Thực Trạng Hoạt Động Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

- Nhận thức, kỹ năng và thái độ tham gia của các lực lượng liên quan. Nhận thức của các đối tượng (chính quyền, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, cộng đồng) về vai trò của xây dựng trường học an toàn; biểu hiện của môi trường giáo dục an toàn, quyền hạn của họ trong việc tham gia, giám sát, duy trì môi trường giáo dục rát quan trọng.

Kết luận chương 1

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là hệ thống biện pháp của nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ phối hợp với nhau trong công tác chăm sóc trẻ, để bảo vệ bản thân trẻ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động, vui chơi, học tập. Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non là tổng thể các biện pháp có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí (Hiệu trưởng) đến đối tượng quản lý được tiến hành một cách hợp quy luật đối với hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ cho giáo viên nhằm nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn các tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ.

Lý luận về hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT trong trường mầm non cần thiết phải nghiên cứu các nội dung về mục tiêu, nội dung, hình thức và phương pháp xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non, mặt khác, cần có sự phối hợp của các lực lượng giáo dục như: Phòng GD & ĐT, gia đình HS, các Sở, Ban, ngành liên quan.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT trong trường mầm non gồm các nội dung như: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non.

Bên cạnh đó, các yếu tố như nhận thức của CBQL, CBQL tổ chức phối hợp với gia đình trẻ và Ban đại diện cha mẹ trẻ em, CBQL tham mưu với cấp ủy đảng, chính quyền địa phương; Chủ chương, chính sách chỉ đạo về xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ; Điều kiện về cơ sơ hạ tầng và cơ sở vật chất; Số trẻ/lớp, số giáo viên/ trẻ … là những yếu tố ảnh hưởng đến xây dựng trường học an toàn trong trường mầm non.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH Ở CÁC

TRƯỜNG MẦM NON THỊ XÃ PHỔ YÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN


2.1. Khái quát về địa bàn và khách thể điều tra

Phổ Yên là thị xã phía Nam của tỉnh Thái Nguyên, tiếp giáp với huyện Sóc Sơn của Thành phố Hà Nội, huyện Hiệp Hòa của tỉnh Bắc Giang, huyện Mê Linh của tỉnh Vĩnh phúc, diện tích tự nhiên 258,69 km2, dân số quy đổi 19,4 vạn người.

Thị xã Phổ Yên gồm có 04 phường, 14 xã; là một trong những trung tâm về thương mại, dịch vụ, công nghiệp và là đầu mối thúc đẩy kinh tế phía Nam tỉnh Thái Nguyên. Với các điều kiện thuận lợi về hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, thị xã Phổ Yên đã hội đủ các điều kiện để phát triển kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội và an ninh quốc phòng.

Thị xã Phổ Yên có hệ thống mạng lưới các trường lớp ổn định gồm 24 trường mầm non, 27 trường tiểu học, 17 trường trung học cơ sở, 4 trường THPT 01 trung tâm Giáo dục thường xuyên - Giáo dục nghề nghiệp, 18 trung tâm học tập cộng đồng. Các loại hình trường lớp đa dạng, phát triển hợp lý, đáp ứng nhu cầu học tập cho con em nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã.

Với kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày một nâng cao. Sự nghiệp Giáo dục của thị xã ngày càng được quan tâm và phát triển toàn toàn diện ở các cấp học, ngành học, đặc biệt là giáo dục mầm non, nên đã đạt được kết quả như sau:

Hiện nay, thị xã Phổ Yên có 24 trường mầm non, số lượng lớp và số lượng trẻ năm học 2019-2020 được thống kê ở bảng 2.1

Bảng 2.1. Số lượng trẻ mầm non năm học 2019 - 2020


TT

Đơn vị

Số lớp

Số HS

1

MN Ba Hàng

21

745

2

MN Bãi Bông

10

359

3

MN Bắc Sơn

10

265

4

MN Đắc Sơn

16

625

5

MN Đông Cao

17

610

6

MN Đồng Tiến I

19

707

7

MN Hồng Tiến I

14

455

8

MN Hồng Tiến II

13

458

9

MN Minh Đức

18

532

10

MN Nam Tiến

19

530

11

MN Phúc Tân

9

207

12

MN Phúc Thuận I

15

428

13

MN Phúc Thuận II

13

311

14

MN Phúc Thuận III

10

247

15

MN Sơn Ca

14

468

16

MN Tân Hương

15

557

17

MN Tân Phú

13

410

18

MN Tiên Phong I

18

580

19

MN Tiên Phong II

18

552

20

MN Thành Công I

18

618

21

MN Thành Công II

15

450

22

MN Thuận Thành

14

430

23

MN Trung Thành

25

809

24

MN Vạn Phái

17

554

Tổng

71

11907

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 7

Nguồn: Phòng GD & ĐT thị xã Phổ Yên năm 2020 Kết quả cho thấy, trong tổng số 24 trường mầm non với số lớp 71 lớp có 11.907 trẻ, về chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ: 100% nhóm, lớp thực hiện theo Chương trình giáo dục mầm non, được học 2 buổi/ngày và ăn bán trú tại trường; tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm trung bình 0,3%/năm, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm trung bình 0,2%/năm,

tỷ lệ trẻ em thừa cân, béo phì được khống chế.

Về kiểm định chất lượng giáo dục mầm non và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn Quốc Gia: 100% các trường mầm non trong thị xã thực hiện tốt công tác tự đánh giá trong Tính đến thời điểm tháng 12/2018 toàn thị xã duy trì

kết quả: 23/25 đạt 92% số trường đã được đánh giá ngoài. Trong đó: 21/23 đạt 91,3% số trường đạt cấp độ 3, 2/23 chiếm 8,7% số trường đạt cấp độ 1. 100% các trường mầm non trên địa bàn đạt chuẩn quốc gia vào năm 2015, hàng năm các đơn vị xây dựng kế hoạch thực hiện việc duy trì trường đạt chuẩn quốc gia theo đúng các tiêu chuẩn quy định.

Về cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng đồ chơi: Số phòng học đạt tỷ lệ 01 phòng học/nhóm, lớp; tỷ lệ phòng học kiên cố đạt 69,8% ; Đảm bảo 100% lớp mẫu giáo 5 tuổi và 80% nhóm/lớp dưới 5 tuổi trong các cơ sở giáo dục mầm non được trang bị đủ thiết bị dạy học tối thiểu;

Về đội ngũ CBQL, giáo viên, nhân viên bậc học mầm non: Tổng số 666 biên chế, trong đó CBQL là 67 người, GV là 539 người, nhân viên là 60 người. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngày càng được củng cố, kiện toàn theo yêu cầu đủ số lượng, đồng bộ về cơ cấu và nâng cao về trình độ đào tạo. Hầu hết cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên giữ vững được tư tưởng, chính trị, đạo đức, phong cách và lối sống phù hợp với chuẩn mực của nhà giáo trong thời kỳ đổi mới. Tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn 100%, trong đó tỉ lệ trên chuẩn đạt 75,3%; 86% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp từ mức khá trở lên.

2.2. Tổ chức nghiên cứu

2.2.1. Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

2.2.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng hoạt động quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non Thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.3. Khách thể khảo sát

Khảo sát 10 hiệu trưởng, 20 phó hiệu trưởng và 131 giáo viên GV, NV các trường mầm non: MN Ba Hàng, MN Bãi Bông, MN Bắc Sơn, MN Đắc Sơn, MN Đông Cao, MN Phúc Thuận I, MN Phúc Thuận II, MN Phúc Thuận III, MN Thành Công I, MN Thành Công II.

2.2.4. Phương pháp khảo sát

- Tác giả luận văn sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, kết hợp với phỏng vấn sâu.

Sử dụng các công thức toán học, thống kê số liệu thu được để xử lý kết quả khảo sát, định lượng kết quả nghiên cứu và đưa ra các đánh giá khoa học.

- Bảng hỏi có 3 mức độ trả lời.

+ Mức 1: 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp.

+ Mức 2: 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình.

+ Mức 3: 2.34 <ĐTB ≤ 3,00: Mức cao.

2.3. Thực trạng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1. Thực trạng mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT là một hoạt động rất cần thiết đối với các trường mầm non, nhận thức về tầm quan trọng của mục tiêu, nội dung trong hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT là cơ sở để thực hiện tốt hoạt động này ở trường mầm non. Để có thể lượng hóa và đánh giá toàn diện hơn sự nhận thức của cán bộ, giáo viên nhà trường đối với hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT, chúng tôi tiến hành khảo sát trình độ nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ

ở 20 trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Qua quá trình sử dụng bộ câu hỏi số 1 (phần phụ lục 1) phỏng vấn CBQL, GV, NV thu được kết quả thể hiện ở bảng 2.2 cụ thể như sau:

Bảng 2.2. Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ mầm non

Đánh giá: 3= Quan trọng; 2= Bình thường; 1 = Không quan trọng



TT

Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ mầm non

Mức độ đánh giá


ĐTB

Quan

trọng

Bình

thường

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể

chất và tinh thần


87


54.0


56


34.8


18


11.2


2.43


2

Đảm bảo hàng năm giảm được các yếu tố nguy cơ gây thương

tích cho trẻ trong nhà trường


82


50.9


58


36.0


21


13.0


2.38


3

Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ, phát

triển phẩm chất và năng lực


85


52.8


66


41.0


10


6.2


2.47


4

Đảm bảo trang bị các kiến

thức sơ đẳng ban đầu về

88

54.7

63

39.1

10

6.2

2.48

TT

Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ mầm non

Mức độ đánh giá


ĐTB

Quan

trọng

Bình

thường

Không

quan trọng

SL

%

SL

%

SL

%


phòng chống TNTT cho trẻ và các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của

người học









5

Huy động được các lực lượng tham gia xây dựng trường học

an toàn


81


50.3


68


42.2


12


7.5


2.43



Kết quả bảng 2.2 cho thấy, đa số các CBQL, GV, NV đều nhận thức được tầm quan trọng về mục tiêu xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ mầm non, cụ thể:

Mục tiêu quan trọng nhất gồm các mục tiêu: “Đảm bảo trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ và các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học”; “Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kĩ năng xã hội và thẩm mỹ của trẻ. Trẻ được học tập trong môi trường giáo dục được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ, phát triển phẩm chất và năng lực”. Điểm đánh giá mức độ cao từ 2.47 đến 2.48 điểm.

Các mục tiêu “Đảm bảo xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần” và “Huy động được các lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn” được đánh giá ở mức độ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023