Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 2

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ 80

3.2.2. Bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích đối với trẻ mầm non cho CBQL, GV, NV 84

3.2.3. Chỉ đạo xây dựng và sử dụng môi trường giáo dục đảm bảo an

toàn cho trẻ 88

3.2.4. Huy động các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ ở trường mầm non 92

3.2.5. Chỉ đạo đổi mới kiểm tra, đánh giá hoạt động phòng chống tai nạn thương tích cho học sinh nhằm xây dựng trường học an toàn 96

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 100

3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất ..101 3.4.1. Mục tiêu 101

3.4.2. Nội dung, đối tượng khảo sát 101

3.4.3. Kết quả khảo nghiệm 102

Kết luận chương 3 106

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 107

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

PHỤ LỤC ...........................................................................................................

DANH MỤC VIẾT TẮT


1

CBQL

Cán bộ quản lý

2

CS,GD

Chăm sóc, giáo dục

3

CSVC

Cơ sở vật chất

4

GD

Giáo dục

5

GDĐT

Giáo dục đào tạo

6

GDMN

Giáo dục mầm non

7

GV

Giáo viên

8

NV

Nhân viên

9

PCTNTT

Phòng chống tai nạn thương tích

10

TNTT

Tai nạn thương tích

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 146 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1. Số lượng trẻ mầm non năm học 2019 - 2020 40

Bảng 2.2. Mục tiêu xây dựng trường học an toàn phòng chống TNTT

cho trẻ mầm non 43

Bảng 2.3. Thực trạng nội dung xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên 46

Bảng 2.4. Thực trạng tổ chức nhà trường xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non

thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 49

Bảng 2.5. Thực trạng cơ sở vật chất xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 51

Bảng 2.6. Thực trạng giáo viên/người trông trẻ xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm

non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 52

Bảng 2.7. Thực trạng phương pháp xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã

Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 54

Bảng 2.8. Thực trạng hình thức xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non thị xã Phổ

Yên, tỉnh Thái Nguyên 55

Bảng 2.9. Thực trạng các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở

trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên 57

Bảng 2.10. Kết quả công tác xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an

toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non 59

Bảng 2.11. Kết quả công tác tổ chức hoạt động xây dựng trường học

an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non 62

Bảng 2.12. Kết quả công tác chỉ đạo hoạt động xây dựng trường học

an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở các trường mầm non 64

Bảng 2.13. Kết quả công tác kiểm tra, đánh giá GV, NV trong hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT

cho trẻ ở các trường mầm non 66

Bảng 2.14. Thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ ở

trường mầm non thi xã Phổ Yên 70

Bảng 2.15. Thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ

ở trường mầm non thị xã Phổ Yên 72

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cần thiết của các biện pháp đã đề xuất 102

Bảng 3.2. Kết quả thăm dò tính khả thi của các biện pháp đã đề xuất 104

MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

1.1. Về mặt lý luận

Hiện nay, Việt Nam đã có các chủ trương, chính sách, kế hoạch, chương trình hành động nhằm phòng chống tai nạn, thương tích, bạo lực học đường để xây dựng trường học an toàn, đặc biệt là Nghị định số 80/2017/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ thì trường học an toàn phải tạo ra một môi trường giáo dục đảm bảo tốt các điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cho trẻ, tạo môi trường giáo dục an toàn mà ở đó trẻ được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần, trẻ được học tập trong môi trường giáo dục thân thiện mà ở đó trẻ thực sự phải được đối xử công bằng, bình đẳng, nhân ái. “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn, thương tích cho trẻ được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh của trẻ” [1].

1.2. Về mặt thực tiễn

Trẻ em lứa tuổi mầm non phát triển nhanh về thể chất, trí tuệ. Ở giai đoạn này, trẻ rất hiếu động, tò mò, thích tự khám phá, tìm hiểu thế giới xung quanh, trong khi khả năng ứng phó để tự bảo vệ bản thân còn hạn chế. Do vậy, môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện giúp trẻ mầm non được bảo vệ, không bị tổn hại về thể chất và tinh thần; không có tệ nạn xã hội, không bạo lực; trẻ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên có lối sống lành mạnh, ứng xử văn hóa, trẻ được tôn trọng, đối xử công bằng, bình đẳng và nhân ái và trẻ được tạo điều kiện để phát triển phẩm chất và năng lực. Trường học an toàn có môi trường cảnh quan thân thiện, trẻ được học tập trong môi trường vui tươi, lành

mạnh, an toàn, mọi trẻ đều cảm thấy được cô yêu thương và được đối xử công bằng. Phòng chống tai nạn thương tích có vai trò quan trọng đối với trẻ mầm non, vai trò đó thể hiện: mỗi nhà trường cần có cán bộ chuyên trách hoặc kiêm nhiệm về công tác y tế trường học, được tập huấn để thực hiện tốt các hoạt động sơ cứu, cấp cứu tai nạn thương tích; Cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi có đảm bảo an toàn thì mới tạo được môi trường an toàn cho trẻ hoạt động và giảm thiểu được các nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ.

Hoạt động xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên hiện nay cho thấy, Hiệu trưởng các trường mầm non đã chỉ đạo lập kế hoạch và tổ chức thực hiện như đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch khuôn viên, cảnh quan môi trường sư phạm trong các nhà trường theo hướng xanh, sạch, đẹp, hợp vệ sinh và thân thiện...; thực hiện tốt công tác tuyên truyền đến cán bộ, giáo viên, phụ huynh về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ, xây dựng phòng học thoáng mát, không trơn trượt....nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ. Tuy nhiên, hiện nay một số GV còn yếu kém kỹ năng phòng chống, sơ cứu một số tai nạn thương tích thường gặp ở trẻ, mục tiêu, nội dung phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non còn sơ sài, các phương pháp và hình thức phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non chưa đảm bảo an toàn cho trẻ mầm non, Hiệu trưởng các trường chưa huy động được các lực lượng giáo dục tham gia xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non...

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non hiện nay đã đạt được một số thành tựu như công tác lập kế hoạch từ đầu năm học, mỗi GV đã tự xây dựng kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT cho trẻ cho nhóm lớp mình quản lý, tuy nhiên, công tác tổ chức thực hiện xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non chưa mang lại hiệu quả thiết thực, công tác chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá còn mang tính hình thức, chưa tiến hành kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non về việc

lồng ghép các nội dung giáo dục phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng trường học an toàn trong nhà trường…nếu đề tài nghiên cứu thành công sẽ vận dụng linh hoạt các biện pháp sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

Xuất phát từ những lý do trên tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu: "Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực trạng quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non, luận văn đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên đã đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên còn có một số hạn chế. Nếu đề xuất và thực hiện một cách đồng bộ các biện pháp quản lí có tính khoa học và tính khả thi thì sẽ nâng cao được hiệu quả của hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, góp phần nâng cao chất lượng giáo chăm sóc giáo dục trẻ.

5. Nhiệm vụ nhiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở trường mầm non.

5.2. Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

6. Phạm vi nghiên cứu

- Nội dung nghiên cứu: Đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích tại nhà trường và công tác quản lý xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ yên, tỉnh Thái Nguyên và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Chủ thể thực hiện các biện pháp là Phòng Giáo dục & Đào tạo và Hiệu trưởng ở các trường mầm non thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

- Thời gian khảo sát: Tháng 7/2019 đến tháng 4/2020.

- Địa bàn nghiên cứu: Các trường mầm non: MN Ba Hàng, MN Bãi Bông, MN Bắc Sơn, MN Đắc Sơn, MN Đông Cao, MN Phúc Thuận I, MN Phúc Thuận II, MN Phúc Thuận III, MN Thành Công I, MN Thành Công II ở thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận: mục tiêu, nội dung, phương pháp hình thức… xây dựng trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích ở các trường

Xem tất cả 146 trang.

Ngày đăng: 15/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí