Dư Nợ Tín Dụng Của Ngân Hàng Tmcp Việt Nam Thịnh Vượng Các Chi Nhánh Phía Bắc


giao dịch đặt tại các khu trung tâm thương mại đông dân cư có thu nhập bình quân cao, có nhiều cao ốc, văn phòng... Các chi nhánh luôn có tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao, có số dư huy động lớn. Tổng nguồn vốn / tổng dư nợ qua các năm luôn lớn hơn hoạt động huy động vốn của các chi nhánh không những đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn tại các chi nhánh mà còn góp phần cân đối vốn cho toàn hệ thống.

Huy động từ các tổ chức kinh tế có sự tăng trưởng vượt bậc. Đến nay, các chi nhánh đã ngày càng tiếp cận được nhiều tổ chức kinh tế lớn như Quỹ Đầu tư Phát triển Thành phố Hà Nội với số dư đạt gần 650 tỷ đồng, Bảo hiểm xã hội Việt Nam số dư huy động đạt gần 1.400 tỷ đồng, Tập đoàn dầu khí Việt Nam với số dư huy động đạt 3.470 tỷ đồng... Huy động từ dân cư là một nguồn tiền gửi có tính chất khá ổn định, biến động không đáng kể. Các chi nhánh đã mở rộng mạng lưới các điểm giao dịch, đa dạng hoá các sản phẩm huy động vốn với chính sách lãi suất cạnh tranh và hấp dẫn nhằm giữ vững số dư huy động dân cư. Tỷ trọng huy động dân cư/tổng nguồn huy động qua các năm tăng nhẹ, nhưng về số dư tuyệt đối vẫn tăng trưởng mạnh.

Đến 31/12/2016 tổng nguồn huy động đạt 41,435 tỷ đồng tăng gấp 7 lần so với thời điểm thành lập, tăng 7.515 tỷ đồng và mức tăng trưởng là 12,26% so với năm 2015, hoàn thành 115% kế hoạch giao.

3.1.2.2. Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng luôn tăng trưởng trong phạm vi kiểm soát, chủ động linh hoạt và kịp thời theo những chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng về công tác tín dụng, gắn tăng trưởng với kiểm soát chất lượng, đảm bảo an toàn và phát triển các dịch vụ. Đến 31/12/2016 Dư nợ tín dụng đạt 26.821 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng tín dụng qua các năm đạt trung bình 19,12%

.


26821

22012

18912

30000


25000


20000


15000


10000


5000


0

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016


Hình 3.1. Dư nợ tín dụng của ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

* Cơ cấu tín dụng

Dư nợ tín dụng của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu tổng dư nợ thì dư nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng gần 45% tổng dư nợ của Ngân hàng TMCP VN Thịnh Vượng các chi nhánh phía Bắc trong những năm gần đây.

3.1.3. Các hoạt động khác

* Kinh doanh ngoại tệ:

Mặc dù chưa đóng góp nhiều vào tổng doanh thu và lợi nhuận nhưng hoạt động kinh doanh ngoại tệ đang dần khẳng định được vị trí quan trọng trong các hoạt động của Ngân hàng. Trong năm 2014, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 20,24 tỷ. Đến năm 2015, do tình hình thị trường có nhiều khó khăn và biến động, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ chỉ đạt 7,55 tỷ đồng, chiếm 0,33% tổng doanh thu hoạt động ngân hàng, giảm 62,69% (12,69 tỷ đồng) so với năm 2014. Năm 2016, doanh thu từ hoạt động kinh doanh ngoại tệ là 10,62 tỷ đồng, chiếm 0,50% tổng doanh thu hoạt động ngân hàng, tăng 40,65%(3,07 tỷ đồng) so với năm 2015. Ngoài nguồn ngoại tệ mua trực tiếp từ các doanh nghiệp


xuất khẩu, VPBank đã chủ động khai thác nguồn ngoại tệ trên thị trường liên ngân hàng, đáp ứng nhu cầu cho khách hàng.

3.2. Thực trạng quản lý huy động vốn tại các chi nhánh phía Bắc của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng

3.2.1. Lập kế hoạch huy động vốn

Là một trong các chi nhánh trực thuộc ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, VPBank các chi nhánh phía Bắc phải tuân theo quy định huy động vốn của hội sở chính.

Kế hoạch huy động vốn hàng năm phải phù hợp với chiến lược kinh doanh của VPBank trong từng giai đoạn, khả tăng trưởng huy động vốn, mục tiêu tăng trưởng tín dụng dựa trên thỏa thuận với khách hàng và khả năng kiểm soát rủi ro tín dụng, đảm bảo vốn khả dụng đáp ứng nhu cầu thanh toán và an toàn hoạt động kinh doanh. Đồng thời kế hoạch huy động vốn còn phải dựa trên các điều kiện sau:

- Thứ nhất, căn cứ vào chiến lược huy động vốn của hội sở chính và chỉ tiêu huy động vốn hàng năm của các chi nhánh được xây dựng trên cơ sở đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn, theo tỷ lệ được tăng dư nợ trên nguồn vốn tăng thêm và tỉnh hình cụ thể phát triển kinh tế xã hộ trên từng địa bàn.

- Thứ hai, căn cứ và trình độ, năng lực kinh doanh chi nhánh xây dựng kế hoạch huy động vốn của chi nhánh trình gửi Hội sở chính.


Hộ sở chính VPBank


Các chi nhánh giao dịch loại I, II

1

2

3


Hình 3.2. Quy trình lập kế hoạc huy động vốn tại ngân hàng VPBank

(Nguồn: Ban kế hoạch và nguồn vốn VPBank)

(1) Căn cứ dự kiến mục tiêu kinh doanh năm kế hoạch được Hội đồng thành viên phê duyệt, Hội sở chính thông báo số kiểm tra kế hoạch năm cho


các chi nhánh để làm căn cứ xây dựng kế hoạch huy động vốn năm chuẩn bị việc bảo vệ kế hoạch đối với Hội sở chính.

(2) Chi nhánh căn cứ vào chiến lược kinh doanh của VPBank; định hướng kinh doanh hàng năm, xây dựng kế hoạch kinh doanh gửi Hội sở chính, kèm theo các bản thuyết minh giải trình rõ tình hình thực hiện kế hoạch huy động vốn kỳ trước, dự kiến kỳ kế hoạch.

(3) Giám đốc chi nhánh thực hiện bảo vệ kế hoạch huy động vốn, sau đó được tổng hợp cân đối chung toàn quốc làm căn cứ để trình Hội đồng quản trị phê duyệt. Các chỉ tiêu được phê duyệt là căn cứ để điều hành kế hoạch tại chi nhánh.

Bảng 3.1. Kế hoạch huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc giai đoạn 2014 - 2016

Đơn vị: Tỷ đồng


STT

Chỉ tiêu

Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

So sánh (%)

15/14

16/15

Bq

I

Tất cả các chi nhánh

1

Tổng số vốn huy động

41.125

48.124

55.126

117,02

114,55

115,78

2

Huy động từ dân cư

32.962

39.106

44.195

118,64

113,01

115,79

3

Huy động từ các TCKT

8.163

9.018

10.931

110,47

121,21

115,72

II

Chi nhánh Hải Phòng

1

Tổng số vốn huy động

642,125

688,264

724,125

107,19

105,21

106,19

2

Huy động từ dân cư

527,506

552,401

602,253

104,72

109,02

106,85

3

Huy động từ các TCKT

114,619

135,863

121,872

118,53

89,70

103,12

III

Chi nhánh Quảng Ninh

1

Tổng số vốn huy động

387,267

404,266

415,124

104,39

102,69

103,53

2

Huy động từ dân cư

310,395

316,379

336,956

101,93

106,50

104,19

3

Huy động từ các TCKT

76,872

87,887

78,168

114,33

88,94

100,84

IV

Chi nhánh Phú Thọ

1

Tổng số vốn huy động

206,111

198,635

254,324

96,37

128,04

111,08

2

Huy động từ dân cư

159,015

157,438

203,892

99,01

129,51

113,24

3

Huy động từ các TCKT

47,096

41,197

50,432

87,47

122,42

103,48

V

Chi nhánh Vĩnh Phúc

1

Tổng số vốn huy động

512,214

574,655

589,129

112,19

102,52

107,25

2

Huy động từ dân cư

379,807

438,232

454,631

115,38

103,74

109,41

3

Huy động từ các TCKT

132,407

136,423

134,498

103,03

98,59

100,79

VI

Chi nhánh Ninh Bình

1

Tổng số vốn huy động

235,301

228,125

237,247

96,95

104,00

100,41

2

Huy động từ dân cư

193,300

187,656

195,412

97,08

104,13

100,54

3

Huy động từ các TCKT

42,001

40,469

41,835

96,35

103,38

99,80

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Quản lý huy động vốn tại các Chi nhánh phía Bắc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng - 7

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)


Qua bảng 3.1, công tác lập kế hoạch huy động vốn tại VPBank các chi nhánh phía Bắc trong giai đoạn 2014-2016 ta thấy số vốn huy động tại các chi nhánh tăng dần qua các năm với tốc độ trung bình trong giai đoạn này là 15,78%. Trong đó:

+ Chi nhánh Hải Phòng: Năm 2014 kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh là 642,125 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên là 724,125 tỷ đồng với tốc độ tăng trung bình là 6,19%.

+ Chi nhánh Quảng Ninh: Số vốn huy động theo kế hoạch tại chi nhánh tăng từ 387,267 tỷ đồng năm 2014 đến năm 2016 tăng lên là 415,214 tỷ đồng.

+ Chi nhánh Phú Thọ: Kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh tăng trùng bình 11,08% trong giai đoạn 2014-2016.

+ Chi nhánh Vĩnh Phúc: Kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh năm 2014 là 512,214 tỷ đồng đến năm 2016 tăng lên là 589,129 tỷ đồng với tốc độ tăng trung bình trong giai đoạn này là 7,25%.

+ Chi nhánh Ninh Bình: Năm 2014 kế hoạch huy động vốn tại chi nhánh là 235,301 tỷ đồng đến năm 2016 số vốn huy động vốn tăng lên là 237,247 tỷ đồng.

3.2.2. Tổ chức thực hiện

3.2.2.1. Bộ máy quản lý hoạt động huy động vốn

Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc được thể hiện qua sơ đồ sau:


Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

P.Giám đốc

Phòng khách hàng DN

Các phòng ban

Phòng bán lẻ

Phòng giao dịch loại 2

Phòng giao dịch loại 2


Hình 3.3. Bộ máy tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn của VPBank các chi nhánh phía Bắc

(Nguồn: Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng)

Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban của VPBank các chi nhánh phía

Bắc

Hiện nay, Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng có các phòng ban

như sau:

- Phòng khách hàng doanh nghiệp: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho các doanh nghiệp.

- Phòng bán lẻ: là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là cá nhân, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ; thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân


hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng; trực tiếp quảng cáo, giới thiệu và bán sản phẩm dịch vụ ngân hàng cho cá nhân. Các phòng ban gồm:

+ Phòng quản lý rủi ro: là phòng nghiệp vụ có nhiệm vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh về công tác quản lý rủi ro của chi nhánh; quản lý giám sát thực hiện danh mục cho vay, đầu tư, đảm bảo tuân thủ các giới hạn tín dụng cho từng khách hàng; thẩm định hoặc tái thẩm định khách hàng, dự án, phương án đề nghị cấp tín dụng; thực hiện chức năng đánh giá, quản lý rủi ro trong toàn bộ các hoạt động ngân hàng theo chỉ đạo của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Có trách nhiệm về quản lý, xử lý nợ xấu (nợ nhóm 3, nhóm 4, nhóm 5 theo quy định phân loại nợ), nợ đã xử lý rủi ro, nợ được Chính phủ xử lý; là đầu mối khai thác và xử lý tài sản đảm bảo tiền vay theo quy định của Nhà nước nhằm thu hồi nợ xấu.

+ Phòng kế toán giao dịch: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho Ban giám đốc thực hiện các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng. Và là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng (cung cấp các dịch vụ ngân hàng liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch), quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm ngân hàng.

+ Phòng tiền tệ kho quỹ: là phòng nghiệp vụ quản lý an toàn kho quỹ, quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng: ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi cho các doanh nghiệp có thu, chi tiền mặt lớn.


+ Phòng tổ chức hành chính: là phòng nghiệp vụ thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại chi nhánh theo đúng chủ trương chính sách của Nhà nước và quy định của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng, thực hiện công tác quản trị và văn phòng phục vụ hoạt động kinh doanh tại chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ an ninh toàn chi nhánh.

+ Phòng tổng hợp: là phòng nghiệp vụ tham mưu cho giám đốc chi nhánh dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm của chi nhánh. Và bao gồm bộ phận thông tin điện toán thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh, bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng máy tính của chi nhánh.

Mô hình quản lý này có ưu điểm là thông suốt, nhất quán chính sách làm việc từ trên xuống, công bằng giữa các chi nhánh và rất tốt cho khách hàng như khi giao dịch online mọi nơi, vì tại đâu cũng giống nhau. Hơn nữa, số liệu cập nhật nhanh chóng, các chi nhánh có thể sử dụng tài nguyên lẫn nhau. Tuy nhiên, mô hình quản lý từ trên xuống dưới cũng đã tạo ra nhược điểm là bộ máy quản lý cồng kềnh làm mất tính linh hoạt, khả năng xoay chuyển khi có một chính sách mới, một sự thay đổi mới trong kinh doanh.

Công tác quản trị tại VPBank hầu hết được thực hiện theo kinh nghiệm, Phần lớn các nhà lãnh đạo được đề bạt có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngân hàng, sau đó được cử đi học các lớp quản lý, quản trị kinh doanh không có ai được đào tạo một cách bài bản về quản trị ngân hàng nên tính chuyên nghiệp trong quản trị chưa thực sự bài bản, khoa học. Công tác điều hành hoạt động hàng ngày thường theo sự vụ, chưa bám sát được mục tiêu dài hạn, những kinh nghiệm về quản trị ngân hàng theo nguyên tắc thị trường còn quá ít. Chính điều này cộng thêm yếu tố kỷ luật, đạo đức nghề nghiệp mà trong thời gian qua có nhiều hợp đồng tín dụng có tính rủi ro cao vẫn được xét duyệt gây thiệt hại cho chi nhánh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/04/2024