Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 21


ý hơn đến PR thông qua facebook, youtube. Đó cũng là cách cải tổ sân khấu, làm sao để đưa thông tin đến khán giả nhanh hơn, phủ sóng nhiều hơn để khán giả biết được sân khấu kịch vẫn tồn tại ngay bên cạnh mình, để gợi cho khán giả sự tò mò. Đương nhiên điều này cũng cần đến sự quan tâm của các cấp lãnh đạo cho một loại hình nghệ thuật đã là hơi thở của thành phố.

* Hỏi: Bạn thấy sự có mặt của các sân khấu kịch ở thành phố có vai trò như thế nào đối với đời sống người dân?

* Trả lời: Các sân khấu kịch nói là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với người dân thành phố. Một trong những tinh hoa của Sài Gòn – Thành phố Hồ Chí Minh đó là sân khấu kịch. Nếu sân khấu kịch không còn là sự mất mát rất lớn của người dân thành phố. Món ăn tinh thần này đã tồn tại từ lâu đời, nếu mất đi thì cuộc sống sẽ thiếu gia vị. Và nếu món ăn thiếu gia vị sẽ không hoàn hảo được. đặc biệt là sân khấu kịch đã nằm trong tiềm thức của người dân thành phố từ xưa đến nay, cho nên vai trò của sân kháu kịch làm đẹp thêm, đủ thêm cho đời sống văn hóa tinh thần của người Thành phố Hồ Chí Minh và cả khu vực phía Nam. Vai trò này mặc dù hiện tại chưa làm tốt nhưng không thể thiếu.

Xin cám ơn bạn đã dành thời gian cho buổi phỏng vấn hôm nay.


BIÊN BẢN 2: Phỏng vấn 2, nữ, diễn viên, đạo diễn, người sáng lập SK HTT

Ngày 10/9/2020


Người ghi biên bản: tác giả luận án

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 213 trang tài liệu này.


*Hỏi: Chào chị, chị có thể cho em biết một số nhận định về tình hình sân khấu kịch nói hiện nay ở Thành phố Hồ Chí Minh?

Sân khấu kịch nói trong đời sống văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (từ năm 2010 đến năm 2020) - 21

* Trả lời: Theo chị, sân khấu kịch nói hiện nay đang gặp nhiều khó khăn. Một trong những vấn đề đó là vấn đề kịch bản. Nguồn kịch bản thật sự rất khan hiếm.

* Hỏi : Tuy nguồn kịch bản khan hiếm nhưng sân khấu Hoàng Thái Thanh và một số sân khấu khác vẫn có các vở diễn ra mắt khán giả?

* Trả lời: Những vở kịch của HTT đều do HTT chắp bút khá nhiều. Chị cũng nhận được nhiều kịch bản gửi đến nhưng để dàn dựng cho kịch lại không phù hợp. Một số kịch bản của một vài tác giả khi nhận được, Như thấy phù hợp, nhưng cũng phải bỏ công ra sửa chữa lại thì mới thành kịch bản để dựng vở được.

* Hỏi: Ngoài yếu tố kịch bản thì sân khấu HTT còn đối diện với khó khăn nào thưa chị?

* Trả lời: Đó là mặt bằng để biểu diễn. Như em đã biết, trước đây Hoàng Thái Thanh trụ ở Nhà Văn hóa Thiếu nhi quận 3. Nhưng sau đó phải trả lại mặt bằng. Và bây giờ HTT diễn ở Nhà thiếu Nhi quận 10.

* Hỏi: Sự di chuyển địa điểm như vậy có ảnh hưởng gì đến lượng khán giả không thưa chị?


* Trả lời: HTT may mắn là có những khán giả ruột , yêu thương nên luôn đồng hành với mình. Có những khán giả yêu mến HTT, họ ở tỉnh, họ bao cả một chuyến xe lên thành phố xem HTT, diễn xong rồi lại bao xe chạy về. Đó là những tình cảm rất ấm áp mà mình rất trân trọng

* Hỏi: Thưa chị, hiện nay ở Thành phố mình, các sân khấu kịch nói dựng các vở hài hay kịch kinh dị nhiều và khán giả đón nhận khá tốt. Vậy Hoàng Thái Thanh có định sẽ theo xu hướng chung này không vậy chị?

* Trả lời: Không em ơi! Ngay từ đầu HTT đã xác định phong cách của mình. Kịch kinh dị bên chị sẽ không dựng. Một là do chị muốn làm đúng như những gì mình yêu thích, tâm huyết và đã chọn. Hai là HTT cũng có một lượng khán giả ruột, họ yêu phong cách kịch của HTT, gu thưởng thức của họ cũng hợp với HTT. Họ sẽ đồng hành xuyên suốt cùng sân khấu

Xin cám ơn Chị về buổi trò chuyện này.


Biên bản 3: Phỏng vấn 3, nữ ,khán giả


Nghề nghiệp: giáo viên tiếng Anh Địa chỉ: Tân Bình, tp HCM

Ngày 13/2/2021


*Hỏi: Chào chị, với tư cách là 1 khán giả , chị thích kịch nói thành phố ở điểm nào?

*Trả lời: Mình thích kịch nói thành phố ở khía cạnh đa dạng về thể loại và đề tài, phong cách và đội ngũ nghệ sĩ, đáp ứng và tiếp cận được thị hiếu của nhiều bộ phận khán giả khác nhau.

*Hỏi: Trong các sân khấu kịch ở thành phố,chị thích xem kịch ở sk nào nhất?vì sao ạ?

* Trả lời: Trong các sân khấu kịch ở thành phố, mình thích xem kịch ở Idecaf. Vì Idecaf luôn có những vở kịch mới, vừa đáp ứng đc cho cả người lớn và trẻ em. Và đặc biệt là dàn nghệ sĩ gạo cội mà mình rất yêu thích như Thành Lộc, Hữu Châu, Đình Toàn…

*Hỏi: Theo chị, các vở diễn mà chị đã xem ở các sk kịch thành phố có đáp ứng được nhu cầu của khán giả hay chưa?

*Trả lời: Theo mình, các vở diễn mà mình đã xem đã đáp ứng đc nhu cầu của khán giả. Ví dụ như mình thích xem những vở diễn nhẹ nhàng, vui vẻ, phần lớn các vở đều đáp ứng nhu cầu này. Hay là mình sống ở Nam Bộ, mình thích kịch theo kiểu Nam thì mình cũng tìm xem được những vở đúng theo đó.

*Hỏi: khi chị đi xem kịch, chị trông đợi điều gì nhất? (Vd như để đáp ứng đúng nhu cầu, thị hiếu bản thân hay được gặp mặt các diễn viên yêu mến hoặc vì lý do nào khác?)


*Trả lời: Mình thích xem các vở kịch vui nhộn nên khi đi xem kịch, mình trông đợi một vở kịch mang lại nhiều tiếng cười, được gặp gỡ những diễn viên mình yêu thích, và đặc biệt là tính hài hước, vui nhộn mà các diễn viên đem lại giúp mình cảm thấy vui, giảm được stress do công việc hay gia đình...

* Hỏi: Chị có hài lòng về cơ sở vật chất ở các sân khấu chị đi xem chưa ạ?


* Trả lời: Thật ra mình không chú ý lắm đến vấn đề này, cái quan tâm của mình là vở diễn thôi. Nhưng nếu được nêu thì mình nghĩ, cơ sở vật chất của các sân khấu cần được nâng cấp, vd như hệ thống ghế ngồi xem của khán giả. Nhưng bạn biết đó, sân khấu TP phần lớn là xã hội hóa và thuê mặt bằng từ các trung tâm hay nhà văn hóa, nên đòi hỏi việc cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất là một điều khó, bởi bài toán kinh phí ở đâu? Duy trì sáng đèn đã là tốt lắm rồi. Nếu được, mình nghĩ cả sân khấu cùng các cơ quan chủ quản về văn hóa nghệ thuật nên ngồi lại bàn bạc, tìm ra cách để làm sao cho điều kiện vật chất được tốt hơn.

Xin cám ơn chị về buổi phỏng vấn này.


Biên bản 4: Phỏng vấn 4, nữ, khán giả Nghề nghiệp: công chức - giảng viên Địa chỉ: Thủ Đức, Tp. HCM

Ngày 1/12/2020


Người ghi: tác giả luận án


*Hỏi: Bạn đã đi xem kịch ở sk LN bao giờ chưa?

* Trả lời: Mình chưa xem bao giờ

* Hỏi: Hôm nay bạn biết và đi xem sân khấu LN từ kênh thông tin nào?

* Trả lời: Mình có đọc trên báo, facebook và hôm nay đi xem do vé mời của kịch gửi tới cơ quan

* Hỏi: Sau khi xem xong vở diễn, bạn có cảm nhận thế nào?

* Trả lời: Mình có mấy nhận xét sau:

+ diễn viên diễn xuất tốt , biến hóa, nhất là nhân vật Thị Nở và Bà Ba qua diễn xuất của NSND LN

+ chi tiết 2 cái lu trong vở diễn khá sáng tạo

+ tạo hình nhân vật bà cô Thị Nở khá thú vị

-tuy nhiên, có 1 số điểm mình chưa hài lòng.

+ vở diễn còn nhiều đoạn hơi thô, vd như đoạn Bá Kiến đến nhà vợ Binh Chức,hay Bà Ba ve vãn Chí Phèo

+ có những đoạn âm thanh quá ồn ào làm khán giả khó nghe được

+ sử dụng bài Hồng Hồng Tuyết Tuyết đoạn Bá Kiến dạy vợ Binh Chức hát là không phù hợp, vì ca trù là 1 loại nghệ thuật tao nhã, phong lưu,gắn với văn hóa thành thị.đặt trong bối cảnh nông thôn và nhân vật Bá Kiến là không hợp .

* Hỏi: Theo bạn, sân khấu kịch LN khi vào Nam diễn; có hợp với gu của khá giả thành phố không?


* Trả lời: Theo quan điểm cá nhân thì kịch miền Bắc (như sân khấu LN) không phù hợp lắm với gu thưởng thức của khán giả Thành phố Hồ Chí Minh. Không chỉ hài kịch, các vở chính kịch vẫn cần có những đoạn gây cười để tạo cân bằng cảm xúc cho khán giả, tuy nhiên những miếng gây cười đó phải tế nhị, duyên dáng hoặc là những chi tiết gần gũi với thời sự tạo được sự hồi đáp với khán giả, vở này chưa thể hiện điều này.

* Hỏi: Nhưng nhiều người vẫn nhận xét kịch Nam không sâu sắc, cười cũng không có duyên, chỉ là chọc cười, vậy có mâu thuẫn với lời bạn nói không?

* Trả lời: Nói kịch Nam như vậy hết là không đúng, tùy vở và tùy đối tượng là ai nữa. Bản thân mình khi đi xem, có những vở mình thấy cũng nhạt nhẽo. Nhưng có những vở rất duyên và dễ thương. Chính vì thế mà mình mới nói là tùy vở diễn thôi. Cơ bản là kịch đáp ứng đúng thị hiệu của khán giả. Đó mới là thứ để kịch tồn tại.

Xin cám ơn bạn về cuộc trò chuyện này.


Biên bản 5: Phỏng vấn 5, nam, khán giả

Nghề nghiệp: viên chức

Địa chỉ: Hóc Môn, Tp. HCM Ngày 1/12/2020

Người ghi: tác giả luận án


*Hỏi: Chào anh, anh có thường đi xem kịch không ?


* Trả lời: Anh thỉnh thoảng có đi xem

*Hỏi: Anh có thể so sánh 1 chút về kịch ở Thành phố và kịch ở miền Bắc, vd như qua vở “Chí phèo Thị Nở” này và 1 số vở ở các sân khấu Thành phố mà anh từng xem?

* Trả lời: mỗi miền có cái hay riêng. Gu thưởng thức khán giả 2 miền khác nhau, đó là do văn hóa 2 miền cũng khác nhau

Kịch Nam vui vẻ, tạo nhiều tiếng cười, giải trí. Kịch Bắc thì sâu sắc, hài cũng sâu sắc, theo kiểu nói tục giảm thanh

*Hỏi: Anh thấy sân khấu kịch thành phố có đóng góp gì cho đời sống văn hóa thành phố không ạ?

*Trả lời: Đóng góp lớn nhất theo anh là đem lại sự giải trí vào cuối tuần cho ng dân sau 1 tuần lao động.

Nếu Thành phố xây dựng được một nhà hát đúng nghĩa, không như hiện nay,các sân khấu vẫn đang tủn mủn,thì sẽ rất tốt.Nhu cầu thưởng thức nghệ thuật,nhu cầu thẩm mỹ của người dân sẽ được nâng lên. Việc Thành phố với 10tr dân mà chưa có được một nhà hát đúng nghĩa để trình diễn kịch đúng là hơi đáng tiếc. Xin cám ơn anh về cuộc trò chuyện này.

Xem tất cả 213 trang.

Ngày đăng: 22/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí