Bài Học Rút Ra Cho Huyện Diễn Châu, Tỉnh Nghệ An


25/74 (đạt 33,8%). Tổng số cơ sở có nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục là 40 cơ sở, trong đó có 17 cơ sở đã được cấp phép hoạt động. Thực hiện Đề án 404 của Chính phủ về hỗ trợ các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, toàn huyện có 5 cơ sở được tham gia Đề án (Hoa Lan – Phả Lễ, Hoa Đỗ Quyên – Núi Đèo, Baby Family – Hoa Động, Mặt trời bé thơ – Hoa Động, Thiên thần – Tân Dương), các nhóm, lớp được hưởng hỗ trợ về thiết bị đồ dùng, đồ chơi và được sử dụng hiệu quả.

Để quản lý tốt các cơ sở giáo dục mầm non tư thục, Phòng Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu với UBND huyện ban hành các văn bản liên quan đến công tác quản lý mầm non Tư thục, thể hiện rõ vai trò chỉ đạo, quản lý, bồi dưỡng, giám sát thực hiện chuyên môn tại các nhóm, lớp mầm non tư thục đã cấp phép, đồng thời tập trung đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dân về quan điểm, mục đích, ý nghĩa, vai trò, mục tiêu và các cơ chế chính sách khuyến khích xã hội hóa giáo dục trong việc phát triển GDMN của địa phương; chỉ đạo các trường tích cực tham mưu cho UBND xã thực hiện tốt công tác tuyên truyền, kiểm tra giám sát, quản lý phát triển GDMN Tư thục.

Thực hiện tốt sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân huyện Thủy Nguyên về việc rà soát, kiểm tra và báo cáo về hoạt động của các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, Phòng Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo các trường mầm non có trách nhiệm tham mưu, đề xuất với lãnh đạo địa phương kiểm tra xử lý dứt điểm các nhóm lớp không đủ điều kiện hoạt động, đồng thời tư vấn cho các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập hoàn thiện các thủ tục cấp phép theo quy định.

Các cơ sở nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục trên địa bàn huyện, hầu hết các cơ sở đã được cấp phép có nhiều cố gắng trong việc thực hiện các quy chế chuyên môn, quan tâm tổ chức chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo mức đóng góp của phụ huynh, quản lý đầy đủ chế độ dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe cho trẻ; việc thực hiện chương trình cơ bản được quan tâm. Hầu hết giáo viên có trình độ chuyên môn đầy đủ, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ cơ bản đáp ứng yêu cầu; các chủ cơ sở quan tâm thực hiện đầy đủ chế độ chính sách như trả lương


theo mức lương cơ bản của mã vùng, thực hiện chế độ bảo hiểm theo quy định và các chế độ hỗ trợ, động viên khác nhằm khuyến khích giáo viên gắn bó với trường lớp (thâm niên, chuyên cần, thi đua..), tạo điều kiện để giáo viên yên tâm làm việc.

UBND các xã và các trường công lập trên địa bàn huyện đã phối kết hợp giám sát chặt chẽ các nhóm, lớp tư thục, tạo điều kiện cho các cơ sở có đủ điều kiện theo quy định được cấp phép, giúp giảm tải cho các trường công lập trên địa bàn, chia sẻ khó khăn cho các bậc phụ huynh. Mặt khác, có nhiều xã đã cương quyết xử lý và ra quyết định đình chỉ, giải thể các cơ sở không đáp ứng yêu cầu. Các trường mầm non công lập đã tích cực tư vấn, hướng dẫn các nhóm, lớp trên địa bàn thực hiện theo quy chế chuyên môn, hướng dẫn các nhóm lớp cải tạo, đầu tư cở sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi đảm bảo điều kiện hoạt động, vui chơi cho trẻ và hoàn thành các điều kiện, tiêu chuẩn để sớm được cấp phép thành lập hoạt động theo đúng quy định của pháp luật.

