Cơ Sở Lý Luận Về Quản Lý Nhà Nước Đối Với Các Cơ Sởgiáo Dục Mầm Non Tư Thục Cấp Huyện


5.2. Số liệu sơ cấp

- Chọn mẫu phỏng vấn

+ Quy mô mẫu: tác giả dự kiến điều tra 70 người là cán bộ quản lý, nhân viên UBND huyện, UBND xã, phòng Giáo dục vàĐào tạo; lãnh đạo, giáo viên và phụ huynh một số cơ sở GDMN tư thục về lĩnh vực quản lý cơ sỏ GDMN tư thục.

+ Đối tượng phỏng vấn:

1) Các cán bộ lãnh đạo cấp huyện, phòng GD&ĐT, UBND cấp xã thực hiện nhiệm vụ quản lý các cơ sở GDMN tư thục tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

2) Cán bộ lãnh đạo, Chủ các cơ sở GDMN tư thục, giáo viên nhân viên cơ sở GDMN tư thục huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

3) Phụ huynh của học sinh tại các cơ sở GDMN tư thục tại huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An.

+ Công cụ phỏng vấn: Phiếu phỏng vấn một số cơ quan Nhà nước.

+ Thời gian phỏng vấn: Việc phỏng vấn được tiến hành từ 15/8-15/9/ 2020.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

- Phương pháp phỏng vấn

Phương pháp phỏng vấn cá nhân trực tiếp (Personal intervieww): tiếp xúc với các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý vốn ODA thuyết minh về mục đích khảo sát, cam kết đảm bảo yêu cầu bảo mật thông tin, thuyết phục tham gia khảo sát, phỏng vấn và thu thập thông tin phiếu khảo sát.

Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An - 3

Nội dung phiếu phỏng vấn được thể hiện phụ lục kềm theo

6. Kết cấu đề tài luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục cấp huyện

Chương 2: Thực trạng quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non thư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An


Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞGIÁO DỤC MẦM NON TƯ THỤC CẤP HUYỆN


1.1. Khái quát về giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục mầm non tư thục và mục tiêu, vai trò quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở cấp huyện

1.1.1. Khái niệm Giáo dục, giáo dục mầm non, giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục mầm non tư thục

1.1.1.1. Giáo dục

Giáo dục là hiện tượng xã hội đặc biệt, bản chất của nó là sự truyền đạt là lĩnh hội kinh nghiệm lịch sử xã hội của các thế hệ loài người. Giáo dục là hoạt động hướng tới con người thông qua một hệ thống các biện pháp tác động nhằm truyền thụ những tri thức và kinh nghiệm, rèn luyện kỹ năng và lối sống, bồi dưỡng tư tưởng và đạo đức cần thiết cho đối tượng, giúp hình thành và phát triển năng lực, phẩm chất, nhân cách phù hợp với mục đích, mục tiêu chuẩn bị cho đối tượng tham gia lao động sản xuất và đời sống xã hội. [15]. Giáo dục là hoạt động đặc trưng và tất yếu của xã hội loài người, là điều kiện không thể thiếu được để duy trì và phát triển con người và xã hội. Giáo dục là một bộ phận của quá trình tái sản xuất mở rộng sức lao động, mà con người được giáo dục là nhân tố quan trọng nhất, vừa là động cơ, vừa là mục đích phát triển XH.

Về nghĩa rộng: Giáo dục là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục nhằm hình thành cho họ những phẩm chất, nhân cách toàn diện (trí tuệ, đạo đức, thẩm mỹ, thể chất, kỹ năng lao động…). Quá trình giáo dục theo nghĩa rộng được thực hiện trong nhà trường còn được gọi là quá trình sư phạm tổng thể, bao gồm hai quá trình bộ phận, đó là quá trình dạy học và quá trình giáo dục. [14].

Về nghĩa hẹp: Giáo dục được hiểu là quá trình tác động của nhà giáo dục lên các đối tượng giáo dục để hình thành cho học y thức, thái độ hà hành vi ứng xử với cộng đồng xã hội. Với nghĩa hẹp, khái niệm giáo dục được đặt ngang hàng với khái niệm dạy học. Khái niệm giáo dục nghĩa hẹp đề cập tới quá trình giáo dục các phẩm chất đạo đức, hành vi, lối sống cho học sinh, ta vẫn quen gọi là “hạnh kiểm”


Sự ra đời và phát triển của giáo dục gắn liền với sự ra đời và phát triển của xã hội. Một mặt, giáo dục phục vụ cho sự phát triển của xã hội, bởi lẽ, xã hội sẽ không phát triển nếu không có những điều kiện cần thiết cho giáo dục tạo ra. Mặt khác, sự phát triển của giáo dục chịu sự quy định của xã hội thông qua những yêu cầu ngày càng cao và những điều kiện thuận lợi do sự phát triển xã hội mang lại. Chính vì vậy, trình độ phát triển của giáo dục phản ánh những đặc điểm phát triển của xã hội.

1.1.1.2. Giáo dục mầm non

Theo từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê chủ biên 2004 [23], giáo dục là hệ thống các biện pháp và cơ quan giảng dạy – giáo dục của một nước; là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng đần dần có được phẩm chất và năng lực như yêu cầu đạt ra.

Theo từ điển Tiếng Anh, giáo dục (education) theo nghĩa chung là hình thức học tập theo đó kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua giảng dạy, đào tạo, hay nghiên cứu. Giáo dục thường diễn ra dưới hướng dẫn của người khác, nhưng cũng có thể thông qua tự học.

Theo từ điển Bách khoa toàn thư đưa ra định nghĩa: “Giáo dục tuổi ấu thơ hay giáo dục cho trẻ nhỏ, là khái niệm chỉ việc giáo dục trong nhữn năm tháng đầu đời, từ khi sinh ra đến khi 8 tuổi, một trong những giai đoạn nhạy cảm nhất trong cuộc đời con người”.

Theo Luật giáo dục quy định vai trò và mục tiêu của giáo dục, mầm non “Giáo dục mầm non thực hiện việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em từ 3 tháng tuổi đến 6 tuổi”. Ngành học mầm non có bậc học nhà trẻ, mầm non và mẫu giáo, thực hiện chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi tạo thành một quá trình giáo dục thống nhất liên tục.

Như vậy, tổng hợp khái niệm giáo dục mầm non theo các từ điển tiếng việt, tiếng anh và theo Luật giáo dục, theo tác giả “giáo dục mầm non là khái niệm chỉ việc tác động một cách có hệ thống thông qua việc nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ trẻ trong độ tuổi mầm non từ 3 tháng đến 72 tháng tuổi nhằm hình thành và phát triển tính cách, tâm sinh lý và trí tuệ cho trẻ”.


1.1.1.3. Cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 05/VBHN – BGDĐT các loại hình cua trường mầm non, trường mẫu giáo, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được quy định như sau: Trường mầm non, trường mẫu giáo (sau đây gọi chung là nhà trường), nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập được tổ chức theo các loại hình: Công lập, dân lập và tư thục.

Ở Việt Nam, theo luật giáo dục năm 2005 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục năm 2009, tại điều 48 quy định Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân [21]

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình:

- Nhà trường công lập do nhà nước thành lập và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo dảm kinh phí cho các nhiệm vụ chi thường xuyên;

- Trường dân lập do cộng động dân cư ở cơ sở thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động.

- Trường tư thục do các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài ngân sách nhà nước.

Nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân thuộc mọi loại hình đều được thành lập theo quy hoạch, kế hoạch nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Nhà nước tạo điều kiện để trường công lập giữ vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Trường tư thục được hiểu là trường không được nhà nước thành lập, đầu tư và quản lý một cách toàn diện. Hiện nay, trên thế giới có nhiều tên gọi khác nhau về trường tư thục, các hình thức tổ chức và hoạt động của loại hình trường này cũng có nhiều nét khác nhau.

Trường tư thục là trường do các cá nhân và tổ chức thành lập, hoạt động theo các quy định của nhà nước về giáo dục và tự chủ về tài chính, nhân sự, tự xây dựng cơ sở vật chất và tự xác định hướng phát triển theo khuôn khổ pháp luật. Như vậy, giáo dục tư thục là loại hình giáo dục không do chính phủ thành lập và quản lý hoạt


động, bao gồm 2 hình thức chủ yếu là do các tổ chức xã hội hoặc kinh tế thành lập và do các tư nhân thành lập và quản lý hoạt động.

Qua các khái niện trên, theo tác giả, “giáo dục mần non tư thục là những yếu tố cấu thành loại hình giáo dục mầm non do tổ chức xã hội, tổ chức xã hội –nghề nghiệp, tổ chức kinh tế hoặc cá nhân thành lập, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và đảm bảo kinh phí hoạt động bằng vốn ngoài NSNN, được cơ quan nhà nước có tẩm quyền cho phép. Cơ sở giáo dục mầm non tư thục có tư cách pháp nhân, con dấu và được mở tài khoản riêng.”

1.1.2. Vai trò của cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Sự ra đời của GDMN tư thục là thực hiện chủ trương xã hội hóa giáo dục, góp phần cùng với loại hình trường mầm non công lập giải quyết nhu cầu gửi trẻ, chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục nhu cầu của phụ huynh.

Bên cạnh hệ thống các cơ sở giáo dục mần non công lập, số cơ sở mầm non tư thục trong những năm qua vừa phát triển nhanh chong về số lượng, trong điều kiện dân số tăng nhanh, nhu cầu gửi trẻ ngày càng cao, thêm vào đó, mức sống của người dân hiện nay cao hơn trước đây nên việc chọn lựa trường tốt nhất cho trẻ cũng được đặt lên hàng đầu. Các trường tư thục ra đời tăng thêm nhiều lựa chọn cho các bậc phụ huynh theo yêu cầu về chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ.

Các cơ sở GDMN tư thục do nhiều tổ chức và cá nhân đầu tư xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng dạy học, phương pháp và chương trình giảng dạy đa dạng giúp trẻ tiếp cận kỹ năng sóng, học tiếng ánh ngày càng tốt hơn.

GDMN là bậc học đầu tiên, nền tảng phát triển toàn diện nhân cách của trẻ. Trẻ bẩm sinh đã có khả năng tiêp thu học tập, não bộ đã được lập trình để tiếp nhận các thông tin cảm quan và sử dụng để hình thành hiểu biết và giao tiếp với thế giới, nhưng thiên hướng học tập của trẻ có thể bị hạn chế bởi nhiều yếu tố như thể chất, nhân thức và tình cảm xã hội. việc được hưởng sự chăm sóc và phát triển tốt từ lứa tuổi trẻ thơ sẽ góp phần tạo nền móng vững chắc cho sự phát triển trong tương lai của trẻ. GDMN tư thục sẽ chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng như tự lập, sự kiềm chế, khả năng diễn đạt rõ ràng, đồng thời hình thành hứng thú đối với việc đến trường tiều học, tăng khả năng sẵn sàng để bước vào giai đoạn giáo dục phổ thông tiếp theo.


Sự ra đời của các cơ sở GDMN tư thục là việc tăng thêm và mở rộng, đa dạng các loại hình dịch vụ về giáo dục, tăng tính cạnh tranh đối với các cơ sở GDMN công lập.

Sự ra đời và phát triển của hệ thống các trường mầm non tư thục thwo chủ trường XHHGD đã đáp ứng nhu cầu học tập ngày càng cao và đa dạng của người dân. Với mong muốn lựa chọn cho con em mình một môi trường học tập tốt nhất ở bậc học đầu đời thì việc ra đời các cơ sở GDMN tư thục tăng thêm nhiều sự lựa chọn cho phụ huynh. Việc phát triển và nâng cao về cơ sở vật chất, công tác chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục sẽ là tiêu chí để các cơ sở GDMN tư thục tạo niềm tin tưởng cho các bậc phụ huynh.

Các cơ sở GDMN tư thục đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế, thích nghi với cơ chế thị trường trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện và đào tạo hiện nay.

1.1.3. Khái niệm, mục tiêu và vai trò quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở cấp huyện

1.1.3.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục cấp huyện

a. Quản lý nhà nước

Theo nghĩa rộng QLNN là sự chỉ huy, điều hành của các cơ quan nhà nước để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các văn bản quy phạm pháp luật.

Theo nghĩa hẹp QLNN chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành của hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ QLNN. Đồng thời các cơ quan nhà nước còn thực hiện các hoạt động có tính chấp hành, điều hành, hành chính nhà nước nhằm xây dựng, tổ chức bộ máy và củng cố chế độ công tác nội bộ của mình.

Từ những đặc điểm trên, có thể hiểu quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước. “QLNN là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, do cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện thông qua hệ thống công cụ pháp luật và chính sách để điều chỉnh hành vi của cá nhân, tổ chức nhằm duy trì sự ổn định và phát triển bền vững của toàn xã hội”. [15]


b. Quản lý nhà nước đối với các cơ sở giáo dục mầm non tư thục ở cấp huyện QLNN đối với các cớ sở giáo dục mầm non

Xuất phát từ khái niện QLNN về giáo dục và khái niện QLNN, “QLNN đối với cơ sở GDMN là sự tác động có tổ chức bằng quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền do nhà nước quy định, phân cấp trong các hoạt động QLNN về GDNN ở địa phương nhằm định hướng phát triển, nâng cao chất lượng và đạt mục tiêu của GDMN.”.

QLNN đối với GDMM là một hệ thống bao gồm: Văn bản pháp luật, tổ chức bộ máy quản lý và đội ngũ cán bộ, công chức quản lý giáo dục ở các cấp.

QLNN đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục

Từ các tiếp cách tiếp cận về khái niện QLNN, QLNN về giáo dục và QLNN đối với GDMN, khái niệm QLNN đối với GDMN tư thục được hiểu như sau: “QLNN đối với GDMN là tổng thể hoạt động của các cơ quan QLNN nhằm định hướng, điều tiết, hỗ trợ, tạo điều kiện cho các cơ sở GDMN tư thục hoạt động hiệu quả, đúng quy định pháp luật và đảm bảo chất lượng đáp ứng nhu cầu xã hội và các mục tiêu của GDMN”.

QLNN đối với GDMN tư thục là quá trình nhà nước định hướng, tạo ra một hành lang pháp lý, lộ trình chuẩn hóa các cơ sở GDMN tư thục đạt đưuọc mục tiêu chất lượng. QLNN về GDMN tư thục không chỉ là việc định ra chính quản lý mà còn hỗ trợ cho đối tượng quảng lý thực hiện các chính sách đó. Hiệu quả của QLNN về GDMN tư thục cần được đánh giá qua sự hài lòng của phụ huynh, chất lượng giáo dục của các cháu, kết quả kiểm định chất lượng GDMN và sự gắn kết với cộng đồng xã hội.

Theo điều 65 của Luật giáo dục quy định: Trường tư thục có nhiệm vụ và quyền hạn như trường công lập trong việc thực hiện mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục và các quy định liên quan đến tuyển sinh, giảng dạy, học tập, thi cử, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp bằng, chứng chỉ. Trường tư thục tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạt động giáo dục, xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, huy động sử dụng


và quản lý các nguồn lực để thực hiện mục tiêu giáo dục. Văn bằng, chứng chỉ do nhà trường tư thục, trường cong lập cấp có giá trị pháp lý như nhau. Trường tư thục chịu sự quản lý của cơ quan QLNN về giáo dục theo quy định của Chính phủ.

Theo Luật giáo dục [21], QLNN đối với giáo dục mầm non tư thục bao gồm những nội dung sau: các trường tư thục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân chịu sự QLNN về giáo dục; quản lý việc thành lập, hoạt động và giải thể các cơ sở giáo dục tư thục; Nhà nước quản lý về mục tiêu đào tạo, tính chất và các nguyên lý giáo dục, ngôn ngữ giáo dục, quản lý nội dung chương trình, kế hoạch giáo dục; quản lý văn bằng, chứng chỉ, hệ thống thi cử, tiêu chuẩn giáo viên; phân cấp quản lý các cơ sở giáo dục; Quản lý các hoạt động hợp tác giáo dục quốc tế; Những vấn đề khác giao quyền tự chủ cho các trường tư thục.

Một số nội dung quản lý khác được quy định tại Nghị định số 46/2017/NĐ – CP và Nghị định 135/2018/NĐ – CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục đối với cơ sở GDMN.

1.1.3.2. Vai trò quản lý nhà nước đối với cơ sở giáo dục mầm non tư thục

a. Thực hiện chức năng quản lý của nhà nước về giáo dục

Nghị định số 115/2010/NĐ-CP, ngày 24 tháng 12 năm 2010 của Chính phủ về việc Quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục đã quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục theo quy định của Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009. Nghị định này áp dụng với các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp tỉnh, UBND huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Phòng Giáo dục và Đào tạo thuộc UBND cấp huyện, UBND xã, phường, thị trấn.

Theo Nghị định 115/2010/NĐ-CP, nguyên tắc quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục được thể hiện: (1) Bảo đảm tính thống nhất, thông suốt và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về giáo dục; (2) Bảo đảm tương ứng giữa nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm với nguồn lực tài chính, nhân sự và các điều kiện cần thiết khác để thực hiện nhiệm vụ được giao; (3) Phân công, phân cấp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/10/2022