Đánh Giá Mức Độ Cần Thiết Của Các Biện Pháp Nâng Cao Chất Lượng Quản Lý Hoạt Động Tđg Tại Một Số Trường Mn Trên Địa Bàn Tp Thái

Theo kết quả tổng hợp ở trên cho thấy 100% ý kiến đánh giá các biện pháp nêu trên đều cần thiết và rất cần thiết đối với hoạt động TĐG tại các trường MN. Tất cả các biện pháp đều phù hợp với tình hình thực tế ở các trường áp dụng.

- Biện pháp 1 “Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non” có 63.6% ý kiến đánh giá rất cần thiết phải thực hiện, 36.4% ý kiến nhận xét là cần thiết.

- Biện pháp 2 “Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” có 49/99 người được hỏi chiếm 49.5% đánh giá là biện pháp cần thiết, 50.5% ý kiến đánh giá rất cần thiết.

- Biện pháp 3 “Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường MN”: Có 43.4% ý kiến đánh giá ở mức độ cần thiết, 56.6% nhận xét rằng rất cần thiết.

- Biện pháp 4 “Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG”: 57.6% ý kiến đánh giá cần thiết phải thực hiện, 42.4% cho rằng rất cần thiết.

- Biện pháp 5 “Xây dựng tổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý”: có 28.3% ý kiến cho rằng rất cần thiết và 71.7% đánh giá cần thiết phải thực hiện.

- Biện pháp thứ 6 về ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TĐG 100% CBGV đều nhất trí là rất cần thiết.

120


100


80


60


40

Rất cần thiết (%)

cần thiết (%) không cần thiết (%)

20


0

Biện Biện Biện Biện Biện Biện pháp 1 pháp 2 pháp 3 pháp 4 pháp 5 pháp 6

Biểu đồ 3.1: Đánh giá mức độ cần thiết của các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG tại một số trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên

Để khảo sát tính khả thi của các biện pháp nêu trên tôi tiến hành lấy ý kiến qua phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 4) đểkhảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD và được kết quả như sau:

Bảng 3.3: Tổng hợp kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD


STT


Nội dung của biện pháp

Tính khả thi

Khôngkhả

thi

Khả thi

Rất khả

thi

SL

%

SL

%

SL

%


11

Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường

mầm non


0


0


67


67.6


32


32.4


22

Biện pháp 2: Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn

thành phố Thái Nguyên


0


0


60


60.6


39


39.4


63

Biện pháp 3: Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm

non


0


0


73


73.7


26


26.3

4

Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều

kiện hỗ trợ hoạt động TĐG

8

8.1

59

59.6

32

32.3

5

Biện pháp 5: Xây dựng tổ tư vấn

thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý


0


0


54


54.5


45


45.5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 14

Ứng dụng công nghệ thông tin

vào hoạt động tự đánh giá

0

0

49

49.5

50

50.5

6

Như vậy, ở biện pháp 1, 2, 3, 5, 6, 100% ý kiến nhận định khi thực hiện đều khả thi và rất khả thi. Tuy nhiên, ở biện pháp thứ 4 có 8.1% ý kiến cho rằng không khả thi. Cụ thể như sau:

- Biện pháp 1 “Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non” có 32.4% ý kiến đánh giá rất khả thi khi thực hiện, 67.6% ý kiến nhận xét rằng khả thi cao.

- Biện pháp 2 “Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên” có 60.6% ý kiến đánh giá là khi thực hiện sẽ mang tính khả thi cao, 39.4% ý kiến đánh giá rất khả thi.

- Biện pháp 3 “Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường MN”: có 73.7% ý kiến đánh giá ở mức độ khả thi, 26.3% nhận xét rằng rất khả thi.

- Biện pháp 4 “Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG”: đây là b iện pháp được đánh giá mức độ khả thi thấp nhất khi có 8.1% ý kiến đánh giá không khả thi, 59.6% ý kiến đánh giá mang tính khả thi, 32.3% cho rằng rất khả thi.

- Biện pháp 5 “Xây dựng tổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý”: có 54.4% ý kiến cho rằng mang tính khả thi và 45.5% đánh giá khi thực hiện sẽ rất khả thi.

- Biện pháp thứ 6 “Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TĐG” Có 49.5% ý kiến cho rằng mang tính khả thi và 50.5% đánh giá khi thực hiện sẽ rất khả thi.

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Rất khả thi (%) khả thi (%)

không khả thi (%)

Biện pháp 1 Biện pháp 2 Biện pháp 3 Biện pháp 4 Biện pháp 5 Biện pháp 6

Biểu đồ 3.2: Đánh giá mức độ khả thi của các biện pháp

nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá tại một số trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3


Để đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG, tôi đã nghiên cứu cơ sở lý luận và tiến hành khảo sát thực tế tại các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên. Từ kết quả thu được và dựa vào tình hình thực tế của các nhà trường tôi đã đưa ra 06 biện pháp để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG như sau:

Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non

Biện pháp 2: Tăng cường tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Biện pháp 3: Tăng cường kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động TĐG heo tiêu chuẩn kiểm định CLGD trường MN

Biện pháp 4: Tăng cường các điều kiện hỗ trợ hoạt động TĐG

Biện pháp 5: Thành lậptổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý

Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động TĐG

Qua khảo nghiệm cho thấy 06 biện pháp nêu trên rất cần thiết đối với nhà trường để thực hiện tốt hoạt động TĐG. Nếu áp dụng 06 biện pháp này thì mang tính khả thi rất cao. Quá trình thực hiện các biện pháp cần có sự phối kết hợp giữa các biện pháp với nhau. Đồng thời cần có sự tham mưu của Hiệu trưởng, sự chỉ đạo, kiểm tra của phòng GD&ĐT, Sở GD&ĐT cùng các cơ quan liên quan.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ


1. Kết luận

Trong công tác KĐCLGD, hoạt động wTĐG giữ một vị trí đặc biệt quan trọng và là bước đầu tiên trong quy trình thực hiện KĐCLGD trường MN. Thông qua hoạt động TĐG sẽ xác định được hiện trạng chất lượng của trường và nắm đượccác điểm mạnh, điểm yếu từ đó xây dựng kế hoạch cải tiến và các biện pháp thực hiện nhằm đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Để hoạt động TĐG đạt kết quả tốt nhất thì công tác quản lý hoạt động TĐG phải được thực hiện tốt, xuyên suốt.

Mặc dù vậy, so với yêu cầu của hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT đặt ra, qua khảo sát thực tế 06 trường MN ở TP Thái nguyên cho thấy về nhận thức của một số giáo viên, nhân viên về vai trò, mục đích, ý nghĩa của hoạt động TĐG chưa được tốt. Hoạt động TĐG một số trường còn mang tính hình thức, đối phó. Một số ít CBQL chưa thực sự quan tâm và đầu tư vào công tác TĐG tại nhà trường. Cùng với đó, trong hoạt động quản lý TĐG có một số ít CBQL chưa ý thức được hết tầm quan trọng của thực hiện KĐCLGD nên chất lượng quản lý chưa được như mong đợi.

Công tác quản lý nội dung thực hiện TĐG đối với phòng GD&ĐT và CBQL các trường MN đạt được kết quá khá cao. Tuy nhiên, trong công tác này các cấp quản lý trong đó có phòng GD&ĐT chưa đầu tư đồng bộ cơ sở vật chất cho các nhà trường; hướng dẫn, khuyến khích các trường xây dựng nội dung quy chế chi tiêu nội bộ dành cho hoạt động KĐCLGD chưa đạt hiệu quả. CBQL các trường MN chưa sắp xếp, đầu tư thời gian nhiều để nghiên cứu tài liệu, tổ chức tập huấn, hướng dẫn, quản lý có hiệu quả công tác TĐG và thực hiện đúng, đủ 07 bước trong quy trình TĐG.

Ngoài ra, những yếu tố như hệ thống văn bản pháp quy về công tác KĐCLGD, kinh nghiệm quản lý TĐG của CBQL, các chính sách hỗ trợ TĐG, kỹ năng và kinh nghiệm thực TĐG của CBGV, NV đã ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng quản lý hoạt động TĐG.

Với những thực trạng đã nêu trên, tôi đã đưa ra 06 biện pháp nhằm giúp các chuyên viên Phòng GD&ĐT TP Thái nguyên và các Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN đạt hiệu quả tốt hơn. Kết quả

khảo nghiệm sau khi thực hiện các biện pháp cho thấy cả 06 biện pháp đều phù hợp với tình hình thực tế của các trường MN, các CBQL và giáo viên đánh giá đây là những biện pháp mang tính cấp thiết và khả thi cao đối với thực hiện các trường MN trên địa bàn TP Thái nguyên. Nếu Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên và cácnhà trường vận dụng linh hoạt các biện pháp thì chất lượng của hoạt động TĐG và công tác quản lý hoạt động TĐG sẽ được cải thiện và nâng cao.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Thái Nguyên

Sở GD&ĐT tổ chức các buổi tập huấn chuyên sâu dành cho CBQL các trường MN về thực hiện hoạt động TĐG theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT mới ra. Đồng thời, nghiên cứu ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Thông tư này chi tiết hơn. Tăng cường trách nhiệm và đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện hoạt động KĐCLGD trường MN theo định kỳ hằng năm và chu kỳ 5 năm.

Tham mưu với các cấp có thẩm quyền cấp kinh phí mua phần mềm KĐCLGD giúp các trường thực hiện hoạt động TĐG đạt hiệu quả cao hơn.

Tổ chức các buổi tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm để các trường được học hỏi về cách quản lý và tiến hành hoạt động TĐG. Tổ chức các buổi tham quan, học tập kinh nghiệm với các địa phương đã tổ chức hoạt động KĐCLGD theo Thông tư mới và tổ chức thí điểm công tác KĐCLGD ở một số trường tỉnh Thái Nguyên cho CBQL được học tập.

2.2. Đối với Phòng Giáo dục & Đào tạo thành phố Thái Nguyên

Tổ chức các buổi tập huấn về hoạt động TĐG dành cho cả CBQL và giáo viên tham gia TĐG của các trường MN. Tập huấn hoạt động quản lý tự đánh giá chất lượng giáo dục cho Hiệu trưởng và các cán bộ quản lý của các trường mầm non.

Tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND tỉnh Thái Nguyên, UBND TP Thái Nguyên cấp kinh phí cho các trường sử dụng phần mềm KĐCLGD. Ngay sau khi được sử dụng phầm mềm này, phối hợp với đơn vị cung cấp tổ chức tập huấn, hướng dẫn các trường thực hiện TĐG trên phần mềm.

Kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường thực hiện hoạt động TĐG hàng năm theo đúng quy định. Có cơ chế tài chính hợp lý, kịp thời động viên lãnh đạo và giáo viên mỗi trường tích cực tham gia hoạt động TĐG.

Xây dựng chỉ tiêu thi đua, trong đó hoạt động KĐCLGD là tiêu chí bắt buộc đối với mỗi nhà trường nếu xác định hoàn thành nhiệm vụ năm học và đề nghị khen thưởng ở mức độ cao. Đồng thời tổ chức hội nghị giới thiệu đơn vị điển hình tiên tiến hoàn thành tốt nhiệm vụ KĐCLGD.

Tham mưu với UBND TP Thái Nguyên và các cơ quan liên quan tổ chức tập huấn nghiệp vụ tư vấn tâm lý cho các thành viên trong ban tư vấn tâm lý của các nhà trường khi được thành lập.

2.3. Đối với các nhà trường

Đối với các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, nhà trường cần đưa hoạt động KĐCLGD là một trong những hoạt động ưu tiên và đưa vào kế hoạch hoạt động đầu mỗi năm học. Thực hiện nghiêm túc và liên tục hoạt động. Tổ chức tuyên truyền trong đội ngũ CBQL, GV, chính quyền địa phương và nhân dân về tầm quan trọng và tác dụng của hoạt động TĐG, nhằm nâng cao nhận thức của các thành phần tham gia và tranh thủ sự ủng hộ về tinh thần, vật chất của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, phục vụ cho công tác TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD. Khi tiến hành hoạt động TĐG cần phân công nhiệm các thành viên tham gia

TĐG phù hợp với năng lực của từng cá nhân trên cơ sởđảm bảo đủ về số lượng, đáp ứng yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ để thực hiện tốt chức năng tham mưu và điều phối các hoạt động liên quan đến hoạt động TĐG và KĐCLGD. Quan tâm kịp thời, cử CBGV đi học tập, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về hoạt động TĐG và KĐCL GD tại các lớp bồi dưỡng do Phòng GD&ĐT và Sở GD&ĐT tổ chức.

Hằng năm, trong quy chế chi tiêu nội bộ có đưa nội dung hỗ trợ hoạt động TĐG trong đó có chế độ bồi dưỡng cho CBGV nhằm động viên, khuyến khích, tạo điều kiện hơn nữa cho những CBGV tham gia hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD./.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Công văn số 5942/GDĐT-QLCL ngày 28 tháng 12 năm 2018 V/v hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường mầm non.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chỉ thị số 46/2008/CT-BGDĐT ngày 05/8/2008 của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

5. Bộ Tài chính -Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Thông tư Liên tịch số 125/TTLT- BTC-BGDĐT hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông và thường xuyên.

6. Các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, báo cáo tự đánh giá năm 2019

7. Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng (2018), Tài liệu tập huấn đánh giá ngoài trường mầm non.

8. Nguyễn Đức Chính (2002), Kiểm định chất lượng trong giáo dục, NXB Giáo dục.

9. Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 - Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục.

10. Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị định số 07/2013/NĐ-CP - Sửa đổi điểm b khoản 13 Điều 1 của Nghị định 31/2011/NĐ- CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục.

11. Chính Phủ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí