Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích

cho trẻ trong trường mầm non. Từ đó, tác giả nghiên cứu thực trạng hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích và quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non Sơn Ca 10, đánh giá thực trạng về cơ sở vật chất và công tác lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch…Tác giả đưa ra các biện pháp như: Tăng cường sử dụng các nguồn lực như tài chính, cơ sở vật chất, giáo viên…; Tăng cường quản lý hoạt động giáo dục nhằm nâng cao nhận thức của trẻ về kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích; Kế hoạch hóa hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích…

Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam đã đề cập một số nội dung liên quan đến xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em ở trường mầm non, các giải pháp nâng cao chất lượng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Như vậy, các công trình trên đã tập trung nghiên cứu về xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trườn học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non. Đối với các trường mầm non ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên đây là vấn đề quan trọng, bức thiết nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả GD trẻ em ở các trường mầm non, cần thiết phải nghiên cứu, hoàn thiện và áp dụng vào các trường mầm non.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lí là một chức năng lao động xã hội, bắt nguồn từ tính chất xã hội của lao động, là nhân tố không thể thiếu được trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Khái niệm quản lí được hiểu theo nhiều cách khác nhau và dù trải qua nhiều thế hệ nghiên cứu và phát triển quản lí nhưng chưa cách giải thích nào được chấp nhận hoàn toàn. Theo quan điểm kinh tế học thì F.W Taylor cho rằng “Quản lí là nghệ thuật biết rõ ràng, chính xác cái gì cần làm và làm cái đó bằng phương pháp tốt nhất và rẻ nhất”; hoặc A. Fayon lại cho rằng

“Quản lí là đưa xí nghiệp , cố gắng sử dụng các nguồn lực (nhân, tài, vật lực) của nó”; còn H. Koontz thì cho rằng “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực hoạt động của cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm (tổ chức) với thời gian, tiền bạc, vật chất và sự bất mãn ít nhất. Với tư cách thực hành thì quản lí là một nghệ thuật, còn với kiến thức thì quản lí là một khoa học” [13].

Tác giả Nguyễn Ngọc Quang quan niệm: “Quản lý là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [22, tr.34].

Theo tác giả Nguyễn Thị Tính, :“Quản lí là sự tác động có định hướng, có chủ đích của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí trong tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành đạt được muc tiêu đã đề ra” [35].

Vậy, quản lí là quá trình tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí lên đối tượng quản lí nhằm đạt được các mục tiêu đã định.

1.2.2. Xây dựng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Theo Từ điển bách khoa Việt Nam: “Xây dựng là làm cho hình thành một tổ chức hay một chỉnh thể về xã hội, chính trị, kinh tế, văn hóa theo một phương hướng nhất định” [37].

Trong luận văn này chúng tôi tán thành quan điểm trên.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 4

1.2.3. Xây dựng trường học an toàn

Xây dựng trường học an toàn hay làm cho trường học an toàn hơn là một quá trình nỗ lực để đảm bảo sự an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong trường trước bất kỳ những yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường như sau:

“ Môi trường giáo dục là tất cả các điều kiện về vật chất và tinh thần có ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục, học tập, rèn luyện và phát triển của người học”

Trong Điều 5 quy định hoạt động bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện yêu cầu các trường bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; an toàn, phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai” [9].

Vậy, xây dựng trường học an toàn là đảm bảo về môi trường giáo dục thân thiện, an toàn, lành mạnh với các điều kiện về vật chất, tinh thần, bảo đảm an ninh trật tự; an toàn vệ sinh thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương tích; phòng, chống thảm họa, thiên tai, chống cháy, nổ.

Xây dựng trường học an toàn là xây dựng môi trường mà ở đó người học được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần. Trường học an toàn lành mạnh không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, người học được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái; được phát huy dân chủ và tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Xây dựng trường học an toàn để phòng, chống bạo lực học đường với các hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần cho người học.

1.2.4. Tai nạn thương tích

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thì “tai nạn thương tích” được định nghĩa như sau:

Tai nạn là một sự kiện bất ngờ, ngoài ý muốn (ngẫu nhiên, không chủ ý) do một tác nhân bên ngoài gây nên các tổn thương, thương tích cho cơ thể về vật chất hay tinh thần.

Thương tích: là tổn thương thực thể trên cơ thể con người do tác động của những năng lượng (bao gồm: cơ học, nhiệt, điện, hóa học, phóng xạ…) với mức độ, tốc độ khác nhau làm quá sức chịu đựng của cơ thể. Ngoài ra, tại nạn thương tích còn là sự thiếu hụt các yếu tố cần thiết cho sự sống. Thời gian tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ dẫn đến thương tích thường rất ngắn (vài phút). “Thương tích” hay còn

gọi là “chấn thương” không phải là “tai nạn”, mà là những sự kiện có thể dự đoán trước được và phần lớn có thể phòng tránh được, thương tích gây ra thiệt hại về thể chất và tinh thần cho người nào đó.

Hiện nay, thuật ngữ “thương tích” thường được dùng nhiều hơn vì “tai nạn” có ngữ nghĩa chưa rõ, người ta thường nghĩ đến tai nạn như là một điều gì đó xui xẻo, vận hạn, ngẫu nhiên, không thể tiên đoàn được và phòng tránh được. Hai khái niệm này đôi lúc rất kho phân biệt nên thường gọi chung là “tai nạn thương tích”.

Vậy, tai nại thương tích là tổn thương không có chủ định hoặc có chủ định liên quan đến ngã, bỏng, va chạm giao thông, điện giật... gây ra tổn thương sây sát , chảy máu, phù nề,... cần đến sự chăm sóc y tế hoặc phải nghỉ làm, nghỉ học hoặc bị hạn chế sinh hoạt ít nhất là 1 ngày.

Dựa vào kết quả của một hành động có chủ ý hoặc không chủ ý gây ra thì tai nạn thương tích bao gồm tai nạn thương tích không chủ định và tai nạn thương tích có chủ định cụ thể:

+ Tai nạn thương tích không chủ định (thường hiểu là “tai nạn”) xảy ra một cách vô tình, không suy nghĩ, không tính toán trước, là hậu quả của tai nạn giao thông, bị đuối nước, bỏng, ngộ độc, tai nạn lao động và ngã...

+ Tai nạn thương tích có chủ định, có chủ định xảy ra do bạo lực có chủ ý của người khác hoặc tự mình gây ra do bản thân mình gây nên do sự chủ định của con người như: Bị sát thương do chiến tranh, tự sát thương, tự tử, thương tật do bạo lực, lạm dụng hoặc bị bỏ rơi.

1.2.5. Phòng chống tai nạn thương tích

Phòng chống tai nạn thương tích là việc sử dụng các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các TNTT xảy ra đối với con người thông qua các cách tiếp cận chủ động mang tính hành vi và cách tiếp cận bị động mang tính môi trường [36].

Các can thiệp thuộc về môi trường mang tính bị động có thể có hiệu quả cao, nhưng không phải lúc nào cũng sẵn có để áp dụng cho tất cả mọi rủi ro và thường không thể loại bỏ được mối nguy cơ.

Vậy, phòng chống tai nạn thương tích là chủ thể có những can thiệp về hành vi mang tính chủ động và sử dụng các biện pháp tốt nhất để phòng ngừa, giảm thiểu, tiến tới ngăn chặn các TNTT xảy ra đối với con người.

Phòng chống tai nạn thương tích trẻ em mang tính chủ động vì nó chú trọng tới sự nỗ lực, cố gắng của con người về thay đổi hành vi như việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy, chấp hành nghiêm luật lệ khi tham gia giao thông... Những can thiệp thuộc về hành vi mang tính chủ động thường đòi hỏi các hành động thường xuyên, lặp lại nhiều lần, cần có sự hiểu biết về mối nguy cơ và có động cơ hành động cao.

1.2.6. Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích

Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn.

Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ.

1.2.7. Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

Xây dựng trường học an toàn và tạo ra môi trường an toàn, lành mạnh, thân thiện có vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện mặt nhân cách của trẻ. Bởi, khi trường học an toàn sẽ phòng chống được tai nạn thương tích tạo môi trường tốt giúp cơ thể trẻ được khỏe mạnh, trẻ không bị tổn thương về da thịt, giúp cho việc thực hiện các vận động được chính xác, nhanh nhẹn. Sự khoẻ mạnh về cơ thể giúp trẻ tìm hiểu, khám phá về thế giới xung quanh tốt hơn, trẻ tích lũy được vốn kiến thức, kỹ năng để có thêm kinh nghiệm, làm hành trang để trải nghiệm cuộc sống.

Mặt khác, trường học an toàn, phòng chống được tai nạn thương tích cho trẻ sẽ giúp trẻ phát triển về mặt ngôn ngữ, phát triển về mặt tình cảm xã hội. Trẻ được sống trong một môi trường an toàn, không làm tổn thương đến trẻ, trẻ cảm nhận được những tình cảm, sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc của người lớn. Qua đó trẻ biết yêu quý, trân trọng mọi người xung quanh, biết giúp đỡ người khác. Bên cạnh đó, còn giúp trẻ phát triển về mặt thẩm mỹ, giáo viên tạo môi trường an toàn, đẹp sẽ giúp trẻ muốn cảm nhận được cái đẹp từ con người, môi trường. Từ đó trẻ muốn tạo cho bản thân mình có những hành động, việc làm đẹp cho xã hội, tạo ra một môi trường an toàn cho chính mình và cho cả mọi người.

Vậy, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non là hệ thống biện pháp của nhà quản lý, giáo viên, cha mẹ trẻ phối hợp với nhau để bảo vệ bản thân trẻ và hoạt động chăm sóc trẻ, không bị tổn hại về tinh thần và thể chất cho trẻ, tạo môi trường an toàn cho trẻ được tham gia hoạt động học tập và vui chơi.

Xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non đòi hỏi phải xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non và có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích.

1.2.8. Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

Từ những quan niệm trên về quản lý, xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non, chúng tôi đưa ra khái niệm về quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non làm cơ sở cho việc triển khai nghiên cứu đề tài như sau: Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng

chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non là tổng thể các biện pháp có chủ đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí (Phòng Giáo dục Đào tạo và Hiệu trưởng các trường mầm non) đến đối tượng quản lý được tiến hành một cách hợp quy luật đối với hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ cho giáo viên nhằm nhằm phòng ngừa, giảm thiểu, ngăn chặn các tai nạn thương tích xảy ra đối với trẻ.

1.3. Lý luận về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

1.3.1. Mục tiêu hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

- Xây dựng môi trường giáo dục an toàn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần khi trẻ được chăm sóc, giáo dục ở các trường mầm non.

- Hàng năm, giảm thiểu được các yếu tố nguy cơ gây thương tích cho trẻ trong nhà trường.

- Đảm bảo sự phát triển toàn diện về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm, kỹ năng xã hội và thẩm mỹ cho trẻ.

- Trang bị các kiến thức sơ đẳng ban đầu về phòng chống TNTT cho trẻ. Tạo cơ sở tốt nhất cho trẻ vào lớp 1 và nền tảng phát triển tốt cho những giai đoạn, độ tuổi sau của trẻ. Trang bị cho trẻ em một số kiến thức ban đầu để nhận biết những yếu tố nguy cơ gây TNTT cũng như một số kiến thức cơ bản về phòng chống TNTT, điều này sẽ rất có ích cho việc nâng cao kỹ năng sống cho trẻ trong hiện tại và trong suốt cuộc đời trẻ sau này. Quá trình nhận thức và hành vi của trẻ mầm non chịu ảnh hưởng lớn từ gia đình và nhà trường. Quá trình giáo dục môi trường an toàn và phòng chống TNTT cho trẻ cần diễn ra thường xuyên liên tục qua các hoạt động ăn, ngủ, học, vui chơi... ở trường mầm non, qua đó cần tạo cho trẻ những phản xạ linh hoạt, nhạy bén và thói quen ý thức thường trực đối với những rủi ro, nguy hiểm gây tai nạn bất thường.

- Huy động được các lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, đặc biệt là gia đình trẻ và cộng đồng tại địa phương. Gia đình của trẻ và cộng đồng tại địa phương có vai trò là những người tham gia vào xây dựngvà giám sát môi trường giáo dục trong nhà trường, các lực lượng này cần nhận thức được về quyền và trách nhiệm của mình trong các hoạt động giáo dục của nhà trường và có sự tham gia phù hợp, hiệu quả.

1.3.2. Nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

Thông tư, Ban hành Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non, Số: 13/2010/TT- BGDĐT tại Điều 5 quy định nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích gồm:

“ - Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích cụ thể trên cơ sở thực tế của nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập, trường mẫu giáo, trường mầm non;

- Có các biện pháp phòng, chống tai nạn thương tích, như tuyên truyền, giáo dục can thiệp, khắc phục, giảm thiểu nguy cơ gây tai nạn thương tích:

a) Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu;

b) Tổ chức thực hiện các hoạt động can thiệp, giảm nguy cơ gây tai nạn, thương tích;

c) Cải tạo môi trường chăm sóc, nuôi, dạy an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích;

d) Kiểm tra, phát hiện và khắc phục các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại thương tích thường gặp do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc;

đ) Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, phụ huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí