Những Hạn Chế Trong Công Tác Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Doanh Nghiệp Du Lịch Trên Địa Bàn Hà Nội Hiện Nay:

Thành ủy Hà Nội, ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Sở Du lịch Hà Nội đã tiến hành nhiều hoạt động xúc tiến du lịch trong 9 tháng đầu năm 2007 đã góp phần giới thiệu về sản phẩm du lịch chất lượng cao của các doanh nghiệp phục vụ khách du lịch trong và ngoài nước, luồng khách có mức độ chi trả cao ngày càng tăng do chất lượng dịch vụ được đẩy lên. Sở Du lịch Hà Nội cũng đã kiến nghị Uỷ ban nhân dân thành phố chỉ đạo đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá thương hiệu cho các doanh nghiệp du lịch có dịch vụ trình độ chất lượng cao của thành phố.

Đào tạo lực lượng lao động trong du lịch: Sở Du lịch Hà Nội đã thành lập trung tâm xúc tiến du lịch có nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho lực lượng lao động trong các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Mở rộng xúc tiến thị trường du lịch, đặc biệt thị trường quốc tế như Pháp, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nam Mỹ…

Tổ chức cho các doanh nghiệp khảo sát thị trường. Trong thời gian qua, Sở Du lịch Hà Nội và Hiệp hội du lịch Hà Nội đã phối hợp tổ chức nhiều chương trình khảo sát tour du lịch tại nhiều nước trên thế giới và khu vực như Argentina, Brazil, thăm, khảo sát các điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới và mời các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia, gặp gỡ và làm việc với các hãng du lịch để mở rộng thiết lập mối quan hệ hợp tác, ký kết hợp đồng.

Tổ chức xúc tiến, quảng bá hình ảnh du lịch Hà Nội và Việt Nam tại các diễn đàn quốc tế.

Đón các đoàn Famtrip: trong khuôn khổ hợp tác với các thành phố thuộc Hội đồng xúc tiến Du lịch Châu á (CPTA) và chiến dịch chào mừng đến với Châu á, Sở Du lịch Hà Nội kết hợp với Đại Sứ quán Việt Nam tại ấn Độ đón đoàn gồm đại diện Sở Du lịch New Delhi, các doanh nghiệp du lịch, hàng không của Thành phố

New Delhi sang thăm và làm việc tại Hà Nội 3 ngày từ 7/7- 9/7/2007 và mời các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tham gia.

Tổ chức các sự kiện nhằm tạo điều kiện phát triển du lịch, thu hút khách du lịch: từ năm 1997 đến nay Hà Nội liên tục tổ chức các sự kiện liên quan đến du lịch.

Tạo mối liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong toàn quốc và trên thế giưói: Hà Nội- Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội với các tỉnh phía Bắc, Hà Nội với Pari, Tô- ky- ô, Bắc Kinh, Nam Ninh…

- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật du lịch đến các doanh nghiệp du

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 110 trang tài liệu này.

lịch:


Hoạt động quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội - 8

Các quy định, thông tư hướng dẫn, các chương trình kế hoạch liên quan đến

hoạt động du lịch và kinh doanh du lịch đều được Sở Du lịch Hà Nội thông báo kịp thời đến các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố như việc gia hạn và cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, việc áp dụng Luật Du lịch, các quy định về Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa, các thông báo về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội có liên quan hoặc tác động đến hoạt động du lịch....

Sở du lịch Hà Nội cũng đã xây dựng trang thông tin điện tử, cung cấp các thông tin trong lĩnh vực quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn thành phố, phổ biến các quy định, các mẫu hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và nội địa.

Tuyên truyền phổ biến pháp luật du lịch đến các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động du lịch và giáo dục cộng đồng về du lịch trong nhân dân. Hiện nay nhận thức về du lịch trong nhân dân đã được nâng cao.

- Các công tác khác:

Thành ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội rất quan tâm đến phát triển du lịch. Giai đoạn 2006 – 2010, Thành ủy Hà Nội đã triển khai chương trình “Phát triển một số ngành dịch vụ chất lượng cao giai đoạn 2006- 2010”, trong đó giao nhiệm vụ cho ngành du lịch Hà Nội xây dựng thêm các khách sạn từ 3- 5 sao, đầu tư phương tiện vận chuyển khách du lịch hiện đại… ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội và Sở Du lịch cũng đã có các kế hoạch thông báo đến các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Sở Du lịch đã thành lập Tổng công ty Du lịch Hà Nội nhằm xây dựng doanh nghiệp du lịch đủ lớn, nâng cao sức cạnh tranh, chuẩn bị từng bước cho việc hòa nhập của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội với khu vực và thế giới.

Đối với doanh nghiệp kinh doanh các dịch vụ du lịch khác, do hệ thống tiêu chí đánh giá cơ sở dịch vụ du lịch đạt chuẩn chưa được ban hành nên Sở Du lịch chưa triển khai được việc bình chọn và xếp hạng, cấp biển hiệu “cơ sở dịch vụ đạt chuẩn”, nhất là đối với các đơn vị phục vụ nhu cầu ăn uống, mua sắm của khách. Dự kiến quý IV năm 2007 Sở Du lịch sẽ triển khai điều tra và cấp biển sau khi Tổng cục Du lịch, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành tiêu chí thống nhất trong toàn quốc.

Đóng góp ý kiến với Tổng cục Du lịch - Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch- để xây dựng các tiêu chuẩn chất lượng như xếp hạng sao trong các khách sạn, xác định chất lượng các công ty lữ hành để đạt tiêu chuẩn lữ hành quốc tế, xác định các điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn, bồi dưỡng, cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch…

Trong nhiều năm nay, Tổng cục Du lịch đánh giá Hà Nội là nơi có các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch vào loại tốt nhất trong cả nước. Kết quả của quản lý nhà nước thể hiện rõ nhất ở kết quả của hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội.

2.1.3.2. Những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội hiện nay:

- Hệ thống các văn bản pháp luật thiếu tính đồng bộ và nhất quán, sự phối hợp của các cơ quan quản lý nhà nước chưa đồng bộ chặt chẽ:

Quản lý Nhà nước đối với kinh doanh du lịch trên địa bàn Hà Nội đã được cải thiện nhưng còn nhiều bất cập, thể hiện ở chỗ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật nhiều nhưng thiếu tính đồng bộ và nhất quán. Luật du lịch và các văn bản dưới luật chưa cập nhật về các vấn đề trong kinh doanh du lịch hiện nay. Các doanh nghiệp du lịch vừa hoạt động theo luật Doanh nghiệp, vừa theo luật Du lịch, trong đó một doanh nghiệp có tới hai, ba cơ quan quản lý nhà nước cùng tham gia quan lý.

- Công tác thanh tra, kiểm tra còn yếu, mang nặng tính hình thức:


Công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn Hà Nội còn yếu, chưa được coi trọng. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp du lịch thực chất là việc quản lý sản xuất, bán và thực hiện các chương trình du lịch, sản phẩm du lịch của các doanh nghiệp, tuy nhiên thực tế việc kiểm tra các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn thành phố chủ yếu thông qua báo cáo của các doanh nghiệp hàng tháng, hàng quý vì vậy mà công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực này chưa thật chặt chẽ. Các doanh nghiệp du lịch để cạnh tranh lẫn nhau đã tự ý hạ giá sản phẩm du lịch, chương trình du lịch dẫn đến chất lượng của các sản phẩm du lịch và chương trình du lịch không được đảm bảo, làm giảm uy tín của doanh nghiệp và hình ảnh của ngành du lịch nói chung.

Doanh nghiệp lữ hành tuy không trực tiếp cung cấp các sản phẩm du lịch như ăn uống, lưu trú… nhưng lại là cầu nối giữa du khách và tất cả các dịch vụ du

lịch. Du khách có được sử dụng các dịch vụ du lịch tốt hay không phụ thuộc rất nhiều vào công tác điều hành của doanh nghiệp lữ hành. Các Sở và Tổng cục Du lịch đã có nhiều biện pháp để tăng cường quản lý hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành và đã có biện pháp mạnh để xử lý như rút giấy phép kinh doanh, phạt tiền đối với các công ty không tuân theo những quy định của Nhà nước.

Bằng một số hình thức nhất định, các cơ quan có thẩm quyền của thành phố Hà Nội đã tiến hành kiểm tra định kỳ, đột xuất các đơn vị kinh doanh để đảm bảo các nguyên tắc từ trên được thực hiện nghiêm túc, đảm bảo lợi ích không chỉ của khách hàng mà còn là lợi ích lâu dài của chính các nhà kinh doanh. Ví dụ trong công văn số 918/SDL-LH&XTDL, Sở Du lịch Hà Nội đã gửi đến các đơn vị lữ hành về việc “chấn chỉnh hoạt động kinh doanh du lịch trên địa bàn” sau khi có nhiều ý kiến phản hồi của du khách về chất lượng dịch vụ mà các công ty lữ hành cung cấp, hay sau môt quá trình khảo sát, Tổng cục Du lịch đã quyết định rút giấy phép kinh doanh của 10 công ty lữ hàng quốc tế khi các doanh nghiệp này không chấp hành đúng các quy định của pháp luật đã ban hành. Những biện pháp đó đã tích cực nhắc nhở các doanh nghiệp lữ hành trong việc tuân thủ các quy định của pháp luật trong phạm vi kinh doanh của mình.

Tuy nhiên, việc quản lý hoạt động kinh doanh của các đại lý lữ hành tại Hà Nội còn chưa được chú trọng. Hà Nội là nơi tập trung dân cư lớn, là trung tâm kinh tế chính trị, vì vậy hiện nay trên địa bàn Hà Nội, rất nhiều tổ chức, cá nhân có kinh doanh đại lý lữ hành, chủ yếu là các đại lý du lịch bán lẻ, các tổ chức, cá nhân nhận bán chương trình du lịch của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành cho khách du lịch nhằm hưởng hoa hồng nhưng không đăng ký kinh doanh. Khi có đoàn thanh tra, kiểm tra thì tháo gỡ biển quảng cáo kinh doanh đại lý lữ hành xuống, đến khi đoàn thanh tra đi khỏi thì lại trưng biển lên. Có nhiều tổ chức, cá nhân đã dùng cách đó để trốn thuế, làm thất thoát nguồn thu của nhà nước, lợi nhuận rơi vào túi tư nhân,

đồng thời chất lượng dịch vụ không được kiểm soát, dẫn đến hiện tượng cắt xén các dịch vụ của khách du lịch làm giảm uy tín và hình ảnh của du lịch Việt Nam.

Việc cấp phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của hãng lữ hành nước ngoài chưa thực hiện được do thông tư hướng dẫn thực hiện Luật Du lịch và Nghị định 92/2007/NĐ-CP của Chính phủ chưa được ban hành.

Trong việc quản lý các doanh nghiệp kinh doanh cơ sở lưu trú tại Hà Nội: Hà Nội là điểm đến, điểm trung chuyển khách vủa khu vực phía Bắc và là nơi thường xuyên tổ chức các sự kiến lớn quốc gia, quốc tế như các sự kiện văn hoá- thể thao, hội nghị, hội thảo của các tổ chức, ban ngành với sự tham gia đông đảo của khách quốc tế. Hệ thống khách sạn Hà Nội luôn cần lượng phòng lớn trong tất cả các mùa, đặt biệt là loại phòng cao cấp của khách sạn 4 và 5 sao. Vì vậy, việc quản lý các khách sạn để đảm bảo cung ứng phòng và chính sách giá cả đạt hiệu quả bền vững là cần thiết. Tuy nhiên, cho đến nay Tổng cục Du lịch cũng như Sở Du lịch Hà Nội vẫn chưa có các biện pháp hiệu quả để kiểm soát giá. Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng từ cuối năm 2006 đến nay các khách sạn cao cấp đã tăng giá 50% so với 2005 và 100% so với năm 2004. Nguyên nhân một phần do cung không đủ cầu nhưng một phần do cơ quan quản lý chưa có những quy định cụ thể điều chỉnh giá để tránh tình trạng các khách sạn tự ý tăng giá cao vào các mùa cao điểm hoặc khi thủ đô có các sự kiện lớn.

Chính sách giá chưa được kiểm soát nên du lịch Hà Nội thường bị động về dịch vụ lưu trú. Nhiều công ty lữ hành gặp khó khăn trong việc ký hợp đồng và phục vụ khách du lịch khi các khách sạn yêu cầu tăng giá khi cung thấp hơn cầu.

Tại Việt Nam đã có một số điểm du lịch phần nào cơ quan chức năng có khả năng kiểm soát giá như Nha Trang. Sau khi kiểm tra, đánh giá, các cơ quan chức năng sẽ quy định khách sạn chỉ được bán giá phòng giao động trong khoảng nào vào từng thời điểm. Việc niêm yết đó sẽ liên quan đến việc đóng thuế của các

khách sạn. Tuy hình thức này chưa hẳn được thực thi nghiêm túc nhưng cũng phần nào bình ổn được giá cả.

- Các chính sách khuyến khích việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và Việt Nam chậm được đổi mới:

Các chính sách khuyến khích việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Hà Nội và Việt Nam chậm được đổi mới. Ví dụ chính sách thuế giá trị gia tăng áp dụng cho ngành du lịch quá cao (10%), trong khi đó kinh doanh lữ hành quốc tế nhận khách lại thực hiện việc xuất khẩu tại chỗ, xuất khẩu vô hình và cả tái xuất. Đây là một trong những nguyên nhân chính làm cho chương trình du lịch trọn gói của các doanh nghiệp du lịch Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp du lịch Hà Nội nói riêng có mức giá cao, không có sức hấp dẫn khách du lịch quốc tế. Trong khi đó nhiều quốc gia đã áp dụng thuế giá trị gia tăng ở mức thấp nhất cho khách du lịch quốc tế, ngoài ra họ còn miễn thuế giá trị gia tăng cho khách du lịch quốc tế khi họ mua hàng hóa (trên cơ sở của hóa đơn mua hàng khách du lịch được trả lại thuế giá trị gia tăng mà họ đã phải trả trước khi xuất cảnh tại quốc gia đó). Hiện nay, giá điện, nước áp dụng đối với các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn và cơ sở lưu trú tại Hà Nội và Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực làm giá phòng khách sạn kém sức cạnh tranh.

Quản lý nhà nước về du lịch chưa triển khai kịp thời và đồng bộ các biện pháp, hoặc nếu có các biện pháp thì chưa đủ mạnh. Tổ chức bộ máy và nguồn nhân lực của ngành du lịch chưa được quan tâm đúng mức, chưa tương xứng với trọng trách được xác định theo đường lối của ngành kinh tế mũi nhọn. Cơ chế chính sách vĩ mô làm mất lợi thế cạnh tranh, làm giảm tính hấp dẫn của sản phẩm du lịch Việt Nam với khách quốc tế.

2.2. Thuận lợi và khó khăn của hoạt động quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Hà Nội trong tình hình hội nhập

2.2.1. Bản chất của hội nhập quốc tế về du lịch


Hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hóa là một xu thế khách quan, tất yếu của sự phát triển kinh tế hiện đại trong giai đoạn hiện nay. Đó là sự liên kết, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội như kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hóa, du lịch... Hội nhập quốc tế mang lại những cơ hội, đồng thời mang lại nhiều thách thức cho các quốc gia trong quá trình phát triển. Bản chất của hội nhập quốc tế về du lịch là sự chủ động tham gia tích cực của một quốc gia vào quá trình liên kết, hợp tác quốc tế về du lịch.

Bản chất của du lịch là liên kết. Vì vậy du lịch là ngành tiên phong trong quá trình hội nhập. Xu hướng tạo dựng, thiết lập thương hiệu chung cho ngành du lịch của từng khu vực hiện nay ngày càng góp phần nâng cao uy tín cũng như khẳng định chất lượng dịch vụ du lịch trên thị trường. Việc liên kết giữa các quốc gia, các ngành kinh tế với hoạt động du lịch ngày càng trở nên quan trọng, góp phần tạo nên mạng lưới du lịch với những dịch vụ trọn gói, chất lượng cao.

Hiện nay, trong lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch, việc tham gia một cách hiệu quả trong các diễn đàn hợp tác quốc tế có những tác động và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển của ngành như Tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Hợp tác Du lịch ASEAN, Hiệp hội Du lịch Châu á - Thái Bình Dương (PATA)… Việc gia nhập các tổ chức du lịch thế giới và khu vực góp phần vào việc hình thành một điểm du lịch chung, có khả năng cạnh tranh trên thế giới trên cơ sở kết hợp thế mạnh của từng thành viên, phát triển du lịch bền vững, tạo điều kiện tự do hóa đi lại trong khu vực và trên thế giới. Hội nhập cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển, nâng cao trình độ quản lý và trình độ chuyên môn cho những người làm trong ngành du lịch thông qua các chương trình hợp tác về đào tạo nguồn nhân lực, giao lưu trao đổi kinh nghiệm quản lý, điều hành và nghiệp vụ chuyên môn với các quốc gia trên thế giới.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/03/2023