Đề Án Phát Triển Đến 2010 Và Định Hướng Phát Triển Đến 2020

thế mạnh trên thị trường. Tuy nhiên việc tập trung có thể dẫn đến vị trí thống lĩnh thị trường hoặc độc quyền, những vị trí mà luôn luôn tiềm năng gây ảnh hưởng xấu cho thị trường, cho doanh nghiệp khác và người tiêu dùng, thậm chí thủ tiêu cạnh tranh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến một lĩnh vực kinh tế. Các hành vi tập trung kinh tế có hệ quả tác động đến sự vận hành của thị trường và cấn thiết phải được pháp luật kiểm soát và tác động bằng những biện pháp đặc thù.

Tập trung kinh tế bị cấm nếu thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế chiếm trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 19 của Luật này về các trường hợp miễn trừ hoặc trường hợp doanh nghiệp sau khi thực hiện tập trung kinh tế vẫn thuộc loại doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định của pháp luật.

b. Hành vi cạnh tranh không lành mạnh :

Hành vi cạnh tranh không lành mạnh là hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh trái với các chuẩn mực thông thường về đạo đức kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp khác hoặc người tiêu dùng (Điều 3 khoản 4).

Thuật ngữ cạnh tranh không lành mạnh được sự dụng không phản ánh mức độ cạnh tranh cao hay thấp mà phản ánh khía cạnh chuẩn mực đạo đức kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường. Thông thường, để xác định một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh với doanh nghiệp khác hay không, phải căn cứ vào các chỉ tiêu thể hiện năng lực và trình độ trong kinh doanh, như quy mô đầu tư, doanh số, công nghệ, hiệu quả lợi nhuận… Đối với doanh nghiệp cạnh tranh không lành mạnh, thay vì quan tâm đến các điều kiện trên đây, họ tiến hành cạnh tranh bằng các biện pháp thiếu trung thực, giả dối như : quảng cáo thổi phồng những đặc tính hữu ích, chất lượng cao hơn thực tế đạt được, nói xấu, dèm pha chất lượng hàng hóa, hạ thấp uy tín của thương nhân khác…

Điều 39 quy định : Hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong Luật này bao

gồm:

1. Chỉ dẫn gây nhầm lẫn;


2. Xâm phạm bí mật kinh doanh;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.


3. Ép buộc trong kinh doanh;

Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 9


4. Gièm pha doanh nghiệp khác;


5. Gây rối hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khác;


6. Quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh;


7. Khuyến mại nhằm cạnh tranh không lành mạnh;


8. Phân biệt đối xử của hiệp hội;


9. Bán hàng đa cấp bất chính;


10. Các hành vi cạnh tranh không lành mạnh khác theo tiêu chí xác định tại khoản 4 Điều 3 của Luật này do Chính phủ quy định.

Chi tiết về các hành vi cạnh tranh không lành mạnh ở trên được quy định từ điều 40 đến 48 của Luật cạnh tranh.

Nhìn chung, cạnh tranh không lành mạnh là những hành vi cạnh tranh đi ngược lại các nguyên tắc xã hội, tập quán và truyền thống kinh doanh, xâm phạm lợi ích các nhà kinh doanh khác, lợi ích người tiêu dùng và lợi ích của xã hội. Khác với các hành vi gây hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh hay cạnh tranh không đẹp, bất chính không chứa đựng bất kỳ tác động tích cực nào đến thị trường. Chúng là những hành vi sử dụng thủ pháp gian dối, không trung thực, không lành mạnh, gây cản trở hoạt động hoặc gây thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ kinh doanh khác. Với định hướng tạo lập và duy trì cạnh tranh lành mạnh, luật cạnh tranh đã quy định cấm các loại hành vi này và không có ngoại lệ miễn trừ.

Mục đích chung của Luật cạnh tranh chính là đảm bảo một thị trường mở và tự do cạnh tranh cho tất cả các chủ thể tham gia, tạo lập và duy trì một môi trường cạnh tranh bình đẳng, bảo vệ quyền lợi của các chủ thể kinh doanh vừa và nhỏ và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng. Các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam

hiện nay chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, là một trong các chủ thể Luật cạnh tranh hướng tới bảo vệ, nếu biết vận dụng tốt các quy định của Luật, các doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh trong giai đoạn đầy thử thách này.


(3) Một số quy định về nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại, hay franchising là phương thức kinh doanh được các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt trong lĩnh vực phân phối bán lẻ sử dụng. Nhượng quyền thương mại trên thế giới đã có lịch sử trên 150 năm, được cho là khởi nguồn tại Mỹ vào khoảng những năm 50,60 của thế kỷ 19. Mô hình kinh doanh này mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1990 và theo điều tra của Hội đồng Nhượng quyền thương mại thế giới (WFC) năm 2004, hiện Việt Nam cũng đã có 70 hệ thống này. Điển hình như KFC, Trung Nguyên, Dilmah, Qualitea, Jollibee... Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh trên lĩnh vực này dường như mới chỉ bắt đầu. Sau thời điểm Việt Nam gia nhập WTO với sự mở cửa của thị trường dịch vụ, các chuyên gia thương mại dự đoán, hàng loạt các tập đoàn bán lẻ và đồ ăn nhanh, siêu thị sẽ xâm nhập mạnh vào thị trường Việt Nam. Với phương thức franchising, họ có thể nhanh chóng vươn ''vòi bạch tuộc'' chiếm lĩnh thị trường bán lẻ của Việt Nam.

Nhượng quyền thương mại là một trong những hoạt động thương mại mới được Luật Thương mại 2005 điều chỉnh, cụ thể là 8 điều từ điều 284 – 291 trong đó quy định về nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại và quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia nhượng quyền.

Điều 284 quy định:

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:

1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Các điều luật còn được cụ thể hóa tại Nghị định 35/2006/ND-CP ngày 31/3/2006 của Chính phủ về Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động nhượng quyền thương mại và Thông tư 09/2006/TT-BTM ngày 25/05/2006 của Bộ Thương mại Hướng dẫn đăng ký hoạt động nhượng quyền thương mại, hy vọng các định chế pháp lý này sẽ là những tiền đề cơ bản cho sự bùng nổ của phát triển nhượng quyền thương mại tại Việt Nam.


(4) Một số quy định trong Nghị định 23/2007/NĐ-CP Quy định chi tiết luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và các văn bản kèm theo.

Theo cam kết của Việt Nam trong WTO về dịch vụ phân phối, việc thành lập các cơ sở bán lẻ (ngoài cơ sở thứ nhất) của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực phân phối sẽ được xem xét triên cơ sở kiểm tra nhu cầu kinh tế (ENT) ; tức là việc xin phép thành lập nhiều hơn một cơ sở bán lẻ phải tuân thủ quy trình đã có và được công bố công khai và việc cấp phép phải dựa trên các tiêu chí khách quan. Các tiêu chí chính để kiểm tra nhu cầu kinh tế là số lượng các nhà cung cấp dịch vụ đang hiện diện trong một khu vực địa lý, sự ổn định của thị trường và quy mô địa lý.

Khoản 9 điều 3 Nghị định 23/2007/NĐ-CP quy định : cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.

Tại khoản 3 điều 4 Mục I của Thông tư 09/2007/TT-BTM - hướng dẫn thi hành nghị định 23/2007/NĐ-CP - quy định về lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất :

a) Việc lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất được xem xét từng trường hợp cụ thể căn cứ vào số lượng các cơ sở bán lẻ, sự ổn định của thị trường,

mật độ dân cư trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi đặt cơ sở bán lẻ; sự phù hợp của dự án đầu tư với quy hoạch của tỉnh, thành phố đó.

b) Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư có nội dung thành lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất nhưng chưa được cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP phải làm thủ tục cấp Giấy phép lập cơ sở bán lẻ theo hướng dẫn tại điểm d khoản 4 Mục II Thông tư này.

Việc cấp giấy phép trong trường hợp lập cơ sở bán lẻ ngoài cơ sở bán lẻ thứ nhất cũng được quy định trong Thông tư 09/2007/TT-BTM và Thông tư 05/2008/TT-BCT Sửa đổi, bổ sung Thông tư 09/2007/TT-BTM.

Nghị định của Chính phủ số 23/2007/NĐ-CP, ngày 12/2/2007, Quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) là để thực thi cam kết với WTO trong lĩnh vực thương mại sau khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO và cũng là Nghị định đầu tiên được ban hành để thực thi nghĩa vụ của nước ta với WTO. Nghị định số 23/2007/NĐ-CP được soạn thảo trong bối cảnh Việt Nam đang ở vòng đàm phán cuối cùng và các nước thành viên WTO yêu cầu Việt Nam phải trình ra Ban công tác WTO dự thảo về thực hiện quyền kinh doanh và quyền phân phối. Quyền kinh doanh và quyền phân phối là những hoạt động rất mới mẻ không những đối với Việt Nam mà còn đối với nhiều quốc gia khác trên thế giới. Được soạn thảo trong bối cảnh như vậy, Nghị định số 23/2007/NĐ-CP chỉ đưa ra quy định khung để thực hiện quyền kinh doanh và quyền phân phối. Sau khi Nghị định số 23/2007/NĐ-CP được ban hành, Bộ Thương mại trước đây, nay là Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 09/2007/TT-BTM, ngày 17/7/2007, hướng dẫn cụ thể về quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện. Sau khi ban hành Thông tư số 09/2007/TT- BTM, Bộ Công Thương nhận được ý kiến góp ý của một số nhà đầu tư nước ngoài, hiệp hội các doanh nghiệp nước ngoài, các tổ chức quốc tế cho rằng việc Thông tư

09/2007 - TT-BTM quy định về quyền nhập khẩu tại điểm d, khoản 3.1 (được bán mỗi nhóm hàng nhập khẩu cho một thương nhân có đăng ký kinh doanh. Thương nhân này do doanh nghiệp FDI tự lựa chọn và đăng ký với cơ quan cấp phép có thẩm quyền. Mỗi nhóm hàng bao gồm các mặt hàng thuộc một chương của Biểu thuế nhập khẩu) là chưa phù hợp với Nghị định số 23/2007/NĐ-CP và cam kết với WTO. Mặt khác, qua theo dõi hoạt động của các doanh nghiệp FDI thực hiện quyền nhập khẩu, Bộ Công Thương nhận thấy quy định như vậy chưa phù hơp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp thực hiện quyền nhập khẩu, nhất là trong bối cảnh thực thi cam kết WTO - từ 1/1/2008, Việt Nam cho phép thành lập liên doanh không hạn chế vốn đầu tư nước ngoài; từ 1/1/2009, Việt Nam cho phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài để thực hiện dịch vụ phân phối. Xuất phát từ các khía cạnh nêu trên, Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 05/2008/TT- BCT để sửa đổi, bổ sung điểm bất hợp lý nói trên trong Thông tư số 09/2007/TT- BTM.

Thông tư số 05/2008/TT-BCT có một số nội dung mới sau đây:

i) Nội dung chính là sửa đổi quy định về quyền nhập khẩu, trong đó chủ yếu là bỏ quy định điểm d, khoản 3.1 của Thông tư số 09/2007/TT-BTM và thay vào đó là quy định được bán hàng nhập khẩu cho các thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó.

ii) Bỏ luôn quy định đăng ký thương nhân, tức là chuyển từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” sang cơ chế “hậu kiểm”. Thông tư 05/ 2008/TT-BCT quy định mẫu báo cáo để đáp ứng yêu cầu của các cơ quan quản lý trong việc thực hiện cơ chế hậu kiểm.

iii) Sửa đổi quy định về điều chỉnh cơ sở bán lẻ để phù hợp với Nghị định số 23/2007/NĐ-CP.

Các doanh nghiệp FDI cần lưu ý khi thực hiện Thông tư số 09/2007/TT- BTM và Thông tư số 05/2008/TT-BCT: Quyền nhập khẩu và quyền phân phối là 2 hoạt động khác nhau, do vậy doanh nghiệp FDI, bên cạnh việc thực hiện quyền nhập khẩu, nếu đã đáp ứng lộ trình thực hiện quyền phân phối thì nên làm thủ tục bổ sung quyền phân phối theo quy định tại Nghị định số 23/2007/NĐ-CP.

2.3.2. Các chính sách của Nhà nước

2.3.2.1.Chính sách thuế

Theo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới có hiệu lực từ ngày 1/1/2009, các khoản thu nhập chịu thuế gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, hàng hóa dịch vụ, chuyển nhượng vốn, bất động sản, cho thuê tài sản… Thuế suất chung áp dụng cho các doanh nghiệp là 25% thay cho mức cũ 28%. Các hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí có thuế suất từ 32% đến 50%, tùy vào từng dự án.

Đối với các khoản ưu đãi, luật thuế áp dụng mức cao nhất là 10% trong vòng 15 năm, miễn thuế tối đa không quá 4 năm và giảm 50% trong 9 năm tiếp theo đối với các doanh nghiệp mới thành lập, hoạt động trên địa bàn đặc biệt khó khăn. Hằng năm, tất cả các doanh nghiệp được trích 10% thu nhập trước khi tính thuế để lập quỹ phát triển khoa học và công nghệ.

Trong lộ trình cải cách thuế của Chính phủ giai đoạn 2005 -2010 có đặt ra 3 mục tiêu: giảm được thuế suất; mở diện chịu thuế và khuyến khích sản xuất, đầu tư phát triển và đảm bảo được nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, kể từ 1/1/2009 mức thuế suất giảm xuống còn 25% là nằm trong việc thực hiện những mục tiêu trên, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của môi trường đầu tư, động viên DN sản xuất - kinh doanh, khuyến khích cá nhân và hộ gia đình đang kinh doanh và nộp thuế thu nhập cá nhân chuyển sang thành lập doanh nghiệp, đồng thời tạo điệu kiện cho các doanh nghiệp tích lũy được tài chính nên nó cũng sẽ góp phần tăng thu ngân sách trong thời gian tới.

Việc áp dụng mức thuế suất 25% sẽ không trở thành một rào cản cho quá trình đẩy mạnh khuyến khích thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. Thực tế cho thấy, hiện nay, khi chúng ta còn áp dụng mức thuế suất 28% con số về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài liên tục tăng và đạt mức kỷ lục trên 20 tỷ USD vốn đăng ký trong năm 2007. Vì vậy, giảm xuống 25% thì sẽ có thể xem đây là bước đầu trong lộ trình thực hiện chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài và đây là mức thuế suất phù hợp với cả doanh nghiệp lẫn nền kinh tế.

2.3.2.2. Chính sách tín dụng

Trên thực tế thị trường vốn của Việt Nam hiện nay còn chưa phát triển hoàn chỉnh. Đặc biệt thị trường vốn cho các hệ thống siêu thị bán lẻ với hầu hết chủ sở hữu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động còn hạn chế. Thị trường vốn dài hạn chưa có, chủ yếu mới có thị trường vốn ngắn hạn như thị trường tín dụng ngân hàng, thị trường “ngầm”. Thời gian qua chúng ta đã có nhiều chuẩn bị tích cực cho sự ra đời của thị trường chứng khoán bảng II – thị trường vốn trung hạn và dài hạn của các doanh nghiệp vừa và nhỏ - nhưng đến nay thị trường vẫn chưa được triển khai. Điều này dẫn đến khả năng tiếp cận với các doanh nghiệp bán lẻ nói riêng còn nhiều hạn chế. Mặc dù trong Nghị định 90/2001/NĐ-CP ngày 3/11/2001 của Chính phủ về trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ đã quy định về việc thành lập Quỹ bảo lãnh tín dụng để giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ được tiếp cận dễ dàng hơn các khoản vay từ ngân hàng. Thực chất mô hình này đã được áp dụng rất thành công ở một số nước như Đài Loan, Trung Quốc. Tuy nhiên ở Việt Nam, chủ trương này được các địa phương triển khai rất chậm cì không huy động đủ ngân sách để thành lập quỹ

2.3.2.3. Đề án phát triển đến 2010 và định hướng phát triển đến 2020

Theo Vụ Pháp chế, Bộ Thương mại (cũ), ngày 15 tháng 2 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020. Trong đó, thực hiện mở cửa thị trường phân phối theo đúng lộ trình cam kết gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) là một trong các mục tiêu chính của đề án. Đối với thị trướng bán lẻ nói riêng và thị trường phân phối nói chung, Quyết định đã phê duyệt một số mục tiêu cụ thể như sau:

(1) Về chỉ tiêu tăng trưởng:

- Tốc độ tăng bình quân hàng năm (đã loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng giai đoạn từ nay đến năm 2010 khoảng 11%/năm, trong các giai đoạn tiếp theo trên 10%/năm. Đến năm 2010, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt khoảng 800 nghìn tỷ đồng và đến năm 2020 đạt khoảng 2.000 nghìn tỷ đồng;

Xem tất cả 127 trang.

Ngày đăng: 09/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí