Thực Trạng Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Hoạt Động Tdtt Nk Của Học Sinh Thcs Tp. Hà Nội

66


Nhu cầu tập luyện của học sinh THCS nói chung không phân chia giới tính tập trung ở các môn Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh, Bóng đá và Thể dục, các môn khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Đặc biệt, khi khảo sát nhu cầu học sinh tham gia tập luyện môn Bơi lội cao hơn nhiều lần so với số lượng người đã tham gia tập luyện thực tế, đồng thời, mỗi học sinh thường thích tham gia tập luyện nhiều môn thể thao. Đấy là một trong những điểm đặc biệt khi tìm hiểu về nhu cầu tập luyện TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà Nội.

Về nhu cầu tham gia tập luyện các CLB thể thao: Phần lớn học sinh cả nam và nữ (trên 70%) có nhu cầu tham gia các CLB thể thao, chứng tỏ hình thức tổ chức tập luyện này có thể phát triển trong việc tổ chức tập luyện TDTT NK cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Khi so sánh sự khác biệt kết quả điều tra giữa nam

và nữ bằng tham số (P>0.05)

2 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê

Tóm lại, phân tích nhu cầu tập luyện TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà

Nội cho thấy: Tỷ lệ học sinh có nhu cầu tham gia tập luyện TDTT NK, (bao gồm cả những học sinh đã tập và muốn tập) tương đối cao; Các môn thể thao được yêu thích tập luyện ở nam là Bóng đá, Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh và Thể dục và ở nữ là Đá cầu, Võ thuật, Điền kinh, Bóng đá và Thể dục; Học sinh thích tham gia tập luyện TDTT NK theo hình thức CLB thể thao có người hướng dẫn.

3.1.1.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà Nội

Trong quá trình đánh giá các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động TDTT NK của học sinh THCS Tp. Hà Nội, luận án quan tâm tới các yếu tố sau:

Thực trạng nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT

NK

Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK

Thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK Thực trạng chương trình các môn thể thao ngoại khóa

Những vấn đề khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT NK

Tiến hành đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng thông qua phỏng vấn

3645 học sinh THCS thuộc 44 trường THCS thuộc 12 quận huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội (danh sách các trường được trình bày tại phụ lục 9), trong đó có 1877 học sinh nam và 1768 học sinh nữ bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Kết quả cụ thể được trình bày từ bảng 3.5 tới bảng 3.9.


Bảng 3.5. Thực trạng nhận thức về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT ngoại khóa của học sinh THCS Thành phố Hà Nội (n=3645)


TT


Nội dung trả lời

Tổng hợp (n=3645)

Giới tính

Nam (n=1877)

Nữ (n=1768)

So sánh

mi

%

mi

%

mi

%

2

P

1

Tăng cường sức khỏe, hoàn thiện dáng vóc

2406

65.85

1269

67.61

1137

64.31


36.66


<0.001

2

Giáo dục ý chí, đạo đức

2231

61.06

1025

54.61

1206

68.21

3

Giải trí, thư giãn

2399

65.65

1216

64.78

1183

66.91

4

Tạo hưng phấn, giúp tiếp thu các môn học tốt

hơn

1894

51.83

996

53.06

898

50.79

5

Sử dụng quỹ thời gian hợp lý, phòng tránh tệ

nạn xã hội

1757

48.08

895

47.68

862

48.76

6

Tốn kém, mất thời gian

277

7.58

158

8.42

119

6.73

7

Không quan trọng

271

7.42

125

6.66

146

8.26

8

Không tác dụng

269

7.36

137

7.30

132

7.47

9

Mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới việc học

197

5.39

112

5.97

85

4.81

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 378 trang tài liệu này.

Nghiên cứu xây dựng chương trình tập luyện ngoại khóa môn Karate-do cho học sinh Trung học cơ sở TP. Hà Nội - 11

67


Qua bảng 3.5 cho thấy:

Phần lớn học sinh nam và nữ đã có nhận thức đúng đắn về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK là tăng cường sức khỏe, giữ gìn dáng vóc; giáo dục ý chí, đạo đức; giúp thư giãn, giải trí; tạo hưng phấn giúp tiếp thu các môn học tốt hơn; Sử dụng quỹ thời gian hợp lý, phòng tránh các tệ nạn xã hội. Tỷ lệ này đạt từ 47.68% học sinh (ở đối tượng nam) trở lên và từ 48.76% học sinh (ở đối tượng nữ trở lên). Nhận thức của học sinh nam và nữ về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK là tương đương nhau. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn gần 10% học sinh nhận thức tiêu cực về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK như: Không quan trọng; không có tác dụng; tốn kém, mất thời gian; thậm chí mệt mỏi, ảnh hưởng xấu tới việc học. Đây là những nhận thức chưa đúng về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK và cần phải có các tác động điều chỉnh nhận thức ở nhóm đối tượng này.

Đánh giá tổng hợp nhận thức của học sinh về vai trò, tác dụng của tập luyện TDTT NK cho thấy: Tỷ lệ học sinh nhận thức đúng đắn, tích cực về vấn đề này cao hơn nhiều so với đối tượng học sinh có nhận thức chưa đúng đắn, tiêu cực. Sự khác biệt tổng hợp giữa các tiêu chí có ý nghĩa thống kê ở ngưỡng P<0.001

khi so sánh bằng chỉ số 2 . Đây là một thuận lợi trong quá trình phát triển

phong trào TDTT NK cho học sinh THCS Tp. Hà Nội. Tuy nhiên, bên cạnh đó. Vẫn còn tới gần 8% học sinh có nhận thức chưa đúng đắn về vai trò, tác dụng của TDTT NK, đây là nhóm đối tượng cần có tác động điều chỉnh nhận thức của các em về vấn đề này, giúp cho các em có nhận thức đúng đắn, từ đó yêu thích và tích cực tham gia các hoạt động TDTTT ngoại khóa.

Đánh giá thực trạng CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK cho học sinh THCS Tp. Hà Nội thông qua khảo sát CSVC của 44 trường THCS thuộc 12 quận, huyện trên địa bàn Tp. Hà Nội bằng phiếu (phụ lục 2). Kết quả được trình bày tại bảng 3.6.

68


Bảng 3.6. Thực trạng CSVC phục vụ tập luyện TDTT NK của học sinh các trường THCS Tp. Hà Nội (n=44)


TT


Nội dung

Kết quả thống kê

Mức độ đáp ứng nhu cầu

mi

%

Đáp ứng tốt

Chưa tốt

mi

%

mi

%

1

Sân tập

44

100.00

23

52.27

21

47.73

2

Nhà tập

26

59.09

24

54.55

2

4.55

3

Hố nhảy (hoặc thảm)

(nhảy cao và nhảy xa)

44

100.00

27

61.36

17

38.64

4

Sân đá cầu

35

79.55

28

63.64

7

15.91

5

Sân bóng chuyền

28

63.64

21

47.73

7

15.91

6

Bàn bóng bàn

24

54.55

18

40.91

6

13.64

7

Sân bóng rổ

19

43.18

14

31.82

5

11.36

8

Sân Cầu lông

28

63.64

21

47.73

7

15.91

9

Sân bóng đá

26

59.09

17

38.64

9

20.45

10

Bãi tập thể dục

6

13.64

4

9.09

2

4.55

11

Bể bơi

0

0.00

0

0.00

0

0.00

12

Bàn cờ (cờ vua, cờ tướng)

36

81.82

32

72.73

4

9.09

13

Các loại sân khác

23

52.27

17

38.64

6

13.64


Qua bảng 3.6 cho thấy: Kết quả khảo sát CSVC phục vụ học tập môn học Thể dục chính khóa và ngoại khóa ở cấc trường THCS Tp. Hà Nội còn thiếu cả về chất lượng và số lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tập luyện TDTT NK cho học sinh. Cụ thể:

Về sân tập: Tất cả cấc trường khảo sát đều có sân tập, tuy nhiên rất ít trường có sân tập riêng (phía sau hoặc ngay bên cạnh trường), còn lại chủ yếu sử dụng sân trường là sân học thể dục và tập TDTT NK. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng giờ học Thể dục nói chung của học sinh và giờ học văn hóa của các học sinh khác. Nhiều trường còn sử dụng một phần sân trường là bãi gửi xe cho học sinh, phần còn lại để tập luyện. Đây cũng là khó khăn chung trong công tác GDTC tại các trường học trên cả nước hiện nay. Trong 44 trường khảo sát, có tới 21 trường, chiếm 47.73% số trường khảo sát nhận xét hệ thống sân tập chưa đáp ứng đủ nhu cầu tập luyện của học sinh trong học tập môn học thể dục nội khóa và ngoại khóa.

69


Về hệ thống phòng tập, nhà tập thể chất: Trong số 44 trường THCS được khảo sát tại 12 quận, huyện thuộc Tp. Hà Nội chỉ có 26 trường, chiếm 59.09% tổng số trường có nhà tập thể chất. Đây phần lớn là các trường được xây dựng mới và đảm bảo có nhà tập thể chất theo quy định của Bộ GD&ĐT nên đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện môn học Thể dục tại các trường. Trong số các trường có Nhà tập, chỉ có 02 trường đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu học tập môn học Thể dục của Nhà trường.

Về hố nhảy (hoặc hệ thống thảm) phục vụ nhảy cao và nhảy xa: 100% số trường được khảo sát có hố nhảy (hoặc thảm) phục vụ 2 nội dung học này. Đơn giản, bởi đây là 2 nội dung bắt buộc trong chương trình học Thể dục của học sinh THCS. Tuy nhiên, có tới 38.64% tổng số trường được khảo sát đánh giá hệ thống hố nhảy (hoặc thảm) chưa đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh nhà trường.

Về các loại sân tập: Đá cầu là môn bắt buộc trong chương trình giảng dạy môn học Thể dục nội khóa của học sinh THCS, đồng thời cũng là môn thể thao đơn giản về CSVC, dễ tập luyện và được đông đảo học sinh tập luyện. Tuy nhiên, trên thực tế khảo sát mới chỉ có 35 trường, chiếm 79.55% số trường được khảo sát có sân đá cầu, trong đó cũng chỉ có 26 trường, chiếm 63.64% đảm bảo chất lượng và đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của học sinh, các trường còn lại được đánh giá là đáp ứng chưa tốt. Còn lại, phần lớn học sinh tập luyện theo hình thức tự phát, đá tự nhiên theo hình thức chuyền cầu trên sân trường. Các loại sân tập khác phục vụ học tập các môn tự chọn và tập luyện TDTT NK như sân Bóng đá, Bóng chuyền (cả sân bóng chuyền hơi và bóng chuyền da), Bóng rổ, Cầu lông, Bóng bàn, Cờ (cờ vua và cờ tướng)… và các loại sân khác cũng tướng đối phổ biến tại các trường. Tuy nhiên, hầu hết là chưa đủ và chưa đáp ứng được nhu cầu học tập và tập luyện của học sinh.

Bãi tập thể dục (bao gồm các các dụng cụ tập luyện như các loại xà, dây…) là khu vực rất tốt để tập luyện thể thao và rèn luyện thể lực cho học sinh. Tuy nhiên, trên 44 trường khảo sát mới có 6 trường có, chỉ có 4 trường đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh, còn 2 trường còn lại, trang thiết bị tập luyện đã quá cũ, gãy, cong vênh… không đảm bảo chất lượng tâp luyện.

Bơi lội cũng là môn thể thao được nhiều học sinh yêu thích tập luyện, đồng thời cũng là một kỹ năng sống cần thiết, tuy nhiên, cả 44 trường được khảo sát

70


đều không có bể bơi. Tất cả học sinh tập luyện thêm môn thể thao này đều tham gia theo hình thức dịch vụ, thuê giờ ở các cơ sở gần trường. Đây cũng là lý do vì sao mặc dù được nhiều học sinh yêu thích nhưng lại chưa thể phát triển ngoại khóa môn thể thao này tại các trường học.

Tóm lại, qua đánh giá thực trạng CSVC phục vụ tập luyện Thể dục nội khóa và ngoại khóa cho học sinh trong các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội cho thấy: Thực trạng CSVC tại các trường THCS còn thiếu cả về số lượng và chất lượng, chưa đáp ứng được nhu cầu tập luyện của học sinh.

Thống kê thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội thông qua khảo sát các trường bằng phiếu (phụ lục 2). Kết quả khảo sát được trình bày tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Thực trạng đội ngũ GV, hướng dẫn viên hướng dẫn tập luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội

(n=44 trường)



TT


Nội dung

Kết quả

Đáp ứng đủ nhu cầu

mi

%

mi

%

1

Số trường đủ GV Thể dục theo quy định

của BGD-ĐT

41

93.18

-

-

2

Số trường có GV hướng dẫn tập luyện

TDTT NK

36

81.82

15

34.09

3

Số trường sử dụng lực lượng HLV, hướng

dẫn viên trong tổ chức tập luyện TDTT NK


23


52.27


12


27.27


Qua bảng 3.7 cho thấy: Trong số 44 trường khảo sát có 41 trường đủ số GV thể dục theo quy định của BGD-ĐT. Tuy nhiên, đây mới chỉ là GV giảng dạy nội khóa, trong 44 trường mới chỉ có 36 trường có GV hướng dẫn tập luyện TDTT NK, nhưng chủ yếu là hướng dẫn các đội tuyển thể thao, trước mỗi giải thi đấu chứ chưa tổ chức hướng dẫn rộng dãi các môn thể thao ngoại khóa cho học sinh trong toàn trường và đa dạng các môn thể thao. Có 15 trường (chiếm 34.09%) đã tổ chức hướng dẫn ngoại khóa các môn thể thao khác như: Bóng rổ, Võ thuật, Cầu lông theo hình thức CLB thể thao và đáp ứng tốt nhu cầu tập luyện của học sinh. Đây là mô hình cần tiếp tục phát huy hơn nữa trong tổ chức hoạt động TDTT NK cho học sinh các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội.

71


Ngoài việc sử dụng GV trong trường để phát triển phong trào TDTT NK, 23/44 trường, chiếm 52.27% tổng số trường có sử dụng lực lượng HLV, hướng dẫn viên trong tổ chức tập luyện TDTT NK dưới hình thức các CLB thể thao có phí. Các môn thể thao được tổ chức tập luyện dưới hình thức CLB thể thao tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội phổ biến gồm các CLB võ thuật (Karate-do, Taekwondo, Pencak Silat, Vovinam), CLB Bóng rổ, CLB Cầu lông, CLB bóng chuyền… và đây cũng là loại mô hình hoạt động ngoại khóa được đông đảo học sinh yêu thích tham gia tập luyện. Tuy nhiên, việc sử dụng lực lượng HLV, hướng dẫn viên trong tập luyện ngoại khóa dù có hiệu quả cao nhưng chỉ đáp ứng nhu cầu tập luyện từng môn thể thao riêng lẻ chứ chưa đáp ứng nhu cầu tập luyện đa dạng, phong phú của học sinh toàn trường. Để đáp ứng tốt, cần sử dụng phối hợp cả các GV, HLV, hướng dẫn viên trong phát triển phong trào thể thao ngoại khóa tại mỗi trường.

Tóm lại, lực lượng GV hướng dẫn tập luyện TDTT NK của học sinh các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội còn thiếu về số lượng để đáp ứng nhu cầu tập luyện của học sinh (chưa tính tới chất lượng chuyên môn theo từng môn thể thao).

Thống kê về thực trạng chương trình tập luyện các môn thể thao ngoại khóa tại 44 trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội thông qua khảo sát bằng phiếu (phụ lục 2). Kết quả cụ thể được trình bày tại bảng 3.8.

Bảng 3.8. Thực trạng chương trình tập luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội (n=44)

TT

Nội dung

Kết quả

mi

%

1

Số trường có xây dựng chương trình tập luyện ngoại

khóa các môn thể thao

8

18.18

2

Số CLB thể thao (tại các trường THCS tại Hà Nội) có

chương trình tập luyện

15

34.09


Qua bảng 3.8 cho thấy: Phần lớn việc tập luyện TDTT NK tại các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội diễn ra không theo chương trình tâp luyện cụ thể mà tự phát là chính, học sinh tự tập luyện những nội dung mình thích. Trong 44 trường được khảo sát chỉ có 8 trường (chiếm 18.18% tổng số trường) có chương trình tập luyện ngoại khóa một số môn thể thao (không phải tất cả các môn và thường là các môn võ thuật, Aerobic, dance sporst). Các CLB thể thao ngoại

72


khóa tại các trường có chương trình tập luyện cụ thể cũng chỉ có 15 CLB thuộc các trường, chiếm 34.09% tổng số trường. Như vậy, để tập luyện TDTT NK có hiệu quả hơn thì việc xây dựng chương trình tập luyện các môn thể thao cũng là vấn đề quan trọng cần phải chú ý.

Thống kê về kết quả thực trạng những vấn đề khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT NK của học sinh các trường THCS trên địa bàn Tp. Hà Nội thông qua điều tra bằng phiếu hỏi (phụ lục 1). Kết quả được trình bày tại bảng 3.9.

Bảng 3.9. Thực trạng khó khăn khi tham gia tập luyện TDTT NK của học sinh các trường THCS tại Hà Nội (n=3645)


TT

Nội dung trả lời

Kết quả

mi

%

1

Khó khăn về thời gian

895

24.55

2

Khó khăn về sân bãi, trang thiết bị tập luyện

2128

58.38

3

Khó khăn về người hướng dẫn

2016

55.31

4

Khó khăn về kinh phí tham gia tập luyện

783

21.48

5

Không được bạn bè, gia đình ủng hộ

807

22.14

6

Thiếu quyết tâm

1207

33.11

7

Thiếu kế hoạch

1162

31.88

8

Chương trình tập luyện TDTT NK nhàm chán

1695

46.50

9

Các lý do khác

362

9.93

Qua bảng 3.9 cho thấy: Các khó khăn chính học sinh THCS Tp. Hà Nội gặp phải khi tham gia tập luyện TDTT NK là Khó khăn về sân bãi, trang thiết bị tập luyện; Khó khăn về người hướng dẫn; Chương trình tập luyện TDTT NK nhàm chán; Thiếu quyết tâm; Thiếu kế hoạch; Thiếu thời gian tham gia tập luyện… các nguyên nhân khác chiếm tỷ lệ ít hơn. Có thể thấy rõ hơn điều này qua biểu đồ 3.3.

Xem tất cả 378 trang.

Ngày đăng: 22/12/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí