Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 10

một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và nhà nước. Xây dựng ngành thuế Việt Nam hiện đại, hiệu lực, hiệu quả; công tác quản lý thuế, phí, lệ phí thống nhất, minh bạch, đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện dựa trên ba nền tảng cơ bản: thể chế chính sách thuế minh bạch, quy trình thủ tục hành chính thuế đơn giản, khoa học phù hợp với thông lệ quốc tế; nguồn nhân lực có chất lượng, liêm chính; ứng dụng CNTT hiện đại, có tính liên kết, tích hợp, tự động hóa cao”. Vì vậy việc hoàn thiện pháp luật thuế TNCN cần đặt trong chiến lược cải cách hệ thống thuế để hoàn thiện cho phù hợp, cụ thể là:

Phải hiện đại hóa toàn diện công tác quản lý thuế cả về phương pháp quản lý thủ tục hành chính theo định hướng chuẩn mực quốc tế; nâng cao hiệu quả, hiệu lực bộ máy tổ chức, bộ máy cán bộ; kiện toàn, hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị; tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ cho người nộp thuế; nâng cao năng lực hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát tuân thủ pháp luật của người nộp thuế; ứng dụng CNTT và áp dụng thuế điện tử để nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý thuế, phấn đấu đưa Việt Nam thuộc nhóm các nước hàng đầu khu vực Đông Nam Á trong xếp hạng mức độ thuận lợi về thuế vào năm 2020 và xác định một số mục tiêu cụ thể: “…70% số người nộp thuế hài lòng với các dịch vụ mà cơ quan thuế cung cấp; tỷ lệ tờ khai thuế đã nộp trên tổng số tờ khai thuế phải nộp tối thiểu là 90%; tỷ lệ tờ khai thuế đúng hạn tối thiểu là 85%; tỷ lệ tờ khai thuế được kiểm tra tự động qua phần mềm ứng dụng của cơ quan thuế đạt tối thiểu là 95%...”.

3.1.2 Luật thuế TNCN phải công bằng, minh bạch, hiệu quả

Khi thực hiện chức năng của mình, pháp luật thuế TNCN phải đảm bảo tính công bằng trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế giữa các đối tượng nộp thuế. Đặc biệt là thuế TNCN là một trong những công cụ phân phối mạnh

nhất trong nhà nước dùng để phân phối lại thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội. Xét trong một chừng mực nhất định, công bằng trong phân phối thu nhập là một trong những đòn bẩy tạo ra động lực cho sự phát triển kinh tế bởi sự chênh lệch thông qua về mặt thu nhập giữa các cá nhân trong xã hội sẽ tạo ra sự kìm hãm đối với sự phát triển kinh tế.

Hiệu quả trong pháp luật thuế TNCN sẽ giúp pháp luật phù hợp với thực tiễn hơn, giúp cho công tác thuế thực hiện tốt vai trò của mình, hạn chế các hiện tượng tiêu cực từ phía đối tượng nộp thuế như trốn tránh, gian lận thuế cũng như các hiện tượng tham ô, tham nhũng, nhận hối lộ của cán bộ thuế…

Nếu pháp luật thuế TNCN không đảm bảo tính minh bạch đơn giản, rõ ràng, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và giám sát sẽ làm cho đối tượng nộp thuế khó tự giác chấp hành còn cơ quan thuế thì khó quản lý thu nộp. Đảm bảo được tính rõ ràng tức là các từ ngữ được sử dụng phải dễ hiểu và mọi người có cách hiểu thống nhất…Khi luật thuế TNCN đảm bảo được yêu cầu đơn giản, rõ ràng thì sẽ đảm bảo được tính dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát. Bởi khi đó, đối tượng nộp thuế sẽ hiểu biết và tuân thủ luật thuế triệt để hơn, từ đó các cơ quan có thẩm quyền quản lý, kiểm soát cũng thuận tiện và hiệu quả hơn.

3.1.3 Luật thuế TNCN phải là công cụ hữu hiệu để nhà nước đảm bảo nguồn thu NSNN, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội

Cụ thể hóa Nghị quyết Đại hội Đảng, Bộ Chính Trị đã thông qua Chiến lược cải cách thuế đến năm 2010, trong đó đặt yêu cầu: “Cần sớm xác định các bước đi thích hợp để tăng tỷ trọng các nguồn thu trong nước cho phù hợp với tiến trình hội nhập. Mở rộng diện thuế trực thu và tăng tỷ lệ thu từ thuế trực thu”.

Bảng 3.1: Bảng dự toán thu NSNN theo lĩnh vực năm 2014-2015

Đơn vị: Tỷ đồng



Nội dung

Dự toán 2014

Ước thực hiện 2014

Dự toán 2015

Tổng thu cân đối NSNN

782.700

846.400

911.100

Thu nội địa

539.000

574.100

638.600

Thuế TNCN

47.384

46.991

51.266

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 96 trang tài liệu này.

Bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế thu nhập là cá nhân cư trú theo pháp luật Việt Nam - 10

(Nguồn: Website của Bộ Tài chính [26])

So với các sắc thuế gián thu như thuế GTGT, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu thì thuế TNCN bảo đảm công bằng tốt hơn, vì vậy, việc tăng nguồn thu từ thuế trực thu là yêu cầu hợp lý và cần thiết. Bên cạnh việc mở rộng đối tượng điều chỉnh, Luật thuế TNCN cần bao quát được các nguồn thu cá nhân, đồng thời hạn chế hiện tượng tránh thuế, lậu thuế. Bên cạnh đó, cần xác định một mức thuế suất hợp lý để vừa đảm bảo nguồn thu cho NSNN nhưng đồng thời cũng không gây áp lực lên chủ thể nộp thuế, xây dựng phù hợp với thực trạng kinh tế và khả năng đóng góp của người nộp thuế, tránh tình trạng tận thu.

3.1.4 Điều chỉnh pháp luật thuế TNCN phải đảm bảo nguyên tắc hội nhập

Khi mà hội nhập đã trở thành một xu thế tất yếu yêu cầu về tính tương đồng (tính hội nhập) đã trở thành xu hướng chung của các nước trên thế giới khi xây dựng pháp luật thuế nói chung, pháp luật về thuế TNCN nói riêng. Việc đảm bảo yêu cầu này sẽ tạo cơ sở thúc đẩy sự phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại và thu hút đầu tư nước ngoài.

3.2 Giải pháp hoàn thiện pháp luật thuế TNCN để bảo vệ quyền lợi của người nộp thuế là cá nhân cư trú

Không thể phủ nhận rằng trong xu hướng cải cách thuế thì pháp luật thuế TNCN ở Việt Nam đang ngày càng hoàn thiện, đáp ứng mục tiêu của Nhà nước đặt ra khi xây dựng Luật thuế TNCN 2007. Đặc biệt với việc ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế TNCN 2012, Nghị định

65/2013/NĐ- CP và Thông tư 111/2013/TT- BTC thì các nhược điểm của pháp luật thuế TNCN hiện hành hầu như đã được khắc phục cơ bản. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực trạng pháp luật thuế TNCN cho thấy một số quy định còn bộc lộ những điểm hạn chế, chưa phù hợp gây khó khăn cho quá trình áp dụng. Dưới đây là các đề xuất về giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật thuế TNCN hiện hành ở Việt Nam như sau:

3.2.1 Sửa đổi, bổ sung quy định về một số loại thu nhập chịu thuế TNCN

3.2.1.1 Đối với thu nhập từ kinh doanh

Hiện nay, quy định về xác định thuế đối với thu nhập từ kinh doanh của cá nhân còn bất bình đẳng với thu nhập của doanh nghiệp. Hoạt động kinh doanh của cá nhân kinh doanh và cá nhân hành nghề độc lập còn gắn liền với các yếu tố như sức khỏe, trình độ, bằng cấp…Tuy nhiên, những chi phí điều trị ốm đau, bệnh tật, chi phí học nghề mà cá nhân bỏ ra để thực hiện và duy trì hoạt động kinh doanh lại không được khấu trừ khi xác định thu nhập tính thuế. Ngoài ra, nếu doanh nghiệp phát sinh lỗ trong kỳ tính thuế thì khi tính thuế thì khi tính thuế TNDN sẽ được phép chuyển lỗ thì lại không được chuyển lỗ. Do đó, pháp luật cần bổ sung thêm quy định về các khoản chi phí hợp lý được phát sinh trong quá trình cá nhân kinh doanh, hành nghề độc lập như chi phí điều trị ốm đau, bệnh tật hoặc chi phí mà những đối tượng có ngành nghề đặc thù đã bỏ ra để học tập, rèn luyện, bổ trợ cho hoạt động hành nghề (phục trang, chi phí sản xuất băng đĩa,….). Ngoài ra cần bổ sung thêm quy định về chuyển lỗ trong xác định thu nhập chịu thuế TNCN của cá nhân nhằm đảm bảo tính công bằng với doanh nghiệp trong Luật thuế TNDN.


3.2.1.2 Đối với thu nhập từ đầu tư chứng khoán

Để tạo tâm lý yên tâm cho nhà đầu tư chứng khoán thì Luật thuế TNCN cần bổ sung quy định về việc chuyển lỗ đối với hoạt động đầu tư chứng khoán của cá nhân. Bởi theo Luật thuế TNDN, thời hạn chuyển lỗ được quy định là 5 năm, doanh nghiệp có thể được khấu trừ khoản lỗ từ thu nhập của hoạt động kinh doanh khác, trong khi cá nhân không có các điều kiện kinh doanh như doanh nghiệp. Do đặc thù của hoạt động kinh doanh chứng khoán của cá nhân, nên quy định khấu trừ khoản lỗ phát sinh từ đầu tư và chuyển nhượng chứng khoán. Thời hạn chuyển lỗ cũng cần được xác định dựa trên chính sách tài chính tổng thể, có thể áp dụng thời hạn chuyển lỗ trong 3 năm để dễ dàng quản lý thuế, hoặc quy định thời hạn chuyển lỗ dài hơn trong trường hợp khuyến khích cá nhân đầu tư thường xuyên.

Thêm vào đó, cần xem xét giảm mức thuế suất 20% đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán hiện nay. TTCK Việt Nam là một thị trường mới định hình, chưa phát triển và hoạt động theo những quy luật riêng. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh chứng khoán gắn với độ rủi ro lớn, thu lãi khó, nếu mức thuế cao sẽ không khuyến khích được nhà đầu tư nhỏ lẻ tham gia thị trường. Vì vậy, mức thuế suất hợp lý sẽ bảo đảm cho TTCK Việt Nam phát triển liên tục, bền vững, hệ thống doanh nghiệp dễ dàng huy động được chứng khoán cổ phần từ công chúng đầu tư. Khi hệ thống doanh nghiệp dễ dàng thu hút được chứng khoán trong công chúng, thì tiền thuế thu được từ khu vực doanh nghiệp sẽ tăng lên. Nếu áp đặt thuế cao đối với nhà đầu tư cá nhân thì TTCK sẽ khó phát triển. Một số nước trên thế giới đang áp dụng mức thuế thu nhập đối với hoạt động chuyển nhượng chứng khoán để khuyến khích các nhà đầu tư như Hàn Quốc 11%, Ấn Độ 10%, Italia 12,5%...

3.2.2 Hoàn thiện quy định về giảm trừ gia cảnh

Thứ nhất, nên sửa đổi quy định về mức giảm trừ gia cảnh dựa theo mức lương tối thiểu chung. Từ luật thuế TNCN 2007 đến Luật thuế TNCN sửa đổi năm 2012 đều quy định mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc là con số ấn định, dẫn đến tình trạng phải thường xuyên sửa luật do các căn cứ, định mức thuế quá cứng, không thể điều chỉnh tự động theo nền kinh tế và đời sống xã hội. Mặc dù Luật thuế TNCN sửa đổi đã bổ sung thêm quy định điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh theo biến động của chỉ số giá tiêu dùng CPI "Trường hợp chỉ số giá tiêu dùng (CPI) biến động trên 20% so với thời điểm Luật có hiệu lực thi hành hoặc thời điểm điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh gần nhất thì Chính pủ trình ủy ban thường vụ Quốc Hội điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản này phù hợp với biến động của giá cả để áp dụng cho kỳ tính thuế tiếp theo" tuy nhiên với quy định về mức giảm trừ gia cảnh thì quy định bổ sung này cũng không mang lại nhiều ý nghĩa. Giải pháp khoa học và phù hợp nhất là quy định mức giảm trừ gia cảnh theo mức lương tối thiểu. Vì khi Chính phủ đưa ra mức lương tối thiểu thì Chính phủ phải xem xét mức sống trung bình của người dân, trong đó có tính đến chỉ số lạm phát. Việc quy định theo cách như vậy sẽ thuận lợi cho việc điều chỉnh thuế thu nhập dễ dàng, phù hợp với yêu cầu thực tế và không phải sưa luật thường xuyên.

Thứ hai, cần quy định cụ thể hơn về điều kiện là người phụ thuộc đối với cha mẹ, ông bà đã hết tuổi lao động. Thông thường những chủ thể này không có thu nhập hoặc thu nhập rất thấp nhưng có thể tích lũy được số tài sản rất lớn, đủ để nuôi sống họ cả đời. Nên nếu đưa vào Luật thuế TNCN những người này là đối tượng phụ thuộc thì sẽ không đảm bảo nguyên tắc công bằng và không đúng ý nghĩa của cụm từ "đối tượng phụ thuộc". Vì vậy, cần quy định trách nhiệm kê khai của những đối tượng trên là không có tài

sản gì để đảm bảo nguồn sống ở dưới mức thu nhập GDP bình quân trên đầu người thì mới có thể được xem xét là đối tượng phụ thuộc để tính giảm trừ gia cảnh cho những đối tượng trực tiếp nuôi dưỡng.

Thứ ba, cần bổ sung thêm tiêu chí về người phụ thuộc để ghi nhận giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế với các trường hợp như con ngoài giá thú được tính là người phụ thuộc nhưng con riêng của vợ, chồng; con đi học muộn; con lưu ban, con đang chờ đi thi đại học để quy định về giảm trừ gia cảnh rõ ràng, giảm khó khó khăn trong thực thi luật.

3.2.3 Hoàn thiện quy định về thuế suất thuế TNCN

Thứ nhất, bỏ bậc thuế cao nhất trong biểu thuế lũy tiến từng phần:

Điều 22 Luật thuế TNCN quy định biểu thuế lũy tiến từng phần đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công, từ kinh doanh gồm 7 bậc, mức thuế suất thấp nhất là 5% mức cao nhất 35%; thu nhập tính thuế làm căn cứ áp dụng biểu thuế là thu nhập chịu thuế sau khi đã được trừ các khoản giảm trừ gia cảnh, các khoản đóng góp BHXH, BHYT, BH trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo.

Áp dụng biểu thuế này, theo số liệu về quản lý thuế thời gian qua cho thấy số người nộp thuế ở bậc cao chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng số thuế đóng góp lớn. Thực tế cho thấy mức thuế suất cao nhất 35% hiện nay là cao nên những người nộp thuế ở bậc 7 cho rằng không khuyến khích người có trình độ kỹ thuật cao, năng lực điều hành giỏi ra sức lao động. Mức thuế cao sẽ làm giảm sức cạnh tranh nội bộ quốc gia và quốc tế trong thu hút các nhà quản lý, nhà khoa học, nhân lực, lao động có tay nghề cao vào Việt Nam làm việc.

Theo chiến lược cải cách thuế 2011- 2020, mức thuế suất thuế TNDN hiện hành 25%, dự kiến sẽ điều chỉnh xuống khoảng 22- 23% vào năm 2015, sau đó giảm xuống còn khoảng 20% vào năm 2020. Để bảo đảm tính tương

quan hợp lý giữa thuế TNDN và thuế TNCN, đồng thời có tính đến xu thế cải cách thuế ở các nước trong khu vực trong thời gian gần đây, cần thiết phải sửa đổi mức thuế cao 35%.

Để bảo đảm đơn giản, giảm mức điều tiết thuế ở bậc cao mà không gây xáo trộn lớn về chính sách, đảm bảo tính cạnh tranh, thu hút được chuyên gia, lao động giỏi có thu nhập cao vào Việt Nam làm việc, đồng thời đảm bảo được mối tương quan với thuế TNDN theo từng bước của lộ trình cải cách thuế, nên sửa đổi biểu thuế lũy tiến từng phần áp dụng đối với thu nhập tính thuế từ tiền lương, tiền công và từ kinh doanh quy định tại khoản 1, Điều 22, Luật thuế TNCN theo hướng bỏ bậc thuế suất cao nhất 35%, giữ nguyên các bậc thu nhập tính thuế và thuế suất như hiện hành, theo đó biểu thuế lũy tiến từng phần còn 6 bậc, thuế suất cao nhất 30%.

Thứ hai, cần điều chỉnh khoảng cách giữa các bậc thuế trong biểu thuế Về nguyên tắc, biểu thuế lũy tiến được xây dựng căn cứ vào nguyên tắc

đánh thuế dựa trên khả năng nộp thuế của các cá nhân. Những người có thu nhập cao thì có nhiều khả năng nộp thuế cao hơn những người có thu nhập thấp và ngược lại. Khoảng cách tương đối giữa các bậc thuế suất sẽ quyết định tính chất lũy tiến mạnh hay yếu của biểu thuế. Khoảng cách quá xa sẽ có thể tạo điều kiện cho hành vi chuyển dịch thu nhập để tránh thuế, ngược lại sẽ tạo ra sự bất hợp lý trong điều tiết thu nhập của một nhóm đối tượng nộp thuế. Do đó, cần quy định mở rộng khoảng cách giữa các bậc thu nhập và hạ mức thuế suất khởi điểm nhằm động viên, khuyến khích cá nhân làm giàu hợp pháp và tăng khả năng thu hút nguồn lực nước ngoài, đảm bảo nền kinh tế phát triển và hội nhập quốc tế. Ví dụ, mức thuế suất bậc 1 sẽ là 3%, bậc 2 là 8%, tiếp theo là 13%, 18%, 23%, 28%. Khoảng cách giữa các bậc thu nhập có thể giữ nguyên cho đến bậc 6 theo Luật thuế TNCN hiện hành.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/12/2022