Biện Pháp 6: Xây Dựng Kế Hoạch Và Tổ Chức Thực Hiện Tốt Công Tác Phối Hợp Với Các Lực Lượng Giáo Dục Trong Và Ngoài Nhà Trường, Tạo Sự Đồng

chương trình. Hàng năm phát động phong trào làm đồ dùng dạy học, có đánh giá, trao giải, khen thưởng kịp thời.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá việc xây dựng trường lớp, xây dựng thêm các phòng học bộ môn, liên môn để HS học tập tốt hơn.

- Trao đổi với PHHS để gia đình tạo điều kiện cho con em có góc học tập, có thời gian tự học theo kế hoạch, vui chơi, giải trí, biết giúp bố mẹ; thực hành gắn vào việc giải các bài tập, vận dụng kiến thức vào cuộc sống hàng ngày.

3.2.5.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Căn cứ vào nguồn ngân sách hàng năm được phân khai cho các đơn vị; kinh phí huy động từ nguồn xã hội hóa trên địa bàn.

- Sự đồng ý của Phòng GD&ĐT về phát triển cơ sở vật chất trường học.

- Quy mô và kế hoạch xây dựng phát triển nhà trường trong tương lai.

- Sự phối hợp chặt chẽ của các bộ phận quản lý trong nhà trường.

3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động tự học cho học sinh dân tộc thiểu số.

3.2.6.1. Mục tiêu và ý nghĩa của biện pháp

- Thực hiện mục tiêu đào tạo của nhà trường, tạo nguồn nhân lực cho địa phương. Nhà trường chủ động thiết lập mối quan hệ giáo dục và tìm kiếm sự đồng thuận về chính sách của các cấp quản lý, chính quyền địa phương trong giáo dục và đào tạo HS dân tộc.

- Tăng cường hoạt động xã hội hóa giáo dục đối với đặc điểm quản lý HS nơi cư trú trong toàn huyện, tạo được sự phối hợp giáo dục với cha mẹ HS, sự hỗ trợ của các tổ chức quản tâm đến giáo dục dân tộc; sự gắn kết với các lực lượng giáo dục, chính quyền ở các địa phương trong toàn huyện.

3.2.6.2. Nội dung và cách thức thực hiện

- Quán triệt và thực hiện đúng các văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh, của huyện, của ngành; có mối liên hệ thường xuyên với chính quyền các xã, thị trấn trên địa bàn huyện; đưa ra những giải pháp hợp lý, khả thi để tạo sự đồng tình và giúp đỡ của các cấp trong quá trình giáo dục của các nhà

89

trường nói chung, quá trình dạy học nói riêng. Căn cứ vào đặc điểm, trình độ HS để tổ chức HĐDH và quản lý hoạt động học tập của HS; đề xuất cho Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT những biện pháp có tính quy tắc để có cơ sở pháp lý khi thực hiện các hoạt động quản lý và giáo dục trong nhà trường.

- Thông báo các yêu cầu, quy định của nhà trường với PHHS và cam kết thực hiện, các quy định về trao đổi thông tin và đề nghị hợp tác giáo dục giữa nhà trường, địa phương và gia đình HS.

- Hợp tác tốt với PHHS và chính quyền địa phương thu nhận và phản hồi thông tin giáo dục HS một cách hiệu quả; thông tin đầu vào, đầu ra; đánh giá đúng chất lượng HS để có biện pháp cụ thể.

- Thông báo chất lượng đầu vào cho PHHS và chính quyền địa phương

để nắm tình hình, có biện pháp phối hợp tốt với nhà trường.

- Nâng cao trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc liên hệ, thông tin, tạo cầu nối cho những hoạt động phối hợp giáo dục giữa nhà trường và cha mẹ HS. Thu nhận thông tin HS từ khi vào trường đến khi ra trường, theo dõi quá trình đào tạo và trở về phục vụ địa phương.

- Mỗi năm học, trường xây dựng kế hoạch đi thăm nắm tình hình một số gia đình HS và chính quyền các địa phương, tạo hệ thống liên lạc thường xuyên; qua đó tác động cụ thể nhằm giúp HS nhận thức đúng về yêu cầu đào tạo của địa phương và mục tiêu của nhà trường.

- Phối hợp các lực lượng giáo dục trên địa bàn hoạt động của trường, tạo các điều kiện giao lưu văn hóa, học tập các chương trình hỗ trợ giáo dục HS để tăng tính tự giác học tập của HS.

- Hàng năm có thông báo các số liệu HS của trường và các yêu cầu phối hợp với chính quyền quản lý địa bàn trường. Đảm bảo các hoạt động hỗ trợ về an ninh học đường, liên kết các hoạt động giao lưu văn hóa ở địa phương, tham gia các phong trào xây dựng thôn, xã, thị trấn; hình thành nếp nghĩ, lối sống văn minh cho HS, tạo ý thức học để biết, để làm và tự khẳng định trong cộng đồng.

90

- Chủ động tạo quan hệ với Hội khuyến học, các tổ chức liên quan đến giáo dục dân tộc, chính quyền các cấp để hỗ trợ, tạo điều kiện tăng cường cho HĐDH, giới thiệu các HS đạt thành tích tốt hoặc có hoàn cảnh đặc biệt nhưng quyết tâm vươn lên để có sự động viên, khuyến khích bằng học bổng hoặc các trang bị phục vụ học tập.

3.2.6.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

- Cần có quy chế phối kết hợp của nhà trường với các cơ quan, đơn vị, tổ chức liên quan đóng trên địa bàn.

- Khả năng ngoại giao, thiết lập mối quan hệ tích cực của nhà trường với các lực lượng giáo dục mang lại lợi ích cho hoạt động giáo dục của nhà trường và hoạt động học tập của HS.

- Chất lượng giáo dục của nhà trường cơ bản đáp ứng được với yêu cầu của xã hội, của địa phương.

- CBQL, GV biết giao tiếp bằng ngôn ngữ của một dân tộc chiếm đa số trên địa bàn để thuận lợi cho công tác vận động, tuyên truyền và giáo dục.

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Các biện pháp mà tác giả nêu ra chính là các yếu tố khách quan có tác dụng rất lớn để thúc đẩy tính tích cực, chủ động tự học của HS. Mỗi biện pháp có một vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng và chức năng đặc thù với nhiệm vụ cụ thể của công tác quản lý. Trong quá trình vận dụng, chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển. Do vậy, các biện pháp đó không được tách rời, độc lập mà chúng thống nhất với nhau, ràng buộc lẫn nhau. Thực hiện được biện pháp này cũng có thể là cơ sở và điều kiện để thực hiện các biện pháp khác, đồng thời các biện pháp quản lý HĐTH còn bổ sung, hỗ trợ cho nhau.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm học, các biện pháp được áp dụng theo các mức độ và yêu cầu khác nhau, đòi hỏi sự vận dụng khác nhau trong từng hoàn cảnh và thời điểm. Vì vậy, các biện pháp đề xuất trên cần được tiến hành đồng bộ, được sự thống nhất thực hiện cao độ trong CBQL, GV và HS.

91

3.4. Kết quả khảo nghiệm về tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các Trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Mô tả cách thức khảo nghiệm

Để xem xét về tính khả thi và tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt

động chuyên sâu được đề xuất ở trên, tác giả đã tiến hành khảo sát theo các bước:

Bước 1: Lập phiếu điều tra (Phụ lục 4).

Nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý theo 4 mức thực hiện.

Bước 2: Chọn đối tượng điều tra là CBQL và GV trong các nhà trường.

Gồm: 14 CBQL và 134 GV THCS.

Bước 3: Phát phiếu điều tra.

Bước 4: Thu phiếu điều tra để tiến hành phân tích. Sử dụng phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu.

3.4.2. Các kết quả khảo nghiệm và nhận xét, đánh giá

Qua khảo sát lấy ý kiến trước khi đưa các biện pháp và thực hiện với đối tượng trong nhà trường là cán bộ quản lý, giáo viên, kết quả thu được như sau:

Bảng 3.1. Kết quả thăm dò tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý đã đề xuất


Tên biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

Rất cấp thiết

%

Cấp thiết

%

Ít cấp thiết

%

Không cấp thiết

%

Rất khả thi

%

Khả thi

%

Ít khả thi

%

Không khả thi %

1. Tổ chức và chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường về tự học, tầm quan trọng của HĐTH và quản lý

HĐTH trong quá trình dạy học


98,64


1,36


0


0


66,21


27,04


3,38


3,37

2. Tổ chức, hướng dẫn học sinh hình thành kỹ năng lập kế hoạch tự học và thực hiện hoạt động tự học có sự kiểm tra, đánh giá của

giáo viên


91,22


8,79


0


0


50


43,92


4,72


1,36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

92

Tên biện pháp

Tính cấp thiết

Tính khả thi

Rất cấp thiết

%

Cấp thiết

%

Ít cấp thiết

%

Không cấp thiết

%

Rất khả thi

%

Khả thi

%

Ít khả thi

%

Không khả thi %

3. Chỉ đạo giáo viên đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tạo động cơ để thúc đẩy học sinh

tự học, tự nghiên cứu


93,24


5,40


1,36


0


57,44


30,40


12,16


0

4. Tổ chức thực hiện việc nâng cao vai trò của các chủ thể quản lý hoạt động tự học, hoàn thiện biện pháp quản lý trong nhà trường nhằm hướng tới chất lượng và hiệu quả hoạt động tự học, xây dựng không

khí học tập trong toàn trường


90,54


9,46


0


0


79,74


14,18


6,08


0

5. Chỉ đạo, kiểm tra việc đầu tư, mua sắm, xây dựng cơ sở vật chất có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng

hoạt động tự học của học sinh


95,28


4,73


0


0


95,2

7


4,72


0


0

6. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện tốt công tác phối hợp với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, tạo sự đồng bộ trong quản lý hoạt động

tự học cho HS DTTS


91,22


8,78


0


0


70,9

5


18,91


10,1


0


3.4.2.1. Về tính cấp thiết của các biện pháp quản lý


Biểu đồ 3.1. Tính cấp thiết của các biện pháp quản lý


93 Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết 1


93

Các biện pháp đề xuất đều được đánh giá ở mức độ rất cấp thiết với tỷ lệ cao, đều từ 90% trở lên. Đặc biệt đối với biện pháp “tổ chức và chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường về tự học, tầm quan trọng của HĐTH và quản lý HĐTH trong quá trình dạy học” và “theo dõi, kiểm tra việc đầu tư, mua sắm, sử dụng CSVC có hiệu quả, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng HĐTH của HS” được CBQL và GV đánh giá tính cấp thiết với tỷ lệ đều là 95 - 98%.

3.4.2.2. Về tính khả thi của các biện pháp quản lý


Biểu đồ 3.2. Tính khả thi của các biện pháp quản lý


Mặc dù cũng được đánh giá ở mức độ rất khả thi tương đối cao nhưng so 2

Mặc dù cũng được đánh giá ở mức độ rất khả thi tương đối cao, nhưng so với mức độ rất cấp thiết thì thấp hơn. Biện pháp “tổ chức và chỉ đạo việc nâng cao nhận thức cho mọi lực lượng trong và ngoài nhà trường về tự học, tầm quan trọng của HĐTH và quản lý HĐTH trong quá trình dạy học” được đánh giá mức độ rất cấp thiết là 98,64%, nhưng đánh giá về tính khả thi thì mức độ rất khả thi chỉ đạt 66,21%; hay biện pháp “chỉ đạo GV đổi mới PPDH theo hướng tạo động cơ để HS tự học, tự nghiên cứu” mặc dù 93,24% đánh giá là rất cấp thiết, nhưng đánh giá ở mức độ rất khả thi chỉ đạt 57,44%...

Như vậy, hầu hết các biện pháp đều được đánh giá là rất cấp thiết và rất khả thi nhưng từ ý tưởng trở thành hiện thực còn gặp nhiều khó khăn. Từ các kết quả khảo nghiệm, có thể nhận xét như sau:


94

- Các biện pháp quản lý HĐTH được đề xuất là cần thiết với điều kiện thực tế của các trường THCS huyện Hoành Bồ.

- Các biện pháp được đề xuất mang tính khả thi, trong điều kiện được quan tâm chỉ đạo và tổ chức sử dụng phối hợp đồng bộ.

- Đặc biệt, trong công tác quản lý HĐTH đối với HS DTTS ở vùng sâu, vùng xa đang sinh sống tại những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn của huyện sẽ có những trở ngại lớn nhất định, không thể rập khuôn, máy móc mà căn cứ vào điều kiện cụ thể.

Để quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ là rất cấp thiết và phải khẩn trương tiến hành 6 biện pháp nêu trên và các biện pháp này đều có tính khả thi cao, trong đó mỗi một biện pháp được thể hiện bằng các tỷ lệ điều tra theo từng mức độ cụ thể.

Tiểu kết chương 3

Trên cơ sở các nguyên tắc đề xuất biện pháp quản lý HĐTH, căn cứ thực trạng HĐDH và điều kiện của các trường THCS huyện Hoành Bồ, tác giả đề xuất đưa ra 6 biện pháp cơ bản nhằm quản lý tốt HĐTH của HS.

Các biện pháp với mục đích, ý nghĩa, nội dung và phương pháp thực hiện được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc khoa học nhằm giải quyết thực trạng và nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường đã thể hiện được sự cần thiết và tính khả thi. Bước đầu vận dụng vào thực tế đã góp phần giúp HS tự giác, chủ động trong học tập (thể hiện ở kết quả khảo sát trong chương 2). Nhìn chung, ở những trường có điều kiện tự học thuận lợi hơn, đa số HS đã có ý thức, thái độ tích cực trong HĐTH.

Các biện pháp quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã giúp cho CBQL, GV và HS của các nhà trường hình thành được một tác phong dạy - học mới hiệu quả, bổ ích; giúp xóa bỏ khoảng cách, giảm thiểu những hạn chế của HS DTTS trong học tập; tạo đà cho sự phát triển giáo dục của nhà trường và địa phương.


95

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

HĐDH là hoạt động chính trong nhà trường, là hoạt động cơ bản nhất của quá trình giáo dục HS. Trong HĐDH bên cạnh hoạt động dạy của người thầy, hoạt động học của trò là yếu tố quyết định, người học là trung tâm của quá trình học tập; ở đó nổi bật lên HĐTH của người học được coi như cái gốc sự phát triển của mỗi cá nhân, là quá trình giải quyết những mâu thuẫn bên trong của mỗi con người, là cách thức để người học thực hiện tự hoàn thiện bản thân, hình thành kỹ năng học tập và học tập suốt đời.

Việc quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ là một trong những biện pháp để nâng cao chất lượng giáo dục của các trường, là con đường ngắn nhất để tạo ra nguồn nhân lực cho địa phương. Đây là phương thức phát huy nội lực để thực hiện mục tiêu giáo dục, chiến lược giáo dục đã được Đảng và Nhà nước chỉ ra, đó là “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” và “tập trung sức nâng cao chất lượng dạy và học tạo ra năng lực tự học sáng tạo của HS, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học” [47]; Đáp ứng được các yêu cầu đặt ra trong thực tế xã hội hiện đại, thời kỳ CNTT, văn minh tri thức, cách mạng khoa học kỹ thuật.

Trong đề tài nghiên cứu, dựa trên cơ sở khoa học của hệ thống lý luận về quản lý, quản lý giáo dục soi đường giúp cho việc lựa chọn biện pháp phù hợp nhất trong việc tạo ra hiệu quả giáo dục, dạy học ở các trường THCS huyện Hoành Bồ. Sau khi đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH, nhóm nghiên cứu đã tổ chức khảo nghiệm về mức độ cần thiết và tính khả thi, kết quả là đa số CBQL và GV ủng hộ và tán thành các biện pháp. Như vậy, công tác nghiên cứu đã được thực hiện tốt, các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài đã được giải quyết, mục đích nghiên cứu của đề tài đã đạt được với ý nghĩa lý luận và thực tiễn rõ rệt, bởi chúng được xây dựng trên cơ sở những điều kiện cụ thể của nhà trường, đồng thời phát huy được nội lực chủ quan của CBQL, GV, nhân viên và HS trong nhà trường.


96

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022