Đánh Giá Chung Công Tác Quản Lý Hoạt Động Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Vpbank Các Chi Nhánh Phía Bắc


b. Trình độ công nghệ của ngân hàng

Công nghệ thông tin là một trong những yếu tố quan trọng giúp ngân hàng quản lý hoạt động huy động vốn một cách hiệu quả, tiết kiệm thời gian, tăng uy tín, đảm bảo sự chính xác.

Hiện nay, VPBank bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2008 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, có cơ sở dữ liệu tập trung và xử lý giao dịch theo thời gian thực. Ngoài ra còn có các hình thức giao dịch qua hệ thống khác như: Home banking, Internet banking, Call center 247, tích hợp giao dịch chứng khoán. Tất cả đều được thực hiện trên một giao diện có tính tương tác cao và dễ sử dụng do thống nhất về cơ sở dữ liệu tạo thuận lợi cho khách hàng. Điều này đã ngày càng thỏa mãn khách hàng nhiều hơn và từ đó giúp ngân hàng VPBank thu hút thêm số lượng khách hàng đáng kể.

Tuy nhiên vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc như: sự phát triển chưa đồng đều về công nghệ giữa các chi nhánh, tính đồng bộ của công nghệ còn thấp, hiệu quả chương trình phần mềm đáp ứng được các yêu cầu của hoạt động quản lý, hoạt động kinh doanh ngân hàng, phần mềm vẫn còn xử lý chậm và quản trị dữ liệu không cao, cần tiếp tục hoàn thiện phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển các hoạt động dịch vụ ngân hàng, nhất là hoạt động dịch vụ thanh toán. Khiến cho việc thu hút tiền gửi tại VPBank các chi nhánh phía Bắc gặp nhiều ảnh hưởng nhất định. Cụ thể như: thực hiện một giao dịch huy động vốn theo chương trình tiết kiệm dự thưởng cho khách hàng, Giao dịch viên mất nhiều thời gian vì phải vào 2 đến 3 phần mềm ứng dụng như: Thực hiện giao dịch in chứng từ cho khách hàng trong chương trình Quản lý ứng dụng tập trung, thực hiện nhập màn hình trên chương trình BDS, sau đó vào chương trình phần mềm lấy số dự thưởng cho khách hàng, làm mất thời gian cho khách hàng đến giao dịch, việc áp dụng quy trình công nghệ còn chồng chéo, nhiều ứng dụng công nghệ dùng cho 01 sản


phẩm. Từ đó làm ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng phải chờ đợi, làm ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn.

c. Uy tín của ngân hàng

Uy tín là một trong những nhân tố quyết định đến việc khách hàng có tham gia dịch vụ gửi tiền tại ngân hàng hay không. Chỉ khi có được niềm tin của khách hàng, thì khách hàng mới tin tưởng gửi gắm tiền tại ngân hàng.

VPBank là một trong những ngân hàng lâu đời và có đội ngũ cán bộ đông đảo, năng động, chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn phong cách giao dịch tận tình chu đáo, luôn hướng tới khách hàng. Mặt khác VPBank có mạng lưới rộng, trụ sở khang trang, việc bài trí không gian giao dịch trang trọng lịch sự, tất cả tạo nên thương hiệu, hình ảnh VPbank thân thiết trong lòng khách hàng. Sự tin tưởng của khách hàng sẽ giúp ngân hàng giữ vững khối lượng vốn huy động và tiết kiệm chi phí huy động. Trong điều kiện lãi suất tiền gửi tại VPBank thấp hơn đôi chút, những người có tiền họ vẫn lấy hai chữ “uy tín” để chọn VPBank là nơi gửi tiền tích lũy của họ mà không tìm đến những ngân hàng khác trả lãi cao hơn, vì họ có niềm tin và gửi gắm sự an toàn tại ngân hàng mà họ lựa chọn. Bằng số liệu minh chứng tại bảng Kết quả huy động vốn tại VPBank các chi nhánh phía Bắc thể hiện nền huy động vốn trong 3 năm (2014- 2016) luôn duy trì và phát triển bền vững.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Tuy nhiên trên thực tế trình độ cán bộ ngân hàng không phải 100% cán bộ VPBank đều có phong cách phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, tận tâm hướng dẫn khách hàng, làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, hiện tại VPBank các chi nhánh phía Bắc có 6,8% số cán bộ thuộc bộ phận giao dịch khách hàng chưa có kinh nghiệm trong công tác giao dịch khách hàng, chưa thực sự am hiểu về kiến thức nghiệp vụ huy động, xử lý các tình huống cứng nhắc không biết vận dụng linh hoạt quy trình vào thực tế một cách tinh tế, thái độ ứng xử với khách hàng không nhã nhặn, lịch sự, dẫn đến việc tư vấn, hướng dẫn khách hàng không thấu đáo, tạo hình ảnh không tốt cho khách hàng khi đến giao dịch ngân hàng.


Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - 10

d. Chính sách marketing

Chính sách marketing có vai trò quan trọng trong việc xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh của ngân hàng rộng rãi đến dân cư. Điều này cũng giúp ngân hàng thu hút và huy động được nhiều vốn từ dân cư hơn. Chính sách Marketing của VPBank rất đa dạng, có thể kể đến như chính sách phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu; chính sách lãi suất huy động; chính sách bán hàng, chính sách quảng bá xúc tiến dịch vụ huy động; chính sách nguồn nhân sự marketing.

- VPBank đã thực hiện chính sách phân đoạn thị trường huy động vốn gồm hai phân đoạn là khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp, trong đó khách hàng cá nhân chia thành 3 phân đoạn khách hàng VIP, khách hàng thân thiết và khách hàng phổ thông theo số dư tiền gửi để đưa ra những chính sách chăm sóc phù hợp với đặc điểm của từng phân đoạn.

- Chính sách lãi suất huy động là chính sách được khách hàng cá nhân đặc biệt quan tâm vì nó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của đồng vốn họ bỏ ra. Chính sách lãi suất của VPBank các chi nhánh phía Bắc được căn cứ cơ bản dựa trên quy định biểu lãi suất, phí của ngân hàng VPBank và lãi suất quy định của NHNN. Tuy nhiên, trong điều kiện cạnh tranh, lãi suất nên được điều chỉnh linh hoạt trên cơ sở so sánh biểu lãi suất, phí của các NHTM khác trên địa bàn.

- Chính sách quảng bá, xúc tiến dịch vụ huy động vốn được thực hiện chủ yếu dưới hình thức treo băng rôn, banner trên các tuyến đường chính, tờ rơi, thư ngỏ, tham gia công tác từ thiện vì cộng đồng, phát loa phóng thanh...nhằm giới thiệu về sản phẩm huy động mới, các dịch vụ, tiện ích, khuyến mãi hấp dẫn...

3.3.2. Các yếu tố bên ngoài ngân hàng

a. Thu nhập của khách hàng

Thu nhập ảnh hưởng rất lớn đến tích lũy của người dân, từ đó cũng tác động đến tình hình huy động vốn của ngân hàng. Với tình hình kinh tế khủng


hoảng như hiện nay, người dân hướng tới các kênh đầu tư an toàn hơn, đó cũng là động lực gia tăng huy động vốn cho ngân hàng. Khi nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng thì những chi tiêu thiết yếu giảm, khi đó sẽ nẩy sinh ra nhu cầu tiết kiệm để đầu tư hay tiêu dùng trong tương lai. Đặc biệt khi người dân có niềm tin vào ngân hàng sẽ tập trung gửi tiền với quy mô lớn hơn.

Việt Nam đang ngày càng phát triển, thu nhập của người dân không ngừng tăng lên, đây cũng là một trong những lợi thế cho ngân hàng TMCP VPBank khi huy động vốn trong dân.

b.Tâm lý dân cư

Muốn huy động vốn thành công thì ngân hàng phải hiểu được tâm lý của người dân, từ đó có được biện pháp phù hợp để tăng cường hiệu quả huy động vốn.

Khách hàng là dân cư hay khách hàng cá nhân có những đặc điểm tâm lý khá phức tạp, mang tính chất đám đông và rất dị ứng với những tin đồn không hay về ngân hàng. Ví dụ như:

- Lo sợ rủi ro khi giao dịch bằng tiền với ngân hàng

- Ngại phiền phức thủ tục trong quá trình giao dịch

- Không muốn để lộ thông tin với ngân hàng trong trường hợp thu nhập cao vì sợ bị quấy rầy.

- Không được hưởng lãi suất cao hơn so với các ngân hàng khác

- Gửi vào thì dễ rút tiền phức tạp...

Những đặc điểm tâm lý trên cùng với sự ưa thích tiền mặt là rào cản khiến huy động vốn chưa bao giờ là nghiệp vụ dễ dàng đối với các NHTM. Do đó, các ngân hàng trong đó có cả các chi nhánh phía Bắc của ngân hàng VPBank phải có những giải pháp sao cho phù hợp với tâm lý của dân cư để dễ dàng huy động vốn từ họ.


c. Chính sách kinh tế vĩ mô

Chính sách kinh tế vĩ mô có thể thúc đẩy hoặc kiềm chế hoạt động huy động vốn của ngân hàng thông qua các chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa.

Vì thế các ngân hàng luôn phải quan tâm tới chính sách kinh tế vĩ mô, bởi đây là nhân tố tác động trực tiếp tới định hướng, điều kiện thuận lợi để phát triển lĩnh vực kinh doanh, ngành kinh doanh. Do đó, để huy động vốn dân cư được hiệu quả, các ngân hàng cũng cần quan tâm đến tình hình biến động và các chính sách kinh tế vĩ mô.

Trong những tháng cuối năm 2011, tình hình thanh khoản của một số NHTM bị thiếu hụt lớn và nằm trong tình trạng báo động, thị trường tiền tệ tiềm ẩn nhiều rủi ro bất ổn, lãi suất cho vay ở mức cao lên đến 20 - 25%/năm. Để bảo đảm trật tự, kỷ cương thị trường tiền tệ, ngày 7/9/2011, NHNN ban hành Chỉ thị số 02/CTNHNN yêu cầu các NHTM ấn định lãi suất huy động bao gồm cả khoản chi khuyến mại dưới mọi hình thức không được vượt quá 14%.

Từ năm 2012, khi lạm phát đã được kiểm soát và giảm dần, để hỗ trợ sản xuất, kinh doanh, NHNN đã điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành, kết hợp với điều hành cung ứng tiền để điều tiết thanh khoản, tạo điều kiện cho các NHTM giảm lãi suất huy động và cho vay; tiến hành dỡ bỏ trần lãi suất tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vào tháng 6/2012 và lãi suất tiền gửi kỳ hạn trên 6 tháng từ tháng 6/2013. Quy định của NHNN về mức lãi suất huy động được quy định tại Thông tư 06/2014/TT-NHNN, Thông tư 07/2014/TT-NHNN, Quyết định số 2173/QĐ-NHNN và Quyết định số 2589/QĐ-NHNN. Theo đó, mặt bằng lãi suất huy động VNĐ phổ biến ở mức 0,8 - 1%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới một tháng; 4,5 - 5,4%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ một tháng đến dưới 6 tháng; 5,4 - 6,5%/năm đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 6 tháng đến dưới 12 tháng; kỳ hạn trên 12 tháng ở mức 6,4 - 7,2%/năm.Đối với


ngoại tệ, NHNN đã điều chỉnh giảm lãi suất tiền gửi USD, đưa lãi suất tiền gửi USD của tổ chức và cá nhân lần lượt xuống còn 0,25%/năm và 0%/năm.

Bên cạnh đó, năm 2015 được coi là một năm đầy biến động, nhiều thách thức trong chính sách tiền tệ và chính sách tỉ giá trước bối cảnh USD liên tục lên giá do kỳ vọng Fed điều chỉnh tăng lãi suất và Trung Quốc bất ngờ điều chỉnh mạnh tỷ giá đồng Nhân dân tệ, kéo theo làn sóng giảm giá mạnh của các đồng tiền của các đối tác thương mại chính của Việt Nam. Trước tình hình đó, ngay sau khi NHTW Trung Quốc phá giá đồng Nhân dân tệ vào ngày 11/8, ngày 12/8, NHNN đã điều chỉnh biên độ tỉ giá giữa VNĐ và USD tăng từ +/- 1% lên +/-2%. Tiếp đó, đón đầu các tác động bất lợi của khả năng Fed tăng lãi suất và biến động của thị trường tài chính thế giới, ngày 19/8, NHNN đã điều chỉnh tỉ giá bình quân liên ngân hàng giữa VNĐ và USD thêm 1%, đồng thời mở rộng biên độ tỉ giá từ +/-2% lên +/-3%. Như vậy, tính chung trong năm 2015, NHNN thực hiện điều chỉnh tăng tỉ giá 3% và nới biên độ thêm 2% từ mức +/-1% lên +/-3%.

NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng tự kiểm tra, phát hiện những vi phạm về mức lãi suất huy động, chỉ đạo chấn chỉnh và xử lý nghiêm người đứng đầu các chi nhánh, đơn vị của tổ chức tín dụng để xảy ra vi phạm, không chấp hành các quy định của NHNN, chủ động phát hiện và báo cáo về NHNN những tổ chức tín dụng cạnh tranh không lành mạnh vi phạm quy định về mức lãi suất huy động.

Việc thực hiện các chương trình khuyến mại trong huy động vốn, cho vay phải đúng quy định của pháp luật và tiết giảm tối đa các chi phí quảng cáo, khuyến mại, chăm sóc khách hàng để đảm bảo kinh doanh hiệu quả.

d.Môi trường cạnh tranh

Môi trường cạnh tranh càng khốc liệt thì hoạt động huy động vốn của ngân hàng càng khó khăn.

Hiện nay, sự cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước


ngày càng khắc nghiệt hơn. Sức ép cạnh tranh của hệ thống ngân hàng trong nước nói chung và VPBank nói riêng với ngân hàng liên doanh và ngân hàng 100% vốn nước ngoài. Yếu tố 'sân nhà" cũng như am hiểu tâm lý người Việt thường được đưa ra như là lợi thế so sánh duy nhất giữa ngân hàng trong nước với ngân hàng nước ngoài. Tuy nhiên, có thể thấy rằng điều này không còn phù hợp trong nền kinh tế toàn cầu, đồng thời, có nhiều lý do cho thấy người dân sẽ thích ngân hàng ngoại hơn. Điều này gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động huy động vốn tại ngân hàng TMCP VPBank.

Việc thâm nhập thị trường Việt Nam của các ngân hàng nước ngoài, cùng với ngày càng giảm dần sự ưu đãi của ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh trước yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đã làm cho hoạt động huy động vốn của VPBank gặp khó khăn hơn trước. Không những thế, sự cạnh tranh quyết liệt về lãi suất, các dịch vụ ưu đãi kèm theo các chương trình khuyến mại của các ngân hàng đã làm thị phần huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc giảm đi đáng kể. Đồng thời chi phí huy động cao làm hiệu quả huy động vốn của VPBank.

3.4. Đánh giá chung công tác quản lý hoạt động huy động vốn tại ngân hàng VPBank các chi nhánh phía Bắc

3.4.1.Kết quả đạt được

Với trên 20 năm hoạt động, VPBank các chi nhánh phía Bắc là một trong những ngân hàng hoạt động kinh doanh tốt. Cụ thể như sau:

- Về nguồn vốn huy động nói chung:

+ VPBank đã hoàn thành tương đối khá các chỉ tiêu về huy động vốn nhất là huy động vốn KHCN, tổng lượng vốn huy động hằng năm đều gần đạt kế hoạch đề ra.

+ Hoạt động huy động vốn luôn có lãi, thể hiện qua chênh lệch giữa thu nhập sử dụng vốn và chi phí huy động vốn luôn dương.

- Các chính sách lãi suất huy động linh hoạt, kịp thời và mang lại nhiều


hiệu quả tốt.

- Thường xuyên triển khai các chương trình khuyến mại, đa dạng hình thức ưu đãi, quy mô giải thưởng lớn, tỷ lệ trúng giải cao, có tính cạnh tranh so với thị trường chung.

- Danh mục sản phẩm tương đối đầy đủ các sản phẩm tiền gửi như các NHTM khác. Trong đó nhóm sản phẩm tiết kiệm có tính linh hoạt về kỳ hạn, thời gian rút vốn được triển khai thường xuyên, phù hợp với nhu cầu của nhiều nhóm khách hàng.

- Nhờ có sự mở rộng thêm các phòng giao dịch, thị phần của ngân hàng đã được tăng lên đáng kể, tạo điều kiện cho việc tiếp cận thêm nhiều khách hàng mới ở nhiều địa điểm khác nhau.

- Các chi nhánh luôn tuân thủ và chấp hành nghiêm túc các quy định, chế độ, chính sách của VPBank và của NHNN về việc huy động, sự dụng vốn hiệu quả.

3.4.2. Những mặt còn hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đáng khích lệ đã đạt được, công tác quản lý hoạt động huy động vốn vẫn còn tồn tại một số hạn chế sau:

- Về sản phẩm huy động vốn:

+ Vốn huy động từ dân cư chưa xứng với tiềm năng của VPBank. Cụ thể, mức độ hoàn thành kế hoạch hàng năm thường chưa đạt được, trong khi quy mô thị trường lớn.

+ Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và loại tiền vẫn chưa phù hợp.. Nguồn tiền có kỳ hạn trung - dài hạn (trên 12 tháng) cũng nên được điều chỉnh để có thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong việc mở rộng hoạt động cho vay trung - dài hạn với các dự án được triển khai trên địa bàn tỉnh.

+ Tuy sản phẩm huy động đã có những cải tiến song vẫn còn tập trung nhiều vào các sản phẩm truyền thống như tiết kiệm, tiết kiệm dự thưởng… chủng loại chưa thật sự đa dạng và tiện ích đi kèm còn thiếu. Danh mục sản phẩm huy động dân cư chưa có các sản phẩm tài chính cao cấp như tiền gửi bảo

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024