Tiêu Chuẩn 4: Về Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học

hoạch PCGD của địa phương; đảm bảo các điều kiện để CBQL, GV và HS sử dụng có hiệu quả CNTT trong công tác quản lý nhà trường, đổi mới PPDH, kiểm tra đánh giá. CBQL, GV đều sử dụng được máy vi tính trong công tác quản lý, giảng dạy và học tập nâng cao nghiệp vụ.

1.3.2.4. Tiêu chuẩn 4: Về tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học

Trường THPT đạt chuẩn QG phải đảm bảo các tiêu chuẩn qui định tại Điều 7 Thông tư 47. [8]

1.3.2.5. Tiêu chuẩn 5: Về quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội

Nhà trường chủ động phối hợp với các cơ quan QLNN, các đoàn thể, tổ chức ở địa phương đề xuất những biện pháp cụ thể nhằm thực hiện chủ trương và kế hoạch phát triển GD địa phương.

Ban đại diện CMHS được thành lập và hoạt động theo quy định hiện hành, hoạt động có hiệu quả trong việc kết hợp với nhà trường và xã hội để GD HS.

Mối quan hệ và thông tin giữa nhà trường, gia đình và xã hội được duy trì thường xuyên, kịp thời, chặt chẽ, tạo nên môi trường GD lành mạnh, phòng ngừa, đẩy lùi các hiện tượng tiêu cực, vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội xâm nhập vào nhà trường. Huy động hợp lý và có hiệu quả sự tham gia của gia đình và cộng đồng vào các hoạt động GD, tăng cường điều kiện CSVC, thiết bị để nâng cao hiệu quả GD của nhà trường.

1.3.3. Quy trình đánh giá, xếp loại Trường THPT đạt chuẩn QG

Quy trình tổ chức đánh giá, xếp loại công nhận trường trung học đạt chuẩn QG, gồm các bước sau:

Bước 1:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Đối với trường THPT Nhà trường tự kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn được quy định tại Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn QG của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 [8]. Sau khi tự kiểm tra, đánh giá xét thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, nhà trường báo cáo và nộp hồ sơ về Sở Giáo dục và Đào tạo;

Bước 2:

Quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia - 4

Sở Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ và đề nghị Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thành lập đoàn kiểm tra công nhận trường trung học đạt chuẩn QG.

Bước 3:

Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, đánh giá theo các tiêu chuẩn quy định tại Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn QG của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012. Nếu thấy đủ điều kiện đạt chuẩn, trưởng đoàn kiểm tra báo cáo Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 4:

Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công nhận trường trung học đạt chuẩn QG.

Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch uỷ ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tổ chức thẩm tra báo cáo của đoàn kiểm tra để quyết định công nhận hay không công nhận trường trung học đạt chuẩn QG.

Trong quá trình theo dõi việc duy trì, giữ vững và phát huy các kết quả đã đạt được sau khi được công nhận trường đạt chuẩn QG, phòng Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học cơ sở), Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường THPT) thực hiện việc kiểm tra định kỳ (1lần/2,5 năm) đối với các trường trung học đã được công nhận đạt chuẩn QG. Nếu xét thấy trường trung học đã được công nhận đạt chuẩn nhưng không giữ vững và phát huy được kết quả thì tham mưu với cấp có thẩm quyền đề nghị Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh xóa tên trong danh sách trường trung học đạt chuẩn QG.

Hết thời hạn 5 năm kể từ ngày ký quyết định, các trường trung học làm thủ tục đề nghị các cấp quản lý kiểm tra công nhận lại trường đạt chuẩn QG.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG

1.4.1. Nghiên cứu và phổ biến quy chế công nhận trường THPT đạt chuẩn QG

Đây là bước đầu tiên trong quá trình QL hoạt động xây dựng trường đạt chuẩn QG. HT tổ chức phổ biến, quán triệt cho cán bộ, giáo viên nhân viên trong nhà trường nắm vững quy chế công nhận trường chuẩn QG, nghiên cứu cụ thể chi tiết từng tiêu chuẩn, từng tiêu chí, từng lĩnh vực của Quy chế. Đối chiếu thực trạng nhà trường so với chuẩn, xây dựng hệ tham chiếu cho từng tiêu chí, tiêu chuẩn. Phân công cán bộ giáo viên thành từng tổ để tổ chức thực hiện.

Bước 1.

1. Xác định được đầy đủ các công việc cần làm và các bước thực hiện các công việc đó để đạt được từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

2. Xác định được sản phẩm cần có của từng tiêu chuẩn, tiêu chí.

3. Xác định được những yêu cầu cần có của từng sản phẩm trong các tiêu chuẩn, tiêu chí.

4. Xác định người/tổ chức thực hiện các công việc đó.

Bước 2. Tổ chức thảo luận về các công việc cần làm trong toàn trường, xác định ai, làm gì, những sản phẩm cần có, yêu cầu của từng sản phẩm. Trong quá trình thảo luận có thể thêm, bớt…và cuối cùng đi tới đồng thuận về những công việc cần làm.

Bước 3. Viết hướng dẫn quy trình thực hiện các công việc, có các biểu mẫu, mẫu kèm theo, tạo điều kiện thuận lợi và thống nhất trong quá trình thực hiện các công việc (đã xác định ở trên ).

3 bước trên giúp Hiệu trưởng xác định được những việc cần làm và làm như thế nào để đạt tiêu chí, tiêu chuẩn. Toàn bộ công việc và cách thực hiện công việc được văn bản hóa một cách cụ thể chi tiết cho từng người cụ thể. Bằng cách này chúng ta đã thực hiện qui tắc quan trọng “Viết ra những gì cần làm”

Bước 4. Tổ chức hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ để mọi thành viên trong trường thực hiện hết phần việc được giao: “Làm đúng những gì đã viết”. Có thể ký cam kết, thi đua trong quá trình thực hiện các công việc. Trong quá trình này vai trò của lãnh đạo là động viên, khích lệ, giúp đỡ mọi người hoàn thành công việc đúng hạn.

Bước 5. Tổ chức kiểm tra, đánh giá từng tiêu chuẩn, tiêu chí: Thành lập tổ/đoàn kiểm tra tự đánh giá nhà trường theo tiêu chuẩn trường đạt chuẩn QG.

Bước 6. Tổ chức tổng hợp báo cáo của tổ/đoàn tự kiểm tra đánh giá kết quả xây dựng trường đạt chuẩn QG thành báo cáo tự đánh giá toàn trường và đăng ký công nhận trường đạt chuẩn.

Bước 7. Đón đoàn kiểm tra đánh giá.

1.4.2. Tổ chức quản lý các hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG

Để đạt được các tiêu chí theo 5 tiêu chuẩn của trường THPT chuẩn QG quy định tại Quy chế công nhận trường trung học đạt chuẩn QG, người HT cần tập trung tổ chức QL 5 nội dung chủ yếu, đó là: QL tổ chức bộ máy nhà trường theo chuẩn; QL việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV và NV; QL hoạt động GD toàn diện của nhà trường; QL tài chính, CSVC và thiết bị dạy học nhà trường; QL mối quan hệ giữa gia đình – nhà trường - xã hội.

1.4.2.1. Quản lý tổ chức bộ máy nhà trường

a) Thành lập các tổ chuyên môn, tổ Văn phòng

Căn cứ vào số CBQL, GV và NV hiện có, vào đầu năm học, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập các tổ và các hội đồng trong trường. Cần bố trí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cùng sinh hoạt với các tổ chuyên môn để thường xuyên theo sát chỉ đạo hoạt động chuyên môn. Căn cứ qui định của Luật GD năm 2005 [28] và Điều lệ 12 [7], Hiệu trưởng ra quyết định thành lập Hội đồng trường, Hội đồng thi đua-khen thưởng và các Hội đồng tư vấn (Chỉ thành lập Hội đồng kỷ luật khi có vụ việc cần xử lý kỷ luật).

b) Bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn có uy tín và năng lực chuyên môn tốt: Trước tiên, Hiệu trưởng tổ chức xây dựng tiêu chuẩn tổ trưởng, tổ phó chuyên môn là người có phẩm chất và năng lực chuyên môn tốt. Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm tổ trưởng, tổ phó theo đơn vị các tổ chuyên môn và theo các bước: Giới thiệu danh sách ứng cử và đề cử, bỏ phiếu kín, công khai kết quả bỏ phiếu và Hiệu trưởng ra quyết định bổ nhiệm tổ trưởng, tổ phó chuyên môn.

c) Bố trí đủ số người các tổ còn lại theo qui định trường chuẩn QG: Bố trí đủ số NV hành chính và phục vụ bao gồm: kế toán, thư viện, văn thư - thủ quỹ, thiết bị - thí nghiệm và y tế trường học.

d) Duy trì đủ khối lớp, mỗi lớp có không quá 35 HS, số HS toàn trường theo chỉ tiêu được UBND tỉnh phê duyệt. Xây dựng kế hoạch phát triển quy mô số lớp, số HS toàn trường định hướng đảm bảo yêu cầu trường chuẩn QG trình các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hàng năm, tiến hành tuyển sinh theo đúng kế hoạch đã phê duyệt đảm bảo số lớp, số HS nhà trường đạt chuẩn QG.

1.4.2.2. Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL, GV và NV

a) Quản lý nền nếp hoạt động tổ chuyên môn

Để đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG, hoạt động của tổ chuyên môn phải đưa vào nề nếp và tập trung vào các biện pháp quản lý chủ yếu là: kế hoạch hoá hoạt động của tổ; phân công xây dựng chuyên đề sinh hoạt chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy - học; tổ chức dự giờ và rút kinh nghiệm giờ dạy; giúp đỡ để GV tích cực tham gia thi GV dạy giỏi các cấp, đề xuất cho GV học bồi dưỡng nâng cao để đạt chuẩn và trên chuẩn; đề xuất khen thưởng, kỷ luật GV hàng năm...

b) Quản lý hồ sơ sổ sách của GV

Hồ sơ chuyên môn của GV là công cụ, phương tiện quan trọng giúp GV thực hiện đầy đủ và có hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ của GV trong giờ lên lớp. Kết quả của việc lãnh đạo, tổ chức và điều khiển quá trình dạy học trên lớp phụ thuộc không nhỏ vào chất lượng hồ sơ chuyên môn của mỗi GV. Hồ sơ chuyên môn của GV phản ánh quá trình quản lý của Hiệu trưởng một cách khách quan, giúp Hiệu trưởng nắm vững tình hình thực hiện nhiệm vụ chuyên môn trong nhà trường.

Hiệu trưởng cần xây dựng quy định nội dung và hướng dẫn yêu cầu cụ thể của từng loại hồ sơ, đảm bảo có đầy đủ các loại hồ sơ của GV theo quy định tại Điều lệ 12 [7]. Thường xuyên kiểm tra bằng nhiều hình thức để kịp thời điều chỉnh những sai lệch.

c) Quản lý việc phân công giảng dạy và xếp thời khoá biểu

Việc phân công đúng khả năng của mỗi GV sẽ mang lại kết quả to lớn, ngược lại sẽ phát sinh tiêu cực ảnh hưởng không tốt đến hoạt động chung của nhà trường. Căn cứ chủ yếu để phân công GV là trình độ tay nghề được đánh giá, xếp loại hàng năm. Ngoài ra, cần chú ý đến các yếu tố sức khoẻ, số năm công tác, hoàn cảnh gia đình của GV và yêu cầu đổi mới nội dung chương trình GD phổ thông. Cần chú ý phân công GV phù hợp để dạy phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi.

Quản lý việc xếp thời khoá biểu, đảm bảo xếp đủ tất cảc các môn học và các hoạt động GD theo qui định của Bộ GD&ĐT và kế hoạch dạy học 2 buổi/ngày đã được Sở phê duyệt. Bố trí hợp lý, khoa học gọn giờ cho GV lên lớp và đảm bảo sức khoẻ, phù hợp với tâm sinh lý HS.

d) Quản lý kế hoạch dạy học của GV

Kế hoạch dạy học giữ vai trò quan trọng đối với chất lượng dạy học trong nhà trường, trong đó GV là người quyết định trực tiếp. Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp của GV, người Hiệu trưởng phải xây dựng được nề nếp giờ lên lớp tập trung chủ yếu vào các vấn đề: Dạy học theo đúng tiến độ của phân phối chương trình; Dạy bù khi chậm chương trình; Tổ chức phụ đạo cho HS có kết quả học tập yếu, kém; Duy trì vào lớp đúng giờ và kết thúc bài giảng đúng giờ; Thực hiện tiết dạy theo đúng kế hoạch đã soạn (thực hiện các bước lên lớp, hoàn thành nội dung bài đã soạn, sử dụng phương tiện dạy học như dự kiến); kế hoạch hoá thanh tra giờ dạy của GV; kiểm tra định kỳ và đột xuất sổ ghi đầu bài các lớp và vở ghi của HS để kịp thời sửa chữa các khuyết điểm.

e) Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS

Kiểm tra, đánh giá là một bộ phận hợp thành, một khâu không thể thiếu được trong quá trình dạy học. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS nhằm tác động trực tiếp đến GV để họ thực hiện đầy đủ và khoa học quá trình kiểm tra, đánh giá trên cơ sở bảo đảm tính công bằng, khách quan; nhằm thúc đẩy quá trình học tập của HS và quá trình giảng dạy của GV ngày càng tiến bộ, đáp ứng ngày càng đầy đủ và vững chắc các yêu cầu trường chuẩn QG.

f) Quản lý GV thực hiện qui chế chuyên môn

Tăng cường quản lý GV thực hiện nội qui nhà trường về nề nếp dạy học theo yêu cầu của nhà trường như:

- Kế hoạch dạy học: Xây dựng kế hoạch dạy học theo phân phối chương trình; Có kế hoạch bài học (giáo án)

- Soạn bài: Đầy đủ, đúng chương trình, thiết kế bài giảng đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng, phù hợp với đối tượng HS theo hướng phát huy tính tích cực, sáng tạo và năng lực tự học của HS. Bài soạn thể hiện rõ hoạt động của thầy – trò, xác định và mô tả 4 mức độ yêu cầu (nhận biết, thông hiểu, vận dụng cấp độ thấp và vận dụng cấp độ cao), dự kiến TBDH sẽ sử dụng.

- Giảng bài: GV nắm chắc nội dung chương trình sách giáo khoa, dạy đúng, đủ số tiết, thời gian theo quy định, sử dụng phương pháp và hình thức dạy học phù hợp, nghiên cứu và sử dụng tốt TBDH.

- Kiểm tra, chấm bài, ghi điểm: Số lần kiểm tra theo đúng quy định, đề kiểm tra phải đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng. Bài kiểm tra chấm chữa cẩn thận; Cách ghi điểm theo đúng quy định.

- Dự giờ, thao giảng: GV phải dự giờ theo quy định sinh hoạt chuyên môn. Sau mỗi tiết dự phải có ý kiến đóng góp xây dựng; Dạy thao giảng phải thể hiện sự cải tiến về phương pháp dạy học theo hướng dạy cho HS tự học, kích thích hứng thú học tập, phát huy tính tích cực trong học tập của HS, ứng dụng công nghệ thông tin vào mỗi tiết dạy.

- Sáng kiến kinh nghiệm: GV có đăng ký thực hiện một đề tài, một ý tưởng hay cải tiến phương pháp được ứng dụng vào bài dạy hoặc nhiệm vụ chuyên môn cụ thể của GV.

- Hồ sơ sổ sách: Đầy đủ theo quy định.

g) Tăng cường quản lý đổi mới PPDH của GV

Đổi mới phương pháp dạy học đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến việc HS học được cái gì đến chỗ quan tâm HS vận dụng được cái gì qua việc học. Để đảm bảo được điều đó, GV phải thực hiện chuyển từ phương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên - học sinh theo hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ sung các chủ đề học tập tích hợp liên môn nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề phức hợp.

Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và phát triển năng lực tự học (sử dụng sách giáo khoa, nghe, ghi chép, tìm kiếm thông tin...), trên cơ sở đó trau dồi các phẩm chất linh hoạt, độc lập, sáng tạo của tư duy. Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương pháp đặc thù của môn học để thực hiện. Tuy nhiên dù sử dụng bất kỳ phương pháp nào cũng phải đảm bảo được nguyên tắc “Học sinh tự mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của giáo viên”.

Để đáp ứng được các yêu cầu trên, Hiệu trưởng phải tăng cường quản lý việc thực hiện đổi mới PPDH của GV tập trung vào các vấn đề chủ yếu: Tổ chức học tập các văn bản chỉ đạo của cấp trên về đổi mới GD phổ thông; tổ chức nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng; bồi dưỡng cho GV các chuyên đề về đổi mới PPDH; tổ chức dạy thử nghiệm; tăng cường tổ chức dạy học tại các phòng học bộ môn; tổ chức học Ngoại ngữ, Tin học cho GV; tổ chức các hội nghị chuyên đề tổng kết, rút kinh nghiệm về đổi mới PPDH...

1.4.2.3. Quản lý hoạt động GD toàn diện của nhà trường

a) Quản lý hoạt động học của HS

- Rèn luyện, ý thức thái độ, động cơ học tập cho HS: Nhà trường chú trọng xây dựng động cơ học tập đúng đắn cho HS, xây dựng nội quy học tập để cụ thể hoá các yêu cầu về nhiệm vụ học tập của HS và rèn luyện HS tự giác thực hiện. Thống nhất yêu cầu và biện pháp GD tinh thần thái độ học tập của HS trong tất cả các hoạt động học và ở tất cả các giờ lên lớp.

- Quản lý việc đổi mới phương pháp học của HS:Nhằm phát triển năng lực của mỗi cá nhân, thực hiện dạy học dựa vào hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo của HS dưới sự tổ chức và hướng dẫn của GV, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tập. Hiệu trưởng có kế hoạch chỉ đạo GV thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, điều chỉnh nhằm thực hiện có hiệu quả việc GD phương pháp học cho HS.

- Quản lý việc xây dựng nề nếp học tập của HS: Xây dựng nền nếp học tập của HS đảm bảo hoạt động học diễn ra theo trình tự, có tổ chức, có kế hoạch. Việc theo dõi, kiểm tra, nhận xét tình hình thực hiện nền nếp phải được tiến hành thường xuyên, chặt chẽ. Cần phát huy vai trò tự quản của HS để ổn định nền nếp học tập một cách thường xuyên, duy trì các hoạt động học tập có hiệu quả, đem lại bầu không khí thuận lợi, nghiêm túc, người dạy và người học luôn làm việc một cách chuẩn mực.

- Quản lý việc GV rèn luyện kỹ năng tự đánh giá của HS: Đây là một trong nội dung thực hiện đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Để phát huy vai trò tích cực chủ động của HS, GV cần hướng dẫn HS phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh cách học của mình. Trong các giờ lên lớp, GV yêu cầu HS tự đánh giá bài làm của mình hoặc nhận xét góp ý bài làm hay ý kiến của bạn khác.

- Quản lý hoạt động học của HS khá, giỏi và HS yếu: Kết quả xếp loại về học lực của HS ảnh hưởng trực tiếp đến việc nhà trường có đạt chuẩn QG về chất lượng GD hay không. Đa số các trường THPT hiện nay tại tỉnh có chất lượng đầu vào thấp (do cơ cấu vùng miền và dân tộc), việc đạt được 3% học lực giỏi là một thách thức đối với nhà trường. Đối với đối tượng HS khá, giỏi Hiệu trưởng cần thông qua GV chủ nhiệm và GV bộ môn động viên khuyến khích và quan tâm đến các em, xây dựng động cơ phấn đấu liên tục trong cả khoá học, chống tư tưởng học lệch, chỉ tập trung vào các môn thi đại học. Đối với HS có học lực xếp loại yếu, kém cần động viên để HS có ý chí vươn lên, tổ chức dạy phụ đạo, đề phòng nảy sinh tư tưởng chán nản, tiêu cực dẫn đến bỏ học.

- Phối hợp các lực lượng GD để quản lý hoạt động học của HS: Hiệu trưởng cần tổ chức phối hợp tốt giữa GVCN, các GV bộ môn, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, các tổ chức đoàn thể khác để phát huy tính tự giác, tích cực, tự quản của HS, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của HS trong giờ học trên lớp cũng như giờ tự học ở nhà.

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí