Khái Quát Về Tình Hình Kinh Tế - Văn Hóa - Xã Hội Của Tỉnh Tuyên Quang

b) Trình độ chuyên môn của HT trường THPT

Trường chuẩn QG yêu cầu HT và GV đều đạt chuẩn về trình độ chuyên môn. Nếu HT đạt chuẩn hoặc trên chuẩn thì dễ dàng tạo ra uy tín thực chất. Chỉ có uy tín thực chất về chuyên môn, HT mới QL được hoạt động dạy học và GD – hoạt động cốt lõi của nhà trường. Nếu trình độ chuyên môn của HT chưa đạt chuẩn mà đội ngũ GV có nhiều người đạt chuẩn hoặc trên chuẩn thì việc lãnh đạo, QL đội ngũ GV xây dựng trường chuẩn QG sẽ gặp khó khăn.

c) Khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ của HT

Xây dựng trường chuẩn QG liên quan đến nhiều đối tượng. Để nâng cao hiệu quả QL và giải quyết tốt việc đối nội, đối ngoại của nhà trường, người HT cần có khả năng giao tiếp, thiết lập các mối quan hệ. Đây cũng là một yêu cầu mới đối với HT trường THPT.


Tiểu kết chương 1

Chương 1 của luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề cơ bản có tính chất cơ sở để triển khai nội dung các chương tiếp theo. Có thể tóm tắt như sau:

Cán bộ QLGD, đặc biệt là hiệu trưởng phải nắm vững các vấn đề lý luận về quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường để vận dụng vào việc chỉ đạo và tổ chức các hoạt động GD của nhà trường đạt hiệu quả cao.

Trường THPT là cơ sở GD của bậc trung học vì vậy quản lý trường THPT được hiểu là quản lý theo nghĩa hẹp và vấn đề đặt ra chính là người Hiệu trưởng tác động như thế nào vào các thành tố của hệ thống GD nhằm đem lại kết quả như mong muốn. Đổi mới quản lý trường THPT đặt ra trong bối cảnh đổi mới QLGD, vì vậy, người Hiệu trưởng phải “thay đổi sự quản lý” để “quản lý sự thay đổi”.

Xây dựng trường THPT chuẩn QG là một tất yếu lịch sử, phù hợp với sự phát triển của xã hội và chủ trương của Đảng và Nhà nước. Để đạt được các yêu cầu và tiêu chuẩn trên, cần nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG, huy động sự tham gia của nhiều lực lượng, trong đó cơ quan QLNN và cơ quan QLGD có vai trò định hướng, hỗ trợ, kiểm tra, giám sát, còn Hiệu trưởng trường THPT phải thiết kế và thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động GD của nhà trường đạt mục tiêu đề ra.

Các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến việc xây dựng trường đạt chuẩn QG gồm: mạng lưới trường, lớp; số lượng và chất lượng đội ngũ CBQL, GV, NV; điều kiện kinh tế, văn hoá - xã hội ở địa phương; công tác chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá của lãnh đạo cấp trên đối với nhà trường. Các yếu tố chủ quan là do chính người Hiệu trưởng, bao gồm trình độ chuyên môn, trình độ quản lý, năng lực giao tiếp và thiết lập các mối quan hệ xã hội. Muốn xây dựng trường THPT đạt chuẩn QG thì trước hết lãnh đạo nhà trường phải có trình độ về mọi mặt đạt chuẩn và trên chuẩn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

TỈNH TUYÊN QUANG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA

2.1. Khái quát về tình hình kinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh Tuyên Quang

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tình hình kinh tế - xã hội

2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Tuyên Quang thuộc khu vực Đông Bắc, nằm ở trung tâm của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, phía tây bắc và phía bắc giáp các tỉnh Hà Giang và Cao Bằng; phía đông giáp tỉnh Bắc Cạn và Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Phúc; phía tây nam giáp các tỉnh Phú Thọ và Yên Bái. Tọa độ địa lí của Tuyên Quang từ 21030' đến 22041' vĩ độ Bắc và từ 104050' đến 105035' kinh độ Đông. Với diện tích 5.867,3 km2, Tuyên Quang chiếm 1,77% diện tích cả nước.

Nhờ có các tuyến đường quốc lộ 2 (từ Hà Nội đi các tỉnh: Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Tuyên Quang, Hà Giang), quốc lộ 37 và đường 279, Tuyên Quang có thể giao lưu với các tỉnh trong vùng và với đồng bằng sông Hồng. Tuy nhiên do cơ sở hạ tầng chưa phát triển đồng bộ nên việc mở rộng giao lưu, thu hút đầu tư để phát triển kinh tế - xã hội còn nhiều hạn chế.

Địa hình Tuyên Quang tương đối đa dạng và phức tạp với hơn 73% diện tích là đồi núi. Các dãy núi chính thuộc cánh cung sông Gâm chạy theo hướng này nhưng không kéo dài liên tục mà bị chia cắt thành những khối rời rạc. Mạng lưới sông ngòi của Tuyên Quang tương đối dày và phân bố tương đối đồng đều. Do chảy trên địa hình đồi núi nên lòng sông dốc, nước chảy xiết và có khả năng tập trung nước nhanh vào mùa lũ.

2.1.1.2. Dân cư và xã hội

Dân số Tuyên Quang năm 2011 là 73,5 vạn người, gồm 22 dân tộc anh em, Tỉnh có 7 đơn vị hành chính, trong đó có thành phố Tuyên Quang và 6 huyện: Lâm Bình, Na Hang, Chiêm Hóa, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Toàn tỉnh có 2.090 thôn bản; trong đó có 37 xã, 78 thôn bản đặc biệt khó khăn; có 01 huyện miền núi đặc biệt khó khăn được hưởng chính sách theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo (Huyện Lâm Bình). Tỷ lệ số hộ dân được sử dụng điện lưới QG

đạt 95,92%, đường giao thông nông thôn cơ bản đã được bê tông hoá. Phân bố dân cư không đều, mật độ dân số trung bình 125 người/km2, riêng huyện vùng cao Lâm Bình dân cư thưa thớt, mật độ 38 người/km2

(Nguồn: Niên giám thống kê Tuyên Quang, 2014).

2.1.1.3. Kinh tế

Thực hiện chính sách đổi mới, trong những năm qua kinh tế Tuyên Quang tăng trưởng khá nhanh. Giai đoạn 2008-2014 tốc độ tăng trưởng đạt 13,2%, cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân của cả nước (7,06%). Tuy vậy, GDP bình quân đầu người của Tuyên Quang thấp, năm 2014 mới đạt 18,4 triệu đồng, bằng 63,7% so với mức bình quân chung của cả nước.

Cơ cấu kinh tế theo ngành đang chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỉ trọng dịch vụ tăng mạnh, tỉ trọng khu vực nông, lâm, thủy sản giảm nhanh, công nghiệp và xây dựng tăng nhẹ, chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh.

Những đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội trên đây là tiền đề quan trọng cho sự nghiệp GD&ĐT đổi mới và phát triển đi lên, đòi hỏi GD&ĐT phải đáp ứng và đón đầu những yêu cầu về chất lượng nguồn nhân lực.

2.1.2. Vài nét về tình hình giáo dục tỉnh Tuyên Quang

2.1.2.1. Vài nét về tình hình chung giáo dục tỉnh Tuyên Quang

Trong những năm qua, sự nghiệp GD&ĐT đã từng bước phát triển và đạt được thành tích quan trọng.

a) Về qui mô, mạng lưới trường lớp:

- GD mầm non: Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 147 trường mầm non (146 trường công lập, 01 trường tư thục) với tổng số 2.526 nhóm, lớp; 52.280 trẻ mầm non, tỷ lệ huy động đạt 61,1% [32].

- GD phổ thông: Năm học 2013-2014 toàn tỉnh có 151 trường Tiểu học; 14 trường liên cấp TH-THCS; 142 trường THCS (Trong đó có 05 trường PTDTNT THCS); 29 trường THPT (Trong đó có 01 trường PTDTNT cấp THPT) [32].

- GD thường xuyên và GD chuyên nghiệp: toàn tỉnh hiện có 01 TTGDTX- HN tỉnh, 02 trường trung cấp chuyên nghiệp và 02 trường cao đẳng. Trong đó trường Cao đẳng Tuyên Quang đã được Chính phủ phê duyệt chủ trương nâng cấp thành trường Đại học Tân Trào [32].

b) Đội ngũ CBQL, GV và NV

Đội ngũ CBQL, GV, NV toàn ngành hiện có 13.817 người, trong đó có 1.107 CBQL; 55 cán bộ công tác tại các phòng GD&ĐT, 3.334 GV mầm non (1.574 GV ngoài biên chế nhà nước), 3.862 GV tiểu học, 2.858 GV THCS, 1.503 GV THPT, 49 GV TTGDTX - Hướng nghiệp, 210 kế toán chuyên trách, 598 NV các loại [32].

Tỷ lệ CBQL GD toàn tỉnh đạt chuẩn về trình độ đào tạo trở lên là 100%; trong đó đạt trên chuẩn là 42,1%; cán bộ quản lý có chứng chỉ QLGD chiếm 52%; GV mầm non đạt chuẩn trở lên là 91%, trong đó trên chuẩn 15,1%; GV tiểu học: 99,9% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 39,9%; GV THCS: 99,2% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 32,3%; GV THPT: 100% đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn là: 7,6% [32].

c) Số trường đạt chuẩn QG

Năm học 2013-2014, toàn tỉnh có 78/335 trường đạt chuẩn QG, chiếm tỉ lệ 23,3% tổng số trường toàn tỉnh, trong đó có 39 trường tiểu học, 38 trường THCS và 01 trường THPTDTNT. So với nhiều tỉnh trong khu vực phía Bắc, tỉ lệ trường đạt chuẩn QG của Tuyên Quang còn thấp 1/29 trường tỷ lệ 3,44%1.

(Nguồn: Sở GD&ĐT Tuyên Quang)[34]

Bảng 2.1: Kết quả trường phổ thông đạt chuẩn QG tính đến hết năm 2014


Trường


Huyện, thị xã

Tiểu học

Trung học cơ sở

THPT

Tổng số trường

Số trường đạt

chuẩn


Tỷ lệ %

Tổng số trường

Số trường đạt

chuẩn


Tỷ lệ %

Tổng số trường

Số trường đạt

chuẩn


Tỷ lệ

%

Na Hang

8

2

25

13

3

23,0

2

0


Chiêm Hóa

27

7

25,9

29

7

24,1

6

0


Lâm Bình

8

2

25

9

2

22,2

2

0


Hàm Yên

26

3

11,5

22

5

22,7

3

0


Yên Sơn

37

8

21,6

32

5

15,6

4

0


TP T.Quang

13

8

61,5

13

6

46,1

6

1

16,6

Sơn Dương

30

9

23,0

38

10

26,3

6

0


Tổng cộng

150

39

26

156

38

24,3

29

1

3,4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động xây dựng các trường trung học phổ thông tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn quốc gia - 6


1Tỉ lệ trường đạt chuẩn quốc gia của một số tỉnh trong khu vực (năm học 2013-2014): Hòa Bình: 29,76%, Điện Biên: 35,17%; Lào Cai: 39,54%, Phú Thọ: 50,2%, Yên Bái: 31,2%.

Các trường tiểu học, THCS và THPT đạt chuẩn QG hầu hết tập trung tại khu vực Thành phố Tuyên Quangvà một số trường đặt ở trung tâm của huyện nơi có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển thuận lợi. Mặt khác, tỉnh Tuyên Quang sớm được công nhận đạt chuẩn QG phổ cập GD tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập GD THCS là nguồn động viên khích lệ HS, CMHS và nhân dân các dân tộc tích cực ủng hộ việc xây dựng trường chuẩn QG. HT một số trường tiểu học, THCS qua công tác phổ cập GD đã trưởng thành lên rất nhiều và trở lên rất năng động, sáng tạo trong QL xây dựng trường chuẩn QG.

2.1.2.2. Vài nét về tình hình GD THPT tỉnh Tuyên Quang

a) Về đội ngũ CBQL, GV và NV trường THPT

+ Về đội ngũ cán bộ QL GD trường THPT

Bảng 2.2: Kết quả khảo sát về đội ngũ cán bộ QL GD trường THPT



Tổng số người

Nghiệp vụ

chuyên môn

Nghiệp vụ

lý luận chính trị

Nghiệp vụ

Quản lý giáo dục


Chuẩn

Chưa chuẩn

Từ trung cấp

trở lên

Chưa qua đào tạo

Có chứng chỉ QLGD

Chưa có

chứng chỉ QLGD

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

TS

%

77

77

100

0

0

77

100

0

0

75

97,4

02

2,7

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)


Qua bảng 2.2 cho thấy trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh đã kiên trì đầu tư cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ QL GD trường THPT. 100% cán bộ QLGD đạt chuẩn về trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị từ trung cấp trở lên, cán bộ QLGD có chứng chỉ QLGD đạt 97,4%. Đây là điều kiện cơ sở ban đầu thuận lợi cho HT trường THPT chỉ đạo hoạt động dạy học và GD có hiệu quả. Tuy nhiên một bộ phận cán bộ quản lý chưa đáp ứng được theo chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo đây là một khó khăn thách thức lớn đối với đội ngũ HT trong QL nhà trường nói chung và QL việc xây dựng trường chuẩn QG nói riêng. Điều này phù hợp với thực tế của đa số HT các trường THPT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ GD còn nhiều hạn chế, cụ thể:

+ Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, tổ chức thực hiện chỉ đạo trực tiếp của Sở GD&ĐT còn chậm, nhất là các hoạt động chuyên môn.

+ Việc QL giáo viên, học sinh, QL cơ sở vật chất, thiết bị, thí nghiệm, thư viện, QL tài chính còn nhiều lúng túng, chưa đồng bộ, hiệu quả còn rất thấp do HT chưa nắm được chu trình QL giáo dục.

+ Công tác QL chậm đổi mới, nhiều HT còn lúng túng không biết xây dựng, tổ chức, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra thực hiện kế hoạch năm học của nhà trường và các kế hoạch khác.

+ Tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích tồn tại khá phổ biến ở nhiều trường THPT trong tỉnh.

+ Về đội ngũ GV trường THPT

Bảng 2.3: Kết quả khảo sát về đội ngũ GV trường THPT


Tổng số người

Trình độ đào tạo

Trên chuẩn

Chuẩn

Chưa chuẩn

Tổng số

%

Tổng số

%

Tổng số

%

1409

107

7,6

1281

92,3

21

1,5

(Nguồn Sở GD&ĐT tỉnh Tuyên Quang)


Qua bảng 2.3 cho thấy tỷ lệ GV THPT đạt trên chuẩn rất thấp (7,6%), tỷ lệ chưa đạt chuẩn vẫn còn tồn tại (1,5%). Qua phỏng vấn trực tiếp với chuyên viên phòng tổ chức Sở GD&ĐT Tuyên Quang, tôi được biết trong những năm vừa qua số GV đi học sau đại học sau khi có bằng thạc sỹ xin chuyển công tác khỏi tỉnh Tuyên Quang khá nhiều. Mặt khác, những năm trước đây (thời điểm 2010 trở về trước) do thiếu GV dạy THPT nên đã cử một số GV có trình độ Cao đẳng lên dạy THPT, do đó tỷ lệ GV THPT chưa đạt chuẩn tăng lên. Hiện nay số GV có trình độ Cao đẳng lên dạy THPT đã đào tạo, bồi dưỡng đạt chuẩn tuy nhiên về chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới của ngành, khả năng tiếp thu kiến thức, đổi mới phương pháp dạy học, khả năng sử dụng thiết bị, tổ chức các hoạt động GD còn nhiều hạn chế. Đây là một trong khó khăn, thách thức không nhỏ trong việc QL xây dựng trường THPT tỉnh Tuyên Quang đạt chuẩn QG.

+ Về đội ngũ NV trường THPT

Theo Nghị định 41/2012/NĐ-CP ngày 08/5/2012 của Chính phủ quy định về vị trí việc làm trong đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì biên chế viên chức tổ hành chính có ít nhất 05 người, trong đó: 01 người phụ trách thư viện, 01 người phụ trách thiết bị, thí nghiệm và 03 người làm văn thư - thủ quỹ, kế toán, y tế trường học.

Theo báo cáo của phòng tổng hợp, Sở GD&ĐT Tuyên Quang tại thời điểm tháng 12/2014 có 29 trường (100%) có đủ nhân viên kế toán, 5 trường (17,8%) có NV thư viện, 12 trường (42,8%) có NV thiết bị-thí nghiệm, 19 trường (67,8%) có NV văn thư-thủ quỹ, 5 trường (17,8%) có NV y tế học đường.

Như vậy, hầu hết tổ Văn phòng các trường THPT đều chưa có đủ số người đảm nhận công việc theo quy định trường chuẩn, đặc biệt là NV chuyên trách về thư viện và y tế trường học còn thiếu trầm trọng. Tìm hiểu vấn đề này qua trao đổi trực tiếp với cán bộ phòng tổ chức Sở GD&ĐT và một số HT, tôi được biết hầu hết các trường THPT đều bố trí GV kiêm nhiệm công việc thủ quỹ, thiết bị, thí nghiệm, thư viện. Riêng NV y tế bố trí hợp đồng theo từng tháng (tập trung vào thời gian đầu năm học khi nhà trường vận động HS đóng bảo hiểm y tế). Đa số các trường, HT chưa chú ý QL tổ Văn phòng, chưa có trường nào HT cử tổ trưởng tổ Văn phòng.

b) Về chất lượng GD HS của các trường THPT

Căn cứ các báo cáo tổng kết của Sở GD&ĐT Tuyên Quang từ năm học 2011- 2012 đến năm học 2013-2014 [32], chất lượng GD của HS trường THPT được phản ánh ở một số nội dung sau:

+ KQ xếp loại hạnh kiểm, học lực

Bảng 2.4: Kết quả xếp loại hạnh kiểm, học lực của HS THPT từ năm học 2011-2012 đến năm học 2013-2014

Năm học

Tổng

số HS

Xếp loại hạnh kiểm

Xếp loại học lực

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

2011-2012

23190

14777

6241

1932

240

468

5834

13463

3412

13

%

63,7

26,9

8,3

1,1

2,0

25,2

58,05

14,7

0,05

2012-2013

22506

15219

5408

1667

212

673

6619

12618

2578

18

%

67,6

24,02

7,4

0,94

2,99

29,4

55,1

11,45

0,08

2013-2014

21615

15143

4888

1428

156

1003

7752

11197

1658

5

%

70,05

22,65

6,6

0,7

4,64

35,86

51,81

7,67

0,02

Cộng

67311

45139

16537

5027

608

2144

20205

37278

7648

36

%

67,1

24,6

7,4

0,9

3,2

30,0

55,4

11,3

0,1

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 04/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí