Biểu đồ 2.1: Kết quả xếp loại hạnh kiểm 3 năm học (2011-2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014)
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.1 cho thấy KQ xếp loại về hạnh kiểm của HS trong 3 năm học gần đây trên phạm vi toàn tỉnh tương đối ổn định và đạt được tiêu chí trường chuẩn QG. Tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trở lên cả tỉnh trong 3 năm học gần đây đạt 91,6%, xếp loại yếu 0,9 %. Đây là điều kiện thuận lợi ban đầu cho các trường THPT phấn đấu đạt chuẩn QG.
Tuy nhiên, điều tra cụ thể từng trường, tôi được biết: một số trường huyện Chiêm Hóa và huyện Sơn Dương tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm khá, tốt trở lên chưa đạt 80% và một số trường của Thành phố Tuyên Quang tỷ lệ HS xếp loại hạnh kiểm yếu trên 1%. Những trường này có số lớp quá nhiều (trên 45 lớp) dẫn đến tập trung nhiều HS cá biệt do địa bàn tuyển sinh của trường rộng, hơn nữa điểm chuẩn tuyển vào lớp 10 THPT thấp. Đây cũng là vấn đề phải tính toán lại khi thực hiện kế hoạch
xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG trên từng địa bàn huyện, thành phố Tuyên Quang hàng năm.
Biểu đồ 2.2: Kết quả xếp loại học lực 3 năm học (2011-2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014)
Qua bảng 2.4 và biểu đồ 2.2 cho thấy KQ xếp loại về học lực HS của hầu hết các trường THPT trong 3 năm học gần đây chưa đạt được các tiêu chí trường chuẩn QG. Tỷ lệ học sinh có học lực khá không đạt tiêu chí về chất lượng giáo dục (30,0% trong khi tiêu chuẩn yêu cầu số học sinh xếp loại Khá trên 35%), tỷ lệ học lực yếu quá cao chiếm tỷ lệ trên 10% và cá biệt vẫn còn tỷ lệ học lực kém 0,1%. Thực tế toàn tỉnh mới có trường THPT Chuyên, THPT Dân tộc Nội trú Tuyên Quang đạt được tiêu chí về học lực HS. Đây là một khó khăn, thách thức không nhỏ đòi hỏi HT phải có giải pháp tích cực mới có thể khắc phục được.
c) Về CSVC trường THPT
Tổng hợp số liệu theo báo cáo của Văn phòng, Sở GD&ĐT Tuyên Quang và đối chiếu với qui định trường chuẩn cho thấy CSVC của 28 trường THPT còn nhiều hạn chế, bất cập:
- 15 trường (53,6%) chưa đạt diện tích mặt bằng tối thiểu, 6 trường (21,4%) vượt quá số lớp qui định của trường chuẩn, có trường tới 65 lớp.
- 25 trường (89,3%) chưa đủ phòng học để tổ chức học 1 ca và chưa có đủ 3 phòng học bộ môn tối thiểu: Vật Lý , Hoá học và Sinh học (hầu hết các trường mới có 1 hoặc 2 phòng học bộ môn).
- 25 trường (89,3%) chưa có nhà tập đa năng, 22 trường (78,6%) chưa có thư viện.
- 15 trường (53,6%) chưa có bãi tập, 11 trường chưa có hệ thống cấp nước.
Tìm hiểu nguyên nhân thực trạng trên là do hiện nay trên phạm vi toàn tỉnh chưa có quy hoạch tổng thể mạng lưới trường, lớp học; nhiều trường THPT chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác tuyển sinh vào THPT chưa gắn với kế hoạch phát triển trường lớp của địa phương mà chỉ nhằm đảm bảo tỷ lệ huy động đối tượng trong độ tuổi đi học theo tiêu chuẩn phổ cập GD các bậc học; đầu tư kinh phí cho việc xây dựng CSVC trường THPT đạt chuẩn QG còn hạn hẹp. Đây là một khó khăn trong tiến trình xây dựng trường chuẩn QG, đòi hỏi phải có sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền và các ban ngành chức năng mới có thể tháo gỡ được.
Tóm lại, trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang đã đạt những thành tựu rất cơ bản là những tiền đề thuận lợi cho sự nghiệp đổi mới GD theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá, đó là:
+ Diện mạo các trường học đã có những khởi sắc nhất định, nhận thức của nhân dân các dân tộc trong tỉnh về vai trò vị trí GD&ĐT ngày càng được cải thiện.
+ Tỉnh đã đạt chuẩn QG về phổ cập tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập THCS tiến tới PCGDTrH
+ Đã có 39 trường tiểu học và 38 trường THCS đạt chuẩn QG, 01 trường THPT đạt chuẩn QG; 01 trường Tiểu học và 01 trường THPT là trường Anh hùng thời kỳ đổi mới.
+ Chất lượng GD THPT tiệm cận với tiêu chuẩn của trường chuẩn QG, trong đó có một số trường đã đạt chuẩn QG.
Tuy nhiên, GD&ĐT Tuyên Quang còn có nhiều thách thức và rất nhiều khó khăn tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
+ Cùng một lúc vừa phải thực hiện nâng cao dân trí cho nhân dân lao động ở các vùng khác nhau, vừa đào tạo nguồn nhân lực cho nhiều ngành kinh tế trong và ngoài tỉnh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động;
+ GD&ĐT của tỉnh còn nhiều điểm yếu kém, trình độ dân trí của nhân dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn còn thấp; Chất lượng đào tạo, chất lượng giảng dạy và học tập của một bộ phận không nhỏ GV và HS chưa đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động;
+ Tốc độ kiên cố hoá các trường học còn chậm, thiết bị dạy học trong các trường phổ thông chưa đồng bộ hoặc lạc hậu;
+ QL GD chậm đổi mới, phân cấp QL và cơ chế điều hành còn bất cập.
Cần nhìn thẳng vào những thách thức, khó khăn để đánh giá đúng thực trạng GD nói chung và thực trạng xây dựng trường chuẩn QG nói riêng ở tỉnh Tuyên Quang.
2.2. Thực trạng quản lý hoạt động xây dựng các trường THPT đạt chuẩn QG của tỉnh Tuyên Quang
Để đánh giá nhận thức về vai trò và sự cần thiết xây dựng trường THPT đạt yêu cầu theo tiêu chí trường chuẩn QG và nắm được thực trạng QL các hoạt động trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG tỉnh Tuyên Quang, tôi đã tiến hành điều tra và phỏng vấn các đối tượng:
+ Nhóm I gồm 26 cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT Tuyên Quang (Phòng GDTrung học: 7 người, Phòng Khảo thí và kiểm định chất lượng GD: 4 người; Phòng giáo dục Đại học: 2 người, Văn phòng: 2 người, Phòng Tổ chức – cán bộ: 2 người; Phòng Kế hoạch - Tài vụ: 3 người, Thanh tra Sở: 4 người, lãnh đạo Sở: 2 người)
+ Nhóm II gồm 16 CBQL (HT và Phó HT) của 6 trường THPT.
+ Nhóm III gồm 100 người thuộc 6 trường THPT có tuổi nghề từ 5 năm trở lên và là đội ngũ cốt cán của các trường (tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn, giáo viên giỏi…)
Sau khi tiến hành khảo sát 3 nhóm đối tượng về vai trò và mức độ cần thiết xây dựng trường THPT đạt yêu cầu theo tiêu chí trường chuẩn QGvà nắm được thực trạng QL các hoạt động trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG tỉnh Tuyên Quang, kết quả khảo sát cụ thể như sau:
2.2.1. Thực trạng phổ biến, nghiên cứu quy chế công nhận trường đạt chuẩn QG
2.2.1.1. Nhận thức về vai trò và mức độ cần thiết xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG
Bảng 2.5. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức của việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG
Mức độ nhận thức | ||||
a) Ý kiến cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT: n= 26 | Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết |
X |
1. Sự cần thiết xây dựng trường đạt chuẩn QG | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
2. Việc nắm vững các tiêu chuẩn trường chuẩn | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
3. Vai trò của CBQL, GV, HS trong việc xây dựng trường THPT chuẩn QG | 25 | 1 | 0 | 2,98 |
4. Vai trò của cơ quan QLGD | 25 | 1 | 0 | 2,98 |
Điểm trung bình chung | 2,98 | |||
b) Ý kiến của CBQL trường THPT n= 16 | ||||
1.Sự cần thiết xây dựng trường đạt chuẩn QG | 16 | 0 | 0 | 3,00 |
2.Việc nắm vững các tiêu chuẩn trường chuẩn | 15 | 1 | 0 | 2,98 |
3.Vai trò của CBQL, GV, HS trong việc xây dựng trường THPT chuẩn QG | 15 | 1 | 0 | 2,98 |
4. Vai trò của cơ quan QLGD | 15 | 1 | 0 | 2,98 |
Điểm trung bình chung | 2,98 | |||
c) Ý kiến của GV trường THPT n= 100 | ||||
1.Sự cần thiết xây dựng trường đạt chuẩn QG | 94 | 6 | 0 | 2,94 |
2.Vai trò của HT trong việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG | 82 | 6 | 12 | 2,70 |
3.Vai trò của CBQL, GV, HS trong việc xây dựng trường THPT chuẩn QG | 80 | 6 | 14 | 2,66 |
4.Vai trò của cơ quan QLGD | 96 | 0 | 4 | 2,92 |
Điểm trung bình chung | 2,81 |
Có thể bạn quan tâm!
- Tiêu Chuẩn 4: Về Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học
- Quản Lý Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học Của Nhà Trường
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội Của Tỉnh Tuyên Quang
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Nhận Thức Và Mức Độ Thực Hiện Ql Việc Bd Cbql, Gv Và Nv
- Thực Trạng Quản Lý Việc Xây Dựng Mối Quan Hệ Nhà Trường – Gia Đình – Xã Hội
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng Trường Thpt Tỉnh Tuyên Quang Đạt Chuẩn Qg
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Bảng 2.5 cho thấy ý kiến của hầu hết cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, CBQL các trường THPT đều khẳng định về mức độ cần thiết và vai trò quan trọng của Hiệu trưởng, GV, HS nhà trường và các cơ quan QLGD đối với việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG (điểm trung bình đều là 2,98).
Riêng nhóm III có một số GV còn cho rằng: Vai trò của Hiệu trưởng và cơ quan QLGD là cần thiết trong việc xây dựng trường chuẩn QG. Qua trao đổi trực tiếp, có GV cho rằng, xây dựng trường chuẩn QG là xây các phòng học kiên cố, hiện đại thay cho phòng học tạm và hoàn toàn do Nhà nước chịu trách nhiệm. Điều này chứng tỏ việc phổ biến, học tập, triển khai, nghiên cứu văn bản về trường chuẩn QG
của một số trường THPT hiệu quả chưa cao. Tuy nhiên, đánh giá chung nhận thức của nhóm GV đạt kết quả khá (điểm trung bình là 2,81).
Sự đánh giá của các nhóm khách thể có nhiều điểm thống nhất cao và chặt chẽ, hệ số tương quan thứ bậc Spearman giữa các cặp nhóm đều là tương quan thuận: R ( X a, X b) = 0,7 ; R ( X a, X c) = 0,7 ; R ( X b, X c) = 0,8.
2.2.1.2. Nhận thức về tầm quan trọng của việc QL trường chuẩn QG
Bảng 2.6. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức về tầm quan trọng của việc QL trường đạt chuẩn QG
Mức độ nhận thức | ||||
Rất quan trọng | Quan trọng | Không quan trọng |
X | |
a) Ý kiến lãnh đạo Sở, cán bộ, chuyên viên Sở GD&ĐT, n=26 | ||||
1. QL tổ chức bộ máy nhà trường đạt chuẩn QG | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
2. QL hoạt động giảng dạy của GV đạt chuẩn QG | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
3. QL việc bồi dưỡng CBQL, GV và NV đạt chuẩn QG | 25 | 1 | 0 | 2,98 |
4. QL hoạt động GD toàn diện cho HS đạt chuẩn QG | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
5. QL CSVC, TBDH nhà trường đạt chuẩn QG | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
6. QL mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội | 25 | 1 | 0 | 2,98 |
Điểm trung bình chung | 2,99 | |||
b) Ý kiến của CBQL trường THPT, n=16 | ||||
1. QL tổ chức bộ máy nhà trường đạt chuẩn QG | 16 | 0 | 0 | 3,00 |
2. QL hoạt động giảng dạy của GV đạt chuẩn QG | 16 | 0 | 0 | 3,00 |
3. QL việc bồi dưỡng CBQL, GV và NV đạt chuẩn QG | 16 | 0 | 0 | 3,00 |
4. QL hoạt động GD toàn diện cho HS đạt chuẩn QG | 14 | 2 | 0 | 2,96 |
5. QL CSVC, TBDH nhà trường đạt chuẩn QG | 12 | 4 | 0 | 2,94 |
6. QL mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội | 14 | 2 | 0 | 2,96 |
Điểm trung bình chung | 2,97 | |||
c) Ý kiến của GV trường THPT, n=100 | ||||
1. QL tổ chức bộ máy nhà trường đạt chuẩn QG | 97 | 3 | 0 | 2,99 |
2. QL hoạt động giảng dạy của GV đạt chuẩn QG | 100 | 0 | 0 | 3,00 |
3. QL việc bồi dưỡng CBQL, GV và NV đạt chuẩn QG | 98 | 2 | 0 | 2,99 |
4. QL hoạt động GD toàn diện cho HS đạt chuẩn QG | 94 | 6 | 0 | 2,98 |
5. QL CSVC, TBDH nhà trường đạt chuẩn QG | 93 | 7 | 0 | 2,97 |
6. QL mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội | 95 | 5 | 0 | 2,98 |
Điểm trung bình chung | 2,97 |
Từ kết quả khảo sát tại bảng 2.6 rút ra một số nhận xét sau:
+ Điểm đánh giá trung bình mỗi nội dung của cả 3 nhóm khách thể đều khá cao, thấp nhất là 2,97 và cao nhất là 2,99. Điểm trung bình chung của các nhóm lần lượt là: 2,99; 2,97 và 2,97.
Tóm lại, việc xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG là rất cần thiết đối với sự nghiệp phát triển GD&ĐT đáp ứng nhu cầu của xã hội. Trong quá trình QL việc xây
dựng trường chuẩn QG vai trò của HT là rất quan trọng và có tính chất quyết định. Các nội dung QL việc xây dựng trường chuẩn QG của HT trên đây là rất quan trọng, đóng vai trò cốt lõi và thiết thực đối với sự tồn tại và phát triển của một nhà trường nói chung và đối với quá trình xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG nói riêng.
2.2.2. Thực trạng tổ chức các hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG
2.2.2.1.Thực trạng quản lý xây dựng tổ chức bộ máy trường THPT đạt chuẩn QG
Bảng 2.7. Kết quả khảo sát mức độ nhận thức và mức độ thực hiện về tổ chức bộ máy của nhà trường
Mức độ nhận thức | Mức độ thực hiện | |||||||
Rất cấp thiết | Cần thiết | Không cần thiết |
X | Tốt | TB | Yếu |
Y | |
1. Thành lập các tổ và các Hội đồng trong nhà trường theo qui định | 26 | 0 | 0 | 3,00 | 8 | 14 | 4 | 2,15 |
2. Cử tổ trưởng, tổ phó có uy tín và năng lực CM | 26 | 0 | 0 | 3,00 | 14 | 10 | 2 | 2,46 |
3. Tổ Văn phòng | 26 | 0 | 0 | 3,00 | 8 | 12 | 6 | 2,08 |
4. Tuyển sinh đủ theo chỉ tiêu của tỉnh, đủ khối lớp. | 25 | 1 | 0 | 2,96 | 6 | 14 | 6 | 2,00 |
5. Bầu Ban cán sự lớp vào đầu năm học. | 24 | 2 | 0 | 2,94 | 2 | 8 | 16 | 1,46 |
Điểm trung bình chung | 2,98 | 2,03 | ||||||
Ra= 0,65 | ||||||||
b) Ý kiến của CBQL trường THPT (n=16) | ||||||||
1. Thành lập các tổ và các Hội đồng trong nhà trường theo qui định | 16 | 0 | 0 | 3,00 | 11 | 2 | 3 | 2,50 |
2. Cử tổ trưởng, tổ phó có uy tín và năng lực CM | 16 | 0 | 0 | 3,00 | 8 | 3 | 5 | 2,19 |
3. Tổ Văn phòng | 16 | 0 | 0 | 3,00 | 5 | 6 | 5 | 2,00 |
4. Tuyển sinh đủ theo chỉ tiêu của tỉnh, đủ khối lớp. | 15 | 1 | 0 | 2,98 | 7 | 8 | 1 | 2,38 |
5. Bầu Ban cán sự lớp vào đầu năm học. | 14 | 2 | 0 | 2,96 | 2 | 3 | 11 | 1,44 |
Điểm trung bình chung | 2,98 | 2,10 | ||||||
Rb = 0,50 | ||||||||
c) Ý kiến của GV trường THPT (n=100) | ||||||||
1. Thành lập các tổ và các Hội đồng trong nhà trường theo qui định | 85 | 11 | 4 | 2,81 | 62 | 25 | 13 | 2,49 |
2. Cử tổ trưởng, tổ phó có uy tín và năng lực CM | 78 | 15 | 7 | 2,71 | 65 | 10 | 25 | 2,4 |
3. Tổ Văn phòng | 80 | 10 | 10 | 2,70 | 48 | 22 | 30 | 2,18 |
4.Tuyển sinh đủ theo chỉ tiêu của tỉnh, đủ khối lớp. | 76 | 21 | 3 | 2,73 | 62 | 11 | 27 | 2,35 |
82 | 11 | 7 | 2,75 | 56 | 28 | 16 | 2,4 | |
Điểm trung bình chung | 2,74 | 2,36 |
5.Bầu Ban cán sự lớp vào đầu năm
Từ kết quả khảo sát tại bảng 2.7, cho thấy: Nhóm khách thể I và II đều cho rằng nội dung về công tác tổ chức bộ máy nhà trường theo chuẩn QG là rất cần thiết (điểm trung bình chung đều là 2,98). Nhóm khách thể III có một số GV đánh giá ở mức độ cần thiết do chưa hiểu rõ yêu cầu về bộ máy tổ chức nhà trường đáp ứng yêu cầu theo tiêu chí trường đạt chuẩn QG. Đối với tiêu chí về đội ngũ cán bộ lớp, phỏng vấn trực tiếp một số GVCN lớp đa số ý kiến của GVCN cho rằng: Cán bộ lớp làm càng lâu càng tốt, không cần thiết bầu lại lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó sau 2 học kỳ (điểm trung bình 2,74). Điều này phản ánh rõ HT chưa kiên quyết chỉ đạo các lớp bầu lại cán bộ sau mỗi năm học, bên cạnh đó tâm lý chung của GVCN lớp chỉ muốn sử dụng lại cán bộ lớp để QL lớp theo nếp, cán bộ lớp quen việc, GV đỡ vất vả.
Về KQ thực tế ở nội dung này còn hạn chế (điểm trung bình chung của các nhóm là 2,03; 2,10 và 2,36). Đặc biệt, việc cử đủ số người của tổ Văn phòng nhóm II và nhóm III đều cho điểm trung bình rất thấp (2,0 và 2,18); việc bầu lớp trưởng, lớp phó, tổ trưởng, tổ phó cả 3 nhóm đều đánh giá thấp (1,46; 1,44 và 2,4). Tìm hiểu thực tế về các nội dung có điểm trung bình thấp trên đây qua trao đổi trực tiếp với một số HT và GV trường THPT, tôi được biết đa số HT chưa quan tâm thực sự đến biên chế của tổ Văn phòng, còn tâm lý xem nhẹ vai trò của tổ này so với các tổ chuyên môn. Việc luân phiên cán bộ QL lớp bị xem nhẹ vì tâm lý giáo viên chủ nhiệm ngại thay đổi, đã làm từ đầu “nên quen việc” dẫn đến làm sai quy định.
Từ những nhận xét trên, đặt ra vấn đề là Hiệu trưởng cần có sự chuẩn bị ngay từ bây giờ để lựa chọn biện pháp QL hữu hiệu trong việc tổ chức bộ máy nhà trường và phân công nhiệm vụ cho các thành viên và chuẩn bị đầy đủ các điều kiện có thể để thực hiện kế hoạch xây dựng nhà trường đáp ứng các tiêu chuẩn trường chuẩn QG sau năm 2015.
2.2.2.2. Thực trạng quản lý bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV và NV