Thực Trạng Phương Pháp Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

Kết quả bảng 2.5 cho thấy, giáo viên/người trông trẻ có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ; Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp; Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

Hiện nay, Phòng GD & ĐT thị xã Phổ Yên đã tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng cho GV lồng ghép kiến thức về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non.

Giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ đã thực hiện khá tốt các biện pháp bảo đảm an toàn cho trẻ như: trả trẻ đúng qui định tránh thất lạc, thường xuyên theo dõi bao quát trẻ tại trường đồng thời lồng ghép các nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; GV đã quan tâm, đối xử công bằng, bình đẳng với mọi trẻ trong lớp; GV tạo môi trường lành mạnh, thân thiện đối với trẻ; GV đã tích cực trao đổi với phụ huynh về phòng tránh tai nạn cho trẻ khi ở nhà hay ra cộng đồng. Tuy nhiên, trò chuyện với một số giáo viên chúng tôi được họ chia sẻ là: khi sự cố nghiêm trọng xảy ra, họ thường hay mất bình tĩnh, không xử lí đúng yêu cầu nên cần được hỗ trợ từ những giáo viên của các nhóm trẻ khác. Bên cạnh đó, vấn đề cần phải nhớ số điện thoại cấp cứu hay trạm y tế hay bác sĩ nhi khoa phòng trường hợp khẩn cấp phải gọi thì hầu như các cô không để ý, vì ở trên trường có lưu nên ở lớp các cô không biết. Mặt khác, lớp học được sắp xếp khoảng 35 - 40 trẻ/lớp cũng gây khó khăn, áp lực cho GV khi nhà trường chỉ bố trí 2 GV/lớp học. GV trường mầm non Sơn Ca cho biết: “Do lớp đông nên GV rất vất vả để tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động trải nghiệm, hoạt động ngoài trời… với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, bởi lẽ họ lo sợ không đáp ứng được yêu cầu an toàn cho trẻ”.

2.3.3. Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 6 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.7:

Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3 = Hiệu quả; 2= Ít hiệu quả; 1 = Không hiệu quả



TT


Phương pháp

Mức độ đánh giá


ĐTB

Hiệu

quả

Ít hiệu quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

1

Phương pháp trực quan,

minh họa

72

44.7

45

28.0

44

27.3

2.17

2

Phương pháp thực hành

63

39.1

52

32.3

46

28.6

2.11

3

Phương pháp nêu tình huống

72

44.7

59

36.6

30

18.6

2.26

4

Phương pháp trò chơi

86

53.4

47

29.2

28

17.4

2.36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 9

Kết quả bảng 2.7 cho thấy, phương pháp trò chơi được GV thực hiện hiệu quả (2.36 điểm), quan sát giờ học trên lớp, chúng tôi nhận thấy, GV đã tổ chức trò chơi nhằm giáo dục cho trẻ có ý thức phòng tránh TNTT, GV tạo những điều kiện thích hợp để trẻ bộc lộ ý muốn, chia sẽ cảm xúc với mọi người bằng những lời nói, hành động cụ thể về các tai nạn thương tích như: Điện giật, đuối nước, ngã…. Điều đó giúp trẻ có kiến thức về TNTT và trẻ chơi trong môi trường an toàn. Quan sát trò chơi mà GV tổ chức cho trẻ, GV sử dụng đồ chơi, dụng cụ cho trẻ phù hợp với lứa tuổi của trẻ, thông qua đó, GV giáo dục trẻ tránh các trò chơi nguy hiểm: nhảy từ trên cao, đuổi nhau chơi đùa ở những chỗ

nguy hiểm, các trò như nhảy ngựa... Hướng dẫn trẻ có kỹ năng phòng tránh ngã khi đi vào những khu vực hoặc sử dụng những đồ vật dễ gây ngã. Hướng dẫn và tổ chức cho trẻ hoạt động vui chơi giải trí lành mạnh: thăm quan, cắm trại, có sân bóng riêng. Các trò chơi hướng dẫn trẻ xây dựng môi trường an toàn: Biển báo nguy hiểm, báo cấm (cấm đi, trèo...) ở những nơi cần thiết.

Tuy nhiên, một số GV trẻ còn thiếu kinh nghiệm chưa tổ chức hiệu quả các phương pháp: Phương pháp trực quan, minh họa; Phương pháp thực hành; Phương pháp nêu tình huống (2.11 đến 2.26 điểm).

2.3.4. Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá được thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 7 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.8:

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Hiệu quả; 2= Ít hiệu quả; 1 = Không hiệu quả



TT


Hình thức

Mức độ đánh giá


ĐTB

Hiệu quả

Ít hiệu quả

Không

hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

1

Tổ chức bữa ăn cho trẻ khoa

học và đảm bảo an toàn

85

53.1

57

35.6

18

11.3

2.42

2

Tổ chức cho trẻ ngủ

92

57.1

31

19.3

38

23.6

2.34

3

Tổ chức hoạt động chơi tập

có chủ định - hoạt động học

71

44.1

56

34.8

34

21.1

2.23


4

Hoạt động tham quan, dã

ngoại

77

47.8

46

28.6

38

23.6

2.24

5

Hoạt động ngoài trời

72

44.7

68

42.2

21

13.0

2.32

Kết quả bảng 2.8 cho thấy, các hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thực hiện hiệu quả, điểm đánh giá từ 2.34 đến 2.42 điểm, đó là các hình thức: Tổ chức bữa ăn cho trẻ khoa học và đảm bảo an toàn; Tổ chức cho trẻ ngủ.

Quan sát giờ học, giờ chơi, tham quan dã ngoại tại các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy GV đã tạo môi trường giáo dục thân thiện, tôn trọng và đối xử công bằng với trẻ, giáo dục cho trẻ lòng nhân ái, sự bình đẳng. Trong quá trình trẻ chơi, GV quan tâm tới từng trẻ, can thiệp kịp thời và giải thích cho trẻ hiểu về hành vi bạo lực, hành vi gây rối, làm mất trật tự....; Tuy nhiên, một số lớp học GV bố trí các góc hoạt động chưa hợp lí, một số góc hoạt động chưa có “ranh giới” rõ ràng, chưa có lối đi cho trẻ di chuyển thuận tiện khi liên kết giữa các góc chơi. Do vậy, một số giáo viên chưa quan sát/ giám sát được toàn bộ hoạt động của trẻ, nội dung “Tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định - hoạt động học” mức độ hiệu quả ở mức trung bình (2.23 điểm).

Tuy nhiên, hình thức hoạt động ngoài trời và Hoạt động tham quan, dã ngoại thực hiện ở mức độ trung bình (2.24 điểm và 2.32 điểm). Quan sát giờ học mà GV tổ chức, một số GV đã giới thiệu cho trẻ về cảnh quan thân thiện trong nhà trường, để trẻ có cảm giác được sống an toàn, được tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên là điều kiện tác động mạnh mẽ đến cảm xúc, hành vi của trẻ. Tuy nhiên, một số GV chưa khuyến khích trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện như quan sát có chủ đích, chơi vận động, chơi tự do, vẽ, đọc sách…. trên sân trường.

2.3.5. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Để đánh giá được thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 8 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.9:

Bảng 2.9. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Hiệu quả; 2= Ít hiệu quả; 1 = Không hiệu quả



TT


Các lực lượng giáo dục

Mức độ tham gia


ĐTB


Hiệu quả


Ít hiệu quả

Không hiệu quả

SL

%

SL

%

SL

%

1

Gia đình trẻ

85

52.8

29

18.0

47

29.2

2.24

2

Phòng Giáo dục & Đào tạo

92

57.1

31

19.3

38

23.6

2.34

3

Phòng Lao động & thương

bình xã hội

71

44.1

35

21.7

55

34.2

2.10

4

Cấp ủy Đảng, Chính quyền

địa phương

87

54.0

22

13.7

52

32.3

2.22

5

Đoàn Thanh niên

102

63.4

39

24.2

20

12.4

2.51

6

Hội phụ nữ

89

55.3

33

20.5

39

24.2

2.31

7

Nhà trường

87

54.0

48

29.8

26

16.1

2.38


Kết quả bảng 2.9 cho thấy, Phòng GD & ĐT cùng với nhà trường đã phối hợp hiệu quả trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (2.34 đến 2.38 điểm). Hiện nay, Phòng GD & ĐT thị xã Phổ Yên đã có văn bản chỉ đạo hướng dẫn các trường mầm non xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non, đó là các văn bản: Công văn số 349/GDĐT-MN về việc Chấn chỉnh công tác quản lý chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ trong các trường mầm non, trong đó có nội dung phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ; Thực hiện Công văn số 1972/SGĐT-CTTT ngày 17/10/2018 của Sở GD & ĐT tỉnh Thái Nguyên về

việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước “Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện ở cơ sở Giáo dục mầm non, Giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay”….

Tuy nhiên, Gia đình trẻ và Phòng Lao động & thương bình xã hội, Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ chưa có sự phối hợp hiệu quả với nhà trường trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non (2.10 đến 2.24 điểm).

Một số trường mầm non đã huy động sự tham gia tích cực của Gia đình trẻ, Đoàn thanh niên trong việc phối hợp với nhà trường vào việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện như: Giúp đỡ nhà trường sửa chữa nhỏ, ủng hộ nguyên vật liệu, đồ dùng đồ chơi, cây xanh cây cảnh, tham gia tích cực vào các hội thi của trẻ tại trường mầm non…, đó là các trường mầm non: Ba Hàng, Bãi Bông, Bắc Sơn...

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Thực trạng công tác lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Tìm hiểu thực trạng công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ được thể hiện, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 9 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.10:

Bảng 2.10. Kết quả công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non

Đánh giá: 3= Thường xuyên; 2= Trung bình; 1 = Không thực hiện



TT

Công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ

Mức độ thực hiện


ĐTB

Thường

xuyên

Trung

bình

Không

thực hiện

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ

trước năm học mới


77


47.8


32


19.9


52


32.3


2.16


2

Xây dựng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ rõ ràng, sát thực với yêu cầu và tình

hình thực tế của nhà trường


74


46.0


44


27.3


43


26.7


2.19


3

Thảo luận ý kiến của cán bộ, GVNV để đưa ra các biện pháp thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống

TNTT cho trẻ.


72


44.7


21


13.0


68


42.2


2.02


4

Dự kiến thời gian và kinh phí thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT

cho trẻ hợp lý.


77


47.8


45


28.0


39


24.2


2.24


5

Dự kiến các bộ phận thực hiện, điều kiện thực hiện kế hoạch PCTNTT cho trẻ

hợp lý


76


47.2


43


26.7


42


26.1


2.21

6

Thống nhất kế hoạch

PCTNTT cho trẻ

75

46.6

43

26.7%

43

26.

2.20

Kết quả bảng 2.10 cho thấy, công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non thị xã Phổ Yên được thực hiện với các nội dung khá đa dạng và khoa học, mức độ thực hiện ở mức trung bình. Cụ thể:

Để xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non trước hết Hiệu trưởng nhà trường phải tổ chức xây dựng kế hoạch vì có kế hoạch các trường mới chủ động khi thực hiện nhiệm vụ và tránh được những sai sót trong tiến trình thực hiện. Để có kế hoạch phù hợp thì Ban giám hiệu phải đánh giá được những thuận lợi, khó khăn, có căn cứ xây dựng kế hoạch, nội dung, những dự kiến về thời gian, người thực hiện, điều kiện thực hiện và lựa chọn các phương pháp cụ thể phù hợp với đối tượng, và phù hợp điều kiện cụ thể. Qua thực tế khảo sát, chúng tôi nhận thấy hoạt động quản lý kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của hiệu trưởng chưa thực hiên thường xuyên, trong khi vào năm học mới, Ban giám hiệu nhà trường cần thiết phải tổ chức kiểm tra, đánh giá về nhận thức của giáo viên, thực trạng công tác xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của trường, tình hình về cơ sở vật chất, đội ngũ, tài chính và chất lượng, do vậy, nội dung “Đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ trước năm học mới” được đánh giá mức độ thực hiện trung bình, CBQL, GV đánh giá 2.16 điểm. Như vậy, CBQL ở các trường mầm non chưa thường xuyên đánh giá thực trạng công tác xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ trước năm học mới.

Kế hoạch chưa chỉ ra những mục tiêu, định hướng và biện pháp kịp thời nhằm thực hiện mục tiêu PCTNTT của nhà trường theo hướng dẫn nhiệm vụ năm học và theo các quy định, văn bản chỉ đạo của Phòng Giáo dục, do vậy, nội dung “Xây dựng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ rõ ràng, sát thực với yêu cầu và tình hình thực tế của nhà trường” chưa thực hiện thường xuyên, điểm đánh giá là 2.19 điểm.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023