Thông qua kết quả kiểm tra, rà soát các điều kiện, Trước thực trạng số nhóm, lớp độc lập tư thục chưa được cấp phép còn nhiều, hoạt động chưa hiệu quả, ảnh hượng trực tiếp đến sự phát triển toàn diện của các cháu và tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện tập trung thực hiện một số giải pháp sau:

- Tham mưu với UBND huyện Thủy Nguyên về chỉ đạo các xã, thị trấn đổi mới nội dung, đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, của Thành phố, huyện về phát triển giáo dục mầm non tới các bậc phụ huynh, cộng đồng xã hội; Tuyên truyền phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chương trình giáo dục mầm non, các nội dung chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục cho trẻ mầm non; Chỉ thị 09/CT-TTg về việc đẩy mạnh thực hiện các giải pháp giải quyết vấn đề trường, lớp mầm non ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Tổ chức các Hội thảo sinh hoạt chuyên môn nghiệp vụ, vệ sinh an toàn thực phẩm, tai nạn thương tích, phòng chống cháy nổ chủ trường, chủ nhóm, người làm nhiệm vụ chăm sóc giáo dục trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non Tư thục;


- Khuyến khích đội ngũ CBQL,GV,NV, người trông trẻ thường xuyên tự học, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, nêu cao đạo đức nghề nghiệp, tình thương, trách nhiệm đối với

- Tham mưu với UBND huyện tổ chức giao ban trực tiếp, phối hợp các xã, thị trấn thực hiện nghiêm túc công tác quản lý, kiểm tra, giám sát thường xuyên, đột xuất đối với các cơ sở giáo dục mầm non Tư thục và công khai đảm bảo tính pháp lý về cơ sở vật chất, chất lượng đội ngũ, chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của các cơ sở đó trên các phương tiện thông tin đại chúng, cổng thông tin điện tử, tại các cơ sở mầm non tư thục, trường mầm non công lập, UBND các xã, thị trấn, nhà văn hóa thôn để phụ huynh được theo dõi và lựa chọn nơi gửi con em mình; thực hiện Nghị định 138/2013/NĐ-CP ngày 22/10/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giáo dục đến các cơ sở giáo dục mầm non tư thục và các xã, thị trấn và Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 nhằm ngăn ngừa sai phạm và kiên quyết đình chỉ, giải thể các nhóm lớp tư thục không đảm bảo các điều kiện về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.

Chính vì vậy trên địa bàn huyện Thủy Nguyên, thành phố Hải Phòng đã quản lý rất tố các cơ sở giáo dục mần non tư thục góp phần thúc đẩy phát triển hệ thống giáo dục của huyện ngày một ổn định vững mạnh, tạo điều kiện cho các gia đình an tâm khi gửi trẻ tại các cơ sở GDMN tư thục để bố mẹ các em tập trung vào công việc phát triển kinh tế cho gia đinh và xã hội.

1.4.2. Bài học rút ra cho huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Qua phân tích về kinh nghiệm quản lý, phát triển GDMN ở một số địa phương, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đối với Diễn Châu, tỉnh Nghệ An như sau:

Một là, tăng cường các giải pháp nhằm phát triển mạng lưới giáo dục mầm non tư thục

Để phát triển tốt loại hình GDMN tư thục huyện Diễn Châu theo định hướng giáo dục của ngành giáo dục vừa đảm bảo CLGD vừa đáp ứng được yêu cầu phát triển của thành phố, sự đồng thuận của phụ huynh và nhân dân thì chúng ta cần phải:


Quy hoạch mạng lưới các cơ sở GDMN tư thục, cùng quá trình đô thị hóa, có cách thức để thu hút đầu tư và tạo điều kiện hết mức có thể để đa dạng hóa các loại hình GDMN;

Có kế hoạch kiểm tra giám sát thường xuyên trong việc thực hiện chiến lược phát triển trường mầm non. Xây dựng các chính sách ưu tiên hỗ trợ kịp thời thông qua các đề án xã hội hóa GDMN để phát triển các trường mầm non Tư thục trên địa bàn;

Khuyến khích sự phát triển về dịch vụ giáo dục, đa dạng các loại hình dịch vụ trong việc hỗ trợ người học từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống;

Tăng cường truyền thông làm thay đổi nhận thức từ nhà quản lý, xã hội, nhà đầu tư, người học.

Hai là, Phát triển đa dạng hóa các loại hình dịch vụ GDMN tư thục.

Khác với giáo dục mầm non công lập, GDMNtư thụccó những thuận lợi riêng trong việc phát triển các loại hình dịch vụ trong việc đáp ứng nhu cầu chất lượng cao của nhân dân ở nhiều hình thức. Các cơ sở nhà trường, nhóm trẻ cần đẩy mạnh và mở rộng các dịch vụ giáo dục chất lượng cao trong việc chăm sóc, giáo dục trẻ như dạy ngoại ngữ cho trẻ, dịch vụ xe đưa đón trẻ, tắm rửa vệ sinh cho trẻ cuối ngày, trông trẻ muộn, nhận trẻ cả ngày lễ và thứ 7, chủ nhật.

Cung cấp thông tin cập nhật cho phụ huynh thông qua lắp đặt camera đến từng lớp học từ đó phụ huynh có thể quan sát được con em mình đang tham gia hoạt động gì trên lớp học, tạo sự tin tưởng tuyệt đối vào nhà trường. Tạo đặc trưng riêng cho cơ sở nhà trường mà có thể các trường công lập chưa có như: Đa dạng hóa chương trình giáo dục (có thể áp dụng giáo dục theo các phương pháp tiên tiến trên thế giới, dạy ngoại ngữ, dạy năng khiếu…), có các cơ sở thực hành cho trẻ sau khi trẻ học được những kiến thức mà các cô giáo đã dạy, đặc biệt là đa dạng các PPGD kĩ năng sống cho trẻ…

Ba là, Phát triển nguồn nhân lực tham gia hoạt động trong lĩnh vực GDMNTT

Cơ cấu lại và quy hoạch tổng thể đội ngũ giáo viên, nhân viên, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển đáp ứng yêu cầu đặt ra đối với giáo dục hiện nay. Có


chính sách đảm bảo và thu hút nguồn nhân lực là giáo viên mầm non đã đào tạo có chất lượng tham gia GDMN trong cũng như Tư thục. Tạo cơ chế mở để khuyến khích với các chuyên gia trong và ngoài nước đến hợp tác trong lĩnh vực GDMN tư thục. Có chính sách đào tạo, bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên Tư thục. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng tại địa phương, đa dạng các hình thức đào tạo; chú trọng tuyên truyền, có chính sách hỗ trợ cho người dạy và người học để mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm cho những người chưa có nghiệp vụ nhưng có nhu cầu phát triển nhóm trẻ gia đình.

Bốn là, Phát triển cơ sở vật chất, trang thiết bị và nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng nhu cầu của nhân dân

Phát triển GDMNtư thụclà một trong những chủ trương xã hội hóa giáo dục nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội, đặc biệt là hiện nay khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và xu hướng toàn cầu hóa. Do đó đây là chủ trương cần thiết cho tình hình kinh tế xã hội của đất nước cũng như các tỉnh, thành phố nhằm thu hút các nguồn lực trong và ngoài nước nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Từng bước xây dựng lộ trình hoàn thiện điều kiện cơ sở vật chất đối với các trường, nhóm trẻ gia đình. Tham mưu hỗ trợ cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi cho GDMNtư thục.

Các cơ sở GDMNtư thụctrú trọng phát triển cơ sở vật chất, phòng học, sân chơi, bãi tập, đồ dùng dạy học, đồ chơi ngoài trời… cho trẻ, lưu ý đảm bảo chất lượng công trình kể cả về hình thức lẫn các thông số kĩ thuật. Xây dựng các phòng học ngoại ngữ, cơ sở thực hành thực tiễn cho trẻ, học đi đôi vơi hành; lắp camera và thiết bị thông tin liên lạc hiện đại, tránh bạo hành trẻ em, có phương tiện đưa đón trẻ… Cập nhật thường xuyên công nghệ dạy học cũng như các công nghệ trong quản lý nhà trường.

Năm là, Đổi mới công tác quản lý nhà nước đối với GDMNTT

Đổi mới quản lý nhà nước với giáo dục mầm non Tư thục là tiền đề, nền móng cho việc phát triển GDMN tư thục, nhằm hướng tới sự phát triển đúng hướng, góp phần thoả mãn nhu cầu giáo dục mầm non của người dân và bảo đảm lợi ích của các chủ đầu tư. Quản lý nhà nước với GDMN tư thụclà quản lý các hoạt động cung cấp


dịch vụ giáo dục mầm non do các chủ thể ngoài nhà nước đầu tư và thực hiện hoạt động phải đúng pháp luật của Việt Nam, vì thế khác với giáo dục mầm non công lập là do nhà nước tài trợ hoàn toàn, dễ quản lý hơn. Nhà quản lý giáo dục cấp tỉnh cần tạo mọi điều kiện về mặt pháp lý theo hướng mở đúng luật định, đơn giản hóa các thủ tục cho các nhà đầu tư trong việc xây dựng các mô hình trường MNtư thục.


Chương 2:

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC MẦM NON TƯ THỤC TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN DIỄN CHÂU,

TỈNH NGHỆ AN


2.1. Khái quát về giáo dục mầm non và giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội huyện Diễn Châu, Nghệ An

Diễn Châu là huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nghệ An, nằm ở tọa độ 105,30 - 105,45 vĩ độ Bắc, 18,20 - 19,50 kinh độ Đông. Địa bàn huyện trải dài theo hướng Bắc - Nam. Phía Bắc giáp huyện Quỳnh Lưu, phía Nam giáp huyện Nghi Lộc, phía Tây và Tây Bắc giáp huyện Yên Thành, phía Đông giáp biển đông. Diện tích tự nhiên là 30.492,36ha, trong đó đất dùng cho sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp chiếm hơn một nửa.

Đất đai ở vùng ven biển nhìn chung độ màu mỡ không cao, vùng bán sơn địa đa số là đất bạc màu, nhưng nhân dân Diễn Châu giàu kinh nghiệm trong sáng tạo đất và có truyền thống thâm canh, nên nông nghiệp Diễn Châu vẫn là một trong những huyện phát triển nhất của Nghệ An.

Diễn Châu có 25 km bờ biển, chạy dài từ xã Diễn Trung ra đến Diễn Hùng tạo thành hình cánh cung lõm vào đất liền tạo thành một vĩnh nhỏ, một số người gọi đó là Vịnh Diễn Châu. Thiên nhiên ban tặng cho Diễn Châu nhiều cảnh quan đẹp, khí hậu biển mát lành. Biển Diễn Châu giàu hải sản, thềm lục địa bằng phẳng, có bãi tắm và khu nghỉ mát Diễn Thành thuộc loại đất tốt trong khu vực miền Trung.Vị trí địa lý và điều kiện thiên nhiên thuận lợi nên Diễn Châu quanh năm nhiều nắng, độ ẩm không khí cao (trên 80%), khí hậu mát mẻ (Nhiệt độ bình quân năm từ 22- 25oC). Đây là điều kiện rất thuận tiện để phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Về giao thông, Diễn Châu có Quốc lộ 1A và tuyến đường sắt chạy dọc Bắc - Nam, là điểm khởi đầu của Quốc lộ 7 nối với các huyện miền tây và nước ban Lào, Quốc lộ 48 lên các huyện vùng tây bắc của tỉnh, các tuyến giao thông nội huyện và


liên huyện rất thuận tiện và hiện đại. Về đường thủy, có tuyên kênh nhà Lê theo hướng Bắc Nam nối liền với sông Cấm. Sông bùng chảy qua 10 xã trong huyện đổ ra biển đông. Có Cửa Vạn, Cửa Hiền và 28 km bờ biển nối liền với các huyện trong nước.

Hình 1 1 Bản đồ huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An Toàn huyện có 37 xã và 1 thị 1

Hình 1.1. Bản đồ huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Toàn huyện có 37 xã và 1 thị trấn, trong đó có 1 xã miền núi (Diễn Lâm), 4 xã vùng bán sơn địa (Diễn Phú, Diễn Lợi, Diễn Thắng và Diễn Đoài), 8 xã vùng biển (Diễn Trung, Diễn Thịnh, Diễn Thành, Diễn Ngọc, Diễn Bích, Diễn Kim, Diễn Hải và Diễn Hùng), số còn lại là các xã vùng lúa và vùng màu. Dân số đến hết năm

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 12/10/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí