Quản Lý Tài Chính, Cơ Sở Vật Chất Và Thiết Bị Dạy Học Của Nhà Trường

b) GD tư tưởng, chính trị, đạo đức, pháp luật cho HS

Gồm những tác động có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống của Hiệu trưởng đến tập thể GV, HS và các lực lượng trong và ngoài nhà trường nhằm huy động họ tham gia phối hợp vào các hoạt động GD của nhà trường, đảm bảo chất lượng GD của nhà trường theo các tiêu chí của trường chuẩn QG.

c) Quản lý hoạt động GD ngoài giờ lên lớp

Là hoạt động có mục đích, có tổ chức, có kế hoạch của Hiệu trưởng đối với tập thể GV và những lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện mục tiêu phát triển nhân cách toàn diện cho HS .

d) Quản lý các hoạt động GD thể chất, GD thẩm mĩ

GD thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu GD&ĐT, đồng thời là một mặt GD toàn diện cho thế hệ trẻ nhằm tạo ra một lớp người: “Phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tinh thần, trong sáng về đạo đức’’.

GD thẩm mỹ là một trong những bộ phận hợp thành nền tảng của trình độ văn hoá chung. Ở trường THPT, GD thẩm mỹ không nên hiểu là GD đặc biệt cho những HS có năng khiếu về một môn nghệ thuật nào đó, mà là GD văn hoá thẩm mỹ chung, giúp HS có khả năng tiếp thu cái đẹp và biết thưởng thức thẩm mỹ trong cuộc sống hàng ngày.

e) Quản lý hoạt động GD lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng nghiệp, dạy nghề

Tổ chức thực hiện GD lao động có thể tiến hành thông qua các hình thức: lao động tu sửa, xây dựng khuôn viên nhà trường; lao động sản xuất; lao động mang tích chất xã hội, chính trị ở địa phương; lao động sản xuất gắn với dạy nghề ở phổ thông; lao động tự phục vụ. Lấy lao động sản xuất là hình thức cơ bản để tổ chức thực hiện GD lao động.

Nhiệm vụ của GD kỹ thuật tổng hợp ở trường phổ thông là: trang bị những nguyên lý cơ bản của các quá trình sản xuất; hình thành cho HS kỹ năng sử dụng công cụ lao động phổ biến; GD nghề nghiệp cho HS để có thể bước vào cuộc sống lao động nếu không tiếp tục học lên; tạo cơ sở ban đầu để GD hướng nghiệp cho HS.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Hướng nghiệp là một hệ thống biện pháp tác động của gia đình, nhà trường và xã hội, trong đó nhà trường đóng vai trò chủ đạo nhằm hướng dẫn và chuẩn bị cho thế hệ trẻ sẵn sàng đi vào lao động ở các ngành nghề tại những nơi xã hội đang cần phát triển, đồng thời lại phù hợp với hứng thú, năng lực cá nhân.

1.4.2.4. Quản lý tài chính, cơ sở vật chất và thiết bị dạy học của nhà trường

Quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia - 5

Quản lý tài chính, xây dựng CSVC và TBDH nhà trường theo tiêu chuẩn trường chuẩn QG là một thách thức không nhỏ đối với các trường THPT. Để thực hiện tốt các nội dung quản lý này, Hiệu trưởng cần tập trung vào một số vấn đề chủ yếu sau:

a) Quản lý nguồn tài chính của nhà trường

Thực hiện đúng nguyên tắc quản lý tài chính, quy định công khai tài chính, các nguồn kinh phí được đầu tư, hỗ trợ từ nguồn XHHGD theo qui định hiện hành.

b) Quản lý CSVC hiện có của nhà trường

CSVC tổng thể hiện có của nhà trường có thể chưa đạt chuẩn QG. Tuy nhiên, người Hiệu trưởng năng động có thể thực hiện một số giải pháp để phát huy tiềm năng của một bộ phận CSVC hiện có, đó là:

- Khai thác sử dụng tối đa số phòng học, phòng làm việc hiện có; khắc phục khó khăn về phòng làm việc của CBQL, GV và NV để ưu tiên xếp đủ phòng học cho HS.

- Bố trí phòng học bộ môn, thư viện, phòng nghiệp vụ, trong đó ưu tiên bố trí các phòng học bộ môn tối thiểu theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.

- Nâng diện tích sàn sử dụng theo chiều cao các khối công trình để khắc phục tình trạng nhà trường chưa đảm bảo về diện tích đất.

- Thường xuyên mua sắm bổ sung, sửa chữa CSVC hiện có bằng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó Hiệu trưởng phải xác định nguồn ngân sách của nhà trường là chủ yếu.

b) Quản lý hiệu quả sử dụng, bảo quản TBDH

Quản lý TBDH phục vụ cho hoạt động dạy học và GD gồm 3 yếu tố liên quan mật thiết với nhau là: Đảm bảo đầy đủ, sử dụng có hiệu quả và bảo quản tốt. Quản lý hiệu quả sử dụng và bảo quản TBDH cần chú trọng tập trung vào các nội dung:

- Đổi mới quản lý của Hiệu trưởng về TBDH theo hướng xây dựng kế hoạch quản lý dài hơi và khả thi, phân công các nguồn lực hợp lý, kịp thời, chỉ đạo quyết liệt và tăng cường kiểm tra, đánh giá việc sử dụng, bảo quản TBDH.

- Nâng cao nhận thức cho GV, NV và HS về sử dụng, bảo quản TBDH, tập trung vào tuyên truyền, học tập các chế định GD, xây dựng qui định, nội qui về sử dụng, bảo quản TBDH.

- Nâng cao chất lượng mua sắm, trang bị, phân phối, sử dụng và bảo quản TBDH theo hướng trọng điểm, ưu tiên cho dạy và học, hướng dẫn GV sử dụng TBDH mới, qui định về mượn trả TBDH.

c) Xây dựng quy hoạch nhà trường

Quy hoạch nhà trường là cơ sở quan trọng để nhà trường lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; định hướng cho việc quản lý khai thác CSVC hiện có và huy động nguồn lực xây dựng CSVC nhà trường đạt chuẩn QG.

Quy hoạch nhà trường phải đảm bảo yêu cầu tối thiểu của trường chuẩn QG: Khuôn viên nhà trường được xây dựng riêng biệt, có tường rào, cổng trường, biển trường; các khu vực trong nhà trường được bố trí hợp lý, luôn sạch, đẹp. Đủ diện tích sử dụng để đảm bảo tổ chức các hoạt động quản lý, dạy học và sinh hoạt. Do vậy, nhà trường chỉ quy hoạch được khi chính quyền địa phương cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Đây là điều kiện bắt buộc để triển khai bố trí cơ cấu các khối công trình theo chuẩn QG. Quy hoạch của nhà trường sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt phải được công khai để cán bộ công chức, HS, CMHS và mọi lực lượng tham gia xây dựng nhà trường được biết.

1.4.2.5. Quản lý mối quan hệ nhà trường - gia đình - xã hội

Xây dựng tốt mối quan hệ giữa nhà trường - gia đình - xã hội chính là thực hiện công tác XHHGD. Đó là việc huy động toàn xã hội làm GD, trả lại chức năng GD của xã hội cho xã hội, là quá trình xã hội nhìn nhận GD như là một nhu cầu tự thân của xã hội, do xã hội qui định trên tinh thần cộng đồng trách nhiệm để đào tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu của xã hội. XHHGD là động lực để vừa mở rộng qui mô phát triển, vừa nâng cao chất lượng GD, đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới, CNH-HĐH đất nước. XHHGD thực chất là một cuộc vận động lớn có tính chất toàn xã hội để xây dựng một nền GD Việt Nam chuẩn hoá, hiện đại hoá và xã hội hoá; đào tạo con người có phẩm chất và năng lực đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Để quản lý công tác XHHGD của trường THPT, Hiệu trưởng cần tập trung chủ yếu vào các nội dung:

a) Xây dựng và đẩy mạnh hoạt động của 3 môi trường GD: Nhà trường, gia đình và xã hội.

Môi trường GD nhà trường là môi trường trung tâm, chính yếu để hình thành và phát triển nhân cách con người. Sự tác động và chi phối toàn diện của nhà trường

từ môi trường cảnh quan, nề nếp kỷ cương, không khí vui chơi đến việc học tập, rèn luyện, tu dưỡng, quan hệ tình cảm thầy trò, bạn bè để lại trong cuộc đời học trò những dấu ấn đậm nét, khó phai nhạt. Tạo được môi trường GD tốt, HS sẽ được thụ hưởng những giá trị văn hoá cao đẹp, giàu tính nhân văn, làm nền tảng cho quá trình hình thành và phát triển nhân cách HS.

Môi trường GD gia đình trực tiếp tác động tới hành vi đạo đức HS. Nếp sống gia đình, truyền thống gia đình, văn hoá giao tiếp, tình cảm giữa các thành viên trong gia đình cũng như giữa gia đình và cộng đồng ảnh hưởng sâu sắc ngay từ đầu đến sự hình thành nhân cách HS.

Môi trường GD xã hội có tính phức tạp hơn vì xã hội là tổng hoà các mối quan hệ. Cái tốt, cái xấu, cái tích cực và cái tiêu cực đôi khi đan xen vào nhau và có ảnh hưởng không nhỏ tới sự hình thành và phát triển nhân cách HS. Cần thông qua các hoạt động đoàn thể xã hội để chọn lọc, biểu dương các điển hình tiên tiến, xây dựng thành các phong trào thi đua.

Ba môi trường GD là 3 yếu tố cơ bản tham gia trong suốt quá trình hình thành và hoàn thiện nhân cách HS. Giải quyết tốt mối quan hệ hữu cơ giữa nhà trường, gia đình và xã hội chính là định ra con đường chủ đạo của XHHGD.

b) Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS các lớp và nhà trường

Ban đại diện CMHS được tổ chức trong mỗi năm học do cha mẹ hoặc người giám hộ HS từng lớp, từng trường cử ra để phối hợp với nhà trường thực hiện các hoạt động GD. Đẩy mạnh hoạt động của Ban đại diện CMHS, nhà trường sẽ có thêm một lực lượng cùng chia sẻ gánh nặng với nhà trường trong việc xây dựng CSVC trường chuẩn QG. Nhà trường cần tạo điều kiện tốt nhất cho Ban đại diện CMHS hoạt động có hiệu quả: Thành lập Ban đại diện CMHS các lớp và nhà trường ngay từ đầu năm học và xây dựng kế hoạch hoạt động trong năm học, định kỳ tổ chức họp giao ban, tổ chức sơ kết, tổng kết học kỳ và cả năm học.

c) Dân chủ hoá trong quản lý các hoạt động GD của nhà trường

Đây là con đường cơ bản để thực hiện xã hội hoá nhằm biến hệ thống GD và nhà trường như một thiết chế hành chính thành thiết chế GD hoàn toàn là của dân, do dân và vì dân. Dân chủ hoá là xoá bỏ tính khép kín của hệ thống GD nói chung và hệ thống nhà trường nói riêng, tạo điều kiện để tất cả mọi người có cơ hội nắm bắt thông tin trong GD; tham gia ý kiến, đóng góp công sức và tiền của cho sự nghiệp phát triển GD.

Dân chủ hoá GD trong nhà trường thể hiện trong quá trình công khai hoá mục tiêu, chương trình, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị của nhà trường; là quá trình thu hút sự tham gia quản lý và thực hiện các nội dung công tác của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, ban đại diện CMHS và các tổ chức khác trong nhà trường. Dân chủ hoá còn thể hiện ngay trong việc thực hiện đảm bảo quyền và nghĩa vụ của HS. HS không chỉ là đối tượng đánh giá, xếp loại của GD mà còn được tham gia vào các hoạt động quản lý, nhất là hoạt động tự quản; được tham gia đóng góp ý kiến với người dạy nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: thầy ra thầy, trò ra trò; dân chủ nhưng trò phải kính thầy, thầy phải quý trò.

d) Đa phương hoá nguồn lực, huy động lực lượng cộng đồng tham gia xây dựng CSVC nhà trường

Đảng ta khẳng định: “Đầu tư cho GD là đầu tư cho phát triển” [1, tr.7].

Tại Khoản 4, Điều 58, Luật Giáo dục năm 2005 đã chỉ rõ một trong những quyền hạn và nhiệm vụ mới của nhà trường là: “Huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật” [28, tr.20].

Bên cạnh nguồn ngân sách chủ yếu của Nhà nước, cần mở rộng đầu tư cho GD, tranh thủ sự đầu tư hỗ trợ của các cơ quan kinh tế, các tổ chức xã hội, đoàn thể quần chúng các cá nhân và cả cộng đồng về nhân lực, vật lực, tài lực góp phần xây dựng CSVC trường lớp, cung cấp trang thiết bị phục vụ dạy và học. Mặt khác, đa phương hoá nguồn lực còn là việc thu hút sự tham gia quản lý các hoạt động GD của lực lượng không nhỏ bao gồm các nhà QLGD, các thầy cô giáo đã nghỉ hưu, các nhà đầu tư xây dựng bầu không khí dân chủ, năng động và hiệu quả.

Các nguồn lực tài chính nhà trường có thể huy động theo hướng đa phương hoá, bao gồm: Nguồn ngân sách của Nhà nước, nguồn ngân sách địa phương, nguồn đóng góp của CMHS và người học, nguồn đóng góp của các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, các nhà từ thiện, các nhà hảo tâm.

1.4.3. Tự đánh giá mức độ trường đạt chuẩn Quốc gia

Căn cứ vào tiêu chuẩn trường chuẩn, các trường THPT tự tổ chức đánh giá mức độ đạt chuẩn để đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận đạt chuẩn QG. Các trường THPT tiến hành tự đánh giá theo quy trình:

1. Thành lập Hội đồng tự đánh giá.

2. Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá.

3. Xây dựng kế hoạch tự đánh giá.

4. Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng.

5. Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí.

6. Viết báo cáo tự đánh giá.

7. Công bố báo cáo tự đánh giá và đăng ký kiểm tra công nhận trường đạt chuẩn.

Hội đồng tự đánh giá của nhà trường tiến hành theo các bước: phổ biến quy trình tự đánh giá và yêu cầu các bộ phận, cá nhân của nhà trường phối hợp thực hiện; xây dựng kế hoạch tự đánh giá, thu thập thông tin, minh chứng, rà soát các hoạt động giáo dục, đối chiếu, so sánh kết quả tự đánh giá với các tiêu chuẩn về trường trung học đạt chuẩn QG do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, đánh giá mức độ của nhà trường đạt được theo từng tiêu chí, viết báo cáo tự đánh giá, tổ chức thực hiện việc duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục gồm các thông tin chung, kết quả về điều tra thực trạng và các vấn đề khác nhằm hỗ trợ việc duy trì, nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường. Hội đồng tự đánh giá làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và thảo luận để đi đến thống nhất. Mọi quyết định có giá trị khi ít nhất 2/3 số thành viên trong Hội đồng tự đánh giá nhất trí.

Công cụ đánh giá là Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn QG của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 gồm 5 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí và 24 minh chứng [8].

1.4.4. Sử dụng kết quả tự đánh giá trường đạt chuẩn Quốc gia

Kết quả tự đánh giá của nhà trường đạt chuẩn QG theo 5 tiêu chuẩn, 22 tiêu chí và 24 minh chứng để đề nghị cấp có thẩm quyền kiểm tra đánh giá, công nhận trường đạt chuẩn QG, nếu nhà trường chưa đạt các tiêu chí, tiêu chuẩn của Thông tư số 47/2012/TT-BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2012 ban hành kèm theo Quy chế công nhận trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn QG của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thì mỗi nhà trường xây dựng kế hoạch, phương hướng phấn đấu trong thời gian tới.

Như vậy nhìn vào kết quả tự đánh giá các trường THPT cho thấy việc các trường THPT tự tổ chức đánh giá mức độ đạt chuẩn nhằm chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của từng tiêu chuẩn, từng tiêu chí, các nhà quản lý có các nhìn đúng đắn về thực trạng nhà trường được đánh giá ở mức độ đạt chuẩn nào? Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch cải tiến chất

lượng và các biện pháp thực hiện, nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn trường chuẩn QG do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục và tiến tới đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo Quyết định số 80/2008/QĐ-BGD&ĐT ngày 30 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường THPT.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG

1.5.1. Các yếu tố khách quan

a) Mạng lưới trường, lớp học THPT

Mạng lưới trường, lớp học THPT ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuyển sinh vào THPT và tác động đến QL số lớp, số HS trường chuẩn ngay từ lớp đầu cấp. Nếu các trường THPT được bố trí cân đối, hợp lý với mạng lưới các trường THCS thì có thể xây dựng được kế hoạch phát triển số lớp, số HS của hệ thống các trường THPT theo từng giai đoạn đáp ứng yêu cầu trường chuẩn QG: mỗi trường có không quá 45 lớp và mỗi lớp có không quá 45 HS. Ngược lại, nếu phân bố mạng lưới trường THPT không hợp lý thì có thể dẫn đến hiện tượng mất cân đối: có trường thừa phòng học nhưng hàng năm không tuyển đủ số HS vào THPT theo kế hoạch, gây lãng phí về CSVC; có trường thì quá tải về số lớp, số HS gây khó khăn cho QL của HT trong việc xây dựng trường chuẩn QG.

b) Số lượng và chất lượng đội ngũ GV trường THPT.

Số lượng và chất lượng đội ngũ GV tác động trực tiếp đến QL toàn diện của HT trong việc xây dựng trường chuẩn QG. Nếu nhà trường được bố trí đủ số GV dạy các môn học theo qui định thì việc phân công GV của HT rất thuận lợi. Ngược lại, nếu không có đủ số GV thì phải bố trí dạy tăng giờ, chất lượng GD khó đạt chuẩn.

Chất lượng GD của nhà trường không thể vượt quá tầm đội ngũ GV của trường đó. Phẩm chất và năng lực đội ngũ GV là yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng nhà trường đạt chuẩn QG. Nếu đội ngũ GV đạt chuẩn về trình độ thì QL hoạt động dạy – học và GD theo chuẩn sẽ đạt hiệu quả cao, chất lượng GD của nhà trường có thể đáp ứng được yêu cầu trường chuẩn QG.

c) Qui hoạch về đất đai các trường THPT

CSVC các truờng THPT trong đó có diện tích đất là một trong các tiêu chuẩn của trường chuẩn QG và cũng là yếu tố có ảnh hưởng không nhỏ đến việc QL của

HT trong quá trình xây dựng để đạt được các tiêu chuẩn khác. Nếu nhà trường được giao đủ diện tích đất theo qui định trường chuẩn thì có thể qui hoạch tổng thể nhà trường theo chuẩn QG. Từ đó, hàng năm HT chủ động xây dựng kế hoạch cải tạo CSVC hiện có và xây dựng mới các hạng mục công trình theo chuẩn QG. Như vậy, kết hợp với các yếu tố khác, HT chủ động hoàn thiện được lộ trình xây dựng nhà trường đạt chuẩn QG.

d) Điều kiện về kinh tế, văn hoá - xã hội ở địa phương

Điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội của từng địa phương sẽ tác động sâu sắc đến tình hình GD, trong đó có vấn đề xây dựng nhà trường đạt chuẩn QG. Kinh tế địa phương phát triển tạo điều kiện ban đầu đẩy nhanh tốc độ xây dựng nhà trường đạt chuẩn QG. Song điều kiện kinh tế không phải là điều kiện quyết định thành công việc xây dựng trường chuẩn QG. Có thể kinh tế địa phương chưa phát triển nhưng địa bàn trường là mảnh đất có truyền thống hiếu học, người dân hiểu rõ về xã hội hoá GD, sẵn sàng cùng nhà trường làm mọi việc về GD. Những nơi này, HT QL việc xây dựng trường chuẩn QG sớm thành công.

e) Công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường

Quá trình xây dựng trường chuẩn QG cũng như các hoạt động khác của nhà trường đều có sự chỉ đạo, kiểm tra, giám sát và đánh giá, rút kinh nghiệm của cấp trên. Nếu cấp trên chỉ đạo cụ thể, quyết liệt và tổ chức kiểm tra, đánh giá một cách thực chất QL của HT thì tiến độ xây dựng trường chuẩn QG của mỗi trường mới có thể đảm bảo theo đúng lộ trình đặt ra. Ngược lại, nếu cấp trên “khoán trắng” cho các trường THPT xây dựng trường chuẩn QG thì HT gặp rất nhiều khó khăn do việc xây dựng trường chuẩn QG và gặp phải những vấn đề mà quyền hạn của HT không giải quyết được.

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

a) Trình độ QL của HT trường THPT

HT là người tổ chức mọi hoạt động của nhà trường thực hiện mục tiêu GD. QL việc xây dựng trường chuẩn QG là duy trì các hoạt động của nhà trường thực hiện mục tiêu GD chung và nâng cao hiệu quả các biện pháp QL để nhà trường đạt được các tiêu chuẩn của trường chuẩn QG. Đây là một một công việc phức tạp, yêu cầu người HT phải có trình độ QL tối thiểu theo quy định trường chuẩn QG.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/10/2023