nước thải tại KCN Hòa Phú còn nhiều hạn chế như sau:
+ Việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với doanh nghiệp, giúp các doanh nghiệp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc trong việc khắc phục những tác động mà mình gây ra cho môi trường khi thực hiện các dự án nhưng nhiều doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm và thực hiện đúng theo cam kết BVMT. Ngoài ra, việc đáng giá tác động môi trường còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội, đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.
Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và thực hiện đúng và đủ thủ tục đánh giá tác động môi trường. Qua công tác rà soát các thủ tục về môi trường trong KCN thì một số doanh nghiệp thực hiện chưa nghiêm túc vấn đề này, một số doanh nghiệp thay đổi công suất, tăng quy mô sản xuất, bổ sung xây dựng các công trình, hạng mục chính, xây dựng hệ thống xử lý nước thải mà chưa thực hiện đánh giá tác động môi trường. Có 02 doanh nghiệp chuyển nhượng dự án cho chủ mới cũng không thực hiện lại ĐTM, 03 doanh
nghiệp sau khi đã được phê duyệt đánh giá ĐMT nhưng quá 24 tháng không thực hiện dự án cũng không thu hồi lại quyết định phê duyệt.
+ Hàng năm doanh nghiệp kinh doanh hạ tầng trong KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung phải thực hiện báo cáo xả thải nước thải ra nguồn tiếp nhận là 1 lần, báo cáo kết quả quan trắc các chỉ tiêu ô nhiễm 4 lần/ năm.
+ Gia hạn giấy phép xả thải phải thực hiện trước ít nhất 90 ngày trước ngày hết hiệu lực xả thải.
Việc tổ chức thực hiện một số nội dung của VBQPPL còn chậm như:
+ Chưa xây dựng hệ thống quan trắc nước thải tự động tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú
+ Chưa triển khai lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng đầu vào tại nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú.
+ Nhiều doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú không lắp đặt đồng hồ đo lưu lượng đầu ra.
+ Nhiều doanh nghiệp trong KCN chưa thực hiện đấu nối nước thải và kí kết hợp đồng xử lý nước thải với đơn vị kinh doanh hạ tầng KCN.
+ Việc xây dựng các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp trong KCN Hòa Phú còn diễn ra chậm, một sô hệ thống xử lý nước thải xử lý chưa đạt hiệu quả.
+ Chưa xây dựng quy chế BVMT KCN.
2.3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực thực hiện công tác quản lý nhà nước về nước thải của các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp
UBND tỉnh Đắk Lắk
BQL các KCN | Công an tỉnh | ||||
Có thể bạn quan tâm!
- Kinh Nghiệm Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Các Khu Công Nghiệp
- Khu Công Nghiệp Hòa Phú, Thành Phố Buôn Ma Thuột, Tỉnh Đắk Lắk
- Biểu Đồ Thể Hiện Nồng Độ Cod Nước Thải Của Doanh Nghiệp
- Thực Trạng Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp Trong Khu Công Nghiệp
- Quan Điểm, Định Hướng Phát Triển Các Khu Công Nghiệp Của Tỉnh Đắk Lắk
- Tăng Cường Công Tác Thanh Tra, Kiểm Tra, Xử Lý Vi Phạm Trong Quản Lý Nhà Nước Về Nước Thải Các Khu Công Nghiệp
Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.
Công ty PTHT KCN
Hòa Phú
Các DN
trong
KCN
Hòa Phú
Chú thích:
+ Chỉ đạo chuyên môn:
+ Phối hợp :
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về nước thải tại KCN Hòa Phú
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Công tác bảo vệ môi trường khu công nghiệp nói chung và công tác quản lý nước thải khu công nghiệp nói riêng đã được các cấp các ngành của tỉnh Đắk Lắk rất quan tâm ngay từ những năm đầu xây dựng KCN Hòa Phú, KCN Hòa Phú là KCN đầu tiên của tỉnh Đắk Lắk được xây dựng nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế nên rất nhiều chính sách, ưu đãi đầu tư cũng như cơ cấu bộ máy quản lý được quan tâm xây dựng.
- UBND tỉnh Đắk Lắk là cơ quan quản lý Nhà nước cao nhất về công tác bảo vệ môi trường ở địa phương. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường nói chung, và quản lý nước thải Khu công nghiệp nói riêng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị về môi trường theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo và quy định của pháp luật có liên quan; phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan giải quyết các vấn đề môi trường liên tỉnh.
Tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường, hướng dẫn và tổ chức kiểm tra xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép xả thải, giấy chứng nhận về bảo vệ môi trường theo thẩm quyền. Xây dựng, ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật, chính sách, chương trình, quy hoạch, kế hoạch về bảo vệ môi trường.
- Sở Tài nguyên và môi trường là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh có chức năng tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Trong đó quản lý nước thải khu công nghiệp là một trong số những nội dung quản lý nhà nước về lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Sở Tài nguyên và môi trường chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, trong việc bảo vệ môi trường, quản lý nước thải KCN ở địa phương.
+ Trình UBND tỉnh quyết định các biện pháp BVMT ở địa bàn toàn tỉnh và hướng dẫn kiểm tra việc thực hiện.
+ Tổ chức, chỉ đạo thực hiện các VBQPPL, chương trình, quy hoạch, kế hoạch sau khi được xét duyệt, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về TN & MT.
+ Trình UBND tỉnh dung lượng xả nước thải vào nguồn nước theo phân cấp, kiểm tra việc thực hịên.
+ Thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở đầu tư thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh.
+ Thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.
+ Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghịêp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, làm công tác quản lý về TN & MT theo quy định của Bộ TN & MT và của UBND tỉnh.
Hàng năm Sở Tài nguyên và môi trường tổ chức đánh giá hiện trạng môi trường tại địa phương theo định kỳ; điều tra, xác định khu vực môi trường bị ô nhiễm, lập danh sách các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên địa bàn và định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án, cơ sở đầu tư thuộc thẩm quyền, thực hiện việc cấp, gia hạn và thu hồi giấy phép đối với chủ nguồn thải, tổ chức thu phí BVMT theo quy định của pháp luật, tổ chức, phối hợp, chỉ đạo thanh tra, kiểm tra việc thi hành pháp luật, giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên việc thanh tra, kiểm tra môi trường KCN diễn ra với tần suất rất thấp, việc kiểm tra theo định kỳ và luôn được báo trước thời gian cho các doanh nghiệp chuẩn bị dẫn đến việc kiểm tra chưa được sát với thực tế, các hoạt động tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nghịêp vụ cho cán bộ, công chức, viên chức làm công tác quản lý về TN & MT chưa được tổ chức nhiều. các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin về TN & MT cho các doanh nghiệp và người lao động trong các khu công nghiệp chưa được thực hiện. Chưa xây dựng được hệ thống lưu trữ dữ liệu quan trắc môi trường.
- Theo quy định của pháp luật, Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk là đơn vị chủ trì, phối hợp hoặc theo sự ủy quyền của các sở, ngành khác thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ môi trường KCN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức kiểm tra hoạt động về bảo vệ môi trường, báo cáo về hoạt động bảo vệ môi trường tại khu công nghiệp, theo quy định của pháp luật. Xây dựng quy chế phối hợp bảo vệ môi trường KCN giữa Ban quản lý các KCN với Sở Tài nguyên và Môi trường.
Hiện tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk chưa có phòng chuyên môn về quản lý môi trường , đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý môi trường tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk còn quá mỏng. Cụ thể tại Ban quản lý các KCN tỉnh Đắk Lắk chỉ có 01 cán bộ có bằng đại học chuyên môn về môi
trường thuộc phòng nghiệp vụ. Trong khi phải quản lý một số lượng lớn các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN Hòa Phú dẫn đến không thể kiểm tra, giám sát một cách thường xuyên đối với công tác bảo vệ môi trường trong KCN.
Công tác BVMT của Ban quản lý các KCN đối với môi trường KCN còn chưa đạt hiệu quả cao, việc thực hiện tổ chức công tác kiểm tra, thanh tra phối hợp với các sở ban ngành trong việc bảo vệ môi trường trong KCN còn thấp. Chưa chủ động trong việc tổ chức kiểm tra xác nhận hoàn thành các công trình bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp, các hoạt động như công khai thông tin về BVMT của KCN, tuyên truyền, phổ biến nâng cao ý thức chấp hành pháp luật BVMT cho các doanh nghiệp trong KCN diễn ra với tần suất còn ít.
- Công an tỉnh Đắk Lắk
Tổ chức các hoạt động điều tra và kiểm tra, xử lý các vi phạm pháp luật về môi trường theo quy định của pháp luật, chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức, cá nhân lập kế hoạch và tổ chức phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường, tiếp nhận, giải quyết tin báo, tố giác về tội phạm và vi phạm pháp luật khác về môi trường, tiến hành một số hoạt động điều tra, xử lý vi phạm pháp luật về môi trường trong trường hợp do mình phát hiện hoặc do các cơ quan, tổ chức, cá nhân chuyển đến theo quy định của pháp luật.
Tuy nhiên các hoạt động kiểm tra, phối hợp kiểm tra các doanh nghiệp về môi trường KCN diễn ra còn ít, việc kiểm tra đều báo trước thời gian để doanh nghiệp chuẩn bị. Chưa phát hiện được nhiều vụ việc gây ô nhiễm môi trường.
- Công ty PTHT KCN Hòa Phú
Tổ chức tuần tra, kiểm tra, phát hiện các hành vi vi phạm pháp luật về BVMT trong KCN, lập biên bản, báo cáo Ban quản lý các KCN tỉnh xử lý. Thực hiện chương trình quan trắc môi trường trong KCN theo quy định của pháp luật, tổng hợp, báo cáo kết quả quan trắc môi trường và công tác bảo vệ môi trường KCN Hòa Phú. Chịu trách nhiệm vận hành nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Phú, đảm bảo xả thải đúng theo đúng quy chuẩn quy định. Công tác vận hành trạm xử lý nước thải tại đây luôn đạt theo quy chuẩn trước khi xả ra môi trường, nhân viên vận hành gồm 2 cử nhân có bằng đại