Bảng 2.11 cho thấy:
- Quản lý tài chính nhà trường và các nguồn kinh phí được hỗ trợ: là biện pháp được đánh giá quan trọng, điểm trung bình 2,85 đến 2,98. Nhưng kết quả đánh giá mức độ thực hiện mới đạt ở mức độ thấp (2,13 đến 2,38). Điều này chứng tỏ các Hiệu trưởng cần phải lưu ý điều chỉnh trong thời gian tới vì muốn có được sự ủng hộ, đồng thuận của các lực lượng trong và ngoài nhà trường thì việc quản lý tài chính cần phải đúng nguyên tắc và thực hiện công khai thu - chi theo các qui định hiện hành. Tránh việc sử dụng sai nguồn tài chính hoặc sự mập mờ thiếu minh bạch trong các khoản thu - chi, nhất là các nguồn kinh phí được ủng hộ, tài trợ.
- Quản lý CSVC hiện có là biện pháp được đánh giá quan trọng và thiết thực trong giai đoạn trước mắt. Điều này thể hiện qua đánh giá của các nhóm (điểm trung bình từ 2,90 đến 3,0). Tuy nhiên trên thực tế, nhóm I đánh giá kết quả triển khai mới đạt ở mức độ khá (điểm trung bình 2,69), nhóm II và III đánh giá mức độ thực hiện thấp hơn (là 2,13 và 2,18). Điều đó chứng tỏ công tác quản lý CSVC ở nhiều trường chưa được đánh giá cao. Để quản lý tốt CSVC nhà trường, hiệu trưởng cần thực hiện tốt chế độ kiểm kê, thanh lý tài sản nhà trường đúng qui định, thường xuyên mua sắm, sửa chữa bổ sung CSVC hiện có và huy động GV tích cực tự làm đồ dùng dạy học.
- Về nâng cao hiệu quả việc sử dụng, bảo quản TBDH: Các nhóm đều thống nhất đánh giá cao và cho rằng nội dung này là rất cần thiết (điểm trung bình từ 2,92 đến 3,00). Tuy nhiên về kết quả mức độ thực hiện, các nhóm đều đánh giá trung bình (2,54; 2,56 và 2,22). Qua tìm hiểu, có 6/28 trường không bố trí được người chuyên trách về TBDH do không có biên chế; các qui định việc mượn - trả TBDH chưa chặt chẽ do chỉ có GV kiêm nhiệm quản lý kho để đồ dùng, TBHD; GV rất lúng túng trong việc tổ chức mượn - trả hàng ngày. Như vậy, cần sớm có các giải pháp hữu hiệu để tháo gỡ ngay khó khăn về CSVC và TBDH cho các trường THPT hiện nay. Đây là một thách thức không nhỏ đặt ra cho Hiệu trưởng phải có những giải pháp tích cực để nâng cao hiệu quả sử dụng TBDH đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG.
Như vậy, tuy CSVC các trường THPT đã được chú trọng đầu tư nhưng trong giai đoạn hiện nay việc đầu tư chưa đầy đủ, chưa đồng bộ, chưa có cơ chế quản lý chặt chẽ nên việc thực hiện hiệu quả chưa cao. Một số vấn đề chưa được các cấp QL quan tâm thoả đáng đó là: Diện tích sử dụng đất, địa điểm bố trí của các trường, bố trí các khối công trình chưa đảm bảo.
Với đánh giá về mức độ cần thiết giữa các nhóm như trên đặt ra yêu cầu với HT phải lựa chọn các biện pháp QL phù hợp hơn với thực tế các trường THPT hiện nay để đáp ứng được yêu cầu theo tiêu chí trường đạt chuẩn QG.
2.2.2.6. Thực trạng quản lý việc xây dựng mối quan hệ nhà trường – gia đình – xã hội
Bảng 2.12: Kết quả khảo sát mức độ nhận thức và mức độ thực hiện việc xây dựng mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội
Mức độ nhận thức | Mức độ thực hiện | |||||||
Rất cần thiết | Cần thiết | Không cần thiết |
X | Tốt | TB | Yếu | Y | |
a) Ý kiến CB, chuyên viên Sở GD&ĐT: n = 26 | ||||||||
1. XD mối quan hệ: Nhà trường, GĐ, XH | 26 | 0 | 0 | 3,00 | 22 | 2 | 2 | 2,77 |
2.Đẩy mạnh HĐ của Ban đại diện CMHS | 25 | 1 | 0 | 2,98 |
24 |
2 |
0 |
2,92 |
3.Dân chủ hoá các HĐGD của nhà trường | 26 | 0 | 0 | 3,00 |
22 |
2 |
2 |
2,77 |
4.Đa phương hoá nguồn lực XD CSVC, trang cấp TBDH | 24 | 2 | 0 | 2,96 |
16 |
8 |
2 |
2,54 |
Điểm trung bình chung | 2,98 |
|
|
|
2,75 | |||
Ra= 0,55 | ||||||||
b) Ý kiến CBQL trường THPT, n= 16 | ||||||||
4.XD mối quan hệ: Nhà trường, GĐ, XH | 16 | 0 | 0 | 3,00 | 15 | 1 | 0 |
2,93 |
2.Đẩy mạnh HĐ của Ban đại diện CMHS | 16 | 0 | 0 | 3,00 |
14 |
1 |
1 |
2,82 |
3.Dân chủ hoá các HĐGD của nhà trường | 14 | 2 | 0 | 2,95 |
14 |
1 |
1 |
2,79 |
4.Đa phương hoá nguồn lực XD CSVC, trang cấp TBDH | 13 | 3 | 0 | 2,95 |
13 |
3 |
0 |
2,80 |
Điểm trung bình chung | 2,96 |
|
|
|
2,84 | |||
Rb = 0,90 | ||||||||
c) Ý kiến của GV trường THPT, n=100 | ||||||||
1.XD mối quan hệ: Nhà trường, GĐ, XH | 99 | 1 | 0 | 3,00 | 60 | 39 | 1 |
2,58 |
2.ĐẩymạnhHĐcủaBanđạidiệnCMHS | 100 | 0 | 0 | 3,00 |
53 |
43 |
4 |
2,47 |
3.DânchủhoácácHĐGDcủanhàtrường | 94 | 5 | 1 | 2,93 |
56 |
40 |
4 |
2,55 |
4.Đa phương hoá nguồn lực XD CSVC, trang cấp TBDH | 90 | 9 | 1 | 2,88 |
38 |
52 |
10 |
2,26 |
Điểm trung bình chung | 2,95 |
|
|
|
2,47 | |||
Rc = 0,65 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội Của Tỉnh Tuyên Quang
- Kết Quả Xếp Loại Hạnh Kiểm 3 Năm Học (2011-2012; 2012 - 2013; 2013 - 2014)
- Kết Quả Khảo Sát Mức Độ Nhận Thức Và Mức Độ Thực Hiện Ql Việc Bd Cbql, Gv Và Nv
- Đánh Giá Chung Về Thực Trạng Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng Trường Thpt Tỉnh Tuyên Quang Đạt Chuẩn Qg
- Một Số Biện Pháp Quản Lý Hoạt Động Xây Dựng Trường Thpt Đạt Chuẩn Qg Tại Tỉnh Tuyên Quang
- Biện Pháp 4: Bồi Dưỡng Năng Lực Cho Đội Ngũ Cbql, Gv, Nv Đáp Ứng Yêu Cầu Theo Tiêu Chuẩn Trường Chuẩn Qg
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Bảng 2.12 cho thấy cả 3 nhóm khách thể đều thống nhất cao về mức độ cần thiết: Việc xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của 3 lực lượng giáo dục trong việc xây dựng trường chuẩn QG là rất quan trọng và rất cấp thiết (điểm trung bình từ 2,95 đến 2,98). Về kết quả triển khai thực hiện, nhóm III đánh giá ở mức độ thấp hơn nhóm I và II, tương quan giữa nhận thức về mức độ cần thiết và đánh giá kết quả mức độ thực hiện của các nhóm đều là tương quan thuận và chặt chẽ.
Tìm hiểu thực tế vấn đề này tác giả thấy đa số ý kiến GV cho rằng xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội thực chất là việc huy động sự
đóng góp về tiền, công sức để xây dựng CSVC nhà trường.Điều đó chứng tỏ họ chưa thấy được hết bản chất của công tác này. Ngoài việc hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường xây dựng CSVC, các lực lượng xã hội và CMHS còn có thể đóng góp về trí tuệ, về tinh thần giúp cho các nhà trường tổ chức tốt các hoạt động. Các tổ chức xã hội có thể tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục cùng nhà trường, Đoàn thanh niên xã, thị trấn nơi trường đóng có thể tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường... Điều này đặt ra vấn đề là Hiệu trưởng cần phải nâng cao nhận thức cho GV và điều chỉnh, hoàn thiện biện pháp quản lý phù hợp hơn trong việc tổ chức xây dựng mối quan hệ Nhà trường, gia đình, xã hội.
2.2.3. Thực trạng tự đánh giá hoạt động xây dựng các trường THPT đạt chuẩn QG của tỉnh Tuyên Quang
Căn cứ theo các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn QG của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 các nhà trường tổ chức tự đánh giá kết quả xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG, thực tế qua khảo sát, kết quả xây dựng trường THPT đạt 5 tiêu chuẩn trường chuẩn QG rất ít. Kết quả cụ thể như sau:
2.2.3.1. Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Bảng 2.13. Thực trạng tự đánh giá tiêu chuẩn 1
Nội dung tiêu chuẩn | Số trường đạt | Số trường chưa đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1. | Lớp học | 22 | 78,5 | 6 | 22,5 |
2. | Tổ chuyên môn | 28 | 100 | 0 | |
3. | Tổ văn phòng | 5 | 17,8 | 23 | 82,2 |
4. | Hội đồng trường và các hội đồng khác | 28 | 100 | 0 | |
5. | Tổ chức đảng | 28 | 100 | 0 | |
6. | Các đoàn thể, tổ chức xã hội | 28 | 100 | 0 | |
Tổng hợp kết quả | 5 | 17,8 | 23 | 82,2 |
Từ bảng 2.13 cho thấy: có 5/28 (17,8%) trường THPT đạt tiêu chuẩn 1, 23/28 (82,2%) trường chưa đạt tiêu chuẩn 1. Kết quả tự đánh giá cho thấy:
- Tổ văn phòng không đủ số người theo quy định, kết quả và chất lượng hoạt động còn thấp, cơ sở vật chất trang thiết bị làm việc trong các văn phòng còn quá thiếu thốn.
- Thực trạng đánh giá hoạt động tổ chuyên môn, các tổ chức đoàn thể đạt 100% nhưng qua phỏng vấn sâu giáo viên, một số ý kiến cho rằng: Hoạt động của các tổ chuyên môn và các hội đồng chưa có chiều sâu, hiệu quả hoạt động chưa cao như việc lập kế hoạch sinh hoạt chuyên môn, phân công chuẩn bị chuyên đề sinh hoạt chuyên môn, tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm còn hình thức mà chưa chú trọng đến chất lượng sinh hoạt, chưa có tác dụng thật sự nâng cao trình độ của GV. Nguyên nhân là do HT các trường chưa chú trọng, chỉ lập kế hoạch sinh hoạt chuyên đề rồi giao cho các tổ chuyên môn, không tổ chức việc đôn đốc thực hiện và có sự kiểm tra giám sát thường xuyên.
- Việc quản lý hồ sơ sổ sách của cá nhân và tập thể tuy đã đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học nhưng HT một số trường chậm đổi mới trong QL GV thực hiện các qui định, đặc biệt là về giáo án và xử lý sau thanh tra. Mặt khác, CB QL và GV trường THPT đều ngại áp dụng các biện pháp hoạt động tích cực của tổ chuyên môn, nhất là biện pháp thực hiện chế độ kiểm tra định kỳ và đột xuất kết hợp chặt chẽ với xử lý sau kiểm tra. Điều đó chứng tỏ tư tưởng nể nang, ngại va chạm, né tránh trong xử lý vẫn chưa được khắc phục.
2.2.3.2. Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên
Bảng 2.14. Thực trạng tự đánh giá tiêu chuẩn 2
Nội dung tiêu chuẩn | Số trường đạt | Số trường chưa đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1. | Hiệu trưởng, PHT | 26 | 92,8 | 2 | 22,5 |
2. | Giáo viên | 23 | 82,2 | 5 | 17,8 |
3. | Nhân viên | 5 | 17,8 | 23 | 82,2 |
Tổng hợp kết quả | 5 | 17,8 | 23 | 82,2 |
Từ bảng 2.14 cho thấy: có 5/28 (17,8%) trường THPT đạt tiêu chuẩn 2, 23/28 (82,2%) trường chưa đạt tiêu chuẩn 2. Nguyên nhân chủ yếu là:
- Nhân viên phụ trách thư viện, phòng thí nghiệm, y tế còn thiếu, đa số các nhà trường do giáo viên kiêm nhiệm, nhân viên y tế làm theo hợp đồng thời vụ, đầu năm học và cuối năm học kiểm tra đánh giá sức khỏe học sinh. Đây là một mảng còn
yếu, thiếu người phụ trách công việc và hệ quả là chất lượng của hoạt động thư viện, thiết bị dạy học còn nhiều hạn chế. Lý do các trường chưa đạt tiêu chuẩn này là các trường còn thiếu nhân viên phụ trách thư viện, phòng học bộ môn, phòng thiết bị dạy học, y tế hoặc số nhân viên này chưa được đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ.
2.2.3.3. Tiêu chuẩn 3: Chất lượng giáo dục
Bảng 2.15. Thực trạng tự đánh giá tiêu chuẩn 3
Nội dung tiêu chuẩn | Số trường đạt | Số trường chưa đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Tỷ lệ bỏ học không quá 1%, lưu ban không quá 5%. | 18 | 64,3 | 10 | 35,7 |
2 | Chất lượng giáo dục | 3 | 17,8 | 25 | 89,3 |
3 | Các hoạt động giáo dục | 22 | 78,5 | 6 | 22,5 |
4 | Thực hiện nhiệm vụ PCGD | 28 | 100 | 0 | |
5 | Ứng dụng công nghệ thông tin | 13 | 46,5 | 15 | 53,5 |
Tổng hợp kết quả | 3 | 10,7 | 25 | 89,3 |
Từ bảng 2.15 cho thấy: Có 3/28 (10,7%) trường THPT đạt tiêu chuẩn 3 còn 25/28 (89,3%) trường THPT chưa đạt tiêu chuẩn này. Những lý do mà các trường chưa đạt được tiêu chuẩn này là:
- Còn có 10/28 trường tỉ lệ học sinh bỏ học và lưu ban cao hơn qui định.
- 25/28 trường chưa đảm bảo tỷ lệ học sinh khá, giỏi vì các đơn vị nhà trường ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn, học sinh còn nhiều thiệt thòi về điều kiện kinh tế cũng như điều kiện học tập, các em phải dành nhiều thời gian để phụ giúp cha mẹ lo cho đời sống cơm áo gạo tiền vì vậy việc thực hiện chuyên cần còn xảy ra ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng giáo dục.
Thực trạng này đặt ra vấn đề HT cần phải có những biện pháp QL phù hợp, cấp bách, thiết thực và khả thi để nâng cao hiệu quả hoạt động học của HS, nhất là HS các trường vùng sâu, vùng xa từng bước đáp ứng yêu cầu về chất lượng học tập của HS trường chuẩn QG.
2.2.3.4. Tiêu chuẩn 4: Tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học
Bảng 2.16. Thực trạng tự đánh giá tiêu chuẩn 4
Nội dung tiêu chuẩn | Số trường đạt | Số trường chưa đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Khuôn viên nhà trường | 9 | 32,1 | 19 | 67,9 |
2 | Cơ cấu khối công trình | 7 | 25,0 | 21 | 75,0 |
3 | Hệ thống công nghệ thông tin: Có website | 10 | 35,7 | 18 | 64,3 |
Tổng hợp kết quả | 7 | 25,0 | 21 | 75,0 |
Số liệu khảo sát ở bảng 2.16 cho chúng ta thấy rằng: Hiện tại có 7/28 trường THPT đạt tiêu chuẩn này (chiếm tỷ lệ 25,0%), còn có 21/28 (75,0%) số trường THPT chưa đạt.
Tiêu chuẩn về cơ sở vật chất là khâu trăn trở nhất của các nhà trường hiện nay, không những của các trường đang phấn đấu đạt chuẩn QG mà của cả các trường đã được công nhận là trường chuẩn QG. Tự bản thân các nhà trường không thể khắc phục được khó khăn này, mà nó phụ thuộc vào kết quả công tác xã hội hoá giáo dục, sự quan tâm đầu tư hỗ trợ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành tại địa phương.
Như vậy chúng ta nhận thấy, tuy CSVC các trường đã được chú trọng đầu tư nhưng đầu tư chưa đầy đủ, không đồng bộ, chưa có cơ chế QL chặt chẽ nên việc thực hiện kém hiệu quả. Một số vấn đề chưa được các cấp QL quan tâm thoả đáng là: Chưa có quy hoạch tổng thể mạng lưới trường, lớp học; nhiều trường THPT chưa cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; công tác tuyển sinh vào THPT chưa gắn với kế hoạch phát triển trường lớp của địa phương mà chỉ nhằm đảm bảo tỷ lệ huy động đối tượng trong độ tuổi đi học theo tiêu chuẩn phổ cập GD các bậc học; đầu tư kinh phí cho việc xây dựng CSVC trường THPT đạt chuẩn QG còn hạn hẹp.
2.2.3.5. Tiêu chuẩn 5:Xây dựng mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội
Bảng 2.17. Thực trạng tự đánh giá tiêu chuẩn 5
Nội dung tiêu chuẩn | Số trường đạt | Số trường chưa đạt | |||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | ||
1 | Phối hợp với cơ quan QL nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương | 28 | 100 | 0 | 0 |
2 | Hoạt động của Ban đại diện cha mẹ HS | 28 | 100 | 0 | 0 |
3 | Mối quan hệ GĐ-NT-XH Huy động nguồn lực… | 28 | 100 | 0 | 0 |
4 | Thực hiện "3 công khai" | 28 | 100 | 0 | |
Tổng hợp kết quả | 28 | 100 | 0 | 100 |
Tiêu chuẩn 5 gồm có 4 tiêu chí chủ yếu là về mặt định tính.
Qua khảo sát tại bảng 2.17 cho thấy 28/28 trường THPT (100%) đều đã thực hiện và đạt được các tiêu chuẩn về mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường và xã hội. Các nhà trường đều đã có những biện pháp phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương để thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển giáo dục địa phương.
Các trường có hình thức nhằm huy động các lực lượng xã hội tham gia vào công tác giáo dục của nhà trường. Ban đại diện cha mẹ học sinh được tổ chức và hoạt động có hiệu quả, có trách nhiệm, đảm bảo được mối quan hệ giữa nhà trường – gia đình – xã hội, huy động các lực lượng xã hội đóng góp xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, văn minh.
Tuy nhiên thực tế vấn đề này tác giả thấy đa số ý kiến GV cho rằng xây dựng mối quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội thực chất là việc huy động sự đóng góp về tiền, công sức để xây dựng CSVC nhà trường. Điều đó chứng tỏ họ chưa thấy được hết bản chất của công tác này. Ngoài việc hỗ trợ, giúp đỡ nhà trường xây dựng CSVC, các lực lượng xã hội và CMHS còn có thể đóng góp về trí tuệ, về tinh thần giúp cho các nhà trường tổ chức tốt các hoạt động. Các tổ chức xã hội có thể tham gia tổ chức các hoạt động giáo dục cùng nhà trường, Đoàn thanh niên xã, thị trấn nơi trường đóng có thể tổ chức các hoạt động nhân đạo, từ thiện, bảo vệ môi trường...
2.2.4. Sử dụng kết quả tự đánh giá mức độ thực hiện các tiêu chuẩn trường đạt chuẩn
Qua kết quả tự đánh giá hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG tỉnh Tuyên Quang cho thấy số trường đã đạt các tiêu chuẩn tại thời điểm hiện tại là: 13/28 trường đạt tiêu chuẩn 1; 10/28 trường đạt tiêu chuẩn 2; 3/28 trường đạt tiêu chuẩn 3; 7/28 trường đạt tiêu chuẩn 4; 28/28 trường đạt tiêu chuẩn 5.
Với kết quả trên yêu cầu đặt ra với HT THPT phải xây dựng phương án cải tiến tiếp tục phấn đấu hoàn thiện và nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục để tiến tới đạt 5 tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG, qua phỏng vấn sâu HT các trường THPT cho thấy:
2.2.4.1. Về tiêu chuẩn 1: Tổ chức nhà trường
13/28 trường đã xây dựng kế hoạch củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của nhà trường. Đặc biệt chú trọng đến cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, giải quyết các vấn đề về
chuyên môn, thông qua việc tổ chức các chuyên đề, tăng cường trao đổi năng lực, thực nghiệm. Cải tiến công tác quản lý, nâng cao chất lượng công tác thông tin trong quản lý, cải tiến công tác lập kế hoạch, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục, công tác tổ chức thực hiện. Nâng cao chất lượng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác phối hợp giữa các bộ phận trong sinh hoạt, hoạt động của các tổ chức Đảng, các đoàn thể, các hội đồng… Áp dụng tối đa công nghệ thông tin trong quản lý. Duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động Website của nhà trường. Tuy nhiên 23 trường THPT, HT chưa tích cực, chủ động sắp xếp cũng như xây dựng kế hoạch tổ chức, kiện toàn bộ máy nhà trường mà còn trông chờ, ỷ lại vào kế hoạch xây dựng trường chuẩn của tỉnh để được các cơ quản QLNN và QLGD bố trí, sắp xếp nhân sự phù hợp với điều kiện nhà trường cũng như sự đầu tư của nhà nước quy hoạch nhà trường trong lộ trình xây dựng trường chuẩn của tỉnh.
2.2.4.2. Về tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên
- Về cán bộ quản lý: có 15/28 trường lập quy hoạch giới thiệu 1 đến 2 giáo viên có phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực chuyên môn vào đội ngũ kế cận, 2/28 trường còn có CBQL chưa qua lớp bồi dưỡng quản lý giáo dục; chưa có bằng trung cấp lý luận chính trị do mới được bổ nhiệm vì vậy các trường đã chủ động xây dựng kế hoạch đăng ký cho CBQL đi học lớp bồi dưỡng QLGD và trung cấp lý luận chính trị.
- Về giáo viên: Có 23/28 trường xây dựng kế hoạch phấn đấu 1-2 giáo viên học tập nâng chuẩn, phấn đấu đến 2018 có 50% giáo viên đạt trên chuẩn đào tạo; 100% giáo viên hoàn thành chương trình BDTX, phấn đấu đạt 15% CSTĐ cơ sở hằng năm; 15 - 20% giáo viên đạt GV dạy giỏi cấp tỉnh; 80 – 90% giáo viên đạt GV dạy giỏi cấp trường; không có GV xếp loại năng lực chuyên môn loại trung bình. 100% giáo viên biết vận dụng phương pháp dạy học mới, áp dụng có hiệu quả CNTT trong việc soạn giảng.
- Về nhân viên: Có 18/28 trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng công tác tuỳ theo chức năng nhiệm vụ của từng thành viên trong tổ Văn phòng, 100% nhân viên văn phòng phải sử dụng thành thạo các phần mềm về nghiệp vụ theo yêu cầu.