khiến khá nhiều đề cương môn học mới đưa vào áp dụng trong thực tế đã bộc lộ nhiều bất cập, khó thực hiện.
+ Việc tổ chức cho sinh viên đăng ký môn học qua mạng Internet chưa đạt được hiệu quả, gây ra những khó khăn, phức tạp cho công tác quản lý. Có thể thấy, công tác quản lý tuy đã có sự thay đổi nhằm thích ứng với phương thức đào tạo theo tín chỉ. Tuy nhiên, các hoạt động quản lý chưa được tiến hành một cách đồng bộ, các biện pháp quản lý đã thực hiện chưa cụ thể, khoa học và hiệu quả chưa cao.
Đối với Giảng viên
+ Cho đến nay vẫn còn một bộ phận cán bộ, giảng viên chưa hiểu biết đầy đủ về bản chất và những yêu cầu của tổ chức đào tạo theo tín chỉ. Một số giảng viên vẫn giữ thói quen giảng dạy, kiểm tra đánh giá, tổ chức lớp như với các lớp theo niên chế học phần. Một số giảng viên dạy
không bám sát với đề cương môn học, không tuân theo quy trình giảng
dạy, kiểm tra đánh giá như chỉ dẫn trong đề cương.
+ Thực tế cho thấy ở nhiều lớp đông sinh viên, nhất là với các môn chung, giảng viên gặp khó khăn trong việc đổi mới phương pháp giảng
dạy, đặc biệt trong các giờ thảo luận, thực hành, kiểm tra đánh giá
thường xuyên và tư vấn cho sinh viên. Nhiều giảng viên lúng túng trong việc tổ chức giờ tự học. Có giảng viên lạm dụng giờ tự học cho sinh viên nghỉ học tự do, thiếu kiểm tra kiến thức mà sinh viên phải thực hiện trong các giờ tự học.
+ Trong đội ngũ cố
vấn học tập vẫn có một số
cán bộ
chưa làm
tròn trách nhiệm của mình, chưa nắm vững Quy chế đào tạo theo tín chỉ, nên còn lúng túng, khó khăn trong việc tư vấn cho sinh viên.
Đối với Sinh viên
+ Định hướng cho sinh viên tâm thế, vai trò của mình khi tiếp cận dần dần việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế học phần sang học chế tín chỉ.
Qua phiếu trưng cầu ý kiến cho thấy, 100% sinh viên đều cho rằng Trường Đại học An Giang chuyển đổi đào tạo từ học phần niên chế sang học chế tin chỉ thì việc tự học của sinh viên có vai trò rất quan trọng.
Bảng 2.5. Vai trò của sinh viên về hoạt động tự học
Quan trọng | Bình thường | Không quan trọng | |
Sinh viên năm thứ II | 100% | 0 | 0 |
Sinh viên năm thứ III | 100% | 0 | 0 |
Sinh viên năm thứ IV | 100% | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Hoạt Động Của Khoa Sư Phạm (Www.agu.edu.vn)
- Nhận Thức Của Sinh Viên Về Hoạt Động Tự Học
- Đánh Giá Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Trước Xu Thế Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
- Biện Pháp 1. Giáo Dục Động Cơ, Thái Độ Học Tập Đúng Đắn Và Ý Chí Tự Học Cho Sinh Viên
- Biện Pháp 3. Tổ Chức Cho Giảng Viên Có Điều Kiện Thuận Lợi Thực Hiện Hoạt Động Giảng Dạy Theo Học Chế Tín Chỉ Và Hướng Dẫn Có Hiệu Quả Cho
- Biện Pháp 5. Kịp Thời Kiểm Tra, Đánh Giá Thúc Đẩy Hoạt Động Tự Học Của Sinh Viên Để Thực Hiện Đào Tạo Theo Học Chế Tín Chỉ
Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.
(Phiếu trưng cầu ý kiến sinh viên Khoa Sư phạm)
+ Nói chung, sinh viên chậm thích ứng với phương thức đào tạo
theo học chế tín chỉ, chậm đổi mới phương pháp học tập, tính thụ động và tư tưởng đối phó vẫn còn khá phổ biến: thụ động và đối phó trong tìm hiểu quy chế, quy định về đào tạo, trong việc sắp xếp lịch học, chuẩn bị bài, tham gia giờ học trên lớp và trong kiểm tra đánh giá,...
+ Trong quản lý và tổ chức đào tạo theo tín chỉ việc sử dụng công
nghệ tin học là một nhu cầu thiết yếu. Tuy nhiên, khó khăn lớn cho
Trường là số sinh viên hàng năm được tuyển phần đông là sinh viên ở
vùng nông thôn, ít có điều kiện tiếp xúc với công nghệ này.
Tiểu kết chương 2
Nói tóm lại, mặc dù đã có nhiều cố
gắng và nỗ
lực thực hiện
nhưng nhìn một cách tổng thể, hoạt động quản lý nhằm nâng cao hiệu
quả
hoạt động tự
học của sinh viên đào tạo theo tín chỉ
vẫn chưa đạt
được như
mong muốn. Nguyên nhân có thể từ
nhiều phía (thái độ
chủ
quan của người học, người dạy, các yếu tố tác động khách quan,...). Từ
góc độ của người làm công tác quản lý, chúng tôi cho rằng: một trong
những nguyên nhân dẫn đến hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên đào tạo theo tín chỉ chưa cao là do các biện pháp quản lý đã thực hiện chưa mang tính đồng bộ, triển khai còn manh múng, chưa có sự thống nhất cao
trong nhận thức. Thậm chí chưa xác định được hệ phù hợp với điều kiện thực tế.
thống các giải pháp
Thực tế hoạt động tự học của sinh viên đào tạo theo tín chỉ và với các hạn chế nêu trên đòi hỏi phải có các biện pháp khắc phục nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tự học của sinh viên. Đây chính là vấn đề bức xúc của Nhà trường. Việc quản lý dạy học phải hướng vào mục đích cuối cùng là thúc đẩy tính tự giác, tích cực, độc lập sáng tạo của sinh viên trong quá trình học tập, phát huy được yếu tố nội lực trong bản thân mỗi
sinh viên
ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả
học tập chính họ. Nói
cách khác, phải làm cho sinh viên tích cực tự học. Thực tế cho thấy sinh viên đào tạo theo tín chỉ còn chưa nỗ lực, cố gắng trong quá trình tự học, chưa nhận thức đầy đủ các kỹ năng tự học cần thiết, chưa biết cách rèn luyện thường xuyên các kỹ năng tự học trong quá trình học tập. Để sinh viên đạt được kết quả tốt trong học tập và vững vàng trong công tác sau này, không ai hết mà chính bản thân sinh viên với nghị lực, ý chí và thói quen cùng phương pháp học tập cần thiết quyết định trực tiếp chất lượng tự học, chất lượng giáo dục đào tạo.
Chương 3
CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐÀO TẠO THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ
3.1. Vài nét về mục tiêu chiến lược phát triển trong bối cảnh mới của Trường
3.1.1. Mục tiêu đến năm 2015
Qui mô đào tạo của Trường sẽ lên đến 9.000 – 10.000 sinh viên các hệ đào tạo. Đến năm 2015, khoảng 10.000 sinh viên hệ chính quy.
Trường Đại học An Giang sẽ liên kết đào tạo chương trình sau
đại học vào năm học 2009 – 2010 với 2 ngành Văn và Toán.
Áp dụng phương thức đào tạo và chuyển đổi điểm từ
niên chế
học phần sang học chế tín chỉ trong tất cả các khoá, ngành đào tạo sinh viên Đại học, Cao đẳng hệ chính quy từ năm học 2009 2010.
Trường sẽ tiếp tục mở ít nhất 40 chương trình đào tạo bốn năm cho các ngành: sư phạm, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học, phát
triển nông thôn, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thuỷ sản, trồng trọt, công
nghệ
thông tin, environment engineering (kỹ
thuật môi trường), ngoại
thương, quản trị kinh doanh nông thôn, kinh tế du lịch, quản lý các nguồn
tài nguyên thiên nhiên môi trường, kinh tế hàng, âm nhạc, mỹ thuật công nghiệp,…
đối ngoại, kế
toán – ngân
Số lượng giảng viên lên đến 800 cán bộ, giảng viên, trong đó có 50% là thạc sĩ và tiến sĩ.
Xây dựng các khu nhà và khuôn viên mới trên diện tích 40 hecta.
Cụ thể: Trường khai giảng năm học đầu tiên (2000 – 2001) vào
ngày 9/9/2000. Ngay từ những ngày đầu thành lập, Trường có 18 ngành
đào tạo chính quy (5 ngành đại học). Theo thời gian, Nhà trường từng
bước phát triển về số
lượng và chất lượng đội ngũ (từ
179 người đến
nay là 738 cán bộ, công chức; từ 23 người có trình độ sau đại học nay là 200 người và hiện có 146 người đang học sau đại học); mở rộng quy mô đào tạo, đa dạng loại hình; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường trang thiết bị; từng bước xây dựng thương hiệu Trường Đại học An Giang. Năm học 2009 – 2010, Trường có 45 ngành đào tạo hệ chính quy (31 ngành đại học), học sinh sinh viên chính quy, không chính quy khoảng
12.000 (chính quy 8.000). Cũng trong năm học này, Trường Phổ thông
Thực hành Sư phạm (thuộc Trường Đại học An Giang) khai giảng năm học đầu tiên với 18 lớp, học sinh từ lớp 1 đến lớp 10, sau 2 năm học nữa sẽ có đầy đủ các lớp từ 1 đến 12.
3.1.2. Phương hướng
Để thực hiện được những mục tiêu trên, Trường Đại học An Giang sẽ thực hiện chiến lược “đương đầu thách thức, nắm bắt thời cơ, đi tắt đón đầu”, ra sức khắc phục các khó khăn về đội ngũ cán bộ giảng dạy và cơ sở trường lớp. Những giải pháp chủ yếu là:
Nâng cao chất lượng đào tạo bằng cách thực hiện việc đổi mới chương trình và phương pháp giảng dạy học tập. Thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy và học theo hướng tích cực “kiến thức được chiếm lĩnh bởi người học” bằng cách kết hợp giữa quá trình đào tạo tại trường, lớp với tự học, tự nghiên cứu, khắc phục lối truyền thụ một chiều theo kiểu “thầy giảng, trò ghi” một cách thụ động, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học, nhằm nâng cao chất lượng học tập, khả
năng sáng tạo và hành dụng. Đổi mới việc chuẩn bị giáo trình, giáo án
một cách có chất lượng và hiệu quả thiết thực; ứng dụng tin học và các
phương pháp truyền thông hiện đại trong giảng dạy, gắn nội dung đào
tạo với những mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương, của
vùng và đất nước để đào tạo sinh viên khi ra trường có đầy đủ kiến thức vừa lý thuyết vừa thực tiễn và phát huy hiệu quả được ngay.
Xây dựng đội ngũ giảng viên đại học vừa có năng lực, vừa có trách nhiệm, vừa tận tụy, gắn bó với nghề, vừa có tâm huyết với thế hệ
trẻ. Thực hiện phương châm: “Nhà giáo chỉ
được tôn vinh từ
chính sự
mẫu mực của mình không những về
tri thức khoa học mà cả
về phẩm
chất đạo đức và bản lĩnh chính trị”, gương mẫu trong việc thực hiện: kỷ cương – tình thương – trách nhiệm.
Phát huy việc nghiên cứu khoa học trong mọi hoạt động chuyên môn. Các nội dung nghiên cứu khoa học phải hướng vào giải quyết các vấn đề do thực tiễn của công tác dạy và học đặt ra, hướng vào việc giải
quyết các vấn đề
liên quan đến phát triển kinh tế
xã hội của tỉnh và
vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Tăng cường sự
hợp tác trong và ngoài nước với các cơ
sở giáo
dục, nghiên cứu khoa học nhằm tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng.
Phải đặt mục tiêu đào tạo của Trường là đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực của toàn xã hội, nghĩa là đáp ứng yêu cầu của các thành phần
kinh tế chứ không phải chỉ đào tạo và sử dụng trong khu vực nhà nước. Đẩy mạnh việc áp dụng biện pháp đào tạo theo địa chỉ bằng cách kết hợp với nhu cầu đào tạo của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế.
Đẩy nhanh công tác phát triển đội ngũ giảng viên có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ bằng cách tạo bước đột phá trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ (về chuyên môn và ngoại ngữ, tin học) nhằm đáp ứng yêu cầu đào tạo chất lượng cao và xây dựng các ngành, chuyên ngành đạt trình độ cao của Trường.
Tổ chức đào tạo theo tín chỉ cho các khóa, các ngành hệ chính quy theo hướng tăng cường khả năng lựa chọn môn học; áp dụng sâu rộng các yếu tố tích cực (phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá) theo yêu cầu của phương thức đào tạo theo tín chỉ; triển khai đa dạng hóa các loại hình đào tạo để đáp ứng nhu cầu xã hội.
Xây dựng và triển khai một số đề tài lớn mang tính liên ngành gắn với đào tạo và yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Nâng cao hiệu quả và chất lượng các hội nghị, hội thảo khoa học.
Mở rộng các chương trình hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học, đặc biệt là các chương trình liên kết đào tạo sau đại học, ưu tiên hợp tác với các trường đại học có uy tín.
Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác quản lý hành chính và tổ chức đào tạo theo tín chỉ; tăng cường đầu tư chiều sâu về cơ sở vật chất.
Đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" giai đoạn 2, cuộc vận động "Hai không" trong giáo dục; nâng cao đạo đức nhà giáo, góp phần tạo dựng môi trường văn hóa chất lượng để đảm bảo cho sự phát triển nhanh và hội nhập quốc tế của Nhà trường.
Ban hành Quy định học vụ cho phù hợp với thực tế, hoàn thành
thẩm định và phê duyệt đề
cương môn học của tất cả
các ngành, xây
dựng tiêu chí đánh giá khóa luận tốt nghiệp của sinh viên.
Nghiệm thu các hợp đồng xây dựng quy trình dạy học, kiểm tra
đánh giá và ký hợp đồng mới theo hình thức tài liệu hướng dẫn môn học (study guide) cho tất cả các môn học có trong chương trình đào tạo, thúc đẩy nhanh việc hoàn thiện và tăng cường số hóa học liệu thiết yếu.
Điều chỉnh những nội dung công tác quản lý sinh viên cho phù hợp với phương thức đào tạo theo tín chỉ.
Nâng cấp hạ tầng công nghệ thông tin: nâng tốc độ đường truyền Internet, tốc độ mạng nội bộ (LAN), các thiết bị đầu cuối Switch, Router, Firewal, Wifi, máy tính; hợp đồng với nhà cung cấp dịch vụ VinaREN/Viettel, khai thác sử dụng để góp phần hoàn chỉnh phần mềm phục vụ đào tạo theo tín chỉ.
Sứ mệnh của nhà trường là: “Xây dựng Trường Đại học An
Giang trở thành cơ sở đào tạo có uy tín trong nước và trong khu vực Đông
Nam Á về lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công
nghệ đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội”.
Xác định rõ mục tiêu là vấn đề hết sức quan trọng mang tính chiến lược định hướng cho sự phát triển của Nhà trường trong thời gian tới. Tuy
nhiên, để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ chung của Nhà trường, đòi
hỏi phải xác định được biện pháp triển khai đúng đắn và tổ chức thực
hiện đồng bộ các biện pháp đó. Trên cơ sở nghiên cứu khoa học lý luận về quản lý giáo dục và thực tiễn Nhà trường, dưới đây, tác giả đề xuất các nguyên tắc cần thiết nhằm lựa chọn một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tự học của sinh viên Trường Đại học An Giang đáp ứng
yêu cầu đào tạo theo học chế tín chỉ; góp một phần quan trọng trong
chiến lược đào tạo của Nhà trường, từng bước xây dựng uy tín, thương hiệu Trường Đại học An Giang.