Thực Trạng Nội Dung Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Trường Mầm Non Thị Xã Phổ Yên, Tỉnh Thái Nguyên

quan trọng thấp hơn (2.43 điểm). Phỏng vấn Hiệu trưởng trường mầm non Nam Tiến, đồng chí cho biết: “ Hiện nay, nhà trường tuyên truyền để nâng cao nhận thức cho cá lực lượng giáo dục về quyền trẻ em; về trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; về tầm quan trọng của môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện trong cơ sở giáo dục; về bình đẳng giới và an toàn giới”. Như vậy, đây là một việc làm rất thiết thực.

2.3.2. Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Tìm hiểu thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT cho trẻ mầm non, chúng tôi sử dụng câu hỏi 2 (phụ lục 1). Kết quả thể hiện ở bảng 2.3:

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Đánh giá: 3= Đồng ý; 2= Phân vân;1 = Không đồng ý


TT

Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn

thương tích

Mức độ đánh giá


ĐTB

Đồng ý

Phân vân

Không

đồng ý

SL

%

SL

%

SL

%


1

Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu

giáo, trường mầm non


77


47.8


46


28.6


38


23.6


2.24


2

Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn

thương tích


92


57.1


58


36.0


11


6.8


2.50


3

Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn,

thương tích


75


46.6


76


47.2


10


6.2


2.40


4

Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương

tích vào cuối năm học


78


48.4


53


32.9


30


18.6


2.30

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 8

Kết quả bảng 2.3 cho thấy: Nội dung “Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích” CBQL, GV đồng ý ở mức cao (2.50 điểm), quan sát tại các trường mầm non, chúng tôi nhận thấy, các trường đã có có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học; Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích. Nội dung “Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích” CBQL, GV, NV đồng ý ở mức cao (2.40 điểm), hiện nay các trường mầm non đa số các trường mầm non có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra; Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc. Nội dung “Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học” được CBQL, GV, NV đánh giá ở mức độ cao (2.30 điểm) cho thấy, Hiệu trưởng các trường mầm non chưa tiến hành đánh giá thường xuyên kết quả hoạt động này.

Các nội dung “Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, trường mẫu giáo, trường mầm non” (2.24 điểm) CBQL, GV, NV đánh giá ở mức trung bình. Như vậy, các trường chưa thường xuyên xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ…Chúng tôi trò chuyện với một số phụ huynh và GV thì được họ chia sẻ: một số phụ huynh cho rằng “khuôn viên ngoài lớp học và không gian trong lớp được nhà trường trang bị an toàn và đẹp nhưng thiếu sân chơi bằng

cỏ nhân tạo, do vậy, chưa đảm bảo an toàn cho trẻ”, trao đổi với GV, một số GV cho rằng: “một số trường thiếu diện tích để xây dựng sân chơi an toàn hơn, sân chơi hiện tại làm bằng xi măng là để giúp trẻ tập thể dục”. Quan sát sân chơi cho trẻ tại các trường, thì các sân chơi này làm bằng xi măng, có chỗ đã bị hỏng, mặt sân không bằng phẳng, bị trơn trượt và chưa được trải thảm cỏ, dễ gây chấn thương cho trẻ khi thực hiện các hoạt động vui chơi, bởi phần lớn trẻ rất hiếu động. Đây là hạn chế cần được khắc phục trong thời gian tới của các trường, góp phần đảm bảo an toàn cho trẻ.

Quan sát một số trường mầm non, chúng tôi nhận thấy: Một số trường chưa quy hoạch khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp, hợp vệ sinh và thân thiện cho trẻ mầm non, đó là các trường Hồng Tiến II, Minh Đức, Thuận Thành…. Tìm hiểu nguyên nhân, Hiệu trưởng trường mầm non Minh Đức cho biết: “Do hạn hẹp về kinh phí, một số trường chưa đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng, cải tạo, bổ sung các hạng mục công trình lớp học, phòng chức năng, sân chơi, bãi tập, cổng trường, tường rào bảo vệ xung quanh trường, các công trình vệ sinh cho trẻ, GV và nước sạch, trang thiết bị dạy học và giáo dục đáp ứng yêu cầu an toàn, lành mạnh, thân thiện”. Hiệu trưởng trường mầm non Hồng Tiến II cho biết: “Hiện nay các trường chưa phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sự ủng hộ về vật chất để có kế hoạch đầu tư xây dựng trường học an toàn”.

Tìm hiểu thực trạng tổ chức nhà trường, chúng tôi sử dụng câu hỏi 3 (phụ lục). Kết quả thể hiện ở bảng 2.4:

Bảng 2.4. Thực trạng tổ chức nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Tốt; 2= Trung bình; 1 = Yếu



TT


Tổ chức nhà trường

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%


1

Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công

tác y tế trường học


87


54.0


46


28.6


28


17.4


2.37


2

Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai

nạn, thương tích


82


50.9


48


29.8


31


19.3


2.32


3

Có lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn

thương tích


65


40.4


66


41.0


30


18.6


2.22


4

Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu; Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy

cơ thương tích


77


47.8


56


34.8


28


17.4


2.30

Kết quả bảng 2.4 cho thấy, nội dung “Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học” CBQL, GV, NV đánh giá mức độ thực hiện tốt/khá (2.37 điểm), hiện nay, 24 trường mầm non đều có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học. Nội dung “Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích” CBQL, GV đánh giá mức độ trung bình (2.32 điểm), phỏng vấn Hiệu trưởng một số trường mầm non, các đồng chí cho biết: Một số GV trẻ mới ra trường còn chưa có kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích, do vậy khi thực hiện nội dung: “lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích” thì mức độ hiệu quả trung bình (2.22 điểm), một số lớp học chưa có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích minh họa cho trẻ hiểu.

Nội dung “Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu; Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích” được CBQL, GV, NV đánh giá mức độ trung bình (2.30 điểm), chúng tôi phỏng vấn GV các trường mầm non thì được biết: Một số GV chưa thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích trong nhà trường.

Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất, chúng tôi sử dụng câu hỏi 4 (phụ lục). Kết quả thể hiện ở bảng 2.5:

Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở vật chất xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= An toàn; 2= Ít an toàn; 1 = Không an toàn



TT


Cơ sở vật chất

Mức độ an toàn


ĐTB

An toàn

Ít an toàn

Không

an toàn

SL

%

SL

%

SL

%


1

Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố,

đảm bảo an toàn


85


52.8


45


28.0


31


19.3


2.34


2

Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố; Đảm bảo cho trẻ em khuyết

tật thuận tiện khi sử dụng


80


49.7


55


34.2


26


16.1


2.34


3

Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn; Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trượt; Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang; Lan can có chấn song

chắc chắn


75


46.6


46


28.6


40


24.8


2.22

4

Hệ thống điện, ổ điện

87

54.0

46

28.6

28

17.4

2.37


5

Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ; Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm

tra, tu sửa, bảo dưỡng


55


34.2


78


48.4


28


17.4


2.17


6

Sân vườn; Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô; Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão; Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí

an toàn, chắc chắn


72


47.4


58


38.2


22


14.5


2.33

Kết quả bảng 2.5 cho thấy, thực trạng cơ sở vật chất xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đảm bảo an toàn cho trẻ, điểm đánh giá ở mức độ cao, từ 2.34 đến 2.47 điểm. Nội dung “Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ; Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng” mức độ an toàn thấp, quan sát đồ dùng, đồ chơi tại các trường mầm non Tân Phú, Tiên Phong, Thuận Thành thì một số đồ dùng, đồ chơi đã cũ, cần phải được mua mới. Một số trường, đồ chơi ngoài trời chưa thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng, đây là nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ mầm non. Nội dung “Sân vườn; Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô; Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão; Chậu hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn” có mức độ ít an toàn (2.33 điểm). Một số trường ền nhà (phòng) còn trơn trượt; Cầu thang tay vịn đã cũ.

Tìm hiểu thực trạng giáo viên/Người trông trẻ, chúng tôi sử dụng câu hỏi 5 (phụ lục). Kết quả thể hiện ở bảng 2.6:

Bảng 2.6. Thực trạng giáo viên/người trông trẻ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá: 3= Tốt; 2= Trung bình; 1 = Yếu



TT


Giáo viên/Người trông trẻ

Mức độ đánh giá


ĐTB

Tốt

Trung bình

Yếu

SL

%

SL

%

SL

%

1

Có chuyên môn về công tác

chăm sóc, nuôi, dạy trẻ

86

53.4

47

29.2

28

17.4

2.36


2

Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương

tích cho trẻ


79


49.1


57


35.4


25


15.5


2.34


3

Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc

riêng, không được bỏ lớp


81


50.3


66


41.0


14


8.7


2.42


4

Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi

tai nạn xảy ra

83

51.6

67

41.6

11

6.8

2.45

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023