Phương Pháp Xây Dựng Trường Học An Toàn, Phòng Chống Tai Nạn Thương Tích Ở Các Trường Mầm Non

gây tai nạn, thương tích, để có các biện pháp phòng, chống tai nạn, thương tích tại cơ sở;

e) Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành giáo dục về các nội dung phòng, chống tai nạn thương tích;

f) Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định;

g) Có quy định về phát hiện và xử lý tai nạn; có phương án khắc phục các yếu tố nguy cơ gây tai nạn và có phương án dự phòng xử lý tai nạn thương tích.

- Thiết lập hệ thống ghi chép, theo dõi, giám sát và báo cáo xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích.

- Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích, đề nghị, công nhận trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích vào cuối năm học” [1].

- Tổ chức nhà trường: Có ban chỉ đạo công tác y tế trường học; Có cán bộ y tế chuyên trách hoặc cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác y tế trường học; Các thành viên trong nhà trường được cung cấp những kiến thức về yếu tố nguy cơ và cách phòng, chống tai nạn, thương tích; Có kế hoạch xây dựng trường học an toàn; Có các quy định về việc phát hiện và xử lý khi xảy ra tai nạn thương tích; Có lồng ghép nội dung phòng, chống tai nạn thương tích vào chương trình chăm sóc, giáo dục trẻ; Có các khẩu hiệu, tranh, áp phích, tài liệu về phòng chống tai nạn thương tích; Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cứu ban đầu; Thường xuyên kiểm tra phát hiện và khắc phục các yếu tố có nguy cơ thương tích; Có hồ sơ, sổ sách ghi chép, giám sát lý do, cách phòng chống, xử lý khi tai nạn thương tích xảy ra; Số trẻ/ lớp theo quy định của Điều lệ trường mầm non; Đón, trả trẻ đúng giờ quy định, người đón trẻ phải là người có trách nhiệm để tránh hiện tượng trẻ bị thất lạc.

- Cơ sở vật chất:

+ Vị trí: Trường, lớp được đặt tại khu dân cư phù hợp với quy hoạch chung, thuận lợi cho trẻ em đến trường/lớp; Đảm bảo các quy định về an toàn

và vệ sinh môi trường; Khuôn viên của cơ sở có tường bao ngăn cách với bên ngoài; Cổng trường phải chắc chắn, đóng, mở theo quy định; Ở vùng sông nước, trường, lớp có thuyền, phao cứu sinh; Không có hàng quà, bánh bán trong trường; Có biển báo giảm tốc độ ở đoạn đường gần cơ sở và có biện pháp chống ùn tắc giao thông vào giờ đón và trả trẻ; Cơ sở có số điện thoại của cơ quan y tế nơi gần nhất (hoặc bác sỹ nhi khoa; Khối các phòng (phòng học, phòng ngủ, phòng chơi; Không bị dột nát, được xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố, đảm bảo an toàn; Đảm bảo lối thoát hiểm khi có sự cố; Đảm bảo cho trẻ em khuyết tật thuận tiện khi sử dụng; Cửa sổ có chấn song chắc chắn và an toàn; Nền nhà (phòng) luôn khô ráo, không bị trơn trựợt; Cầu thang phải có tay vịn, có cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang; Lan can có chấn song chắc chắn, đảm bảo kích thước quy định, trẻ không chui, trèo qua được; Các vật sắc nhọn (dao, kéo...) phải để ở nơi quy định và trẻ không với tới; Phích nước nóng được đặt ở nơi an toàn ngoài tầm với của trẻ; Đồ dùng chăm sóc, dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, an toàn cho; Hệ thống điện trong lớp học phải đảm bảo an toàn, Tất cả ổ cắm điện cố định và di động được đặt ở nơi trẻ không với tới;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

+ Nhà bếp (phòng bếp): Những nơi có tổ chức ăn cho trẻ phải có bếp riêng, bếp đặt xa lớp mẫu giáo, nhóm trẻ; Bếp đun bằng than tổ ong không được gần phòng học, ngủ, chơi của trẻ; Nhà bếp được sắp xếp ngăn nắp, gọn gàng, sạch sẽ; Quy trình chế biến, nấu nướng, chia ăn được sắp xếp theo nguyên tắc bếp ăn một chiều; Thực phẩm đảm bảo vệ sinh, rõ nguồn gốc, còn thời hạn sử dụng; Thực hiện lưu mẫu thức ăn hàng ngày theo quy định; Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; Có đủ nước sạch sử dụng; Đảm bảo việc xử lí các chất thải đúng quy định; Nhân viên nấu ăn được tập huấn về an toàn vệ sinh thực phẩm và khám sức khỏe định kỳ theo quy định; Trẻ em không được vào bếp; Có phương án, dụng cụ, phương tiện để xử lý khi có sự cố cháy, nổ xảy ra; Sân vườn; Sân trường, bãi tập bằng phẳng, không trơn trượt, mấp mô; Các cây cao, cây cổ thụ ở sân trường được chặt tỉa cành trước mùa mưa bão; Chậu

hoa, cây cảnh được đặt ở vị trí an toàn, chắc chắn; Không trồng những cây có vỏ, lá, hoa chứa chất độc hại và mùi hôi thối.; Đường đi lại bằng phẳng, khô ráo, thuận tiện; Lối đi ra suối, ao, hồ, hố sâu… phải có rào chắn; Công trình chứa nước, công trình vệ sinh; Giếng nước, bể nước, chum, vại nước cần phải có nắp đậy chắc chắn, độ cao phải đảm bảo an toàn cho trẻ khi sử dụng; Công trình vệ sinh phù hợp với độ tuổi của trẻ (bậc lên, chỗ ngồi, tay vịn); Nền nhà vệ sinh luôn khô ráo, dễ cọ rửa; Công trình vệ sinh ở vị trí cô giáo quan sát được trẻ khi trẻ đi vệ sinh; Phương tiện phục vụ, vật nuôi (nếu có); Không có những đồ chơi dễ gây ra tai nạn thương tích cho trẻ; Bàn, ghế chắc chắn, mặt bàn không được trồi đinh, góc bàn nhẵn; Giường, tủ, giá, kệ chắc chắn, kê xếp hợp lý, an toàn, thuận tiện cho trẻ khi sử dụng; Đồ dùng, đồ chơi phù hợp với độ tuổi của trẻ; Đồ dùng, đồ chơi làm bằng chất liệu không gây độc hại cho trẻ; Đồ chơi ngoài trời phải thường xuyên được kiểm tra, tu sửa, bảo dưỡng; Đồ dùng chăm sóc dạy trẻ được sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, thuận tiện, hợp lý và an toàn cho trẻ khi sử dụng; Dụng cụ đựng hoá chất (các chất tẩy rửa..), các loại thuốc phải có nhãn rõ ràng để đúng nơi quy định. Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa trong danh mục quy định của Nhà nước; Chó nuôi phải được tiêm phòng và được nhốt trong thời gian trẻ ở trường.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 5

- Giáo viên/Người trông trẻ: Có chuyên môn về công tác chăm sóc, nuôi, dạy trẻ; Được dự các lớp tập huấn về phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ; Luôn quan sát tới trẻ mọi lúc, mọi nơi, không làm việc riêng, không được bỏ lớp; Biết cách sơ cứu, cấp cứu khi tai nạn xảy ra.

1.3.3. Phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

- Phương pháp trực quan, minh họa: GV sử dụng các phương tiện trực quan như: đồ chơi, tranh ảnh, những vật thật,… làm mẫu kèm với lời nói và cử chỉ để cho trẻ quan sát, nói, làm theo với mục đích rèn luyện kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước, ngã…. GV minh họa bằng tranh ảnh nhằm giúp trẻ hiểu biết về bạo lực học đường là hành vi hành

hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ.

- Phương pháp thực hành: GV sử dụng hành động, các thao tác với đồ vật, đồ chơi và các dụng cụ đơn giản phù hợp với mục đích cũng như nội dung muốn giáo dục trẻ chơi trong môi trường an toàn, có kiến thức và kỹ năng phòng chống tai nạn thương tích như điện giật, đuối nước, ngã…..Trẻ sẽ được học cùng cô cách quan sát, thao tác tránh các tai nạn thương tích, giúp trẻ cách nhận biết nhanh hơn, tốt hơn. Qua phương pháp thực hành, GV giáo dục đạo đức, lối sống, kỹ năng sống, phòng chống tai nạn thương tích...cho trẻ mầm non.

- Phương pháp dùng trò chơi là sử dụng các trò chơi, yếu tố chơi phù hợp với mục đích giáo dục nhằm đích rèn luyện kỹ năng phòng tránh các tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.

1.3.4. Hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

- Tổ chức bữa ăn cho trẻ khoa học và đảm bảo an toàn:

Các tai nạn thương tích thường xảy ra trong giờ ăn như: Bỏng, nguy cơ xảy ra bỏng có thể là do thức ăn mang từ bếp lên còn đang nóng hoặc các phích nước sôi để gần trẻ chơi đùa, nếu không chú ý trẻ có thể va phải gây bỏng cho trẻ; Sặc thức ăn, nguy cơ sặc thức ăn có thể xảy ra do trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc mà cô cố ép cho ăn, uốn; Dị vật đường ăn thường gặp là hóc xương do chế biến không kỹ.

Một số yêu cầu khi tổ chức giờ ăn:

- Khu vực ăn: Khu vực ăn phải thoáng đẵng, sạch sẽ. Tránh tổ chức ăn tại khu vực nhà vệ sinh, cống thoát nước, khu vực ô nhiễm. Có đủ bàn ghế cho trẻ (4-6 trẻ ngồi 1 bàn). Tuyệt đối không đẻ trẻ đứng hoặc ngồi ăn dưới đất. Đối với trẻ nhỏ, ghế phải có tay vịn và tựa vững chắc. Bàn ghế phải được vệ sinh sạch sẽ và sắp xếp ở vị trí hợp lý đẻ giáo viên dễ quan sát trẻ trong khi ăn.

- Đồ dùng phục vụ bữa ăn: Có đủ bát, thìa, cốc uống nước riêng cho trẻ. Đồ dùng ăn, uống của trẻ đảm bảo vệ sinh. Nên tiệt trùng bát, thìa của trẻ trước khi ăn. Có dụng cụ chia thức ăn riêng cho trẻ và có khăn riêng cho mỗi trẻ.

- Vệ sinh đảm bảo an toàn: Trước khi chia thức ăn, giáo viên cần rửa tay bằng xà phòng theo đúng quy trình các bước rửa tay. Trẻ được lau mặt, rửa tay trước khi ăn. Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ trong khi ăn và có các biện pháp phòng tránh hóc, sặc cho trẻ. Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn, nước uống còn quá nóng. Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc, trẻ vừa ăn, vừa cười đùa hoặc khi trẻ đang khóc. Vì vậy trong quá trình tổ chức ăn cho trẻ, giáo viên cần lồng ghép các nội dung giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe và kỹ năng tự phục vụ cho trẻ phù hợp với từng độ tuổi.

- Tổ chức cho trẻ ngủ:

Việc tổ chức giấc ngủ trưa cho trẻ tại trường mầm non là đáp ứng một nhu cầu hết sức tự nhiên và chính đáng của trẻ. Các tai nạn thương tích thường xảy ra trong giờ ngủ như: ngạt thở, nguy cơ xảy ra có thể để trẻ ngủ lâu trong tư thế nằm sấp xuống đệm, úp mặt xuống gối sẽ thiếu dưỡng khí gây ngạt thở (đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi); Hóc dị vật có thể xảy ra khi trẻ ngủ ngậm các loại hạt, kẹo cứng, ngậm đồ chơi và rơi vào đường thở gây ngạt….Vì vậy, để thực hiện tốt và đảm bảo an toàn khi tổ chức giấc ngủ cho trẻ GV cần chuẩn bị tốt các yêu cầu sau: Phòng ngủ cần đảm bảo yên tĩnh, thoáng mát về mùa hè, ấn áp về mùa đông. Tuy theo điều kiện cơ sở vật chất của nhà trường mà phòng ngủ được sắp xếp riêng hoặc sử dụng chung với phòng sinh hoạt chung. Khi trẻ ngủ nên giảm ánh sáng của phòng bằng cách đóng bớt của sổ, kéo rèm, tắt bớt điện; không để trẻ nằm ngủ trực tiếp dưới sàn nhà….Mùa đông có thể cởi bớt áo khoác, khăn quàng, mũ cho trẻ. Trong thời gian trẻ ngủ, cần có người trực phòng để quan sát, phát hiện và xử trí kịp thời các tình huống có thể xảy ra.

- Tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định - hoạt động học:

Sự phát triển của trẻ diễn ra trong quá trình trẻ tương tác với môi trường xung quanh, với đồ dùng đồ chơi. Trẻ học một cách tự nhiên và tích cực. Trẻ phải được hoạt động trong môi trường an toàn, thân thiện tạo các cơ hội để trẻ quan sát, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm các hoạt động thực hành. Một số tai nạn thương tích thường xẩy ra trong quá trình tổ chức hoạt động chơi tập có chủ định - hoạt động học: Trẻ có thể chơi đùa nghịch chọc bút, đồ chơi vào mặt nhau (chọc vào mắt); Trong nhóm trẻ có nhiều độ tuổi dễ gây tranh giành đồ chơi hoặc trẻ xung đột căn nhau, xô nhau ngã…; Ngoài ra khi kê bàn ghế và ánh sáng không phù hợp cũng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

Do vậy, cơ sở vật chất của cơ sở giáo dục bảo đảm các yêu cầu về trường học an toàn, phòng chống TNTT.

- Hoạt động tham quan, dã ngoại:

Đối với trẻ mẫu giáo, tham quan, dã ngoại ngoài việc giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu giải trí còn có vai trò rất quan trọng đối với việc học tập và phát triển, đáp ứng nhu cầu tự nhiên như: vận động, tình cảm, giáo tiếp, nhận thức, ngôn ngữ, khám phá, sáng tạo…Việc tổ chức hướng dẫn trẻ tham quan, dã ngoại nhằm mục đích tạo cơ hội cho trẻ có nhiều lựa chọn, trẻ được khám phá trải nghiệm cái mới nhưng cần phải đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.

- Hoạt động ngoài trời:

Vậy khi tổ chức hoạt chơi ngoài trời CBQL và giáo viên cần chú ý tạo môi trường vật chất bên ngoài lớp học tốt được phân theo khu vực như: Khu vực sân để chới các trò chơi vận đọng tập thể, chơi một số trò chơi nhóm, chơi đồ choi có bánh xe, chơi bóng, chơi xây dựng vứoi khối lớn…; Các góc, khu vực chơi như của hàng rau quả, vườn cổ tích, chơi cát, nước, góc thiện nhiên…Khu vực vườn hoa, vườn cây, vườn rau, thảm cỏ…phù hợp và đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non (cây không có gai nhọn, không có nhựa độc…). Giáo viên cần giáo dục cho trẻ các kỹ năng tự đảm bảo an toàn trong các hoạt động vui chơi và học tập.

1.3.5. Lực lượng tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non

- Gia đình trẻ: Gia đình trẻ giữ vai trò quan trọng trong hướng dẫn trẻ phòng chống tai nạn thương tích, gia đình trẻ cần được trang bị kiến thức trong việc phòng và chống những sự cố bất ngờ xảy ra trong quá trình chăm sóc trẻ, thúc đẩy xây dựng cho trẻ một môi trường sống an toàn và lành mạnh. Cha mẹ/người chăm sóc trẻ được tuyên truyền về phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ; Thường xuyên có sự trao đổi giữa nhà trường và gia đình của trẻ về tình hình sức khỏe của trẻ nói chung và việc phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ.

- Phòng Giáo dục và Đào tạo, Nhà trường phối hợp với cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương, tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương về: Tăng cường cơ sở vật chất cho trường MN (quy hoạch, xây dựng trường lớp, hàng rào, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi,…); Phối hợp thực hiện chương trình GD trẻ, tham gia xây dựng kế hoạch GD của nhà trường; Phối hợp kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, PCTNTT; Tham gia đóng góp ý kiến với nhà trường về xây dựng trường học an toàn và phương pháp, hình thức xây dựng trường học an toàn, PCTNTT cho trẻ.

- Phối hợp với Phòng Lao động Thương binh và Xã hội trao đổi, cung cấp những thông tin về thực trạng tai nạn, thương tích ở trẻ em hiện nay; tuyên truyền, phổ biến các kiến thức, kỹ năng cơ bản về phòng, chống các loại tai nạn, thương tích thường gặp ở trẻ em.

- Phối hợp với Đoàn Thanh niên: Phát động phong trào làm đồ chơi, đồ dùng học tập cho trẻ, đóng góp công sức lao động xây dựng cơ sở vật chất cho các nhà trường nhằm xây dựng môi trường an toàn, thân thiện cho trẻ. Phối hợp với nhà trường tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ thông qua các ngày hội, ngày lễ đảm bảo an toàn cho trẻ, xây dựng môi trường thân thiện, tạo điều kiện phát huy năng lực của trẻ.

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ: Nhằm nâng cao nhận thức và năng lực của phụ nữ, của nhân dân để họ tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng trường học an toàn, hoạt động chăm sóc, GD trẻ; vận động cha mẹ đóng góp xây dựng trường, lớp, đầu tư cơ sở vật chất thiết bị cho nhà trường.

- Nhà trường giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp, trao đổi kiến thức, tài liệu hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non, nhà trường cung cấp cho GV những kỹ năng để họ có thể có các kiến thức về xây dựng trường học an toàn, ngăn ngừa tốt nhất các tai nạn thương tích như. Giúp GV và gia đình trẻ, các lực lượng giáo dục khác nhận thức, nâng cao hiểu biết, hiểu rõ về xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích để có thể ngăn ngừa những tai nạn, những rủi ro không đáng có có thể xảy ra.

1.4. Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non

Để quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non yêu cầu CBQL phải thực hiện lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non. Cụ thể:

1.4.1. Lập kế hoạch hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non

Kế hoạch là một loạt các công việc dự định làm, được sắp xếp một cách hệ thống, được qui vào một mục đích chung và được thực hiện trong một thời gian đã định trước; là sự sắp xếp công việc cụ thể cho một thời gian nhất định: tuần, tháng, học kỳ, năm học, giai đoạn.

Lập kế hoạch là một mắt xích quan trọng của chu trình quản lý, là một chức năng quan trọng của người quản lý. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định sự thành công của một tổ chức. Có thể nói, lập kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ là hoạt

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí