Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tntt Cho Trẻ Ở Trường Mầm Non

Nội dung “Đánh giá thường xuyên hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ” thực hiện ở mức độ trung bình (2.27 điểm), trong đó 13.7% đánh giá trung bình và 29.8% đánh giá ở mức độ yếu/kém. Việc đánh giá thường xuyên hoạt động này giúp Hiệu trưởng chỉ đạo điều chỉnh kế hoạch và tổ chức thực hiện, tuy nhiên, hoạt động này hiện nay đang bị xem nhẹ, thậm chí không thực hiện dẫn tới khi thực hiện nội dung “Điều chỉnh hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ sau kiểm tra,đánh giá” thực hiện ở mức trung bình (2.09 điểm).

Nội dung “Đánh giá qua các hoạt động hội thi, hội giảng của GV, NV về hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ” thực hiện ở mức độ trung bình (2.32 điểm), trong đó 24.0% đánh giá trung bình và 22.2% đánh giá ở mức độ yếu/kém.

Những nội dung kiểm tra, đánh giá nêu trên cần thiết phải có biện pháp để giải quyết góp phần giúp cho công tác kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ trong trường được thực hiện tốt hơn.

2.5. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non

2.5.1. Các yếu tố chủ quan

Tìm hiểu thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ được thể hiện, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 14 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.14:

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non thi xã Phổ Yên

Đánh giá: 3= Ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 1 = Không ảnh hưởng



TT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện


ĐTB

Ảnh

hưởng

Ít ảnh

hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

CBQL tổ chức phối hợp

với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em


107


66.5


32


19.9


22


13.7


2.53

2

CBQL tham mưu với cấp ủy

đảng, chính quyền địa phương

101

62.7

40

24.8

20

12.4

2.50


3

Nhận thức của CBQL về công tác xây dựng trường

học an toàn PCTNTT


104


64.6


44


27.3


13


8.1


2.57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 11

Kết quả bảng 2.14 cho thấy: Yếu tố ảnh hưởng lớn nhất đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là “Nhận thức của CBQL về công tác xây dựng trường học an toàn PCTNTT” (2.57 điểm). Vì theo các CBQL, GV, NV thì hiện nay vấn đề nhận thức, trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và GV, NV trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là mối quan tâm lớn của PHHS. Đối với Ngành GD nói chung, trong đó bậc học Mầm non đóng vai trò rất lớn đến việc tổ chức xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường Mầm non. Qua thực tế tìm hiểu tại các trường mầm non Thị xã Phổ Yên thì trình độ nhận thức của cán bộ quản lý và GV, NV trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ luôn được CBQL, GV, NV thực hiện tốt.

Yếu tố “CBQL tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em” là yếu tố ảnh hưởng thứ 2, yếu tố này đòi hỏi Ban giám hiệu, GV, NV của trường mầm non cần nhận thức sâu sắc rằng công tác tuyên truyền về PCTNTT cho các bậc phụ huynh là một khâu rất quan trọng để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc GD của mình nên từng thành viên cần phát huy hết vai trò của mình, kết hợp chặt chẽ với phụ huynh, tạo sự tin tưởng vào việc đảm bảo an toàn cho trẻ của nhà trường.

Yếu tố “CBQL tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương” là yếu tố ảnh hưởng thứ 3 (2.50 điểm) cho thấy, để có những chủ trương, giải pháp tốt nhất thực hiện hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở trường mầm non cần có sự chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nhằm hỗ trợ về kinh phí, cơ sở vật chất cho các trường để thực hiện có hiệu quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non.

2.5.2. Các yếu tố khách quan

Tìm hiểu thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ được thể hiện, chúng tôi đã sử dụng câu hỏi số 13 (phụ lục) tiến hành khảo sát các nhóm đối tượng và kết quả thu được tại bảng 2.15:

Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trường mầm non thị xã Phổ Yên

Đánh giá: 3= Ảnh hưởng; 2= Ít ảnh hưởng; 1 = Không ảnh hưởng



TT


Các yếu tố

Mức độ thực hiện


ĐTB

Ảnh hưởng

Ít ảnh hưởng

Không ảnh

hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Chủ chương, chính sách chỉ đạo về xây dựng trường học an toàn, phòng

chống TNTT cho trẻ


93


57.8


42


26.1


26


16.1


2.42


2

Điều kiện về kết cấu hạ

tầng và cơ sở vật chất của nhà trường


91


56.5


30


18.6


40


24.8


2.32

3

Số trẻ/lớp, số giáo viên/ trẻ

94

58.4

44

27.3

23

14.3

2.44

4

Điều kiện kinh tế - xã hội của

địa phương nơi trường đóng

97

60.2

22

13.7

42

26.1

2.34


5

Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và

học tập


97


60.2


43


26.7


21


13.0


2.47


6

Nhận thức, kỹ năng và thái độ tham gia của các

lực lượng liên quan


99


61.5


36


22.4


26


16.1


2.45

Kết quả bảng 2.15 cho thấy: Yếu tố “Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và học tập”; “Nhận thức, kỹ năng và thái độ tham gia của các lực lượng liên quan”; “Chủ chương, chính sách chỉ đạo về xây dựng trường học an

toàn, phòng chống TNTT cho trẻ” là những yếu tố ảnh hưởng nhất đến hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ mầm non với số điểm đánh giá từ 2.42 đến 2.47 điểm, trong đó yếu tố “Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và học tập” theo CBQL, GV, NV là ảnh hưởng nhất (2.47 điểm). Theo Hiệu trưởng các trường mầm non, dưới góc độ xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT thì trong chương trình của nhà trường cần đưa vào các nội dung giáo dục kỹ năng sống cho trẻ để trẻ chủ động ứng phó với các TNTT, nhận biết về trường học an toàn, thân thiện. Hiện nay, một bộ phận lực lượng giáo dục chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc xây dựng môi trường chăm sóc, nuôi dạy an toàn, phòng chống tai nạn gây thương tích cho trẻ, sự phối hợp giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường để xây dựng biện pháp hữu hiệu trong đảm bảo an toàn cho trẻ. Do vậy, yếu tố “Nhận thức, kỹ năng và thái độ tham gia của các lực lượng liên quan” là yếu tố ảnh hưởng thứ 2 đến hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ mầm non (2.45 điểm). Mặt khác, nếu Số trẻ/lớp, số giáo viên/ trẻ phù hợp sẽ giúp GV quan sát trẻ, PCTNTT cho trẻ thuận lợi hơn.

2.6. Đánh giá chung

2.6.1. Kết quả đạt được

CBQL, GV, NV đều nhận thức được tầm quan trọng về mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non, trong đó đảm bảo trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ và các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học”; “Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ, phát triển phẩm chất và năng lực.

Các trường mầm non có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai

nạn thương tích. Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. Các trường mầm non đã thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích và ổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học.

Đối với quản lý xây dựng trường học an toàn, PC TNTT: CBQL đã quan tâm lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và chỉ đạo thực hiện. Nhận thức của cán bộ quản lý và GV, NV trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ luôn được CBQL, GV, NV thực hiện tốt. CBQL, GV đã tuyên truyền về PCTNTT cho các bậc phụ huynh để thực hiện hiệu quả công tác chăm sóc giáo dục trẻ, xây dựng trường học an toàn, PC TNTT.

2.6.2. Tồn tại, hạn chế

CBQL, GV chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non.

Do hạn hẹp về kinh phí, một số trường chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình lớp học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cổng trường, tường rào bảo vệ xung quanh trường, các công trình vệ sinh cho trẻ, GV và nước sạch, trang thiết bị dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh, thân thiện.

Một số GV chưa thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích trong nhà trường.

Một số GV trẻ mới ra trường còn chưa có kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích, do vậy khi thực hiện nội dung: “lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống

tai nạn thương tích, một số lớp học chưa có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích minh họa cho trẻ hiểu.

Một số GV chưa khuyến khích trẻ tích cực, hứng thú tham gia các hoạt động xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện như quan sát có chủ đích, chơi vận động, chơi tự do, vẽ, đọc sách…. trên sân trường.

Gia đình trẻ và Phòng Lao động & thương bình xã hội, Cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, Đoàn thanh niên, Hội phụ nữ chưa có sự phối hợp hiệu quả với nhà trường trong xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.

Hạn chế Quản lý xây dựng trường học an toàn, PC TNTT:

Trên thực tế ở các nhà trường việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT cho trẻ chưa được tiến hành sát sao tới đội ngũ cán bộ quản lý, còn sự chồng chéo khi sắp xếp công việc.

CBQL chưa chỉ đạo bồi dưỡng cho GV các lớp tập huấn về kĩ năng tham gia, phối hợp tốt giữa các lực lượng trong và ngoài nhà trường trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ. CBQL chưa chỉ đạo tăng cường tập huấn cho GV lồng ghép nội dung giáo dục PCTNTT cho trẻ vào các hoạt động ở trường mầm non.

Nghiên cứu Website của các trường mầm non hiện nay, chúng tôi nhận thấy Website còn sơ sài, CBQL các trường hiện nay chưa thiết lập chuyên mục Xây dựng trường học an toàn trên Website để GV và đội ngũ nhân viên thường xuyên cập nhật thông tin về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Nguyên nhân của hạn chế

Một bộ phận CBQL, GV, NV chưa nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

CBQL, GV NV chưa được thường xuyên bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non.

Chưa có sự phối hợp đồng bộ các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non.

Do hạn hẹp về kinh phí, một số trường chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình lớp học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cổng trường, tường rào bảo vệ xung quanh trường, các công trình vệ sinh cho trẻ, GV và nước sạch, trang thiết bị dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh, thân thiện.

CBQL chưa thường xuyên thực hiện việc kiểm tra, đánh giá và rút kinh nghiệm công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại đơn vị.

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí