Khái Quát Lịch Sử Nghiên Cứu Vấn Đề

mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên và các vấn đề lý luận về quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên như: lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi nhóm CBQL, GVMN về thực trạng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường và công tác quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn GVMN và CBQL trường MN về hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích và quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT và quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Phương pháp khảo nghiệm: Trên cơ sở các biện pháp đã đề xuất, chúng tôi khảo nghiệm ý kiến của các chuyên gia về các biện pháp đã đề xuất vào xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT và quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

7.3. Nhóm phương pháp xử lí số liệu

Dùng thống kê toán học để tính % và điểm trung bình nhằm phân tích, đánh giá kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần: Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn gồm 3 chương:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lí hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 3

Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC AN TOÀN, PHÒNG CHỐNG TAI NẠN

THƯƠNG TÍCH Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON


1.1. Khái quát lịch sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Trên thế giới

Những nghiên cứu về trường học an toàn trên thế giới:

Ở Mỹ, với Bộ luật dày 443 trang đã có những điều khoản quy định chi tiết, trong đó Xây dựng môi trường học đường an toàn, lành mạnh được thể hiện ở một số chương với các định hướng chính, bao gồm: “Chăm lo sức khỏe cho HS và các cán bộ/GV; Xây dựng một môi trường học đường trong sạch, lành mạnh, không có các chất gây nghiện và chất kích thích; Phòng chống các tệ nạn như: Bạo lực học đường; bắt nạt học đường, xâm hại tình dục…; Xây dựng một hệ thống Internet an toàn; Đảm bảo an toàn cho HS thời gian ở trường và ngoài nhà trường” [dẫn theo 10]. Vào tháng 3/2018 Tổng thống Donald Trump đã phân công Bộ trưởng giáo dục điều hành Ủy ban Liên bang về An toàn học đường phải đưa ra được các khuyến nghị hành động hợp lý để bảo đảm an toàn cho HS với thông điệp mọi trẻ em được sống trong một gia đình đầy tình yêu thương,đều xứng đáng được sống trong một cộng đồng an toàn, có một tương lai với nhiều cơ hội.

Ở Hàn Quốc, Bộ An ninh và Quản lý công chúng áp dụng Hệ thống xe buýt trường học đi bộ vào năm 2010 như một cách tiếp cận giáo dục ngoài trường học khác. Các nhóm trẻ, thường là 10 trẻ đi bộ đến trường theo các tuyến đã định sẵn. Mỗi nhóm có 2 người hỗ trợ. Xe buýt trường học đón và trả trẻ ở các điểm nhất định. Trẻ được học về các tuyến đường an toàn, và những người hỗ trợ trẻ dạy chúng các kĩ năng để tự bảo vệ mình.

Singapore trong Luật Giáo dục (2017), Luật Trẻ em và Thanh thiếu niên (1993), Luật Trung tâm chăm sóc trẻ thơ (2017) quy định rõ việc bảo vệ trẻ em

khỏi mọi hình thức bạo lực. Văn bản “Khung phát triển những năm đầu đời của trẻ cho các trung tâm chăm sóc trẻ em và trường mẫu giáo” của Bộ Phát triển Cộng đồng, Thanh niên và Thể thao đã đưa ra những quy định về việc trẻ mầm non phải được chăm sóc trong môi trường an toàn.

Nước Úc đã thực hiện nhiều chương trình/đề án các cấp trong việc đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ mầm non. Đề án quốc gia về Trường học an toàn đề cập đến cách tiếp cận toàn nhà trường đối với sự an toàn và hạnh phúc của HS. Đề án tập trung vào việc định hướng cho nhà trường trong phòng ngừa và đối phó với các vụ việc quấy rối, gây gổ, bạo lực và bắt nạt, thực thi trách nhiệm nhà trường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Những nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non:

Theo một báo cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF), châu Phi chiếm tỉ lệ cao nhất về tử vong do thương tích không chủ ý. Báo cáo cho thấy, tỉ lệ này ở châu Phi cao gấp 10 lần so với các quốc gia có thu nhập cao tại châu Âu và Tây Thái Bình Dương như Úc, Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển và Vương quốc Anh - là những nước có tỉ lệ thương tích trẻ em thấp nhất. Vấn đề này đặt ra đối với châu Phi trong việc xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Thụy Điển là nước đầu tiên công nhận tầm quan trọng của thương tích như một mối đe dọa đối với sức khỏe trẻ em và giải quyết vấn đề này bằng một phương pháp điều phối. Vào những năm 1950, Thụy Điển có tỉ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em cao hơn so với Mĩ. Vì vậy, từ cuối thập kỉ 80, quốc gia này có tỉ lệ tử vong do thương tích ở trẻ em thấp nhất thế giới. Để chống TNTT, quốc gia này đã thực hiện các quy định và pháp chế cho môi trường an toàn hơn cho trẻ em và thực hiện chiến dịch giáo dục an toàn rộng khắp cùng với sự hợp tác của các cơ quan khác nhau, mặt khác, Chính phủ cam kết về các vấn đề an toàn. Như vậy, ý thức trách nhiệm hợp tác ở Thụy Điển đã giúp nhiều trong việc bảo vệ sự an toàn của trẻ em.

Trong năm 2004, Kế hoạch Hành động An toàn Trẻ em được phát động tại 18 quốc gia châu Âu dưới sự bảo trợ của Liên minh An toàn trẻ em của châu Âu. Mục đích của nó là để điều phối các hành động về TNTT trẻ em ở các quốc gia tham dự, vì vậy, mỗi quốc gia đã được khuyến khích xây dựng một Kế hoạch An toàn trẻ em Quốc gia đặt ra các mục đích và ưu tiên cho hành động An toàn trẻ em.

Tại Australia, đuối nước vẫn là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do thương tích không chủ ý ở trẻ em từ 1-3 tuổi. Vì vậy, quốc gia này đã quy định học bơi là bắt buộc nhằm giảm sự đuối nước của trẻ em. Hiện nay, hàng trăm câu lạc bộ bơi được mở rộng tại các khu đô thị và nông thôn, tạo điều kiện để trẻ em nâng cao kĩ năng an toàn với nước. Với các chương trình kĩ năng chống đuối nước, chiến lược nâng cao nhận thức cộng đồng và can thiệp pháp lí, tỉ lệ tử vong do đuối nước ở trẻ em Australia tiếp tục giảm.

“Trẻ em không bay được” là một chương trình được Sở y tế của thành phố New York xây dựng vào đầu năm 1970 để ứng phó với tỉ lệ tử vong và thương tích cao ở trẻ em sau khi ngã từ cửa sổ xuống. Một chiến dịch truyền thông đại chúng đã được thực hiện trên đài phát thanh, truyền hình và báo chí, thông báo cho mọi người về những nguy cơ trẻ em thường bị ngã từ cửa sổ. Thiết bị: cung cấp miễn phí các chấn song cửa sổ dễ lắp đặt cho những nơi cần thiết và cho các gia đình có trẻ em sống ở các khu vực có nguy cơ cao. Kết quả của chương trình này là số vụ ngã được ghi nhận là giảm đáng kể, người dân đã ý thức được việc phòng chống TNTT cho trẻ và cùng nhau xây dựng môi trường an toàn cho trẻ.

Các nghiên cứu về đảm bảo an toàn cho trẻ nói chung và đảm bảo an toàn cho trẻ ở trường mầm non nói riêng đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới đề cập đến cho thấy tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu. Tuy nhiên, có rất ít các công trình nghiên cứu về quản lý xây dựng trường học an toàn chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non, do vậy, đây là khoảng trống cần tiếp tục nghiên cứu.

1.1.2. Ở Việt Nam

Để nâng cao chất lượng CSGD trẻ em ở trường mầm non nói chung và đặc biệt là công tác đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thường tích cho trẻ nói riêng. Ở nước ta cùng với những kết quả đã đạt được trong thực tế hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ thì các nhà nghiên cứu cũng luôn quan tâm đến việc nghiên cứu tìm ra các giải pháp tốt nhất để đảm bảo an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Các công trình nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích:

Một nghiên cứu năm 2001, cuốn sách “Kỹ năng và bài tập thực hành quản lý trường mầm non của hiệu trưởng” của tác giả Trần Bích Liễu, cuốn sách cung cấp những tri thức khoa học về nghiệp vụ quản lý trường mầm non và hệ thống các bài tập hình thành các kỹ năng cơ bản của người hiệu trưởng [19].

Những năm gần đây có tác giả tiến hành nghiên cứu các vấn đề liên quan đến hoạt động chăm sóc, GD trẻ mầm non và đã đề ra những biện pháp quản lý hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non đã cung cấp nhiều kiến thức lý luận và thực tế cho các nhà quản lý GD mầm non như:

Sáng kiến kinh nghiệm về “Một số biện pháp phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non” của tác giả Nguyễn Thị Quỳnh (2015) đã đề xuất 05 biện pháp để nâng cao hiệu quả phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm non, bao gồm: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Nâng cao nhận thức của giáo viên về cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Chỉ đạo giáo viên tích hợp lồng ghép nội dung giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích thông qua các hoạt động; Chỉ đạo giáo viên cho trẻ tiếp cận với công nghệ thông tin nhằm phòng tránh tai nạn thương tích; Tuyên truyền về kiến thức, kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích với các bậc phụ huynh học sinh. Theo tác giả, việc áp dụng các biện pháp đó sẽ mang lại 03 lợi ích: Giúp giáo viên hiểu sâu hơn

về một số tai nạn thường xẩy ra cho trẻ để từ đó có kỹ năng trong việc sơ cứu ban đầu cũng như cách phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ; Giúp trẻ có những hiểu biết cơ bản về một số loại tai nạn thương tích, đồ dùng đồ chơi, một số nơi có nguy cơ xẩy ra tai nạn thương tích cũng như có một số kỹ năng trong việc phòng tránh tai nạn thương tích xây ra cho bản thân và bạn bè xung quanh; Tăng cường nhận thức của phụ huynh về vấn đề này, từ đó nâng cao ý thức trách nhiệm cùng kết hợp với giáo viên và nhà trường giáo dục trẻ phòng tránh tai nạn thương tích [27].

Nghiên cứu của Đào Thị Minh Tâm đã đưa ra “Một số biện pháp đảm bảo an toàn - phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ tại các cơ sở giáo dục mầm non”, đã chỉ ra các tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ em và một số yếu tố ảnh hưởng đến TNTT ở trẻ trong trường mầm non: Thiếu sự giám sát, chăm nom của cô giáo; Giáo viên mầm non không được hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ và không có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp; Cơ sở vật chất không đảm bảo: Trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ở trẻ em không đảm bảo an toàn, gây ra các tai nạn như: trẻ bị đồ dùng đè lên người, té ngã, rớt xuống hố ga… Từ đó, đưa ra các biện pháp như: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống TNTT cho trẻ trong các trường mầm non; Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo an toàn, phòng, chống TNTT tại trường mầm non; Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống TNTT của các cơ sở GDMN…[28].

Nghiên cứu của Tạ Thị Kim Nhung bàn về “Thực trạng đảm bảo an toàn và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ mầm non trên địa bàn tỉnh Thùa Thiên Huế”, đã đề cập đến thực trạng xây dựng môi trường an toàn cho trẻ và tai nạn thương tích: Về vấn đề xây dựng môi trường an toàn cho trẻ; Về thực trạng tai nạn thương tích; Công tác thực hành an toàn….Từ đó, đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả đảm bảo an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ: Nâng cao nhận thức của giáo viên về phòng tránh tai nạn cũng như xử

lí các tình huống bất thường xảy ra; Hoàn thiện các cơ sở vật chất chưa đảm bảo an toàn theo qui định; ồng ghép giáo dục các kiến thức, kĩ năng về an toàn và phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong các hoạt động chăm sóc và giáo dục tại trường…[19].

Các tác giả Nguyễn Thị Thu Huyền - Nguyễn Việt Dũng, trong bài viết “Giáo dục kỹ năng phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non ở một số quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam”, đã đề cập đến tình hình tai nạn thương tích ở trẻ mầm non trên thế giới và trong khu vực, một số chương trình phòng, chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non tại một số quốc gia, giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích của trẻ mầm non ở một số quốc gia trên thế giới, từ đó,các tác giả đưa ra một số bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam về giáo dục kĩ năng phòng, tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non [10]

Các công trình nghiên cứu về xây dựng trường học an toàn, phòng tránh tai nạn thương tích:

Đề tài: “Quản lý hoạt động phòng, chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh” của tác giả Phạm Ngân Hà, 2017 đã đề ra một số biện pháp giúp cho hiệu trưởng các trường mầm non của Thành Phổ Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh quản lý tốt hơn công tác phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố Cẩm Phả [11]. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đề cập đến vần đề xây dựng trường học an toàn.

Tác giả Nguyễn Thị Phương Thảo, trong luận văn “Quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ trong Trường Mầm non Sơn Ca 10 Quận Phú Nhuận, thành phố Hồ Chí Minh” trên cơ sở trình bày cơ sở lý luận về phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ, đã đưa ra khái niệm về trường học an toàn, tai nạn thương tích và hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích trong trường mầm non, nội dung quản lý hoạt động phòng tránh tai nạn thương tích

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 15/06/2023