động quyết định chính, đảm bảo sự thành công của hoạt động phòng chống TNTT cho trẻ trong trường mầm non. Vì vậy khi xây dựng Kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non thường cần bám sát các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chông TNTT để xây dựng và lập theo tuần, tháng, học kỳ, năm học và cho từng hoạt động. Trong kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cần xác định rõ mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT; luôn chỉ rõ được nội dung thực hiện các công việc; các điều kiện đảm bảo thực hiện kế hoạch như về cơ sở vật chất, trường, đồ dùng, đồ chơi, yếu tố con người; thời gian tổ chức thực hiện; con người thực hiện; địa điểm thực hiện ở đâu; thời gian kiểm tra đánh giá; các bước đi, biện pháp thực hiện và bảo đảm các nguồn lực để đạt tới mục tiêu của tổ chức.
Hàng năm, nhà trường cần xây dựng và triển khai kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ phù hợp với điều kiện đơn vị, phù hợp với lứa tuổi với trẻ tại mỗi nhà trường. Nhà trường lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT tổng thể rồi triển khai tới toàn thể giáo viên các lớp căn cứ vào đó kế hoạch đó để xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện chi tiết theo từng lớp. Trên cơ sở đó mỗi GV tự xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cho nhóm lớp mình quản lý. Hoặc theo chiều ngược lại tuy từng đơn vị sao cho đạt mục tiêu đề ra.
Vì hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ có vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến sự an toàn, chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong trường. Nên Hiệu trưởng cần phải xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ trong trường thường xuyên, liên tục, giúp cho GV nắm rõ được mục tiêu, nội dung, phương pháp phòng chống TNTT cho trẻ trong từng độ tuổi, từng nhóm lớp cụ thể, đảm bảo thực hiện đúng, thực hiện đầy đủ và thực hiện có sáng tạo, xây dựng kế hoạch đánh
giá cho từng hoạt động theo tiêu chuẩn trường học an toàn, phòng chống TNTT, góp phần đảm bảo an toàn và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục của nhà trường. Trong quá trình thực hiện có thể điều chỉnh kế hoạch sao cho phù hợp để đạt mục tiêu đề ra. Và hàng năm cần điều chỉnh kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT dựa trên đánh giá kết quả xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cuối năm học, tập chung vào những tiêu chí chưa đạt tại bàng kiểm quy định tại Thông tư 13 Bộ GD& ĐT.
1.4.2. Tổ chức triển khai xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Tổ chức triển khai thực hiện việc xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hóa những mục đích, mục tiêu hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT. Nhờ đó mà các bộ phận liên quan đến tổ chức thực hiện trong kế hoạch được liên kết thống nhất, cùng nhau thực hiện công việc và đạt được hiệu quả nhất định.
Quá trình thực hiện có rất nhiều việc phải làm, sao cho các mục tiêu đề ra trong hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đều phải đạt được. Tổ chức và tiến hành thực hiện gắn kết, đảm bảo sự đồng bộ cũng như phân công lao động một cách hợp lý.
Để hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ được thực hiện có hiệu quả, Hiệu trưởng cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT của nhà trường, tổ chức phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên phụ trách từng tiêu chuẩn để chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đánh giá. Triển khai đến tất cả CBQL, GV, NV và cha mẹ trẻ về mục tiêu, nội dung, phương pháp, trách nhiệm cho từng thành viên, yêu cầu cần đạt trong hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.
+ Sắp xếp, tổ chức bộ máy phù hợp về cấu trúc, cơ chế hoạt động để đủ khả năng đạt được mục tiêu xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ đề ra.
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề
- Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích
- Phương Pháp Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Các Trường Mầm Non
- Thực Trạng Hoạt Động Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Nội Dung Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Phương Pháp Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.
+ Tổ chức công việc: Sắp xếp công việc hợp lí, xây dựng các cơ chế phối hợp để mọi người hướng vào mục tiêu chung của hoạt động.
+ Bố trí sắp xếp lớp cho GV có khả năng khác nhau trong chuyên môn có kinh nghiệm để hỗ trợ và giúp đỡ nhau cùng thực hiện tốt việc xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của lớp. Phát huy vai trò đầu tàu của khối trưởng.
+ Tổ chức các lớp tập huấn về chương trình mầm non, bồi dưỡng kiến thức nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ, PCTNTT cho đội ngũ cán bộ, GV, nhân viên và người lao động trong trường. Bồi dưỡng, huấn luyện GV, NV về kỹ năng phòng chống TNTT cho trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động chuyên đề thảo luận, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.
+ Tổ chức các điều kiện về cơ sơ vật chất như lớp học, điều kiện nhà bếp, các phương tiện cơ sở vật chất, thiết bị nấu ăn, thiết bị y tế… nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của GV, NV trong trường.
+ Lưu ý đến việc thực hiện nghiêm túc quy định về an toàn vệ sinh thực phầm: lựa chọn thực phẩm, xây dựng thực đơn đảm bảo chất lượng tốt cho sự phát triển của trẻ. Nhà trường nên ký hợp đồng mua thực phẩm sạch với một đơn vị có uy tín; tổ chức việc chế biến, nấu nướng thực phẩm đảm bảo quy trình chế biến, nấu nướng theo nguyên tắc một chiều: nguyên liệu nhập về sau khi sơ chế (nhặt, rửa, thái…) chuyển vào bếp (nguyên liệu sạch), chế biến nấu nướng xong chuyển thức ăn chín sang phòng chia, phân phối thức ăn và cuối cùng ra phòng ăn hoặc vận chuyển đến các lớp học.
+ Tổ chức các hoạt động theo dõi sức khỏe định kỳ, khám sức khỏe và phòng chống dịch bệnh cho trẻ.
+ Tổ chức các hoạt động giáo dục thể chất, phát triển vận động và rèn luyện thể lực cho trẻ.
1.4.3. Chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
- Việc chỉ đạo CBQL, giáo viên, nhân viên là những người chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mầm non thực hiện tốt các nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ là một vấn đề hết sức cần thiết trong các trường mầm non hiện nay. Hoạt động này đã góp phần giảm thiểu được tai nạn thương tích cho trẻ, giúp CBQL, giáo viên, nhân viên có được kỹ năng, kinh nghiệm cần thiết trong chăm sóc nuôi dưỡng trẻ an toàn, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
Muốn thực hiện tốt các nội dung của hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cần có sự chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, nhà quản lý, sự đoàn kết nhất trí cao trong Ban giám hiệu, sự ủng hộ nhiệt tình của tập thể CB, GV, NV, sự quan tâm hợp tác của gia đình và toàn xã hội.
Chính vì vậy trong công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT yêu cầu người quản lý cần phải thực hiện một số nội dung sau:
+ Linh hoạt, áp dụng các biện pháp vào thực tế địa bàn một cách đồng bộ, thường xuyên và phải luôn trau dồi kiến thức, cấp nhập kịp thời những thông tin, tiến bộ của khoa học. Phải đặt nhiệm vụ xây dựng trường học an toàn là một trong những nhiệm vụ quan trọng, trọng tâm hàng năm; Phải có sự suy nghĩ tổng quát, đoàn kết, thống nhất để tìm ra biện pháp cụ thể chỉ đạo giáo viên đi đúng hướng, đúng mục tiêu;
+ Phải giúp giáo viên nâng cao nhận thực, quán triệt nhiệm vụ để có thái độ và hành động đúng. Nêu cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao, tâm
huyết với nghề và có tình yêu thương trẻ; tuyệt đối tuân thủ và thực hiện nghiêm túc các quy chế của ngành, của nhà trường, cam kết của cá nhân, không được phép coi nhẹ hoặc bỏ qua bất cứ một hoạt động nào;
+ Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất theo quy định trường chuẩn, trang thiết bị dạy và học, đồ dùng, đồ chơi an toàn, phù hợp với điều kiện thực tế của trường và của từng khu vực trong, ngoài lớp học, từng lớp; quan tâm tới việc đầu tư đầy đủ cơ sở trang thiết bị y tế tối thiểu để có thể sơ cấp cứu tại chỗ khi cần thiết;
+ Tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên những kiến thức liên quan đến vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Cập nhập thông tin và xử lý kịp thời các loại dịch bệnh trong nhà trường;
+ Làm tốt công tác tuyên truyền vận động, xã hội hoá giáo dục góp phần xây dựng cơ sở vật chất cho trường, lớp ngày càng khang trang, an toàn và hiện đại hơn…
1.4.4. Kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non
Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng của một chu kỳ quản lý, vì kiểm tra đánh giá là kết thúc thực hiện việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, lãnh đạo chỉ đạo, để rút ra kinh nghiệm quản lý, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp, từ đó tiến hành lập kế hoạch thực hiện mới. Đây là một chức năng hết sức quan trọng của nhà quản lí. Nhờ có chức năng này, người quản lí (Hiệu trưởng) có thể xác định mức độ đạt được của mục tiêu đã đề ra. Theo đó, để kiểm tra đánh giá đảm bảo tính chính xác, khách quan, người hiệu trưởng phải bám sát các tiêu chuẩn, đề ra các yêu cầu cụ thể tương ứng với các nội dung của hoạt động.
Môi trường luôn biến động, những yếu tố ngẫu nhiên và hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ do con người thực hiện nên mang nhiều đặc tính chủ quan do đó chức năng kiểm tra kiểm soát phải thực hiện thường xuyên và nghiêm túc. Vì vậy Hiệu trường nhà trường cần thực hiện một số nội dung sau:
+ Cần kiểm soát được quá trình điều tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của GV, NV. Kiểm tra hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là khâu then chốt để đảm bảo an toàn và nắm được hiệu quả của việc xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở từng khối lớp, của từng GV, NV. Nhờ kết quả của kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mà hiệu trưởng nắm được thực trạng hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở trong nhà trường và tiếp tục điều chỉnh, xây dựng các kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ tiếp theo đạt hiệu quả cao hơn.
+ Tổ chức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kỳ hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ dựa trên các tiêu chuẩn xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT tại Bảng kiểm quy định tại Thông tư số 13/2010/TT- BGDĐT ngày 15/4/2010.
+ Thực hiện kiểm tra, giám sát việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm của NV nấu ăn, GV của lớp, kiểm tra, giám sát đảm bảo các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, nước uống và nước sinh hoạt, không đẻ xẩy ra ngộ độc thực phẩm. Phối hợp với y tế phường, quận các bệnh viện làm các mẫu xác định nước uống, thức ăn… Theo quy định vệ sinh an toàn thực phẩm. Phối hợp với cha mẹ học sinh và các thành viên nhà trường: kiểm tra dây chuyền bếp ăn (khâu giao nhận thực phẩm, sơ chế, chế biến, chia ăn…) đến khâu tổ chức giờ ăn trên lớp (sự phối hợp giữa các GV trên lớp từ khi đón trẻ, việc tổ chức chế độ sinh hoạt một ngày trong việc tổ chức, phối hợp trong giờ ăn, giờ ngủ cho trẻ đảm bảo sức khỏe, hợp vệ sinh…). Kiểm tra, giám sát việc giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng, lớp học, phương tiện phục vụ việc chăm sóc, nuôi dạy trẻ. Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường lớp học, tạo cảnh quan môi trường sạch đẹp, thân thiện, an toàn cho trẻ hoạt động.
+ Hướng dẫn và kiểm tra giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định về đánh giá tình trạng sức khỏe trẻ hàng ngày; đánh giá trẻ cuối độ tuổi theo các chỉ số trong cuốn tài liệu “Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình GD mầm non”.
+ Kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non về việc lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn trong nhà trường.
+ Kiểm tra giáo viên về các kỹ năng chăm sóc, xử lý các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em.
1.5. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non
1.5.1. Yếu tố chủ quan
- CBQL tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em, các lực lượng giáo dục khác để thực hiện hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở trường mầm non
- CBQL tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương để có những chủ trương, giải pháp tốt nhất thực hiện hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở trường mầm non.
- Nhận thức của CBQL về hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ, nắm chắc và hiểu sâu sắc ý nghĩa, nội dung, mục đích, chương trình, kế hoạch, biết chỉ đạo, tổ chức hoạt động PCTNTT cho trẻ có hiệu quả, là trung tâm điều hành đội ngũ GV, NV tham gia.
1.5.2. Yếu tố khách quan
- Chủ chương, chính sách chỉ đạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ. Đây là những căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho các nhà quản lý giáo dục, lãnh đạo địa phương chỉ đạo và cho phép triển khai các hoạt đông môi trường giáo dục tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn quản lý. Dựa trên những văn bản pháp lý hiện có, có thể nhận thấy Nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ.
- Điều kiện về kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất của nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến việc đảm bảo môi trường giáo dục an toàn cho các thành viên trong nhà trường. Những trường có điều kiện về kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất hạn chế, không đảm bảo yêu cầu sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho trẻ, khó khiến mọi người cảm giác thoài mái, dễ chịu để thực hiện hoạt động giáo dục.
- Số trẻ/lớp, số giáo viên/ trẻ cũng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng tổ chức hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ nói chung. Khi số trẻ quá đông, trẻ ghép lớp, nhiều trẻ có nhu cầu trợ giúp đặc biệt… trong khi giáo viên ít, không được trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết sẽ tạo ra áp lực với giáo viên khiến cả cô và trẻ căng thẳng, dễ xảy ra xung đột và khó đảm bảo chất lượng chăm sóc, giáo dục.
- Ngoài ra điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương nơi trường đóng cũng ảnh hưởng tới việc thực hiện hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non. Điều kiện, hoàn cảnh gia đình, môi trường cộng đồng có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm tới việc đảm bảo an toàn và PCTNTT cho trẻ, có thể gây khó khăn đến hoạt động xây dựng trường học học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ của nhà trường.
- Quan điểm giáo dục, chương trình giảng dạy và học tập: Quan điểm giáo dục mà nhà trường xác định tầm trong tầm nhìn chiến lược và triển khai nó trong tất cả các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ cũng ảnh hưởng mạnh mẽ đến mọi thành tố và có tính xuyên suốt trong qua trình giáo dục. Dưới góc độ xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT thì chương trình nhà trường cần đua vào các nội dung giáo dục kỹ năng sống, giáo dục có tính định hướng và hình thành các giá trị sống phù hợp với văn hóa Việt Nam nhưng cũng có tính cập nhật văn hóa quốc tế. Phương pháp giáo dục đa dạng linh hoạt song phải thực hiện quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm: xuất phát từ trẻ - dành cho đứa trẻ và vì đứa trẻ.