Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 2

Chương I‌‌

Nhận thức chung về Hợp đồng bảo hiểm tài sản


1.1. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

1.1.1. Khái niệm chung về Hợp đồng bảo hiểm

Luật KDBH đã đưa ra định nghĩa chung và khái quát về Hợp đồng bảo hiểm, theo đó Hợp đồng bảo hiểm là sự thoả thuận giữa Bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm, theo đó Bên mua bảo hiểm phải đóng phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm" (Điều 12).

Định nghĩa trên cho thấy đặc trưng cơ bản của Hợp đồng bảo hiểm, đó là việc ghi nhận sự thoả thuận và thực hiện cam kết của các bên gắn với việc xảy ra một "sự kiện bảo hiểm". Theo qui định của pháp luật Việt nam, "sự kiện bảo hiểm" được định nghĩa là sự kiện khách quan do các bên thoả thuận hoặc pháp luật qui định mà khi sự kiện đó xảy ra thì doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm" (Điều

3.10 Luật KDBH).

Về nguyên lý kỹ thuật của bảo hiểm thương mại, khái niệm của Hợp đồng bảo hiểm, cũng như bản chất của nó gắn liền với các sự kiện rủi ro xảy ra gây tổn thất, thiệt hại đến quyền lợi, khả năng tài chính của Bên mua bảo hiểm, và vì nhằm tìm kiếm một cam kết hỗ trợ về tài chính từ phía Doanh nghiệp bảo hiểm

để nhằm bù đắp những quyền lợi bị thiệt hại của Bên mua bảo hiểm mà Hợp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 116 trang tài liệu này.

đồng bảo hiểm được thiết lập. Theo đó, Hợp đồng bảo hiểm chính là thoả thuận chuyển giao rủi ro giữa Bên mua bảo hiểm cho bên bảo hiểm, bằng việc Bên mua bảo hiểm trả cho bên bảo hiểm một số tiền gọi là phí bảo hiểm, coi như là giá của rủi ro, để đổi lấy một cam kết đảm bảo về tài chính có điều kiện, gắn với một tình huống nhất định trong trường hợp Bên mua bảo hiểm phải gánh chịu những tổn thất về tài chính do sự kiện rủi ro được bảo hiểm đó gây ra.

Như vậy, "Sự kiện bảo hiểm" theo qui định của pháp luật Việt nam được hiểu bao hàm hai nội dung: Thứ nhất, xảy ra những rủi ro có thể được bảo hiểm.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản - 2

Đó là những rủi ro xảy ra khách quan; mang tính ngẫu nhiên và bất ngờ; không

biết trước được về khả năng xảy ra, về thời gian xảy ra rủi ro, cũng như hậu quả khi xảy ra rủi ro đó. Rủi ro đó phải có tính chất hợp pháp, phù hợp trật tự công cộng và đạo đức xã hội [22; tr7,8]. Thứ hai, các rủi ro được bảo hiểm đó phải gây thiệt hại cho Bên mua bảo hiểm, hay nói cách khác Bên mua bảo hiểm phải gánh chịu tổn thất tài chính hoặc phát sinh/hay gia tăng trách nhiệm khi nguyên nhân của tổn thất/thiệt hại do các rủi ro được bảo hiểm đó gây ra, khi đó mới phát sinh trách nhiệm trả tiền/bồi thường bảo hiểm của bên bảo hiểm[18; Điều 2 và 23; tr3].

Mặc dù khi đề cập đến khái niệm về Hợp đồng bảo hiểm, pháp luật Việt nam chỉ chú trọng qui định việc xảy ra sự kiện bảo hiểm (được hiểu là việc xảy những sự kiện rủi ro khách quan) gây thiệt hại cho Bên mua bảo hiểm, mà đã không đề cập đến nội dung quan trọng và đặc trưng của kinh doanh bảo hiểm, đó là những rủi ro đó khi xảy ra sẽ tác động trực tiếp lên đối tượng nào? hay "đối tượng" nào mới thực sự ở trong tình trạng chịu sự đe doạ và bị tổn thất trực tiếp bởi những rủi ro được bảo hiểm bảo hiểm gây ra, mà hậu quả của những tổn thất này mới ảnh hưởng, gây thiệt hại trực tiếp đến quyền lợi của Bên mua bảo hiểm?

Vì vậy, vấn đề này cần phải được nhận thức khi xem xét đến khái niệm Hợp đồng bảo hiểm. Về nguyên lý bảo hiểm, cũng như qui định của pháp luật thì

đó chính là "đối tượng bảo hiểm" là những đối tượng có khả năng bị tổn thất vật chất, chịu sự đe doạ trực tiếp bởi các rủi ro có thể xảy ra ( rủi ro thiên tai bất khả kháng, cháy nổ, ốm đau, bệnh tật..). Đối tượng bảo hiểm bao gồm nhiều loại, có thể là con người, tài sản, trách nhiệm dân sự và các đối tượng khác theo qui

định của pháp luật(Điều 573 BLDS). Vì mục đích cung cấp đảm bảo tài chính cho quyền lợi của Bên mua bảo hiểm có thể bị thiệt hại do các đối tượng bảo hiểm này bị tổn thất ( phát sinh chi phí khắc phục thiệt hại, chi phí nhằm khôi phục, tái tạo lại đối tượng bảo hiểm... để ổn định cuộc sống và hoạt động sản xuất kinh doanh) mà Hợp đồng bảo hiểm được ký kết.

Từ những phân tích trên cho phép khái quát đặc trưng cơ bản của Hợp

đồng bảo hiểm, đó là cam kết và thoả thuận của các bên trong hợp đồng gắn với các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi (không chắc chắn) nhưng không phải là hình thức đánh bạc hay cá cược. Việc thực hiện Hợp đồng bảo hiểm chính là giải quyết hậu quả của rủi ro, hợp đồng mang tính may rủi do không thể xác

định trước được hiệu quả khi ký kết, nghĩa là việc thực hiện hợp đồng của một bên - doanh nghiệp bảo hiểm phụ thuộc vào việc có xuất hiện các sự kiện ngẫu nhiên mang tính may rủi hay không. Chỉ khi xuất hiện điều đó mới xác định

được hiệu quả của hợp đồng từ việc trả tiền của doanh nghiệp bảo hiểm. Trong khi đó, hình thức đánh bạc hay cá cược cũng được coi là có tính chất may rủi, đó là tính may rủi của một sự kiện không chắc chắn về khả năng xảy ra hoặc không chắc chắn về thời điểm xảy ra. Nhưng, thông qua hình thức đánh bạc, các bên

đều có dự định (mục đích) về lợi ích thu được thông qua sự may rủi đó; các bên tìm cách đạt được vận may, sự giàu có nhằm tăng tài sản một cách không công bằng. Còn trong Hợp đồng bảo hiểm, các bên tìm kiếm (mưu cầu) khả năng để phân phối những tổn thất có thể xảy ra do sự không may mắn; các bên tìm cách tránh điều bất hạnh, san sẻ rủi ro, nhằm làm cân bằng tài sản. Mục đích của bảo hiểm là bù đắp tài chính để khắc phục thiệt hại, nhằm khôi phục lại tình trạnh tài chính của Bên mua bảo hiểm như ban đầu khi chưa bị tổn thất. Về nguyên tắc, thì sự đền bù này chỉ có thể bằng mà không thể tốt hơn trạng thái ban đầu của đối tượng bảo hiểm khi chưa bị tổn thất, Bên mua bảo hiểm không thể được hưởng lợi thông qua việc ký kết Hợp đồng bảo hiểm. Đây cũng là nội dung cơ bản của nguyên tắc bồi thường áp dụng trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

1.1.2. Khái niệm Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Hợp đồng bảo hiểm tài sản là một loại Hợp đồng bảo hiểm, có đối tượng bảo hiểm là tài sản. Pháp luật Việt Nam có sự phân loại Hợp đồng bảo hiểm tương ứng theo đối tượng bảo hiểm khác nhau, là con người, tài sản hay trách nhiệm dân sự. Theo qui định của Luật KDBH thì "Đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm tài sản là tài sản, bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản" (Điều 40).

Xuất phát từ đối tượng bảo hiểm là tài sản mà Hợp đồng bảo hiểm tài sản

được phân biệt với các loại Hợp đồng bảo hiểm khác như: Hợp đồng bảo hiểm con người, có đối tượng bảo hiểm là tuổi thọ, tính mạng, sức khoẻ và tai nạn con người (Điều 31.1 Luật KDBH); và Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự có đối tượng bảo hiểm là trách nhiệm dân sự của người được bảo hiểm đối với người thứ ba theo qui định pháp luật, có thể là trách nhiệm dân sự phát sinh theo hợp hợp

đồng hoặc trách nhiệm dân sự phát sinh ngoài hợp đồng (Điều 52 Luật KDBH).

Đối tượng bảo hiểm là căn cứ chủ yếu và cơ bản nhất để phân loại Hợp đồng bảo hiểm, thể hiện và phân biệt các đặc trưng, nguyên tắc cơ bản của từng loại Hợp

đồng bảo hiểm bảo hiểm. Do đó Hợp đồng bảo hiểm tài sản có nhiều nguyên tắc

đặc thù khác với các loại Hợp đồng bảo hiểm con người hay trách nhiệm dân sự.

Trước khi phân tích các đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản thì cần phải xác định rõ đối tượng bảo hiểm của hợp đồng bao gồm những tài sản gì, hay những tài sản nào theo quan niệm về tài sản của pháp luật thực định Việt nam có thể trở thành đối tượng bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Trở lại qui định tại Điều 40 Luật KDBH về đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm tài sản viện dẫn ở trên cho thấy, phạm vi đối tượng tài sản bảo hiểm theo qui định của Luật KDBH được định nghĩa rất rộng, bao gồm tất cả các đối tượng

được coi là tài sản theo qui định của Điều 172 BLDS. Như vậy, có phải tất cả các loại tài sản bao gồm vật có thực, tiền, giấy tờ trị giá được bằng tiền và các quyền tài sản đều có thể là đối tượng bảo hiểm theo quy định của Điều 40 Luật KDBH hay không? Nghiên cứu các qui định pháp lý về tài sản trong BLDS cho thấy:

- Tài sản là đối tượng của chế định quyền sở hữu và là khách thể của phần lớn những quan hệ pháp luật dân sự, mà theo đó, BLDS có rất nhiều tiêu chí để phân loại tài sản theo bản chất, tính năng sử dụng và giá trị kinh tế khác nhau của chúng. Vật có thực, là một bộ phận của thế giới vật chất, tồn tại hữu hình mà con người có thể chiếm giữ được, có lợi ích cho con người, được đưa vào giao dịch dân sự nhằm đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, kinh doanh của con người; TiÒn với tính chất là phương tiện thanh toán, cất trữ, đại diện cho chủ quyền quốc gia; tiền

được sử dụng và định đoạt tuân thủ nghiêm ngặt những quy định của pháp luật tài chính, ngân hàng; Giấy tờ trị giá được bằng tiền được hiểu và bao gồm: cổ phiếu, kỳ phiếu, công phiếu, công trái, séc, tín phiếu, sổ tiết kiệm, giấy uỷ nhiệm chi...; và Các quyền tài sản là những quyền gắn liền với tài sản mà khi thực hiện các quyền đó chủ sở hữu sẽ có được một tài sản, đó là quyền đòi nợ, quyền sở hữu đối với phát minh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, quyền tác giả. Các quyền này phải có giá trị được bằng tiền và có thể chuyển giao trong giao lưu dân sự.

- Trên cơ sở đó, BLDS phân loại các tài sản thành: động sản và bất động sản (Điều 181); hoa lợi và lợi tức (Điều 182); vật chính và vật phụ (Điều 183); vật chia được và vật không chia được (Điều 184); vật tiêu hao và vật không tiêu hao (Điều 185); vật cùng loại và vật đặc định (Điều 186); vật đồng bộ (Điều 187) và quyền tài sản (Điều 188).

Như vậy, tài sản theo qui định của BLDS bao gồm rất nhiều loại, có thể biểu hiện ở dưới dạng một hình thái vật chất nhất định mà ta có thể cầm nắm và cảm nhận bằng giác quan của mình gọi là tài sản hữu hình (nhà cửa, phương tiện, vận chuyển, hoa màu, vật nuôi...); Hoặc, không có hình thái vật chất, không thể

được nhận biết bằng giác quan tiếp xúc, mà phải thông qua những ý niệm về những mối quan hệ pháp luật giữa người có quyền khai thác lợi ích của tài sản và người thứ ba [ 34; Tr 72], gọi là tài sản vô hình (chẳng hạn như các quyền về tài sản, quyền đòi nợ, phát minh sáng chế, lợi thế trong kinh doanh...).

Trong quan hệ pháp luật Hợp đồng bảo hiểm tài sản, mặc dù theo phạm vi qui định của Luật KDBH, thì về nguyên tắc "tài sản" là đối tượng bảo hiểm phải

được hiểu và bao gồm các loại tài sản theo định nghĩa và cách phân loại trên của BLDS. Tuy nhiên, do đặc thù của lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, mà không hẳn tất cả các loại tài sản theo định nghĩa của BLDS cũng đều có thể trở thành đối tượng bảo hiểm, do:

- Việc phân biệt và phân loại các loại tài sản trong BLDS không chỉ hiểu theo nghĩa phân loại thông thường về chủng loại, hình dáng, kích cỡ của các loại tài sản, mà vấn đề quan trọng là phân biệt các chế độ pháp lý riêng đối với từng loại tài sản, với ý nghĩa pháp lý quan trọng trong việc xác định đối tượng của quyền sở hữu cũng như xác định khách thể của các quan hệ pháp luật dân sự như: các quy định về cầm cố, thế chấp; các quy định liên quan đến chuyển quyền sở hữu (mua, bán, tặng cho... tài sản); cũng như các quan hệ về "nghĩa vụ và HĐDS", các quan hệ về thừa kế tài sản; các quan hệ về sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ...Ngoài ra, chế độ pháp lý về tài sản còn được nghiên cứu bởi nhiều ngành luật khác, liên quan đến các quy định pháp luật về kinh doanh và thành lập doanh nghiệp; xác định tài sản nợ, có và khả năng thanh toán của một chủ thể nào đó...

- Trong khi đó, do đặc thù của Hợp đồng bảo hiểm tài sản, mà đối tượng bảo hiểm là tài sản phải đảm bảo các yếu tố: có khả năng bị tổn thất vật chất do những rủi ro tai nạn bất ngờ gây ra; thiệt hại của tài sản phải quy ra được bằng tiền, hay nói cách khác, tài sản đó phải có thực và có thể quy ra được bằng tiền. Như vậy, thông thường tài sản là đối tượng bảo hiểm thì tài sản đó phải là tài sản có thực, tài sản hữu hình có khả năng bị tổn thất vật chất do ngoại lực tác

động ( bị hư hỏng, tổn thất do tai nạn, thiên tai, cháy, nổ...). Đối với các tài sản hay các quyền tài sản vô hình không thể bị thiệt hại bởi ngoại lực vật chất tác

động, mà thông thường nó bị tổn thất, thiệt hại bởi các rủi ro về pháp lý (tranh chấp, vi phạm nghĩa vụ, vi phạm bản quyền, hết thời hiệu...), với hậu quả trực tiếp là sự vi phạm, hạn chế hoặc tước mất quyền tài sản của một chủ thể... Vì vậy, về nguyên tắc không thể trở thành đối tượng bảo hiểm. Tuy nhiên nó lại có thể trở thành quyền lợi có thể được bảo hiểm của một chủ thể, nếu tài sản hữu hình gắn với nó là đối tượng bảo hiểm của một Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

Trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, tài sản là đối tượng bảo hiểm có thể là các tài sản hiện có hoỈc các lợi ích gắn liền với tài sản, phát sinh trong quá trình sử dụng, khai thác tài sản (hoa màu, lợi tức, lãi ước tính của hàng hoá; cước vận chuyển; lãi trong kinh doanh...). Theo đó, các loại hình bảo hiểm tài sản thường được hình thành trên cơ sở phân nhóm tài sản hoặc phân loại rủi ro theo đặc tính vật lý nhất định của tài sản, như: Tài sản là những sinh vật sống (vật nuôi, cây trồng); Tài sản đang trong thời kỳ hình thành (xây dựng, lắp đặt, chế tạo...); Tài sản đang trong quá trình khai thác, sử dụng (nhà xưởng, máy móc, trang thiết bị, đồ dùng cá nhân...); Tài sản đang nằm trong kho quỹ (nguyên, nhiên vật liệu, bán thành phẩm, thành phẩm, tiền mặt); Tài sản đang trên đường vận chuyển (hàng hoá, tiền bạc...).

Ngoài ra, do những nhóm rủi ro tiểu biểu gây tổn thất cho tài sản mà nhiều nước trên thế giới phân thành bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực hàng hải lĩnh vực bảo hiểm phi hàng hải. Bảo hiểm hàng hải do những đặc trưng của những rủi ro tổn thất phát sinh trong hoạt động hàng haỉ, liên quan đến quyền lợi bảo hiểm của nhiều chủ thể ở các quốc gia khác nhau trong quá trình hành hải, giao lưu buôn bán quốc tế, mà kỹ thuật bảo hiểm được quốc tế hoá rất cao, chịu sự chi phối của luật pháp và tập quán hàng hải quốc tế. Vì vậy, bảo hiểm tài sản

trong lĩnh vực hàng hải có nhiều nguyên tắc và đặc thù riêng so với các qui định bảo hiểm tài sản trong lĩnh vực phi hàng hải - chủ yếu chịu sự điều chỉnh của pháp luật trong nước, mang tính đối nội. Pháp luật của Việt nam đã dành cả nội dung Chương XVI BLHH Việt nam (1990) để qui định về Hợp đồng bảo hiểm hàng hải, theo đó đối tượng tài sản trong bảo hiểm hàng hải có thể là bất kỳ quyền lợi vật chất nào liên quan đến các hoạt động hàng hải mà có thể quy ra tiền, bao gồm: tầu biển, hàng hoá, tiền cước vận chuyển, tiền công vận chuyển hành khách, tiền thuê tầu, tiền thuê - mua tầu, tiền lãi ước tính của hàng hoá, các khoản hoa hồng, chi phí tổn thất chung, các khoản tiền được bảo đảm bằng tầu, hàng hoá hoặc tiền cước vận chuyển. Ngoài ra, đối tượng bảo hiểm hàng hải còn có thể là tầu đang đóng (Điều 201 BLHH).

ë Việt Nam hiện nay, các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản phát triển rất đa dạng, bao gồm nhiều loại như: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông, đường sắt và đường hàng không; Bảo hiểm thân tàu biển; Bảo hiểm vật chất xe cơ giới; Bảo hiểm thân máy bay;Bảo hiểm cháy nổ; Bảo hiểm xây dựng và lắp đặt;Bảo hiểm dầu khí; Bảo hiểm nông nghiệp (cây trồng và vật nuôi); Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính; Bảo hiểm gián đoạn kinh doanh...

Như vậy, cho dù Luật KDBH xác định phạm vi khái niệm tài sản là đối tượng bảo hiểm tương tự như định nghĩa về tài sản theo qui định của BLDS, nhưng về nguyên lý nghiệp vụ bảo hiểm thì tài sản là đối tượng của Hợp đồng bảo hiểm chỉ có thể là những tài sản có thực hữu hình, có thể là tài sản hiện có hoặc các lợi ích gắn liền với tài sản đó; có khả năng bị tổn thất vật chất do những rủi ro tai nạn bất ngờ gây ra; thiệt hại của tài sản phải quy ra được bằng tiền. Đối với các tài sản hay các quyền tài sản vô hình không đắp ứng được các yêu cầu này, vì vậy không thể trở thành đối tượng bảo hiểm của Hợp đồng bảo hiểm tài sản.

1.2. ý nghĩa, vai trò của Hợp đồng bảo hiểm tài sản

Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập nhằm cung cấp sự đảm bảo về tài chính cho những quyền lợi của Bên mua bảo hiểm có thể bị thiệt hại phát sinh trực tiếp từ việc đối tượng tài sản bảo hiểm có thể bị hư hỏng hay tổn thất bởi việc xảy ra một sự kiện bảo hiểm.

Đối tượng mà Hợp đồng bảo hiểm tài sản trực tiếp bảo vệ không phải là tài sản (với tư cách là đối tượng bảo hiểm), mà là quyền lợi tài chính mà Bên mua bảo hiểm có trong đối tượng tài sản đó bảo hiểm. Quyền lợi đó sẽ được đảm bảo nếu tài sản đó an toàn không bị tổn thất, và ngược lại, chủ thể đó sẽ phải chịu thiệt hại nếu tài sản đó bị rủi ro tổn thất. Vì vậy, với mong muốn bảo đảm cho quyền lợi đó và nhằm giảm nhẹ thệt hại tài chính trong trường hợp tài sản bị tổn thất, mà Hợp đồng bảo hiểm tài sản được thiết lập.

Thực tế, trong Hợp đồng bảo hiểm tài sản với rủi ro cháy cho một ngôi nhà, thì mặc dù ngôi nhà đó chính là đối tượng tài sản bảo hiểm, là đối tượng trực tiếp bị đe doạ và bị tổn thất, phá huỷ khi xảy ra cháy, nhưng bản chất và vai trò của Hợp đồng bảo hiểm được cấp ra không phải là bảo hiểm hay bảo vệ trực tiếp cho bản thân ngôi nhà hay các vật liệu tạo lên ngôi nhà đó (đối tượng bảo hiểm), mà Hợp đồng bảo hiểm tài sản cung cấp sự bảo vệ cho quyền lợi của Bên mua bảo hiểm có trong ngôi nhà đó. Dịch vụ " bảo hiểm" được cung cấp thông qua Hợp đồng bảo hiểm không đồng nghĩa với những hình thức "bảo hiểm, bảo vệ" trực tiếp khác như: đeo dây bảo hiểm thì sẽ không bị ngã; đội mũ bảo hiểm thì sẽ bảo vệ trực tiếp cho cái đầu không bị chấn thương khi đi xe máy; hoặc lắp thiết bị báo cháy, thiết bị dập cháy tự động có thể làm cho ngôi nhà không bị cháy, hạn chế khả năng bị cháy. Khi một Hợp đồng bảo hiểm cấp ra, nó không thể cung cấp hay được sử dụng như là một phương tiện trực tiếp bảo vệ cho ngôi nhà khỏi bị cháy như các thiết bị bảo hiểm trên (thực tế ngôi nhà có thể bị cháy bất cứ khi nào nếu không được bảo quản chăm sóc, cũng như thực hiện tốt các biện pháp phòng cháy, chữa cháy...), bản chất và chức năng của Hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp này sẽ cung cấp đảm bảo tài chính cho Bên mua bảo hiểm để có thể giải quyết, khắc phục hậu quả, thiệt hại sau khi cháy, sửa chữa lại hay xây ngôi nhà mới. Chức năng bảo vệ tài sản thông qua việc giao kết Hợp

đồng bảo hiểm chỉ được thể hiện một cách gián tiếp qua việc thực hiện các biện pháp đề phòng và hạn chế tổn thất của Doanh nghiệp bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm có thể khuyến nghị cho Bên mua bảo hiểm áp dụng các biện pháp phòng tránh để đảm bảo an toàn cho tài sản, cũng như trực tiếp cung cấp các dịch vụ hỗ trợ, trang bị các phương tiện phòng tránh làm giảm thiểu khả năng xảy ra tổn thất cho đối tượng tài sản.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/05/2